Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 440/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 12 tháng 10 năm 2018 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH BẮC KẠN 3 NĂM (2018 - 2020)
1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 435.996 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp và đất có rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 423.026 ha, chiếm 87% diện tích tự nhiên. Trong giai đoạn 2011 - 2017 ngành lâm nghiệp luôn được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự tham gia tích cực của nhân dân. Ngành lâm nghiệp của tỉnh đã có những bước khởi sắc từ lâm nghiệp truyền thống chuyển sang lâm nghiệp xã hội và là một trong những ngành mũi nhọn trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác bảo vệ phát triển rừng đã đạt được những kết quả bước đầu: Trồng mới được 61.635 ha rừng, bảo vệ tốt diện rừng tự nhiên hiện có, nâng độ che phủ rừng của tỉnh từ 57,5% năm 2010 lên 72,1% năm 2017. Với những kết quả trên, ngành lâm nghiệp đã có đóng góp đáng kể trong việc nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho người dân Bắc Kạn, đồng thời, đóng vai trò tích cực trong bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, lũ lụt trên địa bàn tỉnh nói riêng và các tỉnh trong khu vực nói chung, đặc biệt là các tỉnh trong lưu vực Sông Cầu, Sông Lô và Sông Bằng Giang.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tỉnh Bắc Kạn cũng còn những khó khăn cơ bản như: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập từ nguồn quản lý bảo vệ rừng, thu nhập của người sản xuất lâm nghiệp nói chung còn thấp; nguồn chi từ ngân sách Trung ương và địa phương dành cho lâm nghiệp, nguồn vốn đầu tư của các chủ rừng chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng; việc cơ giới hóa trong lĩnh vực lâm nghiệp còn thấp, cơ sở hạ tầng lâm nghiệp chưa được đầu tư mở rộng, công nghiệp chế biến gỗ còn hạn chế...
Với những tiềm năng về lâm nghiệp, việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tập trung khai thác các nguồn lực để phát triển kinh tế, nhằm tạo cho tỉnh Bắc Kạn thế và lực mới trong xu thế hội nhập, tạo tiền đề, động lực cho phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày 17/10/2015 Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI là một việc làm hết sức cần thiết.
2. Căn cứ pháp lý
Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.
Phần I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT QUY HOẠCH CHO PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ VÀ RỪNG SẢN XUẤT
1. Hiện trạng đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
1.1. Theo Kết quả cập nhật diễn biến rừng năm 2017 |
|
Tổng diện tích: | 422.983,55 ha |
- Đất rừng đặc dụng: | 28.244,80 ha |
+ Đất có rừng: | 25.852,4 ha |
+ Đất chưa có rừng: | 2.392,4 ha |
- Đất rừng phòng hộ: | 92.289,9 ha |
+ Đất có rừng: | 79.993,6 ha |
+ Đất chưa có rừng: | 12.296,3 ha |
- Đất rừng sản xuất: | 302.488,8 ha |
+ Đất có rừng: | 235.600,2 ha |
+ Đất chưa có rừng: | 60.848,6 ha |
(Chi tiết tại biểu 01A)
1.2. Theo kết quả Quy hoạch 3 loại rừng năm 2017
Tổng diện tích: | 418.191,22 ha |
- Đất rừng đặc dụng: | 27.592,25 ha |
+ Đất có rừng: | 25.356.18 ha |
+ Đất chưa có rừng: | 2.236,07 ha |
- Đất rừng phòng hộ: | 83.465,42 ha |
+ Đất có rừng: | 75.235,64 ha |
+ Đất chưa có rừng: | 8.229,78 ha |
- Đất rừng sản xuất: | 307.133,55 ha |
+ Đất có rừng: | 246.471,35 ha |
+ Đất chưa có rừng: | 60.662,20 ha |
(Chi tiết tại biểu 01B)
2. Hiện trạng rừng
Trên địa bàn Bắc Kạn có tới 826 loài thực vật, trong đó có hơn 300 loài thân gỗ, hàng trăm loài cây thuốc, hơn 50 loài nằm trong sách đỏ.
Bắc Kạn còn có những khu rừng nguyên sinh, trong đó có Vườn Quốc gia Ba Bể với trên 400 loài thực vật và gần 30 loài động vật, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc lưu giữ nhiều nguồn gien thực vật quý hiếm. Trên các đỉnh núi trung bình, núi đá vôi có nhiều loài cây thân cứng, sinh trưởng chậm, tuổi đến hàng trăm năm như: Trai, Đinh, Nghiến, Lát, Chò chỉ, Thông đỏ...
2.1. Theo Diễn biến rừng: Hiện trạng rừng tính đến thời điểm 31/12/2017 là 341.386,16 ha có rừng, trong đó:
- Rừng đặc dụng: | 25.852,4 ha |
+ Rừng tự nhiên: | 25.091.82 ha |
+ Rừng trồng: | 760,58 ha |
- Rừng phòng hộ: | 79.933,60 ha |
+ Rừng tự nhiên: | 76.222,26 ha |
+ Rừng trồng: | 3.771,34 ha |
- Rừng sản xuất: | 235.600,16 ha |
+ Rừng tự nhiên: | 170.893,38 ha |
+ Rừng trồng: | 64.706,78 ha |
(Chi tiết tại biểu số 01A)
2.2. Theo Quy hoạch 3 loại rừng: Hiện trạng rừng tính đến thời điểm 31/12/2017 là 347.063,17 ha có rừng, trong đó:
- Rừng đặc dụng: | 25.356,18 ha |
+ Rừng tự nhiên: | 25.314,71 ha |
+ Rừng trồng: | 41,47 ha |
- Rừng sản xuất: | 75.235,64 ha |
+ Rừng tự nhiên: | 73.720,05 ha |
+ Rừng trồng: | 1.515,59 ha |
-Rừng phòng hộ: | 246.471,35 ha |
+ Rừng tự nhiên: | 180.218,65 ha |
+ Rừng trồng: | 66.252,70 ha |
(Chi tiết tại biểu số 01B)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 và 2017
a) Bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên:
- Năm 2016, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đã được quan tâm đẩy mạnh. Vai trò lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đã được nâng lên. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách được tăng cường, thường xuyên thực hiện tuần tra, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên. Xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả, trong năm xử lý 550 vụ.
Năm 2017, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các cuộc họp, phát tờ rơi, tài liệu văn bản pháp luật có liên quan đến Luật, Nghị định, Thông tư, văn bản chỉ đạo tới cấp xã, thôn trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người dân sống trong và gần rừng, nhất là các khu rừng đặc dụng. Đặc biệt là quán triệt và triển khai sâu rộng tới quần chúng nhân dân quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và của tỉnh Bắc Kạn (Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư; Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017, Văn bản số 7919/BNN-TCLN ngày 21/9/2017, Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 02/7/2012 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn). Kết quả, trong năm chính quyền các cấp và lực lượng Kiểm lâm đã lập biên bản và xử lý 707 vụ, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2016.
- Thực hiện bảo vệ rừng với tổng diện tích 146.671,55 lượt ha/149.368,79 lượt ha, đạt 98,16% so với kế hoạch, trong đó:
+ Khoán bảo vệ rừng phòng hộ 97.589,63 lượt ha/99.873,42 lượt ha, đạt 97,71 % so với kế hoạch.
+ Hỗ trợ bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ 55.615,56 lượt ha /56.009 lượt ha, đạt 99,29% so với kế hoạch.
+ Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm rừng đặc dụng 173/174 cộng đồng, đạt 99,42% so với kế hoạch.
(Chi tiết tại biểu 02A, 2B).
b) Về phát triển, nâng cao năng suất chất lượng rừng:
- Giao khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên phòng hộ: Diện tích giao khoán 39.059,92 lượt ha/39.084,08 lượt ha, đạt 99,93% so với kế hoạch.
Diện tích khoán được thực hiện trên địa bàn các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Bạch Thông, Ngân Sơn, Na Rì, Chợ Đồn, Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn. Đối tượng giao khoán chủ yếu là đất trống có cây tái sinh và rừng mới phục hồi chưa có trữ lượng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ có đủ điều kiện phục hồi thành rừng.
- Kết quả trồng rừng tập trung: 10.361,35 ha/10.198,63 ha đạt 102 % kế hoạch, trong đó:
+ Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 89,1 ha/112,9 ha kế hoạch (đạt 78,9%).
+ Trồng rừng sản xuất tập trung: 9.291,66 ha/9,624,22 ha (đạt 96,54%).
+ Trồng lại rừng sau khai thác: 1.641,15 ha/1.512,8 ha (đạt 109,2%).
- Trồng cây phân tán: 1.873,7 ha/1.289,9 ha (đạt 145,2%).
- Chăm sóc rừng các năm 2, 3, 4: Đối tượng chăm sóc là rừng trồng theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng từ năm 2014 đến 2016: 16.939,09 ha, cụ thể:
+ Chăm sóc rừng trồng phòng hộ: | 244,9 ha | |
+ Chăm sóc rừng trồng sản xuất: | 16.694,19 ha | |
c) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: |
| |
- Khai thác tận thu, tận dụng từ rừng tự nhiên | 2.696,11m3 | |
- Khai thác rừng trồng: |
| |
+ Diện tích: | 2.975,94 ha | |
+ Sản lượng khai thác: | 101.289,83 m3 | |
- Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài gỗ: | ||
+ Tre nứa: | 355 tấn và 220.015 nghìn cây | |
+ Lâm sản khác: | 592,3 tấn | |
- Củi: | 2.741,99 ste | |
- Chế biến gỗ và lâm sản: Đến năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh có 238 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản đang hoạt động. Nhìn chung cơ bản là các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, công nghệ chế biến còn ở trình độ hạn chế, tỉnh chưa có nhà máy chế biến công nghệ cao và quy mô phù hợp, chủ yếu là chế biến thô hoặc tiêu thụ gỗ tròn.
d) Chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ngày 11/4/2013 UBND tỉnh ban hành quyết định số 503/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn; ban hành Quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn; ban hành Quyết định về việc phân công công chức lãnh đạo giữ chức vụ Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; ban hành kế hoạch số 297/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; phê duyệt phương án, cơ chế quản lý, sử dụng, kiểm tra, giám sát việc chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương xác định diện tích, trạng thái, chủ rừng tại lưu vực Sông Năng cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Na Hang và Chiêm Hóa (gồm các xã thuộc huyện Ba Bể, Pác Nặm, một số xã thuộc huyện Chợ Đồn và huyện Ngân Sơn). Năm 2016, 2017 đã thực hiện việc thanh toán tiền bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng có diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ năm 2013 đến hết năm 2016. Tuy nhiên, do lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng chỉ cung cấp nước cho 02 nhà máy thủy điện có công suất nhỏ, sản lượng điện tiêu thụ ít nên số tiền chi trả cho một ha rất thấp, bình quân khoảng từ 50.000 - 70.000 đồng/ha/năm, chưa tương ứng với nhân công bảo vệ rừng của các chủ rừng.
Năm 2017, căn cứ kết quả kiểm kê rừng và kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn đã triển khai đến các chủ rừng kê khai diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, xây dựng kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2017 để triển khai thực hiện, nghiệm thu và thanh toán tiền bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng theo đúng quy định.
(Chi tiết tại biểu 03A, 3B)
e) Kết quả huy động, sử dụng các nguồn vốn thực hiện kế hoạch:
- Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động, sử dụng 58.880,05/60.173,29 triệu đồng, đạt 90,4% kế hoạch, trong đó:
+ Ngân sách nhà nước: 58.818,08/60.111.32 triệu đồng, đạt 97,85 kế hoạch.
+ Dịch vụ môi trường rừng: 61,97/61,97 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
- Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động, sử dụng 58.877,97/58.877,97 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, trong đó:
+ Ngân sách nhà nước: 58.221,67/58.221.67 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
+ Dịch vụ môi trường rừng: 656,3 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch
(Chi tiết tại biểu 4A, 4B)
2. Tình hình triển khai các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc kạn đã triển khai tới Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành và Ban quản lý dự án cơ sở tổ chức thực hiện Các văn bản Pháp luật, cụ thể như:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;
- Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
- Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
- Văn bản số 5395/BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.
Trên cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách của Trung ương, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn đã ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh như:
- Ngày 28/11/2016, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ- UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn; hàng năm vào thời điểm tháng 12, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của năm kế tiếp gắn với việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ để hoàn thành các chỉ tiêu đã giao, nhất là chỉ đạo, đôn đốc kịp thời, sát sao đối với công tác trồng rừng nhằm đảm bảo trồng rừng đúng khung thời vụ.
- Ngày 26/9/2016, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Hướng dẫn số 835/SNN-CCLN về việc hướng dẫn biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; ban hành Hướng dẫn số 1274/HD-SNN ngày 13/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện các công trình lâm sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; ngày 10/10/2017, ban hành văn bản số 1250/SNN-CCKL về việc nghiệm thu các công trình lâm sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Đối với UBND các huyện, thành phố và Ban quản lý Chương trình cơ sở: Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm của Tỉnh và các hướng dẫn kỹ thuật, nghiệm thu thanh toán các công trình lâm sinh của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND và các chủ đầu tư đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện các hạng mục lâm sinh theo đúng yêu cầu, đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình lâm sinh trên địa bàn. Tuyên truyền và chỉ đạo các chủ rừng thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng theo đúng hợp đồng đã ký kết; tổ chức nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành đối với các hạng mục đầu tư trên địa bàn đảm bảo theo quy định.
1. Tồn tại
- Còn xảy ra cháy rừng ở một số khu vực, vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, chưa ngăn chặn và xử lý được triệt để.
- Một số chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân chưa có ý thức trồng rừng dẫn đến công tác trồng chậm, chưa đạt tiến độ đề ra.
- Hệ thống đường lâm nghiệp còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu đường vận xuất, vận chuyển sản phẩm gỗ rừng trồng sau khai thác, chi phí cước vận chuyển lớn nên thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp.
- Việc đầu tư trồng rừng của các thành phần kinh tế vẫn còn manh mún, chưa tập trung, năng suất cây trồng còn thấp, chất lượng sản phẩm, hàng hóa chưa cao, chưa tạo ra được vùng nguyên liệu có quy mô lớn để phục vụ công tác chế biến, tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp trong cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp và PTNT.
- Chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ còn ít, một số nhà máy chế biến hoạt động không hiệu quả, sản phẩm gỗ xuất ra khỏi tỉnh chủ yếu là xuất thô nên giá trị còn thấp.
2. Nguyên nhân
- Lợi nhuận từ việc buôn bán lâm sản trái phép rất lớn lôi cuốn người dân tham gia nên khó ngăn chặn triệt để.
- Một số cấp ủy chính quyền địa phương chưa thật sự chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
- Một số chủ rừng chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Xuất phát điểm ngành sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh thấp, môi trường cạnh tranh trong sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa ngày càng gay gắt, khó khăn về thị trường; biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh ngày càng gia tăng, diễn biến khó lường.
- Chưa huy động, thu hút được nguồn lực đầu tư để xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp, cơ sở, nhà máy chế biến tương xứng với quy mô diện tích rừng trồng của nhân dân trên địa bàn tỉnh hiện nay và nhu cầu khai thác gỗ trong thời gian tới.
3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
- Tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Duy trì trực phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định. Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy trong những ngày nắng nóng, khô hanh kéo dài để kịp thời chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản, cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã và giấy phép khai khác được cấp nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
- Thực hiện tốt việc gieo ươm, chăm sóc cây giống đảm bảo số lượng và chất lượng trước khi đem trồng. Chăm sóc tốt diện tích rừng trồng, xử lý thực bì và tiến hành trồng rừng đúng thời gian. Thực hiện nghiệm thu đúng thời gian, giải ngân các nguồn vốn đúng quy định.
- Tăng cường huy động, thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến xây dựng đường lâm nghiệp phục vụ nhu cầu vận xuất, vận chuyển gỗ để giảm chi phí, tăng lợi nhuận của người trồng rừng. Đồng thời, thu hút đầu tư chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu thâm canh tạo ra giá trị sinh khối lớn, cấp chứng chỉ rừng nhằm nâng cao giá trị gỗ, sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường, gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến lâm sản.
Phần II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN (2018-2020)
1. Mục tiêu chung
- Bảo vệ tốt và nâng cao chất lượng diện tích rừng tự nhiên hiện có, phát triển lâm nghiệp bền vững tiến tới cấp chứng chỉ rừng FSC. Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh; hướng tới sự tham gia rộng rãi hơn nữa của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi.
- Khuyến khích các mô hình liên doanh, liên kết giữa các chủ rừng với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu trồng rừng đến khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Khuyến khích công tác trồng rừng sản xuất, đặc biệt là rừng sản xuất gỗ lớn nhằm nâng tỷ lệ diện tích rừng trồng, đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Bảo vệ tốt và nâng cao chất lượng 278.803,3 ha diện tích rừng tự nhiên hiện có, trong đó: Rừng đặc dụng 25.314,71 ha; rừng phòng hộ 73.270,05 ha (bao gồm cả 19.891 ha khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên từ năm 2014 đến nay đã thành rừng); rừng sản xuất 180.218,54 ha , giai đoạn 2016 - 2020 trồng mới 32.500 ha rừng. Trồng mới và chuyển đổi chu kỳ kinh doanh rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng gỗ lớn là 10.000 ha.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến và dịch vụ môi trường) trên 4%/năm.
- Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng mới tập trung (đối tượng là đất trống, đồi núi trọc), giai đoạn 2016 - 2020 bình quân hàng năm trồng 4.400 ha.
- Huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng lại rừng (đối tượng chủ yếu là đất rừng sau khai thác trắng), giai đoạn 2016 - 2020 bình quân hàng năm trồng 2.100 ha rừng.
- Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung và ổn định phục vụ cho công nghiệp chế biến các sản phẩm về gỗ, ván nhân tạo, cùng với các nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng như gỗ xây dựng, gỗ gia dụng các loại, giai đoạn 2017 - 2020 bình quân hàng năm cung cấp 150.000 m3 gỗ rừng trồng.
A. Năm 2018
1. Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên
1.1. Bảo vệ rừng: | 65.064,4 ha |
1.1.1. Khoán bảo vệ rừng: | 37.852,4 ha |
- Tại các huyện 30a: | 16.808,9 ha |
+ Rừng phòng hộ: | 8.988,7 ha |
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: | 7.820,2 ha |
- Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP): | 21.043,5 ha |
+ Rừng phòng hộ: | 21.043,5 ha |
1.1.2. Hỗ trợ bảo vệ rừng: | 27.212,0 ha |
- Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP: | 7346,8 ha |
+ Rừng phòng hộ: | 7346,8 ha |
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: | 0 ha |
- Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg: 19.865,2 ha | |
+ Diện tích: | 19.865,2 ha |
+ Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm: | 102 cộng đồng |
1.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng: | |
- Trạm Bảo vệ rừng: | 01 trạm |
+ Xây dựng mới: |
|
Số lượng: | 01 trạm |
Diện tích: | 180 m2 |
- Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng: | 51 biển báo |
+ Xây dựng mới: | 26 biển báo |
+ Sửa chữa, cải tạo nâng cấp: | 20 biển báo |
- Sửa biển cấm lửa: | 05 biển |
1.1.4. Nhiệm vụ khác |
|
- Xây dựng đường lâm nghiệp: | 15 km |
- Sửa chữa biển tuyên truyền: | 10 biển |
2. Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng |
|
2.1. Khoanh nuôi tái sinh rừng: | 19.382,7 ha |
- Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên: | 19.382,7 ha |
2.2. Trồng rừng: | 5.070,8 ha |
- Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: | 68,2 ha |
- Trồng rừng sản xuất: | 5.002,6 ha |
Trồng mới: | 2.902,6 ha |
Trồng rừng sau khai thác: | 2.100 ha |
- Trồng cây phân tán (quy đổi ra ha): | 2.033,4 ha |
2.3. Chăm sóc rừng trồng các năm: | 10.255,2 ha |
+ Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng: | 258,8 ha |
+ Chăm sóc rừng trồng sản xuất: | 9.996,4 ha |
3. Khai thác gỗ và lâm sản |
|
- Tận thu, tận dụng gỗ từ rừng tự nhiên | 0m3 gỗ tròn |
- Khai thác rừng trồng: | 200.000 m3 gỗ tròn |
+ Diện tích: | 3.000 ha |
+ Sản lượng: | 200.000 m3 gỗ tròn |
- Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài gỗ: | |
Tre nứa: |
|
+ Số lượng: | 100.00 nghìn cây |
+ Sản lượng: | 1.200.000 tấn |
4. Nhiệm vụ khác:
4.1. Tăng cường năng lực cho khu rừng đặc dụng.
- Phân định ranh giới đóng mốc và hỗ trợ cấp giấy CNQSDĐ cho khu bảo tồn: 180 ha.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ khu bảo tồn:
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ quản lý bảo vệ rừng (mua máy định vị GPS, máy ảnh, ống nhòm, máy quay phim, bẫy ảnh....).
- Làm biển tuyên truyền (băng rôn) ở vùng đệm khu bảo tồn: 50 cái.
- Điều tra quy hoạch phân khu chức năng của khu bảo tồn: 01 công trình.
4.2. Hoạt động bảo tồn
- Điều tra đánh giá khả năng phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu và các cây lâm sản khác trong khu bảo tồn: 01 công trình.
- Cải tạo và nâng cấp vườn ươm cây giống lâm nghiệp kế hợp với khu bảo tồn lưu giữ nguồn gien: 01 công trình.
- Điều tra mở rộng và lập kế hoạch bảo tồn loài Du sam đá vối (theo NĐ 160): 1 công trình.
- Điều tra, bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm: 01 công trình.
(Chi tiết tại biểu 6A)
B. Năm 2019
1. Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên
1.1. Bảo vệ rừng: | 186,169 ha |
1.1.1. Khoán bảo vệ rừng: | 71.074,3 ha |
- Tại các huyện 30a: | 25.715,0 ha |
+ Rừng phòng hộ: | 12.042,2 ha |
+ Rừng đặc dụng: | 5.457,8 ha |
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: | 8.215,0 ha |
- Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP): | 45.359,3 ha |
+ Rừng phòng hộ: | 25.932,5 ha |
+ Rừng đặc dụng: | 9.230,0 ha |
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: | 10.196,8 ha |
1.1.2. Hỗ trợ bảo vệ rừng; | 115.095,2 ha |
- Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP: | 87.502,9 ha |
+ Rừng phòng hộ: | 46.502,9 ha |
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: | 41.000,0 ha |
- Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg: | 27.592,3 ha |
+ Diện tích: | 27.592,3 ha |
+ Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm: | 102 cộng đồng |
1.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng: |
|
- Chòi canh lửa rừng: | 04 cái |
+ Xây dựng mới: |
|
Số lượng | 04 cái |
- Trạm Bảo vệ rừng: | 03 trạm |
+ Xây dựng mới: |
|
Số lượng: | 03 trạm |
- Đường băng cản lửa: | 77 khu vực |
+ Băng trắng (Xây dựng mới): | 72 khu vực |
Xây mới: | 5 khu vực |
Tu bổ, nâng cấp: | 67 khu vực |
+ Băng xanh (Xây dựng mới): | 5 khu vực |
- Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng: | 19 biển báo |
+ Xây dựng mới: | 02 biển báo |
+ Sửa chữa, cải tạo nâng cấp: | 12 biển báo |
- Sửa biển cấm lửa: | 05 biển |
1.1.4. Nhiệm vụ khác |
|
- Xây dựng đường lâm nghiệp: | 18 km |
- Sửa chữa biển tuyên truyền: | 11 biển |
2. Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng |
|
2.1. Khoanh nuôi tái sinh rừng: | 77.659,6 ha |
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: | 77.659,6 ha |
Mới: | 77.659,6 ha |
2.2. Trồng rừng: | 5.735 ha |
- Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng | 0 ha |
- Trồng rừng sản xuất: | 3.500 ha |
Trồng mới: | 0ha |
Trồng rừng sau khai thác: | 3.500 ha |
- Trồng cây phân tán (quy đổi ra ha): | 2.235 ha |
2.3. Chăm sóc rừng trồng các năm: | 10.489,73 ha |
+ Chăm sóc rừng trồng phòng hộ: | 161,42 ha |
+ Chăm sóc rừng trồng sản xuất: | 10.328,31 ha |
3. Khai thác gỗ và lâm sản |
|
- Tận thu, tận dụng gỗ từ rừng tự nhiên | 0 m3 gỗ tròn |
- Khai thác rừng trồng: | 200.000 m3 gỗ tròn |
+ Diện tích: | 3.000 ha |
+ Sản lượng: | 200.000 m3 gỗ tròn |
- Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài gỗ: |
|
Tre nứa: |
|
+ Số lượng: | 100.000 nghìn cây |
+ Sản lượng: | 1.200.000 tấn |
4. Nhiệm vụ khác:
4.1. Tăng cường năng lực cho khu rừng đặc dụng.
- Cải tạo nâng cấp tuyến đường tuần tra rừng kết hợp với du lịch sinh thái: 41 km.
- Làm biển tuyên truyền (bằng tôn) ở khu bảo tồn và các xã vùng đệm: 50 biển.
- Rà soát cắm mốc ranh giới Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ sau rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng: 1 công trình.
4.2. Hoạt động bảo tồn
- Điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng rừng; đánh giá, giám sát đa dạng sinh học bằng việc áp dụng các công nghệ thông tin: 01 công trình.
- Bảo tồn và nhân giống loài Du sam đá vôi: 01 công trình.
(Chi tiết tại biểu 6B)
C. Năm 2020
1. Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên
1.1. Bảo vệ rừng: | 186.169,5ha |
1.1.1. Khoán bảo vệ rừng: | 71.074,3 ha |
- Tại các huyện 30a: | 25.715 ha |
+ Rừng phòng hộ: | 12.042,2 ha |
+ Rừng đặc dụng: | 5.457,8 ha |
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: | 8.215,0 ha |
- Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP): | 45.359,3 ha |
+ Rừng phòng hộ: | 25.932,5 ha |
+ Rừng đặc dụng: | 9.230,0 ha |
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: | 10.196,8 ha |
1.1.2. Hỗ trợ bảo vệ rừng: | 115.095,2 ha |
- Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP: | 87.502,9 ha |
+ Rừng phòng hộ: | 46.502,9 ha |
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: | 41.000,0 ha |
- Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg: | 27.592,3 ha |
+ Diện tích: | 27.592,3 ha |
+ Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm: | 102 cộng đồng |
1.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng: |
|
- Trạm Bảo vệ rừng: | 01 trạm |
+ Xây dựng mới: | 01 trạm |
+ Diện tích: | 180 m2 |
- Đường ranh cản lửa: | 10 khu vực |
+ Băng trắng (Xây dựng mới): | 05 khu vực |
+ Băng xanh (Xây dựng mới): | 05 khu vực |
- Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng: | 24 biển báo |
+ Xây dựng mới: | 05 biển báo |
+ Sửa chữa, cải tạo nâng cấp: | 17 biển báo |
+ Sửa biển cấm lửa: | 02 biển |
1.1.4. Nhiệm vụ khác |
|
- Xây dựng đường lâm nghiệp: | 18 km |
- Sửa chữa biển tuyên truyền: | 10 biển |
2. Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng |
|
2.1. Khoanh nuôi tái sinh rừng: | 77.659,6 ha |
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: | 77.659,6 ha |
Mới: | 77.659,6 ha |
2.2. Trồng rừng: | 5.735 ha |
- Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng | 0 ha |
- Trồng rừng sản xuất: | 3.500 ha |
Trồng mới: | 0 ha |
Trồng rừng sau khai thác: | 3.500 ha |
- Trồng cây phân tán (quy đổi ra ha): | 2.235 ha |
2.3. Chăm sóc rừng trồng các năm: | 5.102,6 ha |
+ Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng: | 131,9 ha |
+ Chăm sóc rừng trồng sản xuất: | 4.970,0 ha |
3. Khai thác gỗ và lâm sản |
|
- Tận thu, tận dụng gỗ từ rừng tự nhiên | 0 m3 gỗ tròn |
- Khai thác rừng trồng: | 200.000 m3 gỗ tròn |
+ Diện tích: | 3.000 ha |
+ Sản lượng: | 200.000 m3 gỗ tròn |
- Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài gỗ: |
|
Tre nứa: |
|
+ Số lượng: | 100.000 nghìn cây |
+ Sản lượng: | 1.200.000 tấn |
4. Nhiệm vụ khác:
4.1. Tăng cường năng lực cho khu rừng đặc dụng.
- Điều tra, quy hoạch khu bảo tồn giai đoạn 2021- 2030: 01 công trình.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ của khu bảo tồn:
4.2. Hoạt động bảo tồn
- Xây dựng Vườn thực vật: 01 công trình.
- Sưu tập tiêu bản sinh vật rừng: 01 bộ.
4.3. Sinh kế bền vững
- Đào tạo hướng dẫn viên du lịch cộng đồng: 20 người.
- Hỗ trợ người dân ở các thôn tu bổ nhà sàn cổ phục vụ phát triển du lịch sinh thái: 20 nhà.
(Chi tiết tại biểu 6C)
1. Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Chỉ đạo quán triệt sâu, rộng các cơ chế chính sách của nhà nước để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của nhân dân trong việc trồng rừng sản xuất, phòng hộ từng bước nâng tỷ lệ diện tích rừng trồng bằng các loài cây gỗ có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tuyên truyền, chỉ đạo các chủ rừng nâng cao trách nhiệm bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên đã được giao quản lý.
2. Về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm phù hợp với quy hoạch đã được duyệt.
- Hướng dẫn người dân bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Về bảo vệ rừng
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư; Chỉ thị 08-CT/TU ngày 02/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây hủy hoại môi trường trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 15/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh: Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ; Văn bản số 7919/BNN-TCLN ngày 21/9/2017 Bộ Nông nghiệp và PTNT; Văn bản số 6241/UBND-KT ngày 12/12/2017 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 344/KH-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh; Kế hoạch số 375/KH-UBND ngày 11/10/2017 của UBND tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra truy quét các tụ điểm khai thác, vận chuyển chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép.
- Chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội thực hiện tốt công tác phối hợp kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
(Chi tiết tại biểu 5A, 5B, 5C)
4. Về giao rừng, cho thuê rừng
Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, xây dựng các đề án, phương án, kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để người dân bảo vệ, sử dụng ổn định lâu dài đất rừng.
5. Về khoa học, công nghệ và khuyến lâm
Đầu tư cho khoa học công nghệ, đồng thời huy động tối đa sự tham gia của các thành phần kinh tế và tổ chức khác vào nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất. Đưa các loại giống lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao phục vụ sản xuất.
Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để nâng cao chất lượng rừng.
Phân công cán bộ khuyến lâm có trình độ năng lực giúp chính quyền cấp xã tổ chức thực hiện công tác phát triển rừng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển rừng, hướng dẫn, giám sát, nghiệm thu trồng rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng.
6. Về thị trường
Tăng cường thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lâm nghiệp, nhất là đầu tư các nhà máy chế biến sâu với công nghệ hiện đại; đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà chế biến.
7. Về hợp tác quốc tế
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay có 03 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích 29.913 ha, bao gồm: Vườn quốc gia Ba Bể, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Nhìn chung các khu rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cần bảo tồn và phát triển, nguồn tài nguyên động thực vật phong phú, là nơi lưu giữ nhiều nguồn gien quý hiếm, đặc biệt là gỗ quý hiếm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây áp lực khai thác gỗ quý hiếm trái phép là rất lớn, có nguy cơ ngày một gia tăng trong thời gian tới, trong khi nguồn lực địa phương đầu tư cho bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng còn hạn chế. Do đó, tỉnh rất cần sự hợp tác với các Tổ chức quốc tế hỗ trợ nguồn lực và triển khai các giải pháp kỹ thuật để quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng một cách bền vững.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2018 - 2020 là: 433.881 triệu đồng, trong đó:
Ngân sách Trung ương: 370.312 triệu đồng. Ngân sách địa phương 63.569 triệu đồng. Cụ thể phân kỳ theo các năm như sau:
A. Năm 2018
1. Nhu cầu vốn: | 98.536 triệu đồng |
- Bảo vệ rừng: | 26.988 triệu đồng. |
+ Khoán bảo vệ rừng: | 9.911 triệu đồng. |
+ Hỗ trợ bảo vệ rừng: | 8.491 triệu đồng. |
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng: | 2.551 triệu đồng. |
+ Nhiệm vụ khác: | 6.035 triệu đồng. |
- Phát triển rừng: | 64.923 triệu đồng. |
+ Khoanh nuôi tái sinh rừng: | 10.660 triệu đồng. |
+ Trồng rừng: | 21.067 triệu đồng. |
+ Chăm sóc rừng: | 27.283 triệu đồng. |
+ Trồng cây phân tán: | 5.913 triệu đồng. |
- Nhiệm vụ khác: | 6.625 triệu đồng. |
+ Tăng cường năng lực cho khu rừng đặc dụng: | 3.125 triệu đồng. |
+ Hoạt động bảo tồn: | 3.500 triệu đồng. |
(Chi tiết tại biểu 6A, 8A) | |
2. Nhu cầu vốn từ ngân sách nhà nước phân theo nguồn vốn: | |
Tổng số vốn: | 98.536 triệu đồng |
- Ngân sách Trung ương: | 90.362 triệu đồng |
+ Vốn đầu tư phát triển: | 68.148 triệu đồng |
+ Vốn sự nghiệp: | 22.214 triệu đồng |
- Ngân sách địa phương (Vốn sự nghiệp): | 8.714 triệu đồng |
Ngoài ra, kinh phí huy động từ các nguồn vốn khác từ dịch vụ môi trường rừng là 594 triệu đồng, vốn hợp pháp khác 1.197 triệu đồng. | |
B. NĂM 2019 |
|
1. Nhu cầu vốn: | 186.274 triệu đồng |
- Bảo vệ rừng: | 110.030 triệu đồng. |
+ Khoán bảo vệ rừng: | 33.761 triệu đồng. |
+ Hỗ trợ bảo vệ rừng: | 49.716 triệu đồng. |
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng: | 16.764 triệu đồng. |
+ Nhiệm vụ khác: | 9.790 triệu đồng. |
- Phát triển rừng: | 62.643 triệu đồng. |
+ Khoanh nuôi tái sinh rừng: | 46.596 triệu đồng. |
+ Trồng rừng: | 0 triệu đồng. |
+ Chăm sóc rừng: | 11.578 triệu đồng. |
+ Trồng cây phân tán: | 4.470 triệu đồng. |
- Nhiệm vụ khác: | 13.600 triệu đồng. |
+ Tăng cường năng lực cho khu rừng đặc dụng: | 12.500 triệu đồng. |
+ Hoạt động bảo tồn: | 1.100 triệu đồng. |
(Chi tiết tại biểu 6B, 8B) | |
2. Nhu cầu vốn từ ngân sách nhà nước phân theo nguồn vốn: | |
Tổng số vốn: | 186.274 triệu đồng |
- Ngân sách Trung ương: | 152.335 triệu đồng |
+ Vốn đầu tư phát triển: | 41.771 triệu đồng |
+ Vốn sự nghiệp: | 110.564 triệu đồng |
- Ngân sách địa phương: | 33.939 triệu đồng |
+ Vốn đầu tư phát triển: | 4.470 triệu đồng |
+ Vốn sự nghiệp: | 29.469 triệu đồng |
C. Năm 2020 |
|
1. Nhu cầu vốn: 149.071 triệu đồng |
|
- Bảo vệ rừng: | 85.651 triệu đồng. |
+ Khoán bảo vệ rừng: | 30.208 triệu đồng. |
+ Hỗ trợ bảo vệ rừng: | 45.341 triệu đồng. |
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng cháy, chữa cháy rừng: | 2.452 triệu đồng. |
+ Nhiệm vụ khác: | 7.650 triệu đồng. |
- Phát triển rừng: | 55.395 triệu đồng |
+ Khoanh nuôi tái sinh rừng: | 42.713 triệu đồng. |
+ Trồng rừng: | 0 triệu đồng. |
+ Chăm sóc rừng: | 8.212 triệu đồng. |
+ Trồng cây phân tán: | 4.470 triệu đồng. |
- Nhiệm vụ khác: | 8.025 triệu đồng |
+ Tăng cường năng lực cho khu rừng đặc dụng: | 2.325 triệu đồng. |
+ Hoạt động bảo tồn: | 4.400 triệu đồng. |
+ Sinh kế bền vững: | 1.300 triệu đồng |
(Chi tiết tại biểu 6C, 8C) | |
2. Nhu cầu vốn từ ngân sách nhà nước phân theo nguồn vốn: | |
Tổng số vốn: | 149.071 triệu đồng |
- Ngân sách Trung ương: | 127.615 triệu đồng |
+ Vốn đầu tư phát triển: | 25.923 triệu đồng |
+ Vốn sự nghiệp: | 101.693 triệu đồng |
- Ngân sách địa phương: | 21.455 triệu đồng |
+ Vốn đầu tư phát triển: | 4.470 triệu đồng |
+ Vốn sự nghiệp: | 16.985 triệu đồng |
3. Cơ chế huy động vốn
- Vốn ngân sách nhà nước: Đầu tư cho các hạng mục trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Vốn tự có: Được tính bằng sức lao động của người dân, thông qua việc huy động lao động địa phương thực hiện nhiệm vụ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng và nguồn vốn tự có của các chủ rừng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
- Chỉ đạo các Sở, ngành liên quan UBND các huyện, thành phố tổ chức, thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bắc Kạn.
- Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, vốn đầu tư và các giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra các ngành, các địa phương lập, thực hiện phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, điều hành công tác phối hợp giữa các Sở, ngành liên quan UBND các huyện, thành phố trong việc huy động lực lượng, phương tiện và tổ chức ứng cứu chữa cháy rừng, đấu tranh chống chặt phá rừng, buôn bán lâm sản và động vật hoang dã trái pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn và yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bắc Kạn
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các Ban quản lý dự án cơ sở thực hiện nhiệm vụ được giao theo dự án được duyệt; xây dựng và tổng hợp kế hoạch của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Tiếp nhận, xử lý, quản lý hồ sơ, văn bản có liên quan đến Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững theo quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh. Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình đối với các thành phần kinh tế khác, các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
3. Ban Chỉ đạo cấp huyện
- Chỉ đạo, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thể của huyện và các xã, thị trấn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, dự án bảo vệ và phát triển rừng hàng năm; phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền cơ sở trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, vốn đầu tư và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện các dự án phát triển rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện các dự án phát triển rừng; sơ kết tổng kết, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng trình Chủ tịch UBND huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo, điều hành việc phối hợp giữa các lực lượng liên ngành trên địa bàn huyện trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra liên ngành những khu vực trọng điểm về phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao; đôn đốc và hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, chủ rừng, các tổ chức có liên quan thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Quyết định, văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng; nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản; phòng cháy, chữa cháy rừng trình Chủ tịch UBND huyện.
4. Ban quản lý chương trình cấp huyện
- Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch vốn hàng năm của chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững theo kế hoạch được giao thực hiện.
- Chủ trì phối hợp với các ban, ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn và các ban phát triển rừng xã, thị trấn phổ biến tuyên truyền các văn bản, chính sách của chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trên địa bàn toàn huyện.
- Xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện các hạng mục của chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia.
- Chỉ đạo, phân công cán bộ khuyến lâm hướng dẫn kỹ thuật và giám sát thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Tổ chức, thực hiện, thanh, quyết toán, quản lý hồ sơ chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn toàn huyện.
- Điều chỉnh vốn các hạng mục được giao theo quy định của chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững để đảm bảo tiến độ thực hiện.
- Thực hiện chế độ báo cáo, đánh giá theo quy định lên Ban Chỉ đạo cấp huyện và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; tổ chức các cuộc họp liên quan đến Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Phối hợp với Ban quản lý cấp huyện tổ chức tuyên truyền, vận động, đôn đốc, phối hợp nghiệm thu, giám sát và kiểm tra việc thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Tham gia phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
1. Việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, giá thành sản phẩm thấp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến gỗ, những cơ sở chế biến tại chỗ như sản xuất ván bóc và gỗ băm có hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp dẫn đến hiệu quả từ rừng trồng không cao.
2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho lâm nghiệp còn rất thiếu đặc biệt là hệ thống đường vận xuất, vận chuyển.
3. Đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào định canh, định cư, đồng bào vùng sâu, vùng xa sống phụ thuộc vào rừng. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhưng vẫn ở mức cao nên khả năng đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét điều chỉnh, phân bổ nguồn vốn đầu tư trung hạn và bố trí đủ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện kế hoạch chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững 3 năm (2018-2020) để tỉnh chủ động triển khai thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổng hợp báo cáo, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch và phân bổ kinh phí để Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 48/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 3812/QĐ-UBND năm 2018 quy định về mức khoán, hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2018-2020 thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thái Nguyên 03 năm (2018-2020)
- 4Quyết định 2333/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Kế hoạch 349/KH-UBND năm 2024 thực hiện các mục tiêu trong lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 3Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Đầu tư công 2014
- 5Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 6Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1956/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt mức hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn
- 10Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước
- 11Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Thông tư 21/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện Quyết định 886/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 15Công văn 5395/BNN-TCLN năm 2017 về triển khai Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Công văn 7919/BNN-TCLN năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Thông báo 511/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới” do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 48/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 19Quyết định 3812/QĐ-UBND năm 2018 quy định về mức khoán, hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2018-2020 thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 20Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thái Nguyên 03 năm (2018-2020)
- 21Quyết định 2333/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 22Kế hoạch 349/KH-UBND năm 2024 thực hiện các mục tiêu trong lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Kế hoạch 440/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bắc Kạn 3 năm (2018-2020)
- Số hiệu: 440/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/10/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra