Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 13 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THU THẬP, CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA, TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH), Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh làm cơ sở quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác trên địa bàn tỉnh và thiết lập sổ lao động điện tử cho người lao động, hoạch định các chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm, đào tạo nghề; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Tổng hợp, đồng bộ cơ sở dữ liệu về người lao động để xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động trong phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp các nội dung thông tin về người lao động đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định;

- Cá nhân, người lao động có trách nhiệm cung cấp trung thực, đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định của pháp luật;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thu thập và cập nhật c ác nộ i dung đầy đủ, chính xác các thông tin về người lao động trung thực, đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương;

- Các ngành, các cấp chính quyền tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng và phạm vi thu thập

- Đối tượng: Toàn bộ người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang cư trú tại địa bàn;

- Phạm vi: Trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Nội dung thu thập

- Thông tin cơ bản về người lao động:

Thông tin cơ bản về nhân khẩu học: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/số định danh cá nhân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi ở hiện tại; đối tượng ưu tiên (người khuyết tật, thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo, thuộc hộ thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân người có công với cách mạng; dân tộc thiểu số);

Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất đã tốt nghiệp/đạt được; trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được;

Tình trạng tham gia hoạt động kinh tế: Có việc làm, thất nghiệp, không tham gia hoạt động kinh tế;

Quan hệ lao động, tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

- Nội dung thông tin được xác lập từ các nguồn sau:

Thông tin đăng ký lao động của người lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc làm hoặc ứng dụng khác có liên quan;

Thông tin về người lao động được số hóa, chuẩn hóa từ nghiệp vụ thu thập, cập nhật thông tin về người lao động;

Thông tin được kết nối, chia sẻ, đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác.

- Nội dung thông tin được cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau:

Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nghiệp vụ liên quan đến quản lý lao động;

Đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động chưa đầy đủ, chưa chính xác.

3. Thu thập, cập nhật thông tin

- Thu thập thông tin thực hiện theo Mẫu số 03 - Phiếu thông tin về người lao động, ban hành kèm theo Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH (Mẫu số 03);

- Nhập, cập nhật thông tin về người lao động trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an.

4. Sản phẩm thu thập

- Phiếu thu thập thông tin về người lao động theo Mẫu số 03 nêu trên;

- Dữ liệu kết quả thu thập thông tin được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác;

- Các thống kê, báo cáo tình hình biến động của người lao động trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về lao động.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

- Năm 2023: Thu thập, cập nhật thông tin ban đầu về người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn tỉnh để tạo lập cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác .

- Năm 2024, năm 2025: Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác .

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị và huyện, thành phố; nguồn kinh phí lồng ghép thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch… có liên quan và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương và đơn vị liên quan về kinh phí triển khai thực hiện (sau khi có hướng dẫn về định mức chi thu thập thông tin về người lao động);

- Tổng hợp, đồng bộ cơ sở dữ liệu về người lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động trong phạm vi cả nước;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động tại địa phương.

2. Công an tỉnh

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ đạo Công an cấp xã triển khai nhập, cập nhật thông tin về người lao động trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo kịp thời, chính xác;

- Phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an để quản lý dữ liệu về người lao động nhập vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cung cấp các thống kê, báo cáo tình hình biến động của người lao động cho các đơn vị chuyên trách cùng cấp phục vụ công tác quản lý về lao động khi có yêu cầu.

3. Sở Tài chính

- Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương và đơn vị liên quan về kinh phí triển khai thực hiện.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các cơ quan đơn vị tổng hợp báo cáo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp hằng năm thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững liên quan đến nhiệm vụ thuộc Kế hoạch.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch đáp ứng yêu cầu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh.

6. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp dữ liệu thông tin về người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội để xây dựng dữ liệu điện tử về thông tin người lao động trên địa bàn tỉnh.

7. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Hằng năm xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động trên địa bàn quản lý;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thu thập thông tin về người lao động tại địa phương; tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

8. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý; xử lý các vấn đề phát sinh;

- Thành lập Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý, thành phần gồm các thành viên của Tổ công tác Đề án 06, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ cấp xã và cán bộ chuyên trách về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội cấp làm nòng cốt (Tổ công tác). Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công trách nhiệm cụ thể các thành viên trong Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động, gắn chỉ tiêu, thời gian hoàn thành; lưu trữ, bảo quản hồ sơ và Phiếu thông tin người lao động (Mẫu số 03);

- Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động tiến hành thu thập thông tin theo yêu cầu tại Mẫu số 03 nêu trên;

- Thiết lập cơ chế đối soát thông tin trên Mẫu số 03 đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác và có xác nhận việc đối soát của Tổ công tác thu thập thông tin cấp xã;

- Sau khi hoàn thành việc thu thập thông tin về người lao động theo Mẫu số 03 thì Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động tiến hành lập danh sách và chuyển dữ liệu (bằng dữ liệu điện tử - theo mẫu đính kèm) cho Công an cấp xã thực hiện cập nhật thông tin người lao động trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; việc chuyển dữ liệu phải được xác nhận giữa Tổ công tác và Công an cấp xã;

- Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, khai thác sử dụng dữ liệu về lao động khi có yêu cầu.

Quá trình thực hiện các cơ quan, đơn vị nếu có khó khăn, vướng mắc liên quan đến thu thập thông tin về người lao động theo Mẫu số 03 thì phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp); liên quan đến cập nhật thông tin người lao động lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phản ánh về Công an tỉnh (Phòng QLHC về TTXH) để hướng dẫn, tổng hợp báo cáo Bộ Công an, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động TBXH;
- Bộ Công an (Cục C06);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Thành viên TCT Đề án 06;
- Công an tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Các VP:2, 6, 7, TH-CB;
- Lưu: VT, PVHCC.
HP . HCC

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Quang Thìn

 

Tỉnh Ninh Bình
Quận/huyện/thị xã/thành phố: .......
Xã/phường /thị trấn:.......

Mẫu số 03

 

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

 (Thu thập thông tin người lao động từ 15 tuổi trở lên đang cư trú tại địa bàn)

1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh:………………………………………………………………

2. Ngày, tháng, năm sinh: □□ - □□ - □□□□ 3. Giới tính: □ Nam □Nữ

4. Số CCCD/CMND(1)…………..……………..….. 5. Mã số BHXH(2):…………………………

6. Nơi đăng ký thường trú(3):

………………………….……………............................................

7. Nơi ở hiện tại(4) (Chỉ thu thập nếu khác nơi đăng ký thường trú):...............................................

..........................................................................................................................................................

8. Đối tượng ưu tiên (nếu có):   □ Người khuyết tật    □ Thuộc hộ nghèo             □ Thuộc hộ cận nghèo

□ Thuộc hộ bị thu hồi đất           □ Thân nhân của người có công với cách mạng

□ Dân tộc thiểu số (ghi tên dân tộc):……………………………………….....................................

9. Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất đã tốt nghiệp/đạt được:

□ Chưa học xong Tiểu học   □ Tốt nghiệp Tiểu học    □ Tốt nghiệp THCS    □ Tốt nghiệp THPT

10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được:

□ Chưa qua đào tạo      □ CNKT không có bằng   □ Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng

□ Sơ cấp          □ Trung cấp      □ Cao đẳng       □ Đại học          □ Trên đại học

10.1. Chuyên ngành đào tạo(5):…………………………………………………………………....

11. Tình trạng tham gia hoạt động kinh tế:

□ Người có việc làm(6) → Chuyển câu 12

□ Người thất nghiệp(7) → Chuyển câu 13

□ Không tham gia hoạt động kinh tế, lý do: □ Đi học □ Hưu trí □ Nội trợ □ Khuyết tật □ Khác

12. Người có việc làm:

12.1.Vị thế việc làm: □ Chủ cơ sở SXKD □ Tự làm □ Lao động gia đình □ Làm công ăn lương □ Xã viên HTX

12.2. Công việc cụ thể đang làm(8):………………………………………………...........................

a. Tham gia BHXH: □ Có (Loại: □ Bắt buộc □ Tự nguyện)      □ Không

b. Hợp đồng lao động (HĐLĐ): □ Có                                   □ Không

Loại hợp đồng lao động:     □ HĐLĐ xác định thời hạn    □ HĐLĐ không xác định thời hạn.

Thời gian bắt đầu thực hiện HĐLĐ (ngày/tháng/năm): ........... /............ /...........

12.3. Nơi làm việc(9):…………………………………………………………………..................

a. Loại hình nơi làm việc:

□ Hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản □ Cá nhân làm tự do □ Cơ sở kinh doanh cá thể □ Hợp tác xã

□ Doanh nghiệp (□ DN Nhà nước □ DN ngoài Nhà nước □ DNFDI) □ Khu vực nhà nước

□ Đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước □ Khu vực nước ngoài □ Tổ chức đoàn thể khác

b. Địa chỉ nơi làm việc(10):………………………………………………………….....................

13. Người thất nghiệp:       □ Chưa bao giờ làm việc     □ Đã từng làm việc

13.1. Thời gian thất nghiệp:        □ Dưới 3 tháng                                           □ Từ 3 tháng đến 1 năm       □ Trên 1 năm

 

 

Ngày.... tháng....năm.....
Người cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

- (1) Ghi số CCCD, trường hợp chưa có số CCCD thì ghi số CMND; (2) Ghi số trên thẻ BHYT đã được cơ quan BHXH cấp;

- (3), (4), (10) Ghi rõ theo thứ tự số nhà, đường phố, xóm, làng; thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;

- (5) Ghi chi tiết tên gọi mã cấp III của giáo dục, đào tạo theo quy định tại Phần I Phụ lục danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân tại Quyết định số 01/2017/QĐ -TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân;

- (6) Người có việc làm là người có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật c ấm) để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình;

- (7) Người thất nghiệp là người đang không có việc làm, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc;

- (8) Ghi cụ thể tên công việc/nghề nghiệp đang làm theo mã nghề cấp 3 của Phụ lục I tại Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam;

- (9) Ghi tên cụ thể tên cụ thể của người sử dụng lao động (tên cơ quan/đơn vị/tổ chức/doanh nghiệp/hộ kinh doanh/hợp tác xã/cá nhân có thuê mướn). Trường hợp người lao động đánh dấu X vào □ Tự làm ở câu 12.1 thì không ghi.

- STT 8, 9, 10, 11, 12, 13: Đánh dấu X vào □ tương ứng với nội dung trả lời.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2023 thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 43/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 13/03/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Tống Quang Thìn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/03/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản