Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4226/KH-UBND

Gia Lai, ngày 06 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018

Thực hiện công văn số 6801/BKHĐT-HTX ngày 21/8/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 trên địa bàn tỉnh, với những nội dung như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017

I/ ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá về tình hình thực hiện 7 nguyên tắc của hợp tác xã:

1.1. Nguyên tắc tự nguyện:

Các hợp tác xã đều nêu cao tinh thần tự nguyện trong việc thực hiện trách nhiệm của các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trong quá trình thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã.

1.2. Nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên:

Các hợp tác xã luôn sẵn sàng kết nạp những cá nhân, hộ gia đình mong muốn sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, không phân biệt giới tính, vị thế xã hội, chủng tộc, quan điểm chính trị, tôn giáo.

1.3. Nguyên tắc quản lý dân chủ:

Các thành viên của hợp tác xã đều có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã; được cung cấp tất cả thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

1.4. Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

Các hợp tác xã đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình trước pháp luật.

1.5. Nguyên tắc gắn kết về kinh tế của thành viên:

Các thành viên hợp tác xã đều thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ, đánh giá về mức độ phân phối thu nhập của hợp tác xã.

1.6. Nguyên tắc giáo dục, đào tạo và thông tin:

Các hợp tác xã luôn quan tâm đến việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã.

1.7. Nguyên tắc phát triển cộng đồng:

Các hợp tác xã luôn chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô huyện, thị xã, thành phố.

2. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã:

2.1. Về số lượng hợp tác xã, tổ hợp tác:

a) Về hợp tác xã:

Toàn tỉnh hiện có 126 hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012, trong đó số lượng hợp tác xã thành lập mới tính đến tháng 11/2017 là 44 hợp tác xã, đạt 176% kế hoạch năm 2017 (kế hoạch là 25).

b) Về tổ hợp tác:

Trên địa bàn tỉnh có 593 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đa số tổ hợp tác đã có chứng thực của UBND cấp xã, phường, thị trấn; có 03 tổ hợp tác đã chuyển đổi, phát triển thành hợp tác xã.

2.2. Về thành viên, lao động của hợp tác xã, tổ hợp tác:

- Tổng số thành viên của hợp tác xã là 15.947 người (số lượng thành viên mới là 893 người, đạt 100% kế hoạch năm 2017); tổng số lao động trong tổ hợp tác là 7.212 thành viên.

- Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã là 1.598 người.

- Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã, tổ hợp tác là 3 triệu đồng/người/tháng.

2.3. Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác:

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã có 334 người, trong đó số lượng cán bộ quản lý đạt trình độ sơ cấp, trung cấp có 138 người; cao đẳng, đại học có 69 người.

II/ ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực nông nghiệp: Có 82 hợp tác xã với sự tham gia của 6.414 thành viên, giải quyết việc làm cho 1.408 lao động, vốn điều lệ đăng ký 50.318 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là làm dịch vụ thủy lợi, phân bón, bảo vệ thực vật, thú y, làm đất, chăn nuôi gia súc... Nhìn chung, các hợp tác xã nông nghiệp có quy mô nhỏ, mức độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chỉ có một số hợp tác xã ở các huyện Ia Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa tương đối ổn định, thu hút được đa số bà con thành viên trong vùng tham gia hợp tác xã.

2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Có 08 hợp tác xã với sự tham gia của 931 thành viên, giải quyết việc làm cho 318 lao động, vốn điều lệ đăng ký 7.300 triệu đồng. Phần lớn các hợp tác xã có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu, lao động thủ công là chính, hiệu quả kinh doanh thấp. Có một số hợp tác xã đã chủ động tìm hướng đi thích hợp, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

3. Lĩnh vực vận tải: có 20 hợp tác xã với sự tham gia của 361 thành viên, giải quyết việc làm cho 165 lao động, vốn điều lệ đăng ký 42.747 triệu đồng. Phần lớn các hợp tác xã có quy mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp. Một số đã chủ động tìm hướng đi thích hợp, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

4. Lĩnh vực xây dựng: Có 06 hợp tác xã với sự tham gia của 48 thành viên, giải quyết việc làm cho 40 lao động, vốn điều lệ đăng ký 9.608 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là buôn bán vật liệu xây dựng, nhận thi công công trình nhỏ, kỹ thuật giản đơn... Các hợp tác xã xây dựng gặp nhiều khó khăn do có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực thấp nên không tham gia đấu thầu được các công trình lớn.

5. Lĩnh vực thương mại: Có 04 hợp tác xã, giảm 33% so với thời điểm ngày 01/07/2013, với sự tham gia của 52 thành viên, giải quyết việc làm cho 28 lao động, vốn điều lệ đăng ký 2.862 triệu đồng. Phần lớn các hợp tác xã duy trì hoạt động ổn định, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động. Tuy nhiên vẫn chưa đủ điều kiện mở rộng nguồn hàng và địa bàn kinh doanh.

6. Lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân: Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 quỹ tín dụng nhân dân với 7.178 thành viên, giải quyết cho 45 lao động, vốn điều lệ 9.975 triệu đồng. Các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết hệ thống của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh. Các quỹ hoạt động ổn định, có hiệu quả nhất hiện nay (100% quỹ hoạt động có lãi), là kênh huy động vốn và cho vay rất hiệu quả ở khu vực nông thôn, góp phần hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

III/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Về triển khai Luật Hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn:

1.1. Văn bản cấp Trung ương:

Tỉnh đã triển khai thi hành Luật Hợp tác xã 2012; Kết luận số 56/KL-TU ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã 2012; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

1.2. Ở cấp địa phương:

- Tỉnh chỉ đạo các sở, ngành xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển, hỗ trợ hợp tác xã. Trong năm 2017, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TU ngày 30/5/2017 về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp về đẩy mạnh phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 về việc ban hành quy chế phối hợp quản lý hợp tác xã và tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND về ban hành quy định nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới và tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

- UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể cấp tỉnh; ở các huyện, thị xã, thành phố cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể.

2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể:

- Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể đã được củng cố từ tỉnh đến cơ sở; xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi các hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, nội dung phát triển kinh tế tập thể của từng ngành, địa phương phù hợp với kế hoạch của tỉnh.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tập thể; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, phát triển mô hình tốt để nhân rộng.

3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã:

- UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ thành lập mới, bồi dưỡng đào tạo cho các hợp tác xã nông nghiệp. Đã hỗ trợ thành lập mới 05 hợp tác xã và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho trên 200 cán bộ hợp tác xã với kinh phí trên 400 triệu đồng.

- Chính sách về đất đai: Đến nay có 10 hợp tác xã được UBND tỉnh giao đất, tạm giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, kho bãi, cơ sở sản xuất.

- Về thuế: Thực hiện nghiêm túc quy định của Chính phủ về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hợp tác xã; miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập tạo ra từ hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã viên.

- Tín dụng: Việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng còn hạn chế, các hợp tác xã trên địa bàn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ các quỹ của Trung ương.

- Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại: Hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với khu vực kinh tế tập thể còn hạn chế, chủ yếu thông qua việc hỗ trợ chi phí vận chuyển, trưng bày sản phẩm để các hợp tác xã tham gia các hội chợ; hỗ trợ quảng bá sản phẩm làm ra từ các hợp tác xã; tham gia học tập các mô hình.

- Hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ: Hoạt động này còn hạn chế, nhỏ lẻ, chủ yếu thông qua các lớp tập huấn, hội thảo về công nghệ mới như thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ để hợp tác xã tiếp cận, học tập kinh nghiệm.

- Hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng và tham gia các chương trình, dự án kinh tế - xã hội: Tỉnh đã có chủ trương tạo điều kiện để các hợp tác xã được tham gia thực hiện thi công các công trình dân sinh công cộng ở địa phương như: Xây dựng kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng...

4. Kết quả đăng ký lại, chuyển đổi hợp tác xã:

- Tổng số hợp tác xã thành lập trước ngày 01/7/2013: 103 hợp tác xã

- Số hợp tác xã đã chuyển đổi: 67 hợp tác xã

- Số hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể: 36 hợp tác xã.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018

I/ MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

- Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 được cụ thể hóa bằng các mục tiêu được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 chung của cả nước; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và các chiến lược phát triển của tỉnh Gia Lai đã được phê duyệt, chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu thực tế trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, tất cả các vùng; phải theo đúng các giá trị và các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã, mang tính phổ biến sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể.

- Quan tâm các chỉ tiêu số lượng và phải chú trọng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, hiệu quả như doanh thu, thu nhập của các thành viên...; các chỉ tiêu xã hội như hiệu quả cung ứng dịch vụ của hợp tác xã đối với thành viên và kinh tế hộ thành viên, mức độ cạnh tranh sản phẩm của các hợp tác xã, tạo việc làm mới, thu nhập và mức sống, dịch vụ của hợp tác xã phục vụ đời sống thành viên và cộng đồng dân cư như giáo dục, đào tạo, y tế ...

II/ NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn:

1.1. Thuận lợi:

- Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương đã đi vào thực tiễn, sẽ có tác dụng tích cực đối với phát triển kinh tế tập thể, tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát huy vai trò tốt hơn.

- Nhận thức về kinh tế tập thể và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế hợp tác được tổ chức thường xuyên, nội dung và hình thức tuyên truyền được đổi mới.

1.2. Khó khăn:

- Tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, tác động không nhỏ đến đất nước. Do đó, việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua cao so với mức bình quân chung của cả nước nhưng Gia Lai vẫn còn là tỉnh nghèo, kinh tế hàng hóa phát triển chậm, ngành nghề nông thôn phát triển còn hạn chế đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển tập thể.

- Phần lớn các hợp tác xã có quy mô nhỏ, thiếu vốn, lực lượng sản xuất chưa phát triển, trình độ năng lực quản lý còn hạn chế, khó cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.

2. Định hướng phát triển kinh tế tập thể:

Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của cả nước; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển kinh tế tập thể năm 2018 là nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác; nâng cao hiệu quả đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững; nâng cao vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tập thể trong nền kinh tế.

3. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã nhanh và bền vững, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; thực hiện tốt hơn 7 nguyên tắc của hợp tác xã.

4. Một số mục tiêu cụ thể:

- Phát triển kinh tế tập thể gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

- Hoàn thành giải thể 36 hợp tác xã ngưng hoạt động trong thời gian qua.

- Thành lập mới 30 hợp tác xã (trung bình 1-2 hợp tác xã ở mỗi huyện, thị xã, thành phố).

- Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý, thành viên và người lao động hợp tác xã đạt 40 triệu đồng/năm.

- Trên 20% cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hợp tác xã có trình độ đại học, cao đẳng; trên 50% có trình độ sơ cấp, trung cấp. Có từ 50% trở lên cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hợp tác xã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế hợp tác xã;

- Doanh thu bình quân đạt 500 triệu đồng/năm/hợp tác xã. Lợi nhuận bình quân đạt 100 triệu đồng/năm/hợp tác xã.

- Triển khai có hiệu quả các dự án, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với hình thành và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới.

5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể:

5.1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012:

- Triển khai đầy đủ nội dung quản lý nhà nước về hợp tác xã theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu kinh tế tập thể để phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012

5.2. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực:

- Tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 5, Kết luận số 56/KL-TU của Bộ Chính trị, Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã, Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư... Đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật về hợp tác xã; giới thiệu, biểu dương những điển hình, tiên tiến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý, kỹ năng tiếp cận và nghiên cứu phát triển thị trường cho cán bộ nhất là cán bộ trẻ. Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ cho hợp tác xã.

5.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

- Phân bổ kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã theo đúng kế hoạch. Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hoạt động tuyên truyền, đào tạo, hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác xã.

- Hỗ trợ hợp tác xã tham gia giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, tham gia các cơ hội giao thương, phiên chợ hàng Việt, chương trình kết nối cung cầu giữa các nhà sản xuất với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị nhằm giới thiệu, hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Hỗ trợ các hợp tác xã tham gia các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường, cũng như tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng thương mại điện tử.

5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã:

Phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế, trong đó hợp tác xã đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức nông dân sản xuất, sơ chế, chế biến và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.

5.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể:

- Bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể theo hướng dẫn của Trung ương. Củng cố và tăng cường vai trò, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể trên cơ sở đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ cả về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu sát cơ sở và nhiệt tình với phong trào kinh tế tập thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Tiếp tục cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp, đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã và giải quyết các thủ tục hồ sơ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.

5.6. Huy động tất cả các lực lượng, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nước tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.

Trên đây là Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ./

 


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các đ/c PCT-UBND tỉnh;
- Chánh VP, các PVP-UBND tỉnh;
- Sở KH&ĐT;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Hoàng

 

PHỤ LỤC 1

BIỂU TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 7 NGUYÊN TẮC CỦA HỢP TÁC XÃ
(Kèm theo Kế hoạch số 4226/KH-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Gia Lai)

STT

Nội dung

Tự đánh giá

1

Nguyên tắc tự nguyện

5

2

Nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên

5

3

Nguyên tắc quản lý dân chủ

5

4

Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

5

5

Nguyên tắc gắn kết kinh tế của thành viên

3

6

Nguyên tắc giáo dục, đào tạo và thông tin

3

7

Nguyên tắc phát triển cộng đồng

5

 

 

 

Ghi chú: Thang điểm 10

 

PHỤ LỤC 2

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 4226/KH-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Gia Lai)

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện năm 2016

Năm 2017

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch

Ước TH 6 tháng

Ước TH cả năm

I

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

 

 

 

 

 

2

Tổng số hợp tác xã

HTX

80

105

88

126

140

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX thành lập mới

HTX

10

25

8

44

30

 

Số HTX giải thể

HTX

 

 

 

 

 

3

Tổng số thành viên hợp tác xã

thành viên

15.054

15.519

15.043

15.197

15.407

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới

thành viên

293

465

349

447

675

4

Tổng số LĐ thường xuyên trong HTX

người

1.584

2.084

1.589

2.084

2.684

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

Số LĐ thường xuyên mới

người

50

 

 

 

 

 

Số LĐ là thành viên HTX

người

1.534

 

 

 

 

5

Doanh thu bình quân một HTX

tr.đồng/năm

380

498

418

498

500

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

tr.đồng/năm

 

 

 

 

6

Lãi bình quân một HTX

tr.đồng/năm

62

80

 

80

90

7

Thu nhập bình quân của LĐ thường xuyên trong HTX

tr.đồng/năm

25

25

 

25

30

8

Tổng số cán bộ quản lý HTX

người

334

434

355

444

540

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ cấp, TC

người

138

163

 

173

193

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, ĐH

người

69

99

0

99

124

II

Liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số liên hiệp HTX

LHHTX

0

 

 

0

0

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

Số liên hiệp HTX thành lập mới

LHHTX

 

 

 

 

 

 

Số liên hiệp HTX giải thể

LHHTX

 

 

 

 

 

2

Tổng số HTX thành viên

HTX

0

 

 

 

 

3

Tổng số LĐ trong Liên hiệp HTX

người

0

 

 

 

 

III

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

573

593

583

593

652

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

Số tổ hợp tác thành lập mới

THT

 

20

10

20

59

 

Số tổ hợp tác có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn

THT

 

593

583

593

652

2

Tổng số HTX thành viên

Thành viên

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới thu hút

thành viên

 

 

 

 

 

3

Doanh thu của một tổ hợp tác

tr.đồng/năm

15

 

 

 

 

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

tr.đồng/năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2017 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 4226/KH-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Gia Lai)

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện năm 2016

Năm 2017

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch

Ước TH 6 tháng

Ước TH cả năm

1

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số hợp tác xã

HTX

80

105

88

126

140

 

Chia ra

 

 

 

 

 

 

1

HTX nông-lâm-ngư-diêm nghiệp

HTX

43

66

49

82

101

2

HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

8

8

8

8

8

3

HTX xây dựng

HTX

3

5

5

6

5

4

HTX tín dụng

HTX

6

6

6

6

6

5

HTX thương mại

HTX

4

4

4

4

4

6

HTX vận tải

HTX

16

16

16

20

16

7

HTX khác

HTX

 

 

 

 

 

2

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số liên hiệp HTX

LHHTX

0

0

0

0

0

 

Chia ra

 

 

 

 

 

 

1

Liên hiệp HTX nông-lâm-ngư-diêm nghệ

LHHTX

 

 

 

 

 

2

Liên hiệp HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

LHHTX

 

 

 

 

 

3

Liên hiệp HTX xây dựng

LHHTX

 

 

 

 

 

4

Liên hiệp HTX tín dụng

LHHTX

 

 

 

 

 

5

Liên hiệp HTX thương mại

LHHTX

 

 

 

 

 

6

Liên hiệp HTX vận tải

LHHTX

 

 

 

 

 

7

Liên hiệp HTX khác

LHHTX

 

 

 

 

 

3

TỔ HỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

573

593

 

593

652

 

Chia ra

 

 

 

 

 

 

1

Tổ hợp tác nông-lâm-ngư-diêm nghiệp

THT

583

593

 

593

652

2

Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

THT

 

 

 

 

 

3

Tổ hợp tác xây dựng

THT

 

 

 

 

 

4

Tổ hợp tác tín dụng

THT

 

 

 

 

 

5

Tổ hợp tác thương mại

THT

 

 

 

 

 

6

Tổ hợp tác vận tải

THT

 

 

 

 

 

7

Tổ hợp tác khác

THT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ LẠI, CHUYỂN ĐỔI HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HTX
(Kèm theo Kế hoạch số 4226/KH-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Gia Lai)

STT

Loại hình/lĩnh vực

ĐVT

Tổng số (bao gồm HTX thành lập trước và sau ngày 01/7/2013)

Số HTX hoạt động chưa phù hợp với quy định của Luật HTX 2012 tính đến thời điểm ngày 1/7/2017)

I

TỔNG SỐ HỢP TÁC XÃ

 

126

36

1

HTX nông-lâm-ngư-diêm nghiệp

HTX

82

14

2

HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

8

9

3

HTX xây dựng

HTX

6

3

4

HTX tín dụng

HTX

6

 

5

HTX thương mại

HTX

4

1

6

HTX vận tải

HTX

20

9

7

HTX khác

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2018, GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 4226/KH-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh Gia Lai)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Ước thực hiện năm 2017

Kế hoạch 2018

Kế hoạch 2018-2020

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

CTMTQG xd Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

CTMTQG xd Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

CTMTQG xd Nông thôn mới

Nguồn vốn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

HỖ TRỢ CHUNG ĐỐI VỚI CÁC HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được cử đi đào tạo

Người

 

 

 

165

 

 

400

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

825

825

0

4.000

4.000

0

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

825

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

100

 

 

330

 

 

800

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

153

 

 

495

495

0

4.000

4.000

0

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

153

 

 

495

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

0

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

2

 

 

55

 

 

200

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

90

 

 

275

275

0

3.000

3.000

0

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

275

275

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

90

 

 

0

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

55

 

 

200

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

5.500

5.500

 

40.000

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

5.500

5.500

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

0

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

110

 

 

200

 

 

 

Tổng số tiền được vay

Tr đồng

 

 

 

55.000

 

55.000

 

160.000

 

5

Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

110

 

 

200

 

 

6

Hỗ trợ thành lập mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

30

 

 

90

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

150

 

 

450

 

450

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

150

 

 

450

 

450

II

HỖ TRỢ RIÊNG ĐỐI VỚI HTX NÔNG, LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

71

 

 

150

 

 

 

- Tổng kinh phí được hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

14.200

 

 

60.000

48.000

12.000

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

11.360

11.360

2.840

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

0

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ giao đất

HTX

 

 

 

37

 

 

100

 

 

 

Tổng diện tích đất được giao

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác được hỗ trợ cho thuê đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích đất được cho thuê

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Ưu đãi về tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

2

 

2

71

 

 

150

 

 

 

Tổng số vốn được vay ưu đãi

Tr đồng

360

 

360

35.500

 

35.500

120.000

 

120.000

4

Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

71

 

 

150

 

 

 

- Tổng kinh phí được hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

14.200

14.200

0

45.000

45.000

0

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

14.200

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

0

 

 

 

 

 

5

Hỗ trợ về chế biến sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

37

 

 

150

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

11.100

11.100

0

75.000

75.000

0

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

11.100

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 4226/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Gia Lai ban hành

  • Số hiệu: 4226/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 06/11/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Nguyễn Đức Hoàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản