Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 311/KH-UBND | Điện Biên, ngày 02 tháng 02 năm 2018 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018
Để triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016- 2020 được ban hành tại Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2018 với các nội dung như sau:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NĂM 2017
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
Dự ước năm 2017, các chỉ tiêu của đề án đạt được như sau:
- Cơ cấu kinh tế tập thể trong GRDP của tỉnh năm 2017 đạt 1,3% (bao gồm cả kinh tế của thành viên), đạt 93% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.
- Tổng số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh là 194 HTX. Trong năm 2017 thành lập mới 20 HTX đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017; 20 HTX thực hiện chuyển đổi đăng ký lại theo Luật HTX 2012; 19 HTX giải thể.
- Tổng số tổ hợp tác của tỉnh là 391 tổ. Trong năm 2017 thành lập mới 20 tổ, đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.
- Doanh thu bình quân của HTX là 1.621 triệu đồng đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017; lợi nhuận bình quân của một HTX là 125 triệu/năm, đạt 90% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017. Doanh thu bình quân của tổ hợp tác là 93 triệu đồng, đạt 97% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017; lợi nhuận bình quân của một tổ hợp tác là 21 triệu đồng/năm đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.
- Tạo việc làm cho 20.100 lao động trong hợp tác xã, tổ hợp tác, đạt 93,6% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017. Thu nhập bình quân của thành viên và lao động thường xuyên trong hợp tác xã đạt 39 triệu đồng/người/năm, đạt 93% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017. Thu nhập bình quân của thành viên và lao động thường xuyên trong tổ hợp tác đạt 20 triệu đồng/người/năm, đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.
- Tỷ lệ hợp tác xã đang hoạt động xếp loại khá, giỏi là 35,3%, đạt 99,7% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017; tỷ lệ hợp tác xã đang hoạt động xếp loại yếu kém là 9,6%, giảm 1,6% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.
- Hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã điểm: Chưa đạt
- Đóng góp vào ngân sách năm 2017 đạt 3.629 triệu đồng, đạt 95,5 % so với mục tiêu kế hoạch năm 2017.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể, thành lập và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác
Công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể tới cán bộ, nhân dân tiếp tục được cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội quan tâm và được tổ chức dưới các hình thức: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo Điện Biên Phủ, Đài phát thanh- truyền hình tỉnh); lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo; cung cấp các tin bài cho báo chí.
Để công tác tuyên truyền đảm bảo có chất lượng, không những theo chiều rộng mà phải theo cả chiều sâu cần phải triển khai nhiệm vụ của đề án đề ra. Tuy nhiên trong năm 2017, vấn đề này chưa triển khai thực hiện được, cụ thể: Chưa tổ chức các lớp tuyên truyền ở các xã, cụm xã về kinh tế tập thể, đặc biệt là Luật Hợp tác xã năm 2012 cho cán bộ cấp xã, cán bộ thôn bản, các cá nhân, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn. Chưa tăng thời lượng, diện tích, số lượng các phóng sự, chuyên đề, các tin, bài tuyên truyền về kinh tế tập thể trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ, Cổng TTĐT của tỉnh.
2. Xây dựng mô hình hợp tác xã điển hình
Kế hoạch thực hiện đề án năm 2017, toàn tỉnh xây dựng 3 mô hình HTX điểm ở 3 huyện, theo đó Liên minh HTX tỉnh đã bàn bạc với các huyện để triển khai, tuy nhiên do các huyện không bố trí lồng ghép được các nguồn vốn nên chưa triển khai xây dựng mô hình HTX điểm trên địa bàn.
3. Triển khai nhóm chính sách hỗ trợ
a) Chính sách tín dụng:
Nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động trong các HTX, tạo điều kiện cho HTX có dự án đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng. Dự kiến năm 2017, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng, thẩm định, giải ngân 2 dự án cho 2 HTX vay vốn từ nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm với tổng số vốn vay là 250 triệu đồng (từ nguồn vốn thu hồi của Liên minh HTX Việt Nam); giải ngân 3 dự án với số vốn vay là 490 triệu đồng (từ nguồn vốn thu hồi Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh). Qua kiểm tra đánh giá sơ bộ, các dự án vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, đã mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và bước đầu có hiệu quả, dự kiến doanh thu và lợi nhuận trung bình tăng khoảng 20%, thu hút thêm lao động mới và đảm bảo việc làm ổn định cho 18 lao động với thu nhập bình quân tăng thêm từ dự án khoảng 2,5-3 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, năm 2017 việc cấp bổ sung vốn cho Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh và việc huy động vốn, kết hợp, lồng ghép các nguồn: Từ các thành viên, các tổ chức, cá nhân, vốn ủy thác của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Trung ương... để tăng thêm nguồn vốn cho Quỹ chưa được thực hiện, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh ngày càng tăng của các HTX.
b) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến công
Liên minh HTX tỉnh đã xây dựng 2 đề án tổ chức cho các HTX tham gia Hội chợ tại tỉnh UĐômXay nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và thành phố Hà Nội, đồng thời phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Điện Biên tổ chức thực hiện với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương là 80 triệu đồng. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các HTX thành viên từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của HTX và đời sống của thành viên, người lao động trong HTX.
c) Bồi dưỡng nguồn nhân lực
Bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất. Năm 2017, tỉnh Điện Biên dự kiến tổ chức vào đầu quý IV 03 lớp bồi dưỡng cho cán bộ HTX với 60 học viên tham gia, kinh phí thực hiện 100 triệu đồng.
d) Các chính sách chưa triển khai thực hiện được như: Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ tổ chức lại hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012, thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác; hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.
4. Đánh giá chung
Sau khi Đề án phát triển kinh tế tập thể của tỉnh triển khai thực hiện, Kinh tế tập thể của tỉnh tiếp tục phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và đạt được một số chỉ tiêu của Đề án, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu chưa đạt như: Cơ cấu kinh tế tập thể trong GRDP của tỉnh, đóng góp vào ngân sách, lợi nhuận của HTX, thu nhập của thành viên và lao động thường xuyên trong hợp tác xã... Nguyên nhân là do phần lớn các HTX của tỉnh có quy mô nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế; hiệu quả hoạt động của nhiều HTX và tổ hợp tác còn thấp và thiếu bền vững; sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp; Trình độ cán bộ quản lý HTX còn có những hạn chế; các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển KTTT chưa được thể chế hóa và vận dụng vào thực tiễn trên địa bàn, chưa có tác động thúc đẩy KTTT phát triển.
Năm 2017, UBND tỉnh đã bố trí và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện đề án với số kinh phí là 180 triệu đồng (đạt 2% so với tổng kinh phí theo kế hoạch đề ra) để hỗ trợ cho 2 hoạt động là: Tổ chức cho các HTX tham gia hội chợ và tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý HTX; còn lại 3.843,6 triệu từ nguồn NSĐP, 2.838,32 triệu đồng từ nguồn NSTW để hỗ trợ các hoạt động khác chưa được bố trí. Vì vậy, các nhiệm vụ của Đề án trong năm 2017 hầu hết chưa được triển khai thực hiện; nguyên nhân chủ yếu là do kinh phí để triển khai thực hiện từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương chưa được bố trí, các ngành, các địa phương cũng chưa bố trí và thực hiện lồng ghép được các nguồn vốn để triển khai nhiệm vụ đề ra.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2018
- Cơ cấu kinh tế tập thể trong GRDP của tỉnh năm 2018 đạt 1,41% (bao gồm cả kinh tế của thành viên).
- Thành lập mới 20 hợp tác xã, 20 tổ hợp tác.
- Doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 1.680 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân của hợp tác xã đạt 139 triệu đồng/năm; doanh thu bình quân của tổ hợp tác đạt 97 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân đạt 24 triệu đồng/năm.
- Tạo việc làm cho 21.475 lao động trong hợp tác xã, tổ hợp tác. Thu nhập bình quân của thành viên và lao động thường xuyên trong hợp tác xã đạt 42 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân của thành viên và lao động trong tổ hợp tác đạt 22 triệu đồng/người/năm (không tính thu nhập khác).
- Nâng tỷ lệ hợp tác xã xếp loại khá, giỏi lên 36,4%, giảm tỷ lệ hợp tác xã xếp loại yếu kém xuống 9,3%.
- Hỗ trợ xây dựng 03 mô hình hợp tác xã điểm để nhân rộng.
- Đóng góp vào ngân sách năm 2018 đạt 3,9 tỷ đồng.
1. Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể, thành lập và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác
- Tổ chức các lớp tuyên truyền ở các xã, cụm xã nhằm phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, đặc biệt là Luật Hợp tác xã năm 2012 cho cán bộ cấp xã, cán bộ thôn bản, các cá nhân, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn. Tuyên truyền về khuyến khích khởi nghiệp thông qua tham gia các mô hình hợp tác xã kiểu mới tập trung vào các đối tượng đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm.
- Tổ chức 06 lớp với 300 người tham gia, địa điểm tổ chức: Dự kiến xã Noong Hẹt, Thanh Yên, Hua Thanh, Nà Tấu, Mường Nhà huyện Điện Biên, Phường Him Lam thành phố Điện Biên Phủ.
+ Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các huyện, thị, thành phố, UBND các xã.
+ Kinh phí thực hiện: 27,42 triệu đồng.
+ Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ, Cổng TTĐT của tỉnh tăng thời lượng, diện tích, số lượng các phóng sự, chuyên đề, các tin, bài tuyên truyền về kinh tế tập thể; Tuyên truyền về khuyến khích khởi nghiệp thông qua tham gia các mô hình hợp tác xã kiểu mới, đặc biệt tập trung vào lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo tham gia xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác; chú trọng việc giới thiệu các mô hình kinh tế hợp tác thành công, các hợp tác xã làm ăn có hiệu quả để nhân rộng.
- Phát, đăng 5 phóng sự hoặc chuyên đề, 30 tin, 15 bài trên báo, đài.
+ Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Điện Biên, Báo Điện Biên Phủ.
+ Kinh phí thực hiện: 124,575 triệu đồng.
+ Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.
2. Xây dựng mô hình hợp tác xã điển hình
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm về hợp tác xã sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chú trọng phát triển hợp tác xã trong lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của địa phương; dự kiến xây dựng 03 mô hình trình diễn về lĩnh vực nông nghiệp, trong đó:
+ 01 mô hình HTX nuôi trồng thủy sản ở thị xã Mường Lay.
+ 01 mô hình HTX trồng rau an toàn ở thành phố Điện Biên Phủ.
+ 01 mô hình HTX chăn nuôi đại gia súc, dịch vụ cung ứng giống gia cầm ở huyện Tủa Chùa.
- Căn cứ vào từng mô hình cụ thể và nhu cầu của hợp tác xã để xác định nội dung hỗ trợ nhằm tăng thêm năng lực cho hợp tác xã hoạt động, đồng thời định hướng, tư vấn giúp cho hợp tác xã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển một cách bền vững. Các nội dung hỗ trợ cho 3 mô hình bao gồm: hỗ trợ máy móc thiết bị, cây, con giống, vật tư nông nghiệp, phần mềm kế toán, vay vốn ưu đãi.
- Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị, thành phố.
- Kinh phí thực hiện: 1.381,2 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Thực hiện lồng ghép với các nguồn vốn khác từ chương trình xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết 30a... và vốn của hợp tác xã
3. Triển khai nhóm chính sách hỗ trợ
a) Chính sách về đất đai
Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đất đai, ưu tiên và tạo điều kiện cho hợp tác xã được thuê đất theo quy định.Trường hợp chưa có đất; ưu tiên cho các hợp tác xã thuê đất từ nguồn đất công ích hoặc đất thu hồi. Riêng đối với hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, nhà kho... được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại điểm e, khoản 1, điều 110 Luật đất đai 2013.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho thành viên hợp tác xã thực hiện dồn điền đổi thửa, góp ruộng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện cơ giới hóa có hiệu quả và liên kết trong sản xuất kinh doanh, đi đến sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn.
Năm 2018, có 05 hợp tác xã được giao đất với tổng diện tích 4.500 m2 (Dự kiến: HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp công nông nghiệp xã Noong Hẹt, HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Nưa, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp Thanh Hưng, HTX Duy khánh), có 04 HTX được thuê đất với tổng diện tích 4.000 m2 (Dự kiến: HTX Mai Linh, HTX dịch vụ vận chuyển khách, hàng hóa và dịch vụ thành phố Điện Biên Phủ, HTX đồ thủ công mỹ nghệ Anh Minh, HTX Hồng Phước). Việc giao đất, cho thuê đất đối với các HTX thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật đất đai 2013.
b) Chính sách tín dụng
Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện nay, dự kiến năm 2018 căn cứ vào khả năng ngân sách UBND tỉnh xem xét thống nhất với HĐND tỉnh bổ sung cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ 1 đến 2 tỷ đồng nhằm tạo điều kiện cho các HTX, THT tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. Đồng thời Liên minh hợp tác xã tỉnh tăng cường huy động vốn, kết hợp, lồng ghép các nguồn: Từ các thành viên, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, vốn ủy thác của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Trung ương, vốn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP , ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để tăng thêm nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của các hợp tác xã, tổ hợp tác.
Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên cho các hợp tác xã, tổ hợp tác được vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vay vốn hỗ trợ lãi suất, vay bảo lãnh tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
c) Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
- Hỗ trợ kinh phí cho các hợp tác xã nông nghiệp xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã bao gồm: Trụ sở làm việc, nhà kho, xưởng chế biến, cửa hàng vật tư nông nghiệp theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. Dự kiến cụ thể:
- Số hợp tác xã hỗ trợ: 04 hợp tác xã, trong đó:
+ Hỗ trợ 01 HTX xây dựng trụ sở làm việc, diện tích 120m2 (Dự kiến HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp công nông nghiệp xã Noong Hẹt huyện Điện Biên).
+ 01 HTX xây dựng nhà kho, diện tích 120m2 (Dự kiến HTX Mai Linh huyện Tủa Chùa).
+ 01 HTX xây dựng xưởng chế biến, diện tích 120m2 (Dự kiến HTX Hồng Phước huyện Điện Biên).
+ 01 HTX xây dựng cửa hàng vật tư nông nghiệp, diện tích 95m2 (Dự kiến HTX dịch vụ nông nghiệp Ló Lé thị xã Mường Lay).
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Kinh phí thực hiện: 2.500 triệu đồng
- Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương (80%), hợp tác xã (20%).
d) Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh
Đối với hợp tác xã khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh được thực hiện theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; cụ thể: UBND tỉnh trích một phần từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp kết hợp với nguồn dự phòng ngân sách trung ương để hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật để hỗ trợ khôi phục sản xuất cho hợp tác xã.
Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Dự kiến kinh phí thực hiện: 953 triệu đồng
Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương (80%), Ngân sách địa phương (20%).
đ) Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến công
- Các hợp tác xã có sản phẩm tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài được hỗ trợ theo quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 23/12/2011 của UBND tỉnh ban hành kèm theo quy chế sử dụng và quản lý quỹ xúc tiến thương mại tỉnh Điện Biên; UBND tỉnh hỗ trợ các hợp tác xã đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa và được cung cấp miễn phí về thông tin thị trường, khoa học, công nghệ; đồng thời tạo điều kiện và ưu tiên phê duyệt từ 2-3 đề án xúc tiến thương mại, đề án khuyến công của Liên minh hợp tác xã và các hợp tác xã nhằm nâng cao năng lực, nâng cao tay nghề cho lao động và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã.
- Năm 2018, hỗ trợ 09 hợp tác xã tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó:
+ Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm: 05 hợp tác xã (Dự kiến: HTX thổ cẩm Lào Na Sang II, HTX thêu dệt thổ cẩm dân tộc Thái, HTX sản xuất bánh đặc sản Dân tộc Thái Điện Biên, HTX nông sản hữu cơ Điện Biên, HTX Làng nghề mây tre đan Nà Tấu).
+ Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa: 04 hợp tác xã (Dự kiến: HTX sản xuất bánh đặc sản Dân tộc Thái Điện Biên, HTX trồng rau an toàn, HTX dịch vụ nông nghiệp Bản Mé, HTX rượu Pê Mông).
+ Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ.
+ Kinh phí thực hiện: 618,858 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương bố trí cho chương trình xúc tiến thương mại và hợp tác xã.
e) Bồi dưỡng nguồn nhân lực
- Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng, tham quan học tập mô hình tại các tỉnh, thành có mô hình hợp tác xã phát triển, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ quản lý hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác.
+ Dự kiến năm 2018 tổ chức 08 lớp với số lượng 560 lượt người tham dự.
+ Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố.
+ Kinh phí thực hiện: 475,92 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương.
- Hỗ trợ kinh phí từ nguồn đào tạo cán bộ, công chức để tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể cho cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ đoàn thể ở cấp tỉnh và cấp huyện, nhằm làm tốt công tác tham mưu, quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; công tác vận động hội viên thành lập và tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác.
+ Dự kiến năm 2018 tổ chức 01 lớp với số lượng 50 người tham dự.
+ Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ.
+ Kinh phí thực hiện: 21,6 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.
g) Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Hỗ trợ kinh phí để thành lập mới 20 hợp tác xã và 20 tổ hợp tác.
- Đơn vị thực hiện: Liên minh hợp tác xã tỉnh.
- Kinh phí hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác: 15,2 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.
Tổng kinh phí thực hiện: 8.117,77 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 3.238,32 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương quản lý: 3.276,0 triệu đồng.
- Các hợp tác xã đóng góp: 1.603,45 triệu đồng.
(Có dự toán chi tiết kèm theo)
1. Tuyên truyền, tập huấn pháp luật về kinh tế tập thể và xây dựng mô hình hợp tác xã điểm
Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ xây dựng và tăng thời lượng phát sóng các phóng sự, chuyên đề, đăng tải các tin, bài về kinh tế tập thể.
Tăng cường tuyên truyền thông qua việc biên soạn nội dung giảng dạy để đưa các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của trường Chính trị tỉnh,Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố và chương trình giảng dạy của các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp; hình thành các cánh đồng lớn, vùng chuyên canh, thâm canh, đẩy mạnh hợp tác trong SXKD; từ đó hình thành các mô hình HTX kiểu mới vừa sản xuất tập trung, vừa làm dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ thành viên.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chủ động triển khai thực hiện lồng ghép hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã điểm với các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. Tổ chức hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả trên địa bàn trong và ngoài tỉnh để nhân diện rộng.
2. Tổ chức, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020
a) Bồi dưỡng nguồn nhân lực
- Thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ, nhất là sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành kinh tế, kỹ thuật vào làm việc trong hợp tác xã.
- Trên cơ sở kế hoạch về hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực và dự toán kinh phí thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổng hợp chung trong dự toán của tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị hỗ trợ kinh phí để thực hiện.
b) Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến công
Bố trí kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa cho hợp tác xã, hỗ trợ hợp tác xã tham gia các Hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm; khuyến khích, hỗ trợ hợp tác xã thương mại dịch vụ tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước kết hợp với vốn của các tổ chức, hộ kinh doanh và vốn vay để xây dựng các chợ dân sinh tại địa bàn xã, giao cho các hợp tác xã quản lý, kinh doanh và khai thác.
c) Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
- Bố trí một phần kinh phí từ chương trình khuyến nông, quỹ khoa học công nghệ cho nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án hỗ trợ hợp tác xã đưa giống mới, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến sản phẩm nông, lâm, hải sản; xây dựng mô hình trình diễn tại hợp tác xã.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị, chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh từ sản xuất nguyên liệu thô hoặc sơ chế là chính, sang sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho thị trường; đầu tư trang thiết bị phục vụ cho khâu đóng gói, sản xuất bao bì, nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
d) Thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã
UBND tỉnh bố trí kinh phí ngân sách địa phương để hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn cho sáng lập viên hợp tác xã; tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã; tư vấn thực hiện các thủ tục tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã.
đ) Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các mô hình hợp tác xã điển hình đủ điều kiện hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã như: trụ sở, nhà kho, xưởng chế biến...
Trên cơ sở kế hoạch về hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và dự toán kinh phí thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh HTX tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổng hợp chung trong dự toán của tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ kinh phí (phần ngân sách trung ương hỗ trợ) để thực hiện.
e) Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh
Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, các nguồn tài chính hợp pháp khác và dự phòng ngân sách Trung ương thực hiện hỗ trợ hợp tác xã để bù đắp thiệt hại, khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh.
Trên cơ sở kế hoạch về hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và dự toán kinh phí thực hiện, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh HTX tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổng hợp chung trong dự toán của tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ kinh phí (phần ngân sách trung ương hỗ trợ) để thực hiện.
g) Hỗ trợ chế biến sản phẩm: Được thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Căn cứ nhu cầu đầu tư thực tế của các hợp tác xã về đầu tư máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp và đề nghị hỗ trợ lãi suất của các hợp tác xã, các ngân hàng thương mại thẩm định và giải quyết cho các hợp tác xã được vay vốn.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổng hợp chung trong dự toán của tỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị hỗ trợ kinh phí (hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất cho vay) để thực hiện.
3. Huy động, bố trí nguồn lực
- Bố trí ngân sách địa phương hàng năm kết hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020, thực hiện lồng ghép với nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia; các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Vốn đầu tư của hợp tác xã và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
1. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê số lượng tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có; kiểm tra hướng dẫn các hợp tác xã tổ chức hoạt động đúng Luật Hợp tác xã; tổ chức đánh giá, phân loại hợp tác xã; tư vấn, hỗ trợ các hợp tác xã giải thể theo quy định của Luật HTX 2012; xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể; bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ các hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn các đơn vị tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch, thẩm định các nội dung đề xuất của các hợp tác xã, tổ hợp tác về việc hưởng chính sách hỗ trợ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Phối hợp theo dõi, giúp đỡ và hướng dẫn các hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện các chính sách hỗ trợ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; theo dõi, giám sát thi hành Luật HTX trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối phân bổ nguồn vốn đầu tư; bố trí ngân sách địa phương hàng năm, lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, đơn vị liên quan tham mưu trình UBND tỉnh giao dự toán ngân sách cho các Sở, ngành, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp tổ chức các lớp tuyên truyền, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; rà soát, đánh giá kết quả hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách phát triển hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Phối hợp xây dựng một số mô hình hợp tác xã điểm, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa phù hợp với từng địa bàn để triển khai nhân rộng trong toàn tỉnh.
5. Các Sở, ban, ngành khác
Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh hợp tác xã tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, thực hiện kế hoạch theo phạm vi, lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của địa phương năm 2018, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn do huyện quản lý để thực hiện các nội dung của Đề án, thống nhất với Thường trực HĐND cấp huyện thông qua để triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá, phân loại hợp tác xã; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã; xây dựng các mô hình hợp tác xã điểm, các mô hình khởi nghiệp thông qua hợp tác xã trên địa bàn.
- Tăng cường phối hợp công tác tuyên truyền về kinh tế tập thể; tạo điều kiện để thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác; tăng cường chỉ đạo giải thể hợp tác xã theo quy định của Luật HTX 2012.
- Xem xét, ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới từ ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác được giao trong kế hoạch năm 2018 và kế hoạch trung hạn 2016-2020 để hỗ trợ phát triển HTX, góp phần hoàn thành tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ triển khai các mô hình kinh tế hợp tác, đặc biệt là mô hình hợp tác xã liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát quỹ đất công ích để giao đất, thuê đất cho các hợp tác xã xây dựng trụ sở, mặt bằng sản xuất kinh doanh.
- Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường phối hợp tuyên truyền, tạo điều kiện cho các HTX, THT thành lập và hoạt động; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia phát triển kinh tế tập thể; chủ động phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, các sở, ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương để tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch.
Nơi nhận: | T.M ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PTKTTT NĂM 2018
(Ban hành kèm theo văn bản số 311/KH-UBND ngày 02/02/2018 của UBND tỉnh Điện Biên)
I. HỖ TRỢ CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
1. Tập huấn tuyên truyền tại các xã, cụm xã:
(Đối tượng là cán bộ cấp xã, thôn, bản, cá nhân, hộ gia đình)
Biểu 3a:
STT | Năm | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
1 | 2018 | Mở 06 lớp; mỗi lớp tập huấn gồm 50 học viên; thời gian 01 ngày |
|
|
|
| * Chi cho 01 lớp: |
|
|
|
| - Chi thù lao giảng viên (cấp tỉnh) |
| Theo thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 tại Điều 3, mục 1, tiết 1.1; 1.2; 1.3 và QĐ số 29/2010/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 23/12/2010 tại phần II, mục 2; 3; 4 |
|
| 01 người x 300.000đ/buổi x 02 buổi | 600 | |
|
| + Tiền lưu trú: 3 ngày x 150.000đ/ngày | 450
| |
|
| + Tiền ngủ tại xã 02 đêm x 100.000đ/01 đêm | 200
| |
|
| + Tiền tàu xe đi lại trung bình 30km/01 lượt x 02 lượt x 1.000đ/km | 60 | |
|
| - Chi nước uống cho học viên, giảng viên 51 người /lớp x 10.000đ/người/ngày x 1 ngày | 510 | Theo TT 05/VBHD-BTC ngày 08/1/2014 phần III mục 2, điểm a và theo hóa đơn chứng từ hợp lệ |
|
| - Chi văn phòng phẩm cho học viên: 50 người x 15.000đ/người | 750
| |
|
| - Tiền thuê hội trường: 1 ngày x 1.000.000đ/ngày | 1.000 | |
|
| - Tiền phô tô tài liệu: 50 bộ x 20.000đ/100 trang | 1.000 | |
|
| Cộng chi phí 01 lớp | 4.570 | Theo TT 340/TT-BTC ngày 29/12/2016 |
|
| Tổng chi phí 06 lớp = 4.570 x 6 lớp Trong đó: NS Trung ương: | 27.420 |
|
|
| NS địa phương 100% | 27.420 |
|
|
| HTX: |
|
|
2 Tuyên truyền trên Báo, Đài của tỉnh
Biểu 4a:
STT | Năm | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
3 | 2018 | 05 phóng sự; 30 tin và 15 bài | 124.575 |
|
|
| * Tuyên truyền trên Báo in, báo điện tử, báo nói: |
| |
|
| - 30 tin x 115.000 đ (1150.000 x 10% x 1 (hệ số nhuận bút)) | 3.450 | QĐ số 13/2010/QQĐ-UBND tỉnh. Điều 3; mục 1 và QĐ 251/QĐ-PTTH ngày 29/12/2015. phần A, mục II |
|
| - 15 bài x 575.000 đ (1.150.000 x 10% x 5 (hệ số nhuận bút) | 8.625 | |
|
| * Tuyên truyền trên Truyền hình (Báo hình); |
| |
|
| - 5 phóng sự x 1.500.000đ/phút x 15 phút | 112.500 | |
|
|
|
|
|
|
| Trong đó: NS Trung ương: |
|
|
|
| NS địa phương 100% | 124.575 |
|
|
| HTX: |
|
|
II HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HTX ĐIỂN HÌNH
STT | Năm | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
2 | 2018 | Xây dựng 03 HTX điển hình về lĩnh vực nông nghiệp | 1.381.200 | QĐ Số 10/2012/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 21/5/2012 về nội dung chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương. QĐ Số 245/QĐ-SNN ngày 24/4/2014 về việc sửa đổi bổ sung một số định mức kinh tế- kỹ thuật tại QĐ số 10/2012/ QĐ-UBND |
| * | 01 HTX nuôi trồng thủy sản: | 400.000 | |
| * | 01 HTX trồng rau an toàn | 250.000 | |
| * | 01 HTX chăn nuôi đại gia súc, dịch vụ cung ứng giống gia cầm: | 731.200 | |
|
| - Chăn nuôi bò sinh sản: | 472.000 | |
|
| + Giống bò cái nặng 150 kg/con: 30 con x 13.000.000 đ/con | 390.000 | |
|
| + Giống bò đực nặng 300kg/con: 05 con x 15.000.000đ/con | 75.000 | |
|
| + Thuốc thú y, hóa chất sát trùng 200.000đ/con x 35 con | 7.000 | |
|
| - Dê sinh sản: | 159.200 |
|
|
| + Giống bò cái nặng 20 kg/con: 50 con x 2.500.000 đ/con | 125.000 |
|
|
| + Giống bò đực năng 30kg/con: 10 con x 3.000.000đ/con | 30.000 |
|
|
| + Thuốc thú y, hóa chất sát trùng 70.000đ/con x 60 con | 4.200 |
|
|
| - Gà sinh sản an toàn sinh học | 100.000 |
|
|
| + Giống gà 7 ngày tuổi: 2.000 con x 25.000đ/con | 50.000 |
|
|
| + Thuốc thú y: 15000đ/con x 2.000 con | 30.000 |
|
|
| - Máy nghiền thức ăn cho gia súc: 01 chiếc x 20.000.000đ/chiếc | 20.000 |
|
|
| Trong đó: NS Trung ương: | 690.600 |
|
|
| NS địa phương 50% |
|
|
|
| HTX 50% | 690.600 |
|
Ill KINH PHÍ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC
1 Tập huấn bồi dưỡng
a Tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý HTX, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các HTX
Địa điểm bồi dưỡng tại tỉnh Điện Biên
Biểu 6a:
STT | Năm | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
2 | 2018 | Thời gian 04 ngày; 08 lớp cho 560 học viên; mỗi lớp 70 người |
|
|
|
| * Chi cho 01 lớp |
|
|
| - | Tiền in tài liệu (70 bộ x 20.000đ/bộ) | 1.400 |
|
| - | Tiền nước uống (70 người x 10.000đ/người x 4 ngày) | 2.800 | |
| - | Tiền ăn cho học viên |
|
|
| + | Tuần giáo, Điện Biên Đông, huyện Điện Biên: 28 người x 50.000đ/ngày x 5 ngày (có thêm 1/2 ngày đi và 1/2 ngày về) | 7.000 | Theo thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 tại Điều 3, mục 1, tiết 1.1; 1.2; 1.3 và QĐ số 29/2010/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 23/12/2010 tại phần II, mục 2; 3; 4 |
| + | Người ở gần HTX gồm TP Điện Biên Phủ, các xã lân cận thuộc huyện Điện Biên 42 người x 50.000đ/ngày x 4 ngày | 8.400 |
|
|
| Tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu là HTX không hưởng lương |
|
|
|
| Đại biểu là HTX không hưởng lương ở xa 28 người x 120.000đồng/người/tối x 4 tối (có 01 đêm học viên ở xa ra trước) | 13.440 |
|
| - | Tiền tàu xe cho HTX không hưởng lương xa là 28 người | 2.500 |
|
| - | Chi phí chuẩn bị cho tập huấn |
|
|
| + | Chi tiền thuê hội trường 4 ngày x 3.000.000đ/ngày | 12.000 |
|
| + | Chi tiền gửi công văn cho 70 HTX | 500 |
|
| + | Tiền văn phòng phẩm sách, bút (70 học viên x 20.000đ/người) | 1.400 |
|
| + | Chi tiền trang trí khánh tiết gồm (Ma két,..) | 1.000 |
|
| + | Tiền thuê giảng viên 01 người x 4 ngày x 500.000đ/buổi | 4.000 |
|
| + | Tiền vé máy bay tàu xe cho giảng viên 02 lượt x 1750000đ/vé | 3.500 |
|
|
| Tiền ăn cho giảng viên 04 ngày x 200.000đ/ngày | 800 |
|
| + | Tiền ngủ của giảng viên: 01 người x 03 tối x 250.000đ/tối | 750 |
|
|
| Tổng cộng số tiền của 01 lớp | 59.490 |
|
|
| Tổng chi phí 08 lớp = 59.490 x 8 lớp | 475.920 |
|
|
| Trong đó: NS Trung ương 100% | 475.920 |
|
|
| NS địa phương |
|
|
|
| HTX: |
|
|
b Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ đoàn thể phụ trách kinh tế tập thể
Địa điểm tổ chức tại tỉnh Điện Biên
Biểu 7a:
STT | Năm | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
2 | 2018 | Số lượng 01 lớp, 50 người/lớp, thời gian mỗi lớp 03 ngày | 21.600 |
|
- | Tiền in tài liệu (50 bộ x 20.000đ/bộ) | 1.000 | Theo thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 tại Điều 3, mục 1, tiết 1.1; 1.2; 1.3 và QĐ số 29/2010/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên ngày 23/12/2010 tại phần II mục 2; 3; 4 | |
- | Tiền nước uống (50 người x 10.000đ/người x 3 ngày) | 1.500 | ||
- | Chi tiền thuê hội trường 3 ngày x 3.000.000đ/ngày | 9.000 | ||
- | Chi tiền gửi công văn cho 50 người | 500 | ||
- | Tiền văn phòng phẩm sách, bút (50 học viên x 20.000đ/người) | 1.000 | ||
- | Chi tiền trang trí khánh tiết gồm (Ma két,..) | 1.000
| ||
- | Tiền thuê giảng viên 01 người x 3 ngày x 500.000đ/buổi x 02 buổi | 3.000 | ||
- | Tiền vé máy bay tàu xe cho giảng viên 02 lượt x 1750000đ/vé | 3.500
| ||
- | Tiền ăn cho giảng viên 03 ngày x 200.000đ/ngày | 600 | ||
- | Tiền ngủ của giảng viên: 01 người x 02 tối x 250.000đ/tối | 500 | ||
| Trong đó: NS Trung ương: |
|
| |
|
| NS địa phương 100% | 21.600 |
|
|
| HTX: |
|
|
IV. KINH PHÍ HỖ TRỢ THÀNH LẬP MỚI;
Biểu 8a:
STT | Năm | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
1 | 2018 | Thành lập 20 HTX, 20 tổ hợp tác |
|
|
| - | Tư vấn trực tiếp (người thực hiện cán bộ viên chức) |
|
|
|
| - 20HTX: |
| Theo Thông tư 05/VBHD-BTC ngày 8/1/2014 mục 3, điểm c |
|
| + Mỗi HTX tư vấn trong 04 ngày x 70.000đ/buổi x 2 buổi x 20 HTX | 11.200 | |
|
| - 20 tổ hợp tác |
| |
|
| + Mỗi tổ hợp tác tư vấn trong 02 ngày x 50.000đ/buổi x 2buổi/ngày x 20 tổ HT | 4.000 | |
|
| Tổng số tiền của 01 năm | 15.200 |
|
|
| Trong đó: NS Trung ương: |
| |
|
| NS địa phương 100% | 15.200 | |
|
| HTX: |
|
|
V KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
Biểu 10a:
STT | Năm | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
| 2018 | Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho 04 HTX (Trụ sở, nhà kho, xưởng chế biến, cửa hàng vật tư) |
|
|
1 |
| * Xây Nhà kho, xưởng chế biến: 02 nhà (nhà cấp 4 lợp mái bằng tôn) |
|
|
|
| - Kích thước: 10m * 12m = 180 m2 |
|
|
|
| - Đơn giá 1m2: 4.000.000đ/m2 |
|
|
|
| - Thành tiền: 180 m2 x 4.000.000đ/m2 x 02 nhà | 1.440.000 |
|
2 |
| * Trụ Sở làm việc cho 01 nhà cho 01 HTX (nhà cấp 4 đổ mái bằng) |
|
|
|
| - Kích thước: 10*12 m = 120 m2 |
|
|
|
| - Đơn giá thi công phần thô: 2.700.000 đ/m2 |
|
|
|
| - Đơn giá thi công nhân công: 1.200.000đ/m2 |
|
|
|
| - Cung ứng vật tư: 1.600.000đ/m2 |
|
|
|
| Thành tiền: (120 x 2.700.000 + 120 x 1200.000 + 120 x 1.600.000 ) | 660.000 |
|
3 |
| * Xây cửa hàng vật tư nông nghiệp: |
|
|
|
| - Cửa hàng làm theo kiểu nhà cấp 4 lợp mái tôn |
|
|
|
| + Kích thước: 10m * 10m = 100 m2 |
|
|
|
| + Đơn giá 1m2: 4.000.000đ/m2 |
|
|
|
| + Thành tiền: 100 m2 x 4.000.000đ/m2 | 400.000 |
|
|
| Tổng cộng | 2.500.000 |
|
|
| Trong đó: NS Trung ương 80% | 2.000.000 |
|
|
| NS địa phương |
|
|
|
| HTX: 20% | 500.000 |
|
VI KINH PHÍ HỖ TRỢ GIỐNG, VỐN KHI GẶP KHÓ KHĂN DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
Biểu 11
STT | Năm | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
1 | 2018 | Giống cây trồng: |
|
|
| - | Lúa; rau màu và ngô: 500.000đ/ha x 10 ha | 5.000 |
|
|
| Cây công nghiệp và cây ăn quả: 1.000.000đ/ha x 8 ha | 8.000 | QĐ142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009. Điều 3 |
|
| Vật nuôi: |
| |
| - | Gia cầm: 15.000đ/con x 3.000 con | 45.000 | |
|
| Lợn: 500.000đ/con x 300 con | 150.000 | |
|
| Trâu, bò: 2.000.000đ/con x 50 con | 100.000 | |
|
| Thủy sản: |
| |
| - | Nuôi trồng thủy, hải sản: 3.000.000đ/ha x 15 ha | 45.000 | |
|
| lồng, bè: 3.000.000đ/100m2 x 200m2 | 600.000 | |
|
| Kinh phí cho 01 năm | 953.000 | |
|
| Trong đó: NS Trung ương 80% | 762.400 | |
|
| NS địa phương 20 % | 190.600 |
|
|
| HTX: |
|
|
VII KINH PHÍ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
Biểu 12
STT | Năm | Nội dung | Thành tiền (1.000 đồng) | Ghi chú |
I | Tham gia hội chợ triển lãm |
|
| |
1 | 2018 | Tổ chức cho 08 HTX tham gia hội chợ triển lãm |
| QĐ 1309/QĐ-UBND ngày 23/12/2011 Điều 8 mục 1; điều 9 mục 41 điều 10 mục 3.3 |
| a | Tham gia hội chợ triển lãm trong nước: | 205.550 | |
| * | Tổ chức cho 03 HTX | 108.800 | |
|
| Tiền thuê gian hàng: 10.000.000đ/gian x 50% x 03 gian | 25.000 | |
|
| Nhân công: 36 công x 300.000 | 10.800 | |
|
| Hàng hóa: 4 tấn | 65.000 | |
|
| Xăng xe đi lại | 8.000 | Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 6/2011 |
| * | Liên minh HTX tỉnh | 96.750 | |
|
| Tiền thuê gian hàng: 10.000.000đ/gian x 50% x 1 gian | 5.000 | |
|
| Trang trí gian hàng (in bạt, khung sắt) | 10.500 | |
|
| Công tác phí: 3 người x 8 ngày (lưu trú 8.400; Ngủ 4.050 ) | 12.450 | |
|
| Xăng xe đi lại | 3.800 | |
|
| Thuê vận chuyển hàng hóa | 10.000 | |
|
| Sử dụng Hàng hóa của HTX | 53.000 | |
|
| Dự phòng | 2.000 | |
| b | Tổ chức cho 04 HTX tham gia hội chợ triển lãm tại Trung Quốc; thời gian tổ chức hội chợ 10 ngày, gồm 8 người tham gia | 395.868 | |
| * | Cán bộ Liên minh HTX: |
| |
| - | Tiền Nghỉ: 09 tối x 04 người x 75 USA x 22.300 đ/USA | 60.210 | |
| - | Tiền ăn và tiêu vặt: 04 người x 70 USA/người x 22.300đ/USA | 3.122 | |
| - | Tiền phí thủ tục xuất cảnh (visa...) 04 người x 1.000.000đ/người | 4.000 | |
| * | Thành viên HTX: |
| |
| - | Tiền Nghỉ: 09 tối x 04 người x 75 USA x 22.300 đ/USA | 60.210 | |
| - | Tiền ăn và tiêu vặt: 04 người x 70USA/người x 22.300đ/USA | 3.122 | |
|
| Tiền phí thủ tục xuất cảnh (visa...) 04 người x 1.000.000đ/người | 4.000 | |
| * | Tiền vận chuyển hàng tham gia hội chợ xuất nhập cảnh 4 người x 100USD x 22.300 | 8.920 | |
| * | Tiền vận chuyển hàng tham gia hội chợ lượt đi và về | 20.000 | |
| * | Thuê gian hàng: 20.000.000đ/gian (hỗ trợ 100%) | 20.000 | |
| * | Chi phí khác: phông bạt, quảng cáo.... | 10.500 | |
| * | hàng hóa, sản phẩm trưng bày giới thiệu | 200.000 | |
| * | chi phí thông tin liên lạc của cả đoàn: 80 USD x 22.300 đ/USD | 1.784 | |
|
| Tổng cộng | 601.418 | |
|
| Trong đó: NS Trung ương: |
| |
|
| NS địa phương | 197.286 | |
|
| HTX | 404.132 | |
II | Đăng ký nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa |
|
| |
1 | 2018 | 04 HTX được đăng ký nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa mỗi HTX đăng ký 02 nhóm sản phẩm |
| Thông tư 22/2009/TT-BTC ngày 04/2/2009 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu Công nghiệp |
|
| Kinh phí hỗ trợ cho 01 HTX |
| |
|
| Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm có 6 SP, dịch vụ): 180.000đ x 02 nhóm | 360 | |
|
| Nếu nộp đơn trên 6 SP, DV trong nhóm, nộp thêm cho mỗi SP, DV thứ 7 trở 30.000đ x 2 | 60 | |
|
| Lệ phí thẩm định nội dung đơn: 360.000đ/nhóm x 02 nhóm | 720 | |
|
| Nếu nộp đơn trên 6 SP, DV trong nhóm, nộp thêm cho mỗi SP, DV thứ 7 trở 60.000đ x 2 nhóm | 120 | |
|
| Lệ phí dang bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 02 nhóm x 120.000đ/HTX |
| |
|
| Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 02 nhóm x 120.000đ/HTX |
| |
|
| Lệ phí bổ sung cho mỗi nhóm, từ nhóm thứ 2: 02 nhóm x 100.000đ/HTX |
| |
|
| Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 02 nhóm x 100.000đ/HTX | 200 | |
|
| Lệ phí gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nhóm sản phẩm, dịch vụ): 02 nhóm x 660.000đ/HTX | 1320 | |
|
| Lệ phí bổ sung cho nhóm thứ 2: 02 nhóm x 450.000đ/HTX | 900 | |
|
| Cộng kinh phí cho 01 HTX | 4.360 | |
|
| Tổng kinh phí cho 04 HTX= 4.360 x 04 | 17.440 | |
|
| Trong đó: NS Trung ương: |
| |
|
| NS địa phương 50% | 8.720 |
|
|
| HTX 50% | 8.720 |
|
2.000.000 | |
Tổng kinh phí của đề án PTKTTT năm 2018: | 8.117.773 |
Số tiền bằng chữ: Tám tỷ một trăm mười bảy triệu bảy trăm bảy ba nghìn đồng./. | |
Trong đó: NS Trung ương: | 3.238.320 |
NS địa phương: | 3.276.001 |
HTX: | 1.603.452 |
- 1Kế hoạch 4226/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 31/2017/QĐ-UBND về quy định chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020
- 3Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 4Chỉ thị 1170/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 5Kế hoạch 1673/KH-UBND năm 2018 kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Gia Lai năm 2019
- 1Thông tư 22/2009/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 13/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 5Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 6Thông tư 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí của Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 10/2012/QĐ-UBND về Quy định chi, mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông địa phương sử dụng nguồn kinh phí khuyến nông của tỉnh Điện Biên
- 8Luật hợp tác xã 2012
- 9Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Luật đất đai 2013
- 11Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất hướng dẫn Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chế độ tài chính hỗ trợ sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã do Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 2261/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 14Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2011 về thành lập và Quy chế sử dụng và quản lý quỹ xúc tiến thương mại tỉnh Điện Biên
- 15Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 16Thông tư 340/2016/TT-BTC hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 17Kế hoạch 4226/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 18Quyết định 31/2017/QĐ-UBND về quy định chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020
- 19Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 20Chỉ thị 1170/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 21Kế hoạch 1673/KH-UBND năm 2018 kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Gia Lai năm 2019
Kế hoạch 311/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
- Số hiệu: 311/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/02/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lê Thành Đô
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra