- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Kết luận 56-KL/TW năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- 3Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 4Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2015 về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 399/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp quản lý hợp tác xã và tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Quyết định 20/2017/QĐ-UBND Quy định nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới và tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 do tỉnh Gia Lai ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1673/KH-UBND | Gia Lai, ngày 01 tháng 08 năm 2018 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH GIA LAI NĂM 2019.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018
I/ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, tổ hợp tác (sau đây viết tắt là HTX, THT):
a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của HTX, THT:
- Về hợp tác xã:
Toàn tỉnh hiện có 165 HTX hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, trong đó số lượng HTX thành lập mới tính đến ngày 25/7/2018 là 26 HTX, đạt 86,6% kế hoạch năm 2018. Doanh thu bình quân ước đạt 500 triệu/HTX/năm. Lãi bình quân của HTX ước đạt 90 triệu/HTX/năm. Thu nhập bình quân 30 triệu/người/năm.
- Về tổ hợp tác:
Toàn tỉnh có 759 HT, đa số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và đã có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Thu nhập bình quân của thành viên, người lao động khoảng 10 - 15 triệu đồng/năm.
b) Về thành viên, lao động của HTX, THT:
- Tổng số thành viên của HTX là 16.130 người.
- Tổng số lao động thường xuyên trong HTX là 1.632 người
- Thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên trong HTX ước đạt 30 triệu đồng/người/năm
c) Về trình độ cán bộ quản lý HTX, THT:
Tổng số cán bộ quản lý HTX là 589 người, trong đó số lượng cán bộ quản lý đạt trình độ sơ cấp và trung cấp có 236 người, cao đẳng và đại học có 177 người.
2. Đánh giá theo lĩnh vực:
a) Lĩnh vực nông nghiệp:
- Có 119 HTX, với sự tham gia của 7.210 thành viên, giải quyết việc làm cho 1.007 lao động. Vốn điều lệ đăng ký là 180.587 triệu đồng. Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 7,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 88 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là làm dịch vụ thủy lợi, phân bón, bảo vệ thực vật, thú y, làm đất, chăn nuôi.
- Đa số HTX nông nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh còn yếu, thiếu ổn định và năng lực cạnh tranh không cao. Tuy nhiên, có một số HTX đã có sự chuyển biến tích cực và bước đầu đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên; đóng góp một phần vào Chương trình xây dựng nông thôn mới. Một số HTX điển hình như HTX nông nghiệp Chư A Thai, huyện Phú Thiện đang triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất gạo an toàn; HTX nông nghiệp Tân Tiến, huyện Ia Pa và HTX nông lâm nghiệp và dịch vụ vận tải Nam Yang, huyện Kông Chro đang triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn đối với cây mì và cây mía.
b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
- Có 09 HTX, với sự tham gia của 946 thành viên, giải quyết việc làm cho 333 lao động. Vốn điều lệ đăng ký là 24.300 triệu đồng. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 đạt 501 triệu đồng.
- Phần lớn các HTX có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật-công nghệ lạc hậu, lao động thủ công là chính, hiệu quả kinh doanh thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số HTX đã chủ động tìm hướng đi thích hợp, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
c) Lĩnh vực vận tải:
- Có 20 HTX, với sự tham gia của 389 thành viên, giải quyết việc làm cho 175 lao động, vốn điều lệ đăng ký là 52.647 triệu đồng. Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 22.078 triệu đồng.
- Ngành nghề chính của các HTX là khai thác luồng, tuyến, bến bãi và hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa trong tỉnh, cả nước và nước ngoài. Nhìn chung các HTX hoạt động khá ổn định, kinh doanh có hiệu quả.
d) Lĩnh vực xây dựng:
- Có 07 HTX, với sự tham gia của 58 thành viên, vốn điều lệ đăng ký là 47.108 triệu đồng. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 đạt 564 triệu đồng.
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là buôn bán vật liệu xây dựng, nhận thi công các công trình nhỏ. Nhìn chung, các HTX gặp khó khăn do có quy mô nhỏ, không đủ năng lực để tham gia các công trình lớn.
đ) Lĩnh vực thương mại:
- Có 04 HTX, với sự tham gia của 59 thành viên, vốn điều lệ đăng ký là 8.062 triệu đồng. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 đạt 423 triệu đồng.
- Phần lớn các HTX hoạt động ổn định, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động. Tuy nhiên do có quy mô nhỏ nên chưa đủ điền kiện mở rộng nguồn hàng và địa bàn kinh doanh.
e) Quỹ tín dụng nhân dân:
- Có 06 quỹ tín dụng nhân dân, với 7.449 thành viên. Tổng nguồn vốn hoạt động là 281,464 tỷ đồng; tổng dư nợ là 261,338 tỷ đồng (nợ xấu là 2,391 tỷ đồng, chiếm 0,91% tổng dư nợ).
- Các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động dưới sự quản lý và giám sát của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Gia Lai, được tổ chức chặt chẽ, hoạt động ổn định và có hiệu quả nhất hiện nay (100% quỹ hoạt động có lãi).
II/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển khai luật và các văn bản hướng dẫn:
- Tỉnh đã triển khai thi hành Luật Hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan như: Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã 2012; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ...
- Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 30/5/2017 về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, các cấp đẩy mạnh phát triển HTX trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 399/QĐ-UBND ngày 18/5/2017 về quy chế phối hợp quản lý HTX và THT trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 về quy định nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của HTX, thành lập mới và tổ chức lại hoạt động của HTX theo chương trình hỗ trợ phát triển HTX trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 11/7/2018 về tăng cường chỉ đạo thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012...
2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể:
- Đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể cấp tỉnh, cấp huyện và đã ban bành quy chế tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tập thể; xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi các loại hình HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, phát triển các mô hình tiên tiến để nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX:
- Đã hỗ trợ thành lập mới 05 HTX và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho trên 200 cán bộ HTX, với kinh phí trên 400 triệu đồng.
- Đến nay có 10 HTX được UBND tỉnh giao, tạm giao đất để xây dựng trụ sở làm việc, kho bãi, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện đúng quy định chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với HTX; miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập tạo ra từ Hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã viên. Tuy nhiên vẫn còn một số HTX chưa thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách, kế toán theo quy định nên việc thực hiện chính sách này chưa đảm bảo.
- Việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng còn hạn chế, do phần lớn HTX không đáp ứng điều kiện thế chấp tài sản để vay vốn. Các HTX trên địa bàn tỉnh chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ các quỹ của Trung ương, riêng các quỹ tín dụng nhân dân được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Đăk Lăk.
- Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại còn thấp, một phần do mức hỗ trợ theo quy định thấp, một phần do sản phẩm hàng hóa của HTX chưa phong phú nên ít tham gia các hoạt động này.
- Hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ còn hạn chế, mới triển khai một số đề tài, dự án hỗ trợ các HTX thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông sản.
- Chính sách hỗ trợ HTX tham gia thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng được quan tâm, các HTX được tham gia thi công các công trình dân sinh công cộng ở địa bàn như: Kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn...
4. Hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể:
Gia Lai là tỉnh còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nên việc hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế.
III/ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
1. Khó khăn, hạn chế:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX chưa mang lại hiệu quả cao, không thu hút được xã viên và cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo chuyên môn về làm việc cho HTX.
- Một số HTX ngừng hoạt động; hoạt động mang tính hình thức,
- Nhiều HTX có cơ sở vật chất nghèo nàn, không đảm bảo để hoạt động sản xuất kinh doanh; thiếu nguồn vốn đầu tư nhưng không có tài sản thế chấp để vay vốn; phương thức hoạt động không còn phù hợp và không theo kịp với sự phát triển của thị trường; chưa xây dựng được thương hiệu; công tác tiếp cận và mở rộng thị trường còn hạn chế nên việc tiêu thụ sản phẩm làm ra gặp nhiều khó khăn.
2. Nguyên nhân:
- Việc phân cấp, phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển HTX tuy có kịp thời, đầy đủ, nhưng một số địa phương còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ phát triển HTX chưa thực hiện tốt; Liên minh HTX tỉnh chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Đội ngũ cán bộ quản lý của các HTX đa phần đã lớn tuổi, trình độ chuyên môn thấp, thiếu kinh nghiệm và năng lực quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước để phát triển kinh tế tập thể còn thấp, chưa sát với thực tế.
- Thời tiết, khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp; thị trường nông sản không ổn định, biến động khó lường đã ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp.
Kính đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét ban hành các chính sách mới; đồng thời điều chỉnh, bổ sung các chính sách hiện hành phù hợp với tình hình thực tế để hỗ trợ kinh tế tập thể ổn định và phát triển.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019
I/ MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019
1. Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2019 được cụ thể hóa bằng các mục tiêu được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 chung của cả nước; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và các chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh đã được phê duyệt, chiến lược toàn diện về tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu chung thực tế của các thành viên trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội; phải theo đúng các giá trị và các nguyên tắc cơ bản của HTX, mang tính phổ biến trên thế giới và cả nước được áp dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3. Một mặt, quan tâm các chỉ tiêu số lượng, mặt khác phải đặc biệt chú trọng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, hiệu quả như doanh thu, thu nhập của các thành viên…; các chỉ tiêu xã hội như hiệu quả cung ứng dịch vụ của HTX đối với thành viên và kinh tế hộ thành viên, mức độ cạnh tranh sản phẩm của các HTX, tạo việc làm mới, thu nhập và mức sống, dịch vụ của HTX phục vụ đời sống thành viên và cộng đồng dân cư như giáo dục, đào tạo, y tế….
1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn:
1.1. Thuận lợi
- Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có khả năng phục hồi, kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, tạo ra nhiều cơ hội để kinh tế tập thể phát triển.
- Sự nhận thức về kinh tế tập thể và tinh thần trách nhiệm của cấp, các ngành được nâng lên. Nhiều nơi đã chú trọng và có những biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX.
- Nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá qua nhiều năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.2. Khó khăn
- Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp khó lường, tác động đến đất nước chúng ta, việc triển khai, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua cao so với mức bình quân chung của cả nước, nhưng Gia Lai vẫn còn là một tỉnh nghèo, sản xuất hàng hóa nói chung và ngành nghề nông thôn phát triển còn chậm, điều kiện và khả năng phát triển kinh tế tập thể, HTX còn gặp nhiều khó khăn.
2. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể, HTX:
Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 chung của cả nước; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể năm 2019 là nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, THT; nâng cao hiệu quả đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững; nâng cao vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tập thể trong nền kinh tế.
3. Mục tiêu tổng quát:
Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX bền vững, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách dân chủ, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là đối với nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 khu vực kinh tế tập thể, HTX có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và cả đất nước; thực hiện tốt hơn về 7 nguyên tắc của HTX.
4. Một số mục tiêu cụ thể:
- Khai thác có hiệu quả về lợi thế nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế tập thể gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Hoàn thành việc giải thể các HTX thuộc diện phải giải thể đúng theo quy định của pháp luật.
- Thành lập mới 30 HTX (bình quân 1-2 HTX/huyện, thị xã, thành phố).
- Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý, thành viên và người lao động HTX đạt 35 triệu đồng/năm.
- Trên 20% cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ HTX có trình độ đại học, cao đẳng; trên 50% có trình độ sơ, trung cấp; 50% cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ HTX được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế HTX.
- Doanh thu bình quân đạt 550 triệu đồng/HTX/năm; lợi nhuận bình quân đạt 103 triệu đồng/HTX/năm.
- Triển khai có hiệu quả các dự án mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với hình thành và phát triển mô hình HTX kiểu mới.
5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2019:
5.1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012:
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển HTX cho phù hợp với tình hình thực tế; ban hành các cơ chế, chính sách để HTX được hưởng thụ bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
5.2. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp tác xã năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX:
- Tiếp tục thực hiện và đổi mới công tác tuyên truyền Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách của nhà nước về phát triển HTX kiểu mới; theo đó, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng chương trình, có kế hoạch tuyên truyền lồng ghép với giới thiệu, biểu dương những mô hình điển hình, tiên tiến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX.
- Tiếp tục thu hút cán bộ trẻ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc cho HTX.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý HTX, gắn với việc triển khai đề án đào tạo nghề cho nông thôn theo hướng tạo nguồn cán bộ quản lý chuyên nghiệp cho HTX, đặc biệt là giám đốc HTX và đội ngũ cán bộ kế cận trong thành viên HTX.
5.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
- Triển khai thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh đối với HTX về tài chính, tín dụng, thuế, đất đai, khoa học công nghệ, cung cấp thông tin về thị trường.
- Bố trí đầy đủ kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ thành lập mới HTX, THT.
- Lồng ghép, kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh hàng năm; thu hút các nguồn lực để phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết. Tạo điều kiện thuận lợi để các HTX được tiếp cận vốn tín dụng; tranh thủ sự tài trợ, hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; khuyến khích tập trung đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã:
- Liên minh HTX tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá thực chất tình hình hoạt động của các HTX; đề ra các giải pháp tư vấn, hỗ trợ phù hợp và thiết thực; đề xuất thực hiện thí điểm một số HTX để nhân rộng và phát triển các mô hình tiên tiến.
- Vận động chuyển đổi mô hình hoạt động hoặc thực hiện giải thể các HTX đã ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả đúng theo quy định của pháp luật.
- Phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế, trong đó HTX đóng vai trò nòng cốt về tổ chức nông dân sản xuất, sơ chế, chế biến và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hóa. Các địa phương và Liên minh HTX tỉnh thực hiện vai trò làm đầu mối mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, nhằm giúp các HTX liên doanh, liên kết, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ các HTX xây dựng thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa và năng lực cạnh tranh.
- Duy trì hoạt động của các nhóm sở thích và phát triển thành THT, HTX.
5.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về phát triển HTX; nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của các sở, ban, ngành, nhất là Liên minh hợp tác xã tỉnh.
- Rà soát kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể ở các cấp; tăng cường vai trò, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể trên cơ sở đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ cả về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu và sát với cơ sở, nhiệt tình với phong trào kinh tế tập thể, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý HTX theo khung chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của các bộ chuyên ngành.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp, đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh HTX và giải quyết các thủ tục, hồ sơ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và các quy định, hướng dẫn thực hiện về HTX. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế đối với phát triển kinh tế tập thể, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong phát triển HTX.
5.6. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể:
Để kinh tế tập thể tiếp tục phát triển, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội theo chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương lựa chọn những nội dung thiết thực để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, khích lệ nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể.
- Hỗ trợ thành lập mới HTX; hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả.
- Tăng cường hoạt động giám sát việc thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Gia Lai năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xin báo cáo, kính đề nghị Bộ kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 1673/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Gia Lai)
STT | Chỉ tiêu | ĐVT | Thực hiện năm 2017 | Năm 2018 | Kế hoạch năm 2019 | ||
Kế hoạch | Ước TH 6 tháng | Ước TH cả năm | |||||
I/ | Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
1. | Tỷ trọng đóng góp vào GDP | % |
|
|
|
|
|
2. | Tổng số hợp tác xã | HTX | 141 | 140 | 165 | 171 | 201 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Số HTX đang hoạt động | HTX |
|
| 156 |
|
|
| Số HTX ngừng hoạt động | HTX |
|
| 9 |
|
|
| Số HTX thành lập mới | HTX | 59 | 25 | 26 | 30 | 30 |
| Số HTX giải thể | HTX |
|
| 5 |
|
|
3. | Tổng số thành viên hợp tác xã | thành viên | 15.865 | 15.407 | 16.130 | 16.410 | 16.620 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Số thành viên mới | thành viên |
| 675 | 540 | 675 | 878 |
| Số thành viên ra khỏi HTX |
|
|
|
|
|
|
4. | Tổng số LĐ thường xuyên trong HTX | người | 1.646 | 2.684 | 1.632 | 1.732 | 2.078 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Số LĐ thường xuyên mới | người |
|
|
|
|
|
| Số LĐ là thành viên HTX | người |
|
|
|
|
|
5. | Doanh thu bình quân một HTX | tr.đồng/năm | 490 | 500 | 265 | 510 | 550 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Doanh thu của HTX với thành viên | tr.đồng/năm |
|
|
|
|
|
6. | Lãi bình quân một HTX | tr.đồng/năm | 87 | 90 | 40 | 95 | 103 |
7. | Thu nhập bình quân của LĐ thường xuyên trong HTX | tr.đồng/năm | 27 | 30 | 15 | 33 | 35 |
8. | Tổng số cán bộ quản lý HTX | người | 517 | 540 | 589 | 634 | 724 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ cấp, TC | người | 155 | 193 | 236 | 254 | 290 |
| Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, ĐH | người | 103 | 124 | 177 | 190 | 217 |
II | Liên hiệp hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
1 | Tổng số liên hiệp HTX | LHHTX | 0 |
|
| 0 | 0 |
III | Tổ hợp tác |
|
|
|
|
|
|
1 | Tổng số tổ hợp tác | THT |
|
| 759 |
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Số tổ hợp tác thành lập mới | THT |
|
|
|
|
|
| Số tổ hợp tác có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn | THT |
| 0 | 759 | 0 | 0 |
2 | Tổng số HTX thành viên | Thành viên |
|
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Số thành viên mới thu hút | thành viên |
|
|
|
|
|
3 | Doanh thu của một tổ hợp tác | tr.đồng/năm |
|
|
|
|
|
4 | Lãi bình quân một tổ hợp tác | tr.đồng/năm |
|
|
|
|
|
SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2018 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 1673/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Gia Lai)
STT | Chỉ tiêu | ĐVT | Thực hiện năm 2017 | Năm 2018 | Kế hoạch năm 2019 | ||
Kế hoạch | Ước TH 6 tháng | Ước TH cả năm | |||||
I/ | HỢP TÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
1. | Tổng số hợp tác xã | HTX | 141 | 140 | 165 | 171 | 201 |
| Chia ra |
|
|
|
|
|
|
1.1 | HTX nông-lâm-ngư-diêm nghiệp | HTX | 97 | 101 | 119 | 123 | 143 |
1.2 | HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp | HTX | 8 | 8 | 9 | 10 | 12 |
1.3 | HTX xây dựng | HTX | 6 | 5 | 7 | 7 | 9 |
1.4 | HTX tín dụng | HTX | 6 | 6 | 6 | 6 | 8 |
1.5 | HTX thương mại | HTX | 4 | 4 | 4 | 5 | 7 |
1.6 | HTX vận tải | HTX | 20 | 16 | 20 | 20 | 22 |
1.7 | HTX khác | HTX |
|
|
|
|
|
II/ | LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ |
|
|
|
|
|
|
1. | Tổng số liên hiệp HTX | LHHTX | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| Chia ra |
|
|
|
|
|
|
III/ | TỔ HỢP TÁC |
|
|
|
|
|
|
1. | Tổng số tổ hợp tác | THT |
|
| 759 | 759 | 759 |
| Chia ra |
|
|
|
|
|
|
1.1 | Tổ hợp tác nông-lâm-ngư-diêm nghiệp | THT |
|
| 759 | 759 | 759 |
1.2 | Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp | THT |
|
|
|
|
|
1.3 | Tổ hợp tác xây dựng | THT |
|
|
|
|
|
1.4 | Tổ hợp tác tín dụng | THT |
|
|
|
|
|
1.5 | Tổ hợp tác thương mại | THT |
|
|
|
|
|
1.6 | Tổ hợp tác vận tải | THT |
|
|
|
|
|
1.7 | Tổ hợp tác khác | THT |
|
|
|
|
|
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018, KẾ HOẠCH NĂM 2019, GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 1673/KH-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Gia Lai)
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Ước thực hiện năm 2018 | Kế hoạch 2019 | Kế hoạch 2018-2020 | ||||||
Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | ||||||
CTMTQG xd Nông thôn mới | Nguồn vốn khác | CTMTQG xd Nông thôn mới | Nguồn vốn khác | CTMTQG xd Nông thôn mới | Nguồn khác | ||||||
1 | 2 | 3 | 4=5+6 | 5 | 6 | 7=8+9 | 8 | 9 | 10=11+12 | 11 | 12 |
I/ | HỖ TRỢ CHUNG ĐỐI VỚI CÁC HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số người được cử đi đào tạo | Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số người được tham gia bồi dưỡng | Người | 352 |
|
| 624 |
|
| 1.248 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 551 |
|
| 1.132 |
|
| 2.264 |
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng | 300 | 300 |
|
| 882 |
| 1.764 | 1.764 |
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 251 |
| 251 |
|
| 250 | 500 |
|
|
| - Thí điểm cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ |
| 402 |
|
| 4.752 | 4.752 |
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng | 402 | 402 |
| 4.752 | 4.752 |
| 9.504 | 9.504 |
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | Hỗ trợ và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | 4 |
|
| 47 |
|
| 94 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 10 |
| 10 | 221 |
|
| 442 |
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
| 206 |
| 206 | 354 |
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 10 |
| 10 | 15 |
| 15 | 88 |
|
|
| Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX |
|
|
| 55 |
|
| 110 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
| 5.500 | 5.500 |
| 33.000 |
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
| 5.500 | 5.500 |
| 33.000 |
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | 2 |
|
| 30 |
|
| 200 |
|
|
| - Số tiền được vay | Tr đồng | 360 |
|
| 90.000 |
|
| 200.000 |
|
|
| Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | 180 |
|
|
|
|
| 200 |
|
|
| Hỗ trợ thành lập mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX | 4 |
|
| 30 |
|
| 60 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 40 |
|
| 150 |
|
| 300 |
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
| 40 |
|
|
|
|
|
|
| HỖ TRỢ RIÊNG ĐỐI VỚI HTX NÔNG, LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số HTX được hỗ trợ | HTX |
|
|
| 71 |
|
|
|
|
|
| - Tổng kinh phí được hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
| 14.200 |
|
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số hợp tác xã được giao đất | HTX |
|
|
| 37 |
|
|
|
|
|
| Tổng điện tích đất được giao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số hợp tác được hỗ trợ cho thuê đất | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng diện tích đất được cho thuê | m2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. | Ưu đãi về tín dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số hợp tác xã được hỗ trợ | HTX |
|
|
| 71 |
|
|
|
|
|
| Tổng số vốn được vay ưu đãi | Tr đồng |
|
|
| 35.500 |
|
|
|
|
|
4. | Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số HTX được hỗ trợ |
|
|
|
| 71 |
|
|
|
|
|
| - Tổng kinh phí được hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
| 14.200 |
|
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. | Hỗ trợ về chế biến sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số HTX được hỗ trợ | HTX |
|
|
| 37 |
|
|
|
|
|
| - Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng |
|
|
| 11.100 |
|
|
|
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Kế hoạch 41/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thanh năm 2018
- 2Kế hoạch 311/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Kế hoạch 3216/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Bình Thuận năm 2019
- 4Kế hoạch 167/KH-UBND thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2018 do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể năm 2019 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 6Kế hoạch 45/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Ninh Bình năm 2019
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Kết luận 56-KL/TW năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- 3Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 4Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2015 về đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 399/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp quản lý hợp tác xã và tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 6Quyết định 20/2017/QĐ-UBND Quy định nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới và tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Kế hoạch 41/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thanh năm 2018
- 8Kế hoạch 311/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển kinh tế tập thể năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 9Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 10Kế hoạch 3216/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Bình Thuận năm 2019
- 11Kế hoạch 167/KH-UBND thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2018 do thành phố Hà Nội ban hành
- 12Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2018 về phát triển kinh tế tập thể năm 2019 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 13Kế hoạch 45/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Ninh Bình năm 2019
Kế hoạch 1673/KH-UBND năm 2018 kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Gia Lai năm 2019
- Số hiệu: 1673/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 01/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Nguyễn Đức Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định