Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3776/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 03 tháng 10 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2023-2030
Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030” và Công văn số 5730/BNN-TY ngày 07/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2023-2030 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
- Kiểm soát thuốc, vắc xin thú y bảo đảm đạt yêu cầu chất lượng, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật, ATTP, giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc.
- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý chuyên ngành thú y các cấp.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023-2030:
- Hệ thống giám sát dịch bệnh động vật từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, tăng cường năng lực và hoạt động có hiệu quả nhằm phát hiện sớm ổ dịch, phân tích dịch tễ, dự báo và cảnh báo kịp thời các loại dịch bệnh động vật. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh thủy sản, nhất là các loại dịch bệnh nguy hiểm (Lở mồm long móng gia súc, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Viêm da nổi cục trâu, bò…), dịch bệnh lây sang người (Cúm gia cầm, Dại,…).
- Có ít nhất 70 doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi động vật và nuôi trồng thủy sản được xây dựng và được công nhận an toàn dịch bệnh, VietGAHP, GlobalGAP. Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng thành công ít nhất 01 vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng cấp huyện; đồng thời, phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và công nhận thành công cơ sở an toàn dịch bệnh, ATTP của tỉnh đủ điều kiện xuất khẩu trứng gia cầm vào thị trường Hồng Kông và xuất khẩu tổ yến vào thị trường Trung Quốc.
- Nâng cao năng lực phòng chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật thủy sản của Chi cục Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
b) Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và ATTP đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023-2030
- Nghiên cứu, đề xuất thành lập Trạm Kiểm dịch động vật nội địa tại các huyện phía nam của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 04/5/2023 của UBND tỉnh. 100% động vật đưa vào cơ sở giết mổ tập trung được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ.
- 100% các chương trình giám sát ATTP đối với thịt lợn, thịt gia cầm, trứng và sản phẩm trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và sản phẩm mật ong, tổ yến được tổ chức triển khai thực hiện.
c) Mục tiêu cụ thể về nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vắc xin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023-2030:
- Triển khai thực hiện Kế hoạch về quản lý sử dụng kháng sinh, giám sát chất lượng thuốc kháng sinh; phòng, chống và giám sát kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030.
- Hằng năm, có ít nhất 10% thuốc, vắc xin thú y lưu hành trên thị trường được giám sát chất lượng, đánh giá hiệu lực; phấn đấu trên 100% các cửa hàng buôn bán thuốc thú y được kiểm tra, giám sát.
d) Mục tiêu cụ thể về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi sổ trong công tác thú y, giai đoạn 2023-2030:
Hệ thống cơ sở dữ liệu cấp tỉnh về kiểm dịch động vật, dịch tễ, quản lý chăn nuôi, quản lý thuốc thú y, hệ thống nhận dạng, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật được thiết lập theo quy định.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023-2030
- Triển khai hiệu quả kế hoạch xây dựng các vùng, cơ sở, chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại các vùng chăn nuôi hàng hóa trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ xuất khẩu theo Kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025, định hướng phát triển giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng thành công ít nhất 01 vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng cấp huyện theo Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 01/02/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Chỉ đạo chính quyền và các cơ quan quản lý thú y cấp tỉnh, cấp huyện, thú y cơ sở, các cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp kiểm soát tốt các loại dịch bệnh; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn lực để đẩy mạnh tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Hằng năm, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí đủ kinh phí, vật tư, vắc xin, hóa chất, phương tiện, nhân lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung của các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật đã được UBND tỉnh phê duyệt (Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025; Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025,...); tổng kết, đánh giá và có văn bản báo cáo, đề xuất nội dung cụ thể cho các chương trình, kế hoạch giai đoạn 2026-2030.
- Tăng cường năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm. Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý dịch tễ trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng công nghệ thông tin báo cáo dịch bệnh trực tuyến đến cấp huyện nhằm nâng cao năng lực thu thập thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu dịch bệnh kịp thời. Chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, ở diện hẹp. Phối hợp ngành y tế xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh lây lan từ động vật sang người trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường năng lực phòng chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật thủy sản của Chi cục; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cấp phòng thử nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật thủy sản; tổ chức đào tạo, tập huấn về quy trình chẩn đoán, kỹ thuật xét nghiệm bệnh động vật thủy sản.
- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu về các cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên toàn địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030 theo Kế hoạch số 2397/KH-UBND ngày 02/7/2021 của UBND tỉnh.
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
2. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023-2030
a) Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, ATTP:
- Tổ chức xây dựng và trình cấp thẩm quyền ban hành quy định về trạm kiểm dịch động vật nội địa trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác xét nghiệm các đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và ATTP.
- Thực hiện công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm dịch tôm giống theo đúng quy định của Luật Thú y và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước:
- Tổ chức rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, ATTP, bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý giết mổ, nhất là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công không đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP, xử phạt nghiêm những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không phép.
- Hằng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch chủ động của địa phương về giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, ATTP.
- Thực hiện giám sát vệ sinh thú y, ATTP (vi sinh vật, tồn dư hóa chất, thuốc thú y, chất cấm...) tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh trong chuỗi thịt gia súc, gia cầm.
c) Giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản phẩm động vật xuất khẩu:
Thực hiện giám sát vệ sinh thú y, ATTP (vi sinh vật, tồn dư hóa chất, thuốc thú y, chất cấm...) tại cơ sở chăn nuôi, cơ sở sơ chế, chế biến đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như trứng gia cầm xuất khẩu vào thị trường Hồng Kông và tổ yến xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
d) Xây dựng và triển khai chương trình thông tin, tuyên truyền về vệ sinh thú y, ATTP trên địa bàn tỉnh.
3. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vắc xin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023-2030
a) Tăng cường năng lực quản lý thuốc, vắc xin thú y:
- Tăng cường năng lực và định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi công tác quản lý thuốc thú y tại địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức rà soát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các cơ sở buôn bán thuốc thú y đảm bảo đủ điều kiện và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo quản, buôn bán, sử dụng thuốc thú y cho các cơ sở buôn bán thuốc thú y, các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
b) Giám sát sử dụng kháng sinh và kháng thuốc:
- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc kê đơn, bán và sử dụng thuốc thú y theo đơn; giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát kháng thuốc, cảnh báo nguy cơ kháng thuốc trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
c) Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông, thông tin tuyên truyền về quản lý thuốc thú y, kê đơn, sử dụng thuốc thú y, đặc biệt kháng sinh và phòng chống kháng thuốc trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
4. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y, giai đoạn 2023-2030:
a) Tổ chức xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y, giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh, bảo đảm liên thông, kết nối có hiệu quả với hệ thống thông tin của Trung ương.
b) Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý dịch tễ trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng công nghệ thông tin báo cáo dịch bệnh trực tuyến (VAHIS) đến cấp huyện nhằm nâng cao năng lực thu thập thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu dịch bệnh kịp thời.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan ở Trung ương triển khai các nhiệm vụ: (i) Xây dựng kho dữ liệu số dùng chung của ngành thú y; (ii) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; (iii) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; (iv) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP; (v) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý thuốc; (vi) Hệ thống trực tuyến phục vụ chỉ đạo, điều hành, đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thú y.
d) Chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực tiếp nhận, vận hành, sử dụng các hệ thống, dữ liệu được Trung ương xây dựng.
III. Kinh phí thực hiện
- Nguồn hỗ trợ của Trung ương thuộc các Chương trình quốc gia về phòng, chống dịch bệnh động vật, hỗ trợ thuộc các dự án và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
- Nguồn kinh phí của tỉnh, nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm của các địa phương, nguồn phí được để lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các nguồn huy động, tài trợ hợp pháp (nếu có) để triễn khai thực hiện các kế hoạch, đề án, dự án trọng tâm của tỉnh.
- Doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi tự đảm bảo kinh phí tổ chức xây dựng, đánh giá, chứng nhận ATDB theo quy định của Việt Nam và WOAH.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện đầy đủ và hiệu quả nội dung của Kế hoạch này; đồng thời, tổ chức thông tin, tuyên truyền nội dung Kế hoạch này đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chăn nuôi biết.
- Hằng năm, xây dựng dự toán nhu cầu kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thú y, gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền giao dự toán phù hợp với khả năng ngân sách địa phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y,... đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, UBND các cấp tăng cường công tác quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các ngành có liên quan và các địa phương trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật; thực hiện việc lấy mẫu giám sát, kiểm soát tình hình dịch bệnh; phối hợp với các địa phương, các trang trại chăn nuôi xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi.
- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch này; kịp thời đề xuất, tham mưu UBND tỉnh những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phân khai kinh phí sự nghiệp nông nghiệp hàng năm giao cho ngành nông nghiệp và các địa phương để thực hiện Kế hoạch phù hợp khả năng ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật nhằm hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặc thù được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật đầu tư công.
4. Sở Công Thương
- Thông báo, triển khai Chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương và các đơn vị Xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tổ chức, trong đó có các chương trình về phát triển thị trường dành cho các sản phẩm chăn nuôi để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lựa chọn chương trình phù hợp tham gia.
- Chủ động nghiên cứu thị trường các nước, thúc đẩy giới thiệu, quảng bá các sản phẩm động vật thông qua các hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trong và ngoài nước; đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi của tỉnh đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm động vật có tiềm năng lớn của tỉnh như trứng gia cầm, tổ yến,... sang thị trường các nước.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cấp tỉnh về kiểm dịch động vật, dịch tễ, quản lý chăn nuôi, quản lý thuốc thú y, hệ thống nhận dạng, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật.
6. Sở Y tế
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh lây lan từ động vật sang người; chia sẻ thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý ATTP trong chuỗi cung ứng thực phẩm có nguồn gốc động vật.
7. Các Sở, ngành: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch này.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ vào Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2023-2030, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ về kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm ATTP có nguồn gốc động vật tại địa phương; quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, phát triển chăn nuôi thuộc địa bàn quản lý.
- Hàng năm, bố trí các nguồn lực và ngân sách, đảm bảo đủ, kịp thời để tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch tại địa phương.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các nội dung Kế hoạch của địa phương. Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan xây dựng bộ tài liệu, in ấn, phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền các nội dung của Kế hoạch.
9. Các cơ sở, chuỗi chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nhu cầu chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan của địa phương lập kế hoạch/đề án xây dựng chuỗi chăn nuôi ATDB.
- Kê khai hoạt động chăn nuôi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tuyển chọn, bố trí nguồn nhân lực đã được đào tạo, tập huấn và nắm rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật về ATSH, ATDB và ATTP.
- Thành lập Tổ công tác kỹ thuật của đơn vị để phân công nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng của từng hợp phần trong chuỗi sản xuất ATDB; bố trí và lập trung nguồn lực để triển khai bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về ATDB và ATTP.
- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành các quy trình có liên quan đến sản xuất, bảo đảm ATSH, ATDB và ATTP; tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện nghiêm ngặt từng quy trình của từng công đoạn của chuỗi sản xuất.
- Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu sang các nước; trước mắt tập trung vào đàm phán xuất khẩu sản phẩm động vật có tiềm năng lớn của tỉnh như trứng gia cầm, tổ yến.... vào các thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản...; chuẩn bị hồ sơ sản phẩm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) đàm phán với cơ quan thú y có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc mở cửa thị trường; tổ chức khảo sát, nắm thông tin để định hướng thị trường tiêu thụ trong nước để có kế hoạch bố trí sản xuất, chế biến.
- Tham gia tổ chức thực hiện phòng, chống và giám sát dịch bệnh tại vùng đệm xung quanh chuỗi ATDB; chủ động và tích cực thực hiện các giải pháp về phòng, chống và giám sát dịch bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn của Trung ương và địa phương nơi xây dựng chuỗi ATDB; hỗ trợ tối đa trong điều kiện cho phép và bảo đảm lợi ích chung của doanh nghiệp và người dân địa phương trong công tác phòng, chống và giám sát dịch bệnh.
- Xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận cơ sở ATDB theo quy định của Việt Nam; đồng thời chuẩn bị hồ sơ và tham gia mời cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu đến đánh giá, công nhận chuỗi sản xuất ATDB theo quy định của WOAH và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
10. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật và các cá nhân liên quan
- Xây dựng và bố trí kinh phí, nhân sự để triển khai các chương trình giám sát theo nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch này.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từng công đoạn của chuỗi sản xuất, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về ATTP.
- Xây dựng và vận hành các quy trình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, chế biến; quy trình giết mổ, chế biến bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, ATTP.
- Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 2913/KH-UBND năm 2023 thực hiện “Kế hoạch quốc gia triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2023-2030
- 3Kế hoạch 573/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2023-2030
- 4Kế hoạch 659/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2023-2030
- 5Kế hoạch 339/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 3722/QĐ-UBND năm 2023 về “Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2023 – 2030”
- 7Kế hoạch 254/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023-2030
- 8Quyết định 1923/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt phương án quản lý dịch bệnh động vật tại chợ trâu, bò Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
- 9Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2023 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật thú y 2015
- 3Quyết định 833/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2030 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 889/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt "Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 2913/KH-UBND năm 2023 thực hiện “Kế hoạch quốc gia triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2023-2030
- 7Kế hoạch 573/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2023-2030
- 8Kế hoạch 659/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2023-2030
- 9Công văn 5730/BNN-TY năm 2023 tổ chức triển khai Quyết định 889/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Kế hoạch 339/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 11Quyết định 3722/QĐ-UBND năm 2023 về “Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2023 – 2030”
- 12Kế hoạch 254/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023-2030
- 13Quyết định 1923/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt phương án quản lý dịch bệnh động vật tại chợ trâu, bò Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
- 14Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2023 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Kế hoạch 3776/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2023-2030
- Số hiệu: 3776/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 03/10/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Hồng Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/10/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra