Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 362/KH-UBND

Tĩnh, ngày 10 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện Luật Người cao tuổi năm 2009, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020; Căn cứ Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025, Công văn số 1439/BYT-TCDS ngày 24/3/2017 của Bộ Y tế về việc xây dựng và triển khai Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tnh Hà Tĩnh với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 đã được Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, nội dung của Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và tình hình thực tiễn của tỉnh.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Các chtiêu đến năm 2025:

- 100% lãnh đạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể được cung cấp thông tin về già hóa dân số, thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; cụ thể hóa, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

- 100% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và các kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

- 100% câu lạc bộ người cao tuổi, các chương trình, dự án có yếu tố liên quan lồng ghép các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tạo điều kiện thuận tiện cho người cao tuổi tham gia sinh hoạt theo nhu cầu.

2.2. Nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi.

Các chtiêu đến năm 2025:

- 90% người cao tuổi cỏ khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thc, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe;

- 90% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm và được lập hồ sơ điện tử theo dõi, quản lý sức khỏe.

2.3. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp (tại các cơ sở y tế, tại gia đình...)

Các chtiêu đến năm 2025:

- 95% người cao tuổi khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

- 100% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện phải có khoa lão khoa hoặc có bộ phận điều trị bệnh nhân là người cao tuổi;

- 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế;

- 100% sinh viên ngành y của Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh được đào tạo kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

2.4. Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung.

Các chtiêu đến năm 2025:

- Có ít nhất 03 cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung dành cho người cao tuổi.

- 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi, địa bàn thực hiện

50% số xã trên toàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2021 và 100% số xã vào năm 2025 được triển khai có hiệu quả các hoạt động theo Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 đã được Bộ Y tế phê duyệt, ưu tiên các địa bàn khó khăn, số lượng người cao tuổi đông.

2. Đối tượng

- Đối tượng thụ hưởng: Người cao tuổi, gia đình có người cao tuổi.

- Đối tượng tác động: Các cấp ủy đảng, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể; cán bộ y tế, dân s; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Đề án; cộng đồng người cao tuổi sinh sống.

3. Thời gian thực hiện

Kế hoạch thực hiện Đề án từ năm 2017 đến 2025 và chia làm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn I (2017 - 2020): Tập trung thực hiện 13 nhóm nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng theo hưng dẫn của Bộ Y tế.

- Giai đoạn II (2021 - 2025): Tổng kết giai đoạn I, lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn I; nhân rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi, ưu tiên cho các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; tạo môi trường thân thiện cho người cao tuổi thông qua việc thúc đẩy phong trào xã, phường, thị trấn phù hợp với người cao tuổi. Hướng dẫn tổ chức, quản lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chính sách huy động các nguồn lực bao gồm cả tư nhân trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Hoạt động khảo sát, đánh giá, quản lý

a. Nội dung

- Khảo sát, đánh giá đầu vào.

- Sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động, kiểm điểm thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.

b. Phương thc thực hiện

- Năm 2017 và Quý I năm 2018: Tiến hành khảo sát đầu vào về thực trạng người cao tuổi và triển khai thực hiện Kế hoạch tại 20 xã, phường, thị trấn/13 huyện, thị xã, thành phố.

- Quý I năm 2021: Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch giai đoạn I, triển khai mở rộng địa bàn giai đoạn II.

- Quý I năm 2026: Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu Kế hoạch.

2. Truyền thông giáo dục thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

a. Nội dung

- Truyền thông vận động nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, những người có uy tín trong cộng đồng về thách thức của quá trình “già hóa dân số” đối với việc chăm sóc sức khỏe, phát huy vai trò người cao tuổi nhằm hoàn thiện kế hoạch và đầu tư kinh phí cho các nội dung hoạt động; xây dựng môi trường y tế thân thiện với người cao tuổi.

- Tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi của người dân về quyền, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, xóa bỏ định kiến về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các cơ sở tập trung (nhà dưỡng lão); nghĩa vụ, trách nhiệm phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi của các cơ quan, tổ chức và gia đình.

- Thực hiện hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, nâng cao sức khỏe đối với người cao tuổi và gia đình có người cao tuổi.

b. Phương thc thực hiện

Thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng tháng, quý hoặc qua tổ chức các sự kiện trong năm tại các xã, phường trọng điểm:

- Tổ chức các cuộc hội thảo cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các sở, ban ngành, đoàn th, tổ chức chính trị, xã hội các cấp về Kế hoạch thực hiện Đề án.

- Thường xuyên tổ chức truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông trực tiếp thông qua các cuộc nói chuyện chuyên đề.

- Tổ chức các sự kiện truyền thông, hội thi, hội diễn, v.v..

- Biên soạn, nhân bản, phát hành các sản phẩm truyền thông, tư vấn; thường xuyên tổ chức truyền thông trực tiếp, lồng ghép với các hoạt động truyền thông khác, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe.

3. Xây dựng, triển khai phong trào xã, phường, thị trấn phù hợp với người cao tuổi

a. Nội dung

Phối hợp xây dựng bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn phù hợp với người cao tuổi; triển khai thí điểm, phát động phong trào thực hiện xã, phường, thị trấn phù hợp với người cao tuổi.

b. Phương thức thực hiện

- Xây dựng bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn phù hợp với người cao tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Triển khai thí điểm, đánh giá kết quả và nhân rộng phong trào xã, phường, thị trấn phù hợp với người cao tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

4. Nâng cao năng lực cho y tế cơ sở bao gồm cả trạm y tế xã, phường, thị trấn trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi

a. Nội dung

Nâng cao năng lực cho y tế cơ sở bao gồm cả trạm y tế xã, phường, thị trấn để tăng cường triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng.

b. Phương thức thực hiện

- Khảo sát, đánh giá thực trạng nhân lực, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trạm y tế cấp xã.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho cán bộ y tế cơ sở.

- Sử dụng nguồn kinh phí địa phương và xã hội hóa để bổ sung trang thiết bị thiết yếu cho y tế cơ sở thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

- Thường xuyên tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trạm y tế theo quy định, bao gồm: Tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân th, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, phương pháp tự chăm sóc sức khỏe; khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

- Tổ chức Chiến dịch chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại trạm y tế cấp xã đsàng lọc một số bệnh thường gặp và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe người cao tuổi.

- Tổ chức khám bệnh, kê đơn, cấp thuốc và tư vấn chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi.

5. Nâng cao năng lực cho các bệnh viện trong việc khám, chữa bệnh cho người cao tuổi

a. Nội dung

Tham gia các cuộc tập huấn về lão khoa, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực cho các phòng khám lão khoa, khoa lão khoa, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi thuộc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thực hiện khám và chữa bệnh cho người cao tuổi.

b. Phương thức thực hiện

- Giai đoạn 2017 - 2020:

+ Sử dụng nguồn kinh phí địa phương để cung cấp trang thiết bị cho các phòng khám lão khoa, khoa lão khoa, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi.

+ Tổ chức, bố trí cán bộ tham dự các lớp tập huấn, đào tạo về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo kế hoạch của Trung ương tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện.

- Giai đoạn 2021 - 2025:

+ Năm 2021 sử dụng nguồn kinh phí địa phương để thực hiện cung cấp trang thiết bị, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các phòng khám lão khoa, khoa lão khoa, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi cho các bệnh viện chuyên khoa, bệnh vin đa khoa theo tiến độ.

+ Căn cứ kết quả hoạt động giai đoạn 2017 - 2020 duy trì và bổ sung các hoạt động phù hợp với giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương.

- Chỉ tiêu đến năm 2025: 100% bệnh viện có phòng khám lão khoa, khoa lão khoa hoặc có bộ phận điều trị bệnh nhân là người cao tuổi.

6. Xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình

a. Nội dung

- Phát triển đội ngũ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở gia đình nhằm thực hiện quản lý sức khỏe người cao tuổi (theo dõi, thăm tại nhà) tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, lồng ghép với quản lý sức khỏe cộng đồng, quản lý các bệnh mãn tính, bệnh không lây nhiễm tại gia đình.

- Chỉ tiêu đến năm 2025: Có 100% số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh duy trì hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

b. Phương thức thực hiện

- Giai đoạn 2017 - 2020:

+ Thành lập tổ tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở cấp xã: Trưởng trạm y tế là tổ trưởng, cán bộ dân số và đại diện Hội người cao tuổi là tổ phó; thành viên 3-5 tình nguyện viên/thôn (là cộng tác viên dân số, y tế thôn bản, hội viên hội người cao tuổi, v.v...).

+ Tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới tình nguyện viên về kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

+ Trang bị một số thiết bị thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho tình nguyện viên.

+ Duy trì hoạt động, nhân rộng mô hình hoạt động của tổ tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở cấp xã bao gồm: Thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại hộ gia đình được phân công; theo dõi, ghi chép tình hình sức khỏe người cao tuổi; tổ chức các buổi họp của tổ tình nguyện viên hàng tháng.

+ Thí điểm phòng khám bác sĩ gia đình, thầy thuốc thuộc mô hình bác sĩ gia đình tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa phương.

- Giai đoạn 2021 - 2025:

+ Tiếp tục duy trì các hoạt động giai đoạn 2017 - 2020, triển khai bổ sung mở rộng địa bàn và một số hoạt động theo hướng dẫn của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.

+ Phát triển phòng khám bác sĩ gia đình, thầy thuốc thuộc mô hình bác sĩ gia đình tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa phương.

7. Xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Lồng ghép các nội dung tự chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào hoạt động các câu lạc bộ liên thế hệ và các loại hình câu lạc bộ của người cao tuổi khác

a. Nội dung

Xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hoặc lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào sinh hoạt của câu lạc bộ liên thế hệ, các loại hình câu lạc bộ của người cao tuổi với sự tham gia của người cao tuổi và người nhà của người cao tuổi thúc đẩy cung cp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của người nhà.

b. Phương thức thực hiện

- Đến hết năm 2018 thành lập và duy trì hoạt động được 20 Câu lạc bộ Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại 20 xã, phường, thị trấn; lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào sinh hoạt của Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các loại hình câu lạc bộ khác.

- Tập huấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho người cao tuổi, người nhà người cao tuổi, chủ nhiệm câu lạc bộ để hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe.

- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tập trung với các nội dung: Thực hiện chế độ làm việc, sinh hoạt và ăn uống hợp lý; tham gia phong trào thể dục, thể thao, văn nghệ,... phù hợp với người cao tuổi; chia sẻ kinh nghiệm tự chăm sóc sức khỏe bản thân; người cao tuổi cùng chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, v.v...

- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

8. Hoạt động thí điểm xã hội hóa chăm sóc y tế cho người cao tuổi tại các cơ sở chăm sóc tập trung

a. Nội dung

Tổ chức thí điểm xã hội hóa chăm sóc y tế cho người cao tuổi tại các cơ sở chăm sóc tập trung ở một số địa phương, trên cơ sở đó xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tập trung cho người cao tuổi của tỉnh.

b. Phương thức thực hiện

- Giai đoạn 2017 - 2020:

+ Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng cơ sở Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn hoặc ban ngày cho người cao tuổi.

+ Triển khai xây dựng và phối hợp đánh giá kết quả mô hình, xây dựng các quy định đtriển khai mrộng mô hình.

- Giai đoạn 2021 - 2025:

Triển khai mô hình Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn và Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày theo hướng dẫn của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.

9. Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thực hiện khi có hướng dẫn cụ thể của Trung ương.

10. Đào tạo bác sĩ chuyên khoa lão khoa; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lão khoa cho sinh viên các trường y, người chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thực hiện khi có hướng dẫn cụ thể của Trung ương.

11. Cụ thể hóa chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Thực hiện khi có hướng dẫn cụ thể của Trung ương.

- Thực hiện Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 13/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy định mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội Hà Tĩnh; Nghị quyết 55/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người cao tuổi và người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tnh giai đoạn 2017-2020.

12. Triển khai nghiên cứu một số đề tài khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thực hiện khi có hướng dẫn cụ thể của Trung ương.

13. Xây dựng các chỉ tiêu thống kê và chỉ tiêu báo cáo, quản lý, giám sát chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu điện tử quản lý công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thực hiện khi có hướng dẫn cụ thể của Trung ương.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Nguồn vốn và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tại địa phương thực hiện theo quy định tại mục IV của Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tổng kinh phí thực hiện: 108.900 triệu đồng (có phụ lục kèm theo).

- Kinh phí giai đoạn 2017 - 2020: 35.670 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 4.700 triệu đồng;

+ Ngân sách cấp tỉnh: 7.830 triệu đồng;

+ Ngân sách cấp huyện: 3.140 triệu đồng;

+ Nguồn xã hội hóa: 20.000 triệu đồng.

- Kinh phí giai đoạn 2021 - 2025: 73.230 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 9.970 triệu đồng;

+ Ngân sách cấp tỉnh: 16.610 triệu đồng;

+ Ngân sách cấp huyện: 6.650 triệu đồng;

+ Nguồn xã hội hóa: 40.000 triệu đồng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình)

- Chủ trì tổ chức, phối hợp, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

- Hàng năm, Sở Y tế xây dựng chương trình khung với những hoạt động cụ thể thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các địa phương. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và UBND tỉnh theo quy định.

2. Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh

Có chương trình đào tạo cho 100% sinh viên ngành y về kỹ năng tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Xây dựng lộ trình thành lập Trung tâm Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong Quy hoạch mạng lưới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của tỉnh.

3. S Tài chính

Căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện Đề án của S Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) và khả năng ngân sách, Sở Tài chính tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệp y tế hàng năm (phần chi Đề án Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.

4. SLao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), các sở, ngành liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội triển khai thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) tổ chức truyền thông rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng các cấp về các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

6. Các sở, ngành liên quan, tổ chức chính trị - xã hội các cấp

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.

7. Hội người cao tuổi tỉnh

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Hội, phối hợp tổ chức truyền thông, vận động cán bộ, hội viên và các tng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Cụ thể hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào nội dung sinh hoạt của Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các câu lạc bộ khác của người cao tuổi.

8. Ủy ban MTTQ tnh và các hội, đoàn thể

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức truyền thông, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ Kế hoạch của tỉnh, xây dựng Kế hoạch phù hợp với thực tiễn của địa phương; b trí kinh phí triển khai Kế hoạch, chịu trách nhiệm về sử dụng các nguồn vn đúng mục tiêu, có hiệu quả.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có gì khó khăn, vưng mắc đề nghị phản ánh, báo cáo kịp thời cho Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) để được hướng dẫn, xử lý; trường hợp vượt thẩm quyền tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Tổng cục Dân s - KHHGĐ;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể thành viên BCĐ DS- KHHGĐ tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Báo Hà Tĩnh;
- Đài PT-TH t
nh;
- Chánh VP, các Phó VP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh Hà Tĩnh (đ
ăng tải);
- Trung tâm Công báo - Tin học (đ
ăng tải);
- Lưu: VT, KGVX
1.
- Gửi: Điện tử.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Vinh

 

PHỤ LỤC:

DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 362/KH-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu

TT

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

KINH PHÍ THỰC HIỆN

Cộng giai đoạn I

KINH PHÍ THỰC HIỆN

Cộng giai đoạn II

Tng kinh phí

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Sxã, phường, thị trấn triển khai (xã)

11

60

80

100

131

160

190

220

262

I

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ, QUẢN LÝ

1

Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá đầu vào

10

40

10

10

70

30

10

10

10

30

90

160

2

Tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết Kế hoạch hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ

20

40

20

20

100

20

20

20

20

20

100

200

3

Kiểm tra, giám sát, đánh giá hàng năm

15

15

15

15

60

15

15

15

15

15

75

135

 

Cộng mục I:

45

95

45

45

230

65

45

45

45

65

265

495

II

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC THAY ĐỔI HÀNH VI VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

4

Tổ chức các cuộc Hội thảo về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

10

20

10

10

50

20

10

10

10

10

60

110

5

Truyền thông, vận động trên phương tiện thông tin đại chúng

20

30

30

30

110

30

20

20

20

20

110

220

6

Nhân bản tài liệu truyền thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Sách, tờ rơi, áp phích .v.v..)

30

30

30

30

120

30

30

30

30

30

150

270

7

Sửa chữa, làm mới pa nô truyền thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại các địa phương

50

50

50

50

200

50

50

50

50

50

250

450

 

Cộng mục II:

110

130

120

120

480

130

110

110

110

110

570

1.050

III

XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI PHONG TRÀO XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

8

Cụ thể hóa tiêu chí xã, phường, thị trấn phù hợp với người cao tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế

0

10

10

10

30

10

20

20

20

20

90

120

9

Đánh giá, nhân rộng phong trào xã, phường, thị trấn phù hợp với người cao tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế

0

0

10

20

30

20

40

60

80

80

280

310

 

Cộng mục III:

0

10

20

30

60

30

60

80

100

100

370

430

IV

NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO Y TẾ CƠ SỞ TRONG THỰC HIỆN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO NGƯỜI CAO TUỔI

10

Khảo sát, tham mưu xây dựng Trạm Y tế đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

10

10

10

10

40

10

10

10

10

10

50

90

11

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Năm 2017 tổ chức 11 lớp (mỗi lớp 5.000.000đ); các năm tiếp theo nhân rộng

55

105

100

100

360

100

100

100

100

100

500

860

12

Tchức chăm sóc sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi tại Trạm Y tế, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cụ thể cho từng người cao tui (Mỗi xã 3.000.000 đ/năm)

55

180

240

300

775

393

480

570

660

786

2.889

3.664

13

Tổ chức Chiến dịch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trạm y tế, lập hồ sơ theo dối sức khỏe cho người cao tuổi

35

90

150

150

425

150

150

150

150

150

750

1.175

14

Hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị cho các trạm y tế

500

1.000

2.000

4.000

7.500

500

1.000

2.000

4.000

4.000

11.500

19.000

 

Cộng mục IV:

655

1.385

2.500

4.560

9.100

1.153

1.740

2.830

4.920

5.046

15.689

24.789

V

NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC KHOA LÃO CỦA CÁC BỆNH VIỆN

15

Hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị cho các phòng khám lão khoa

100

100

100

100

400

100

100

100

100

100

500

900

16

Đào tạo, tập huấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho cán bộ y tế

20

20

20

20

80

20

20

20

20

20

100

180

17

Tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật

50

50

50

50

200

50

50

50

50

50

250

450

 

Cộng mục V:

170

170

170

170

680

170

170

170

170

170

850

1.530

VI

XÂY DỰNG VÀ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG ĐỘI NGŨ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI GIA ĐÌNH

18

Thành lập và duy trì và mở rộng hoạt động mạng lưới tình nguyện viên: 20.000đ/ 01 tháng/01 TNV

30

648

864

1.080

2.622

1.415

1.728

2.052

2.376

2.830

10.400

13.022

19

Trang bị một số thiết bị thiết yếu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

50

150

150

150

500

100

100

100

100

100

500

1.000

20

Đào tạo, tập huấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho tình nguyện viên: mỗi cuộc 5.000.000 đ

55

55

55

55

220

55

55

55

55

55

275

495

21

Triển khai thí điểm mô hình bác sỹ gia đình tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (50% số xã x 2000.000đ/ năm)

0

60

80

100

240

131

160

190

220

262

963

1.203

 

Cộng mục VI:

135

913

1.149

1.385

3.582

1.701

2.043

2.397

2.751

3.247

12.138

15.720

VII

XÂY DỰNG, DUY TRÌ SINH HOẠT CÁC CÂU LẠC BỘ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

22

Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ 01 lần/Quý (100.000đ/quý)

5

24

32

40

101

52

64

76

88

52

332

433

23

Tập huấn về kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi: Mỗi xã 5.000.000 đ

55

245

100

100

500

555

145

150

150

210

1.210

1.710

 

Cộng mục VII:

60

269

132

140

601

607

209

226

238

262

1.542

2.143

VIII

XÂY DỰNG, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

24

Htrợ lãi suất cho việc xây dựng cơ sở chăm sóc sức khỏe NCT tập trung

0

500

0

0

500

1000

0

0

0

0

1.000

1.500

25

Xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

0

10

10

10

30

5

5

5

5

5

25

55

IX

ĐÀO TẠO BÁC SỸ CHUYÊN KHOA LÃO KHOA, SINH VIÊN TRƯỜNG Y, NGƯỜI CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

26

Hỗ trợ trường Cao đẳng Y tế trong đào tạo nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

0

20

20

20

60

20

20

20

20

20

100

160

X

CỤ THỂ HÓA CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

27

Khảo sát, đánh giá về thực hiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành

0

7

5

5

17

10

0

0

0

10

20

37

28

Tổ chức cụ thể hóa các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành

0

5

5

5

15

5

5

5

5

5

25

40

 

Cộng mục XI:

0

12

10

10

32

15

5

5

5

15

45

77

XI

TRIỂN KHAI MỘT SỐ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

29

Thực hiện các Đề tài nghiên cứu về người cao tuổi

0

50

50

50

150

100

50

50

50

100

350

500

XII

XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ, CHỈ TIÊU BÁO CÁO, QUẢN LÝ, GIÁM SÁT, HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ

30

Xây dựng các chỉ tiêu thống kê, báo cáo, quản lý, giám sát theo hướng dẫn của Bộ Y tế

20

30

40

50

140

50

50

50

50

50

250

390

31

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu thông tin điện tử quản lý công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

0

15

5

5

25

10

10

5

5

5

35

60

 

Cng mc XII:

20

45

45

55

165

60

60

55

55

55

285

450

 

CỘNG KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

1.195

3.609

4.271

6.595

15.670

5.056

4.517

5.993

8.469

9.195

33.230

48.900

B

XÂY DỰNG CƠ BẢN (XÃ HỘI HÓA CHĂM SÓC Y TẾ CHO NGƯỜI CAO TUỔI TẠI CÁC CƠ SỞ TẬP TRUNG)

32

Triển khai thí điểm mô hình xã hội hóa Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn và mô hình xã hội hóa Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày của tỉnh

0

20.000

0

0

20.000

0

40.000

0

0

0

40.000

60.000

TNG KINH PHÍ

1.195

23.609

4.271

6.595

35.670

5.056

44.517

5.993

8.469

9.195

73.230

108.900

 

Trong đó: - Ngân sách trung ương

 

 

 

 

4.700

 

 

 

 

 

9.970

14.670

 

- Ngân sách tnh

 

 

 

 

7 830

 

 

 

 

 

16.610

24.440

 

- Ngân sách huyện

 

 

 

 

3.140

 

 

 

 

 

6.650

9.790

 

- Nguồn xã hội hóa

 

 

 

 

20.000

 

 

 

 

 

40.000

60.000