- 1Quyết định 2451/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1671/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Quyết định 2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 891/QĐ-BTTTT năm 2013 phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quyết định 1448/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 145/2014/TTLT-BTC-BTTTT quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Quyết định 1168/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 08/2016/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3465/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 08 tháng 6 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 891/QĐ-BTTTT ngày 22/7/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Đề án thông tin và tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất;
Căn cứ Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh truyền hình đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch 145/2014/TTLT-BTC-BTTTT ngày 03/10/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất;
Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020;
Căn cứ Văn bản số 1635/BTTTT-CTS ngày 28/5/2018 về việc triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất tại các tỉnh Nhóm III,
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 và sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam.
- Duy trì và mở rộng vùng phủ sóng phát thanh, truyền hình trên địa bàn, đặc biệt chú trọng đến khu vực vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước và đảm bảo cung cấp đến nhân dân các dịch vụ phát thanh, truyền hình đa dạng, chất lượng cao.
- Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên địa bàn tỉnh từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình; cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân.
- Thực hiện đúng lộ trình của Chính phủ về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức triển khai giữa các sở, ban, ngành để thực hiện Đề án đạt hiệu quả.
2. Yêu cầu:
- Việc triển khai Kế hoạch phải đồng bộ, kịp thời, phù hợp với lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 của Chính phủ.
- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng về Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đảm bảo các hộ nghèo, cận nghèo đủ tiêu chuẩn được hỗ trợ kịp thời đầu thu truyền hình số theo quy định của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng và các đơn vị có liên quan.
1. Thực hiện khảo sát, tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì hướng dẫn công tác khảo sát, thống kê, tổng hợp số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số theo quy định tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 (Sở Thông tin và Truyền thông gửi biểu mẫu để UBND cấp huyện khảo sát, thống kê).
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất của tỉnh, cung cấp danh sách tổng hợp cho Bộ Thông tin và Truyền thông (thông qua Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam thuộc Cục Tần số vô tuyến điện) làm cơ sở hỗ trợ theo quy định.
2. Khảo sát thực trạng thu sóng truyền hình tương tự mặt đất, xác định vùng bị ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh khi ngừng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, UBND các huyện, thành phố và doanh nghiệp cung cấp đầu thu thực hiện công tác kiểm tra, khảo sát thực trạng thu sóng truyền hình tương tự mặt đất, xác định vùng bị ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh khi ngừng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất để đề xuất các giải pháp khắc phục khi áp dụng truyền hình số mặt đất.
3. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và phân phối, lắp đặt đầu thu truyền hình số mặt đất
3.1. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố và doanh nghiệp cung cấp đầu thu thực hiện việc hỗ trợ, lắp đặt đầu thu cho các hộ nghèo và cận nghèo đủ điều kiện; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc phân phối, lắp đặt đầu thu truyền hình số mặt đất.
3.2. Doanh nghiệp cung cấp đầu thu:
- Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện hỗ trợ, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và bảo hành đầu thu truyền hình số mặt đất đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được hỗ trợ đầu thu;
- Lập biên bản nghiệm thu, bàn giao đầu thu truyền hình số mặt đất với hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ đầu thu;
- Lập bảng kê chi tiết đối tượng đã nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất;
- Lập bảng báo cáo số lượng và kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất;
- Thời gian thực hiện: Triển khai theo kế hoạch của Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp đầu thu và lộ trình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Về đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng, đồng bộ và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự cần thiết, lợi ích khi chuyển đổi số hóa truyền hình; thông tin về thời gian, thời điểm chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các phương thức thu, xem truyền hình số, truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh; phổ biến các chính sách và chương trình hỗ trợ của Nhà nước cho người dân và doanh nghiệp khi chuyển đổi số hóa; thông tin các sự kiện quan trọng liên quan đến hoạt động số hóa.
- Phát sóng thường xuyên, liên tục vào thời gian thích hợp trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, hệ thống truyền thanh cơ sở về kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền hình trên địa bàn tỉnh; mở các chuyên đề, chuyên mục, xây dựng video-clip, tờ rơi, tờ gấp, đăng tải trên Báo Lâm Đồng, cổng/trang thông tin điện tử; hướng dẫn các tổ chức và người dân thực hiện việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình kỹ thuật số.
2. Về thị trường và dịch vụ
- Thúc đẩy việc sử dụng các phương thức truyền dẫn, phát sóng truyền hình khác để đẩy nhanh lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, khuyến khích việc xây dựng và phát triển hạ tầng mạng tại các khu vực tập trung dân cư và có nhu cầu sử dụng cao. Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đã được cấp phép triển khai các hệ thống truyền hình cáp, truyền hình cáp công nghệ IPTV và truyền hình Internet trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
- Các doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất dành dung lượng để truyền tải (không mã hóa) các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, đảm bảo có ít nhất một mạng truyền dẫn, phát sóng số chuyển tải các kênh chương trình này.
- Kiểm tra, giám sát việc dán nhãn hàng hóa, gắn dấu hợp quy và gắn biểu trưng số hóa truyền hình DVB-T2 trên các bao bì, sản phẩm các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số đang kinh doanh, sản xuất, lưu thông trên thị trường theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp với các địa phương điều tra phương thức thu, xem truyền hình và các đối tượng được hỗ trợ đầu thu truyền hình số trên địa bàn tỉnh.
3. Về đổi mới tổ chức hoạt động của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Thành lập doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng trực thuộc Đài hoặc tham gia cổ phần vào doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng trên phạm vi vùng (một hoặc một số tỉnh, thành phố). Việc đổi mới tổ chức hoạt động của Đài phải thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với lộ trình số hóa công nghệ truyền dẫn, phát sóng theo hướng:
- Đài vẫn đảm nhiệm chức năng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình tương tự cho đến khi chấm dứt hoàn toàn truyền hình tương tự theo lộ trình số hóa.
- Kể từ thời điểm chấm dứt truyền hình tương tự, nếu Đài chưa đủ điều kiện cấp phép thiết lập mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số mặt đất tại địa bàn sẽ tập trung chủ yếu vào chức năng sản xuất nội dung chương trình.
4. Về phát triển nguồn lực
- Về chính sách huy động vốn đầu tư: Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phục vụ nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài. Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phục vụ các mục tiêu khác, sử dụng vốn huy động từ các doanh nghiệp, xã hội.
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực: Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ kỹ thuật viên, đội ngũ phóng viên, biên tập viên để đáp ứng cho yêu cầu ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng và phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình.
5. Giải pháp về sử dụng công nghệ và tiêu chuẩn
Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật truyền hình số mặt đất đối với các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số theo các Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 63:2012/BTTTT về thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2, QCVN 64:2012/BTTTT về tín hiệu phát truyền hình kỹ thuật số DVB-T2, QCVN 77:2013/BTTTT về phổ tần số và tương thích điện từ của máy phát hình kỹ thuật số DVT-T2, QCVN 83:2014/BTTTT về chất lượng tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại điểm thu. Từng bước phát triển công nghệ truyền hình có độ phân giải cao (HDTV).
6. Giải pháp về đầu tư, tài chính
- Sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng đã đầu tư, sau khi kết thúc truyền hình tương tự, cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất thuê lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ kinh phí mua đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020.
1. Kinh phí hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất
- Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và UBND tỉnh.
- Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được nhận hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Các đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Kinh phí địa phương
- Căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất đối với các đối tượng chính sách xã hội có hoàn cảnh khó khăn.
- Kinh phí tuyên truyền, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát và xác nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số, lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện nhận được hỗ trợ, cập nhật đối tượng phát sinh; khảo sát thực trạng thu sóng truyền hình tương tự mặt đất, xác định vùng bị ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh khi ngừng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất thuộc nhiệm vụ của địa phương.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
1.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện khảo sát tình hình sử dụng truyền hình của các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện việc hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số thực hiện lộ trình số hóa.
- Thời gian thực hiện: Quý I-II/2018.
- Kinh phí thực hiện: Theo Mục 3, Điều 17, Khoản 6 Thông tư 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 (Kinh phí tổ chức, triển khai, kiểm tra, giám sát và xác nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số thuộc nhiệm vụ của địa phương được trích từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác).
1.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh theo chuẩn quốc gia, trình Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian trình: Quý II/2018.
- Kinh phí thực hiện: Theo Mục 3, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Thông tư 08/2016/TT-BTTTT ngày 30/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020.
1.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số thực hiện lộ trình số hóa theo Kế hoạch.
- Thời gian: Quý III/2018- Quý IV/2018.
- Kinh phí thực hiện: Từ Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (đối với kế hoạch hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia).
1.4. Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố nghiệm thu kết quả thực hiện lộ trình số hóa theo Kế hoạch.
- Thời gian thực hiện: Quý IV/2018.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
1.5. Định hướng thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị và người dân tích cực tham gia thực hiện lộ trình số hóa truyền hình.
1.6. Tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, tùy vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tham mưu UBND tỉnh những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, lưu thông trên thị trường các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số đúng theo tiêu chuẩn và quy chuẩn do Nhà nước quy định.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố thực hiện cung cấp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách (chuẩn quốc gia, chuẩn địa phương) trên địa bàn nhằm thực hiện việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện lộ trình số hóa truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh hiệu quả, đúng tiến độ.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch đảm bảo kinh phí từ ngân sách nhà nước để đầu tư, nâng cấp xây dựng và triển khai các dự án hiện đại hóa mạng lưới truyền dẫn, phát sóng truyền hình theo lộ trình số hóa.
6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:
- Thực hiện phát sóng thường xuyên, liên tục vào thời gian thích hợp trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh các thông tin cụ thể về thời điểm, lộ trình kết thúc phát sóng truyền hình tương tự để chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền mục đích, ý nghĩa về Đề án số hóa truyền dẫn phát, sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.
- Thực hiện ký hợp đồng với doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động để chuyển tải kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin truyền thông thiết yếu của tỉnh trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất.
- Xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp lại bộ phận truyền dẫn, phát sóng theo lộ trình số hóa; kế hoạch đào tạo viên chức phù hợp với lộ trình số hóa theo hướng tập trung vào nhiệm vụ sản xuất nội dung chương trình sau khi kết thúc truyền hình tương tự mặt đất trên địa bàn tỉnh.
7. Báo Lâm Đồng: Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân mục đích, ý nghĩa, nội dung và lộ trình thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn phát, sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
8. UBND các huyện, thành phố:
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan trong công tác hỗ trợ đầu thu truyền hình số, công tác điều tra, thống kê phương thức thu xem truyền hình của các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn quản lý đảm bảo chính xác, kịp thời.
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc thực hiện công tác tuyên truyền Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 và Kế hoạch này đến nhân dân trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện điều tra, khảo sát, tổng hợp, xác nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đã được nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất.
- Tổng hợp, xác nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu; danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đã được nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất trên địa bàn huyện, thành phố (theo lộ trình cấp phát) gửi về Sở Thông tin và Truyền thông.
- Làm đầu mối phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả việc thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện được nhận hỗ trợ trên địa bàn.
9. Các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng:
- Triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất của Chính phủ và Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam. Chủ động đàm phán với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng kỹ thuật để dùng chung cơ sở hạ tầng.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham gia hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các đối tượng liên quan trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 20/11 hàng năm)./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 3465/KH-UBND ngày 08/6/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT | Nội dung thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện |
I | Triển khai thực hiện Kế hoạch |
|
|
|
1 | Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện | Sở TT&TT |
| Quý I/2018 |
2 | Kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện | Sở TT&TT | Các đơn vị liên quan | Thường xuyên |
3 | Tham mưu công tác tổng kết, đánh giá và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch theo từng giai đoạn để tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh, bổ sung lộ trình số hóa cho phù hợp với thực tế | Sở TT&TT | Các đơn vị liên quan | Từng quý, đột xuất |
4 | Lập các chi phí thực hiện kế hoạch chuyển Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt | Sở TT&TT | Sở Tài chính, các đơn vị liên quan | Quý II/2018 |
II | Thông tin tuyên truyền |
|
|
|
1 | Hướng dẫn tuyên truyền qua báo chí, phát thanh, truyền hình | Sở TT&TT | Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh | Thường xuyên |
2 | Tổ chức phổ biến nội dung tuyên truyền số hóa trên hệ thống truyền thanh cơ sở, khu dân cư | UBND các huyện, thành phố | Hệ thống truyền thanh cơ sở | Thường xuyên |
3 | Tuyên truyền, phổ biến các nội dung Đề án số hóa truyền hình mặt đất tại tỉnh Lâm Đồng trên internet | Sở TT&TT | Cổng thông tin điện tử tỉnh và các trang thông tin điện tử Sở, ngành | Quý II-III/2018 |
III | Hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất |
|
|
|
1 | Thu thập số liệu và đề xuất hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình chính sách | Sở TT&TT | Sở LĐ-TB&XH; UBND các huyện, thành phố | Quý I-II/2018 |
2 | Cung cấp số liệu về hộ nghèo, hộ cận theo (theo chuẩn trung ương và tỉnh Lâm Đồng) và hộ gia đình chính sách để xem xét, hỗ trợ đầu thu | Sở TT&TT | Sở LĐ-TB&XH; UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan | Quý II/2018 |
IV | Quản lý chất lượng dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình | Sở TT&TT | Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh | Thường xuyên |
V | Triển khai bảo đảm máy thu truyền hình số mặt đất và bộ giải mã đúng quy chuẩn chất lượng sản phẩm (sản xuất, nhập khẩu thiết bị phát, thu truyền hình theo chuẩn DVB-T2, MPEG-4, có dán nhãn hợp quy và logo số hóa truyền hình) | Sở Công Thương | Sở TT&TT và các đơn vị liên quan | Thường xuyên |
VI | Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức, sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo lộ trình số hóa và báo cáo UBND tỉnh | Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; UBND các huyện, thành phố |
| Hoàn thành trước ngày 01/12/2018 |
VII | Hoàn thành việc phát sóng các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất | Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Đài TTTH các huyện, thành phố |
| Hoàn thành trước ngày 01/12/2018 |
- 1Kế hoạch 3833/KH-UBND năm 2016 truyền thông về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2018
- 2Quyết định 3154/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Kế hoạch 4940/KH-UBND năm 2016 thực hiện “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Kế hoạch 2247/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Quyết định 1459/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 6Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Quyết định 2451/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1671/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Quyết định 2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 891/QĐ-BTTTT năm 2013 phê duyệt Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quyết định 1448/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 145/2014/TTLT-BTC-BTTTT quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Quyết định 1168/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 08/2016/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Kế hoạch 3833/KH-UBND năm 2016 truyền thông về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2018
- 9Quyết định 3154/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 10Kế hoạch 4940/KH-UBND năm 2016 thực hiện “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Kế hoạch 2247/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 12Quyết định 1459/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 13Quyết định 2007/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Kế hoạch 3465/KH-UBND năm 2018 thực hiện “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 3465/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/06/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phan Văn Đa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định