Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3441/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 03 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI TRỒNG RỪNG NĂM 2018

Để tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch trồng rừng trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2018. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch trồng rừng năm 2018, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, QUY MÔ THỰC HIỆN:

1. Mục đích:

- Nhằm chủ động trong việc chuẩn bị, huy động các nguồn vốn đầu tư và các nguồn lực khác cho công tác trồng rừng năm 2018 đạt kết quả.

- Nắm cụ thể về diện tích, loài cây, khu vực trồng để có những giải pháp, hướng dẫn công tác trồng rừng đạt hiệu quả.

- Thuận lợi cho việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện trồng rừng theo đúng quy định.

2. Yêu cầu:

- Xây dựng cụ thể kế hoạch triển khai thực hiện trồng rừng theo từng giai đoạn, đúng các quy trình kỹ thuật đã được xây dựng trong hồ sơ thiết kế dự toán trồng rừng đã được thẩm định, phê duyệt.

- Xây dựng chi tiết, chính xác thời gian, tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch trồng rừng cụ thể qua từng hạng mục công trình đã được xây dựng trong phương án trồng rừng.

- Xác định các giải pháp kỹ thuật thực hiện phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương nhằm đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển, tăng diện tích rừng trồng, tăng độ che phủ rừng.

3. Quy mô thực hiện:

- Kế hoạch trồng rừng năm 2018: 1.290ha. Trong đó:

+ Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 50ha;

+ Trồng rừng sản xuất: 1.240ha (trồng rừng mới: 470ha; trồng rừng sau khai thác: 770ha).

(chi tiết như phụ lục kèm theo).

- Trồng cây phân tán: 200.000 cây/năm.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh, các cấp, ngành, tổ chức có liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp Kế hoạch trồng rừng trong năm 2018, như sau:

1. Giải pháp kỹ thuật:

- Hiện trường: Rà soát quỹ đất, xử lý thực bì, đào hố, lấp hố, phân bón và các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng... theo quy định tại Quyết định số 38/QĐ-BNN, ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng, nuôi dưỡng rừng.

- Cây giống trồng rừng: Phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Tập trung, ưu tiên kinh doanh trồng rừng cây gỗ lớn.

- Tập trung mọi nguồn lực, nhân lực để chuẩn bị tiến hành triển khai thực hiện công tác trồng rừng năm 2018, khi đến mùa vụ, để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

- Thời vụ trồng rừng: Đối với các huyện: Ea Súp, Krông Ana, Lắk, Krông Bông, Krông Pắc, Ea H’Leo, thời vụ trồng rừng bắt đầu khoảng từ tháng 6 và kết thúc mùa vụ trồng rừng khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2018. Riêng các huyện: Ea Kar, M’ Đrắk, thời vụ trồng rừng bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc tháng 11 năm 2018.

2. Giải pháp đất đai:

- Quỹ đất dự kiến trồng rừng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của vùng, của địa phương.

- Đất trồng rừng phải đất trống, không có cây gỗ tái sinh thuộc đối tượng trồng rừng, phát triển rừng trồng, không tranh chấp với các hộ dân.

3. Giải pháp nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực:

3.1. Vốn đầu tư:

- Nguồn vốn để triển khai thực hiện Kế hoạch trồng rừng trong năm 2018 chủ yếu bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp; vốn ngân sách nhà nước và vốn từ nguồn Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.

- Các tổ chức có đăng ký kế hoạch trồng rừng năm 2018 tăng cường huy động các nguồn vốn đóng góp hợp pháp khác của doanh nghiệp, vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân để bảo đảm bố trí vốn đầy đủ, kịp thời theo đúng kế hoạch trồng rừng năm 2018, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đăng ký.

3.2. Nguồn nhân lực:

- Căn cứ vào quy mô thực hiện, các chủ rừng bố trí nguồn nhân lực để tổ chức trồng rừng kịp tiến độ và mùa vụ để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển.

- Phải tập trung, ưu tiên nguồn nhân lực tại địa phương nhằm khuyến khích hoạt động nghề rừng cho người dân, nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng.

4. Giải pháp thời gian thực hiện:

- Rà soát quỹ đất trồng rừng: Thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018.

- Xây dựng hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh trồng rừng theo Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh.

- Thẩm định dự toán công trình lâm sinh trồng rừng: Thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2018.

- Triển khai thực hiện trồng rừng bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc tháng 11 năm 2018.

- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ trồng rừng năm 2018, tổng hợp báo cáo tiến độ trồng rừng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hướng dẫn, đôn đốc các Công ty TNHH 1TV, 2TV Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Vườn quốc gia, các chủ dự án có Kế hoạch trồng rừng năm 2018 (gọi tắt các đơn vị chủ rừng), xây dựng hồ sơ thiết kế dự toán công trình trồng rừng năm 2018 trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt để có cơ sở triển khai thực hiện.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc trồng cây phân tán, cây nhân dân, tại các cơ quan, trường học, trạm y tế, các nhà văn hóa thôn buôn, sân vận động các trục đường giao thông và các công trình công cộng khác kế hoạch năm 2018.

- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ giải pháp công tác triển khai trồng rừng trên địa bàn tỉnh và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tiến độ trồng rừng năm 2018; đồng thời, tham mưu đề xuất UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo xử lý những khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch trồng rừng năm 2018.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối nguồn vốn đầu tư theo Luật đầu tư công; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công, theo định mức hỗ trợ quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp.

3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí trồng cây phân tán, cây nhân dân tại các địa phương, cơ quan, trường học, trạm y tế, các nhà văn hóa thôn buôn, sân vận động các trục đường giao thông và các công trình công cộng khác...

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát lại điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị, khả năng thực hiện để xây dựng Kế hoạch trồng rừng theo các Chương trình, Kế hoạch thực hiện Chương trình cần nghiên cứu kỹ mức hỗ trợ (đơn giá), điều kiện, đối tượng được Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại các cơ chế chính sách của nhà nước quy định tại mục 1 Công văn số 631/UBND-NNMT ngày 23/01/2018 của UBND tỉnh và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về số liệu diện tích, điều kiện được hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ..., trong Kế hoạch thực hiện Chương trình của UBND cấp huyện xây dựng bố trí hỗ trợ kinh phí trồng cây phân tán.

5. Các Công ty TNHH 1TV, 2TV Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Vườn quốc gia, các chủ dự án, tập trung các nguồn lực cần thiết để thực hiện tốt công tác trồng rừng kế hoạch năm 2018 theo đúng tiến độ, mùa vụ, có hiệu quả. Đồng thời, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch trồng rừng năm 2018 (tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Nhận được Kế hoạch này, yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, TC;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh;
- Các Ban quản lý rừng Phòng hộ, Đặc dụng;
- Các Công ty TNHH 1TV, 2TV Lâm nghiệp Trên địa bàn tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các phong: TH, NN&MT;
- Lưu: VT, NNMT(Đg-60b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Cảnh

 

PHỤ BIỂU KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(Kèm theo Kế hoạch số 3441/KH-UBND ngày 03/05/2018 của UBND tỉnh)

STT

Địa điểm

Diện tích trồng rừng năm 2018

Ghi chú

Tổng (ha)

Rừng PH, ĐD (ha)

Rừng sản xuất

Trồng mới (ha)

Sau Khai thác (ha)

1

Huyện M’Đrắk

300

30

220

50

Vốn tự có

2

Huyện Krông Bông

500

 

 

500

Vốn tự có

3

Huyện Ea Kar

120

 

 

120

Vốn tự có

4

Huyện Ea Súp

200

 

200

 

Vốn tự có

5

Huyện Lắk

50

 

 

50

Vốn tự có

6

Huyện Ea H'Leo

20

20

 

 

Vốn của Quỹ bảo vệ và PTR

7

Huyện Krông Năng

50

 

 

50

Vốn tự có

8

Huyện Krông Pắk

50

 

50

 

Vốn tự có

 

Tổng

1.290

50

470

770

Vốn tự có

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 3441/KH-UBND triển khai trồng rừng năm 2018 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

  • Số hiệu: 3441/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/05/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Người ký: Võ Văn Cảnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/05/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản