- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 3Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 663/QĐ-BNN-KN năm 2021 về định mức kinh tế, kỹ thuật khuyến nông Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 726/QĐ-BNN-KN năm 2022 về định mức kinh tế kỹ thuật Khuyến nông Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 290/KH-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 11 năm 2023 |
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 27/10/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023 - 2025;
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2845/SNN&PTNT-KHTC ngày 27/10/2023 và thống nhất của Lãnh đạo UBND tỉnh tại phiếu xin ý kiến số 29568. UBND ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung Đề án phát triển đề án nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024, như sau:
1. Mục đích:
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở lựa chọn sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; áp dụng quy trình sản xuất, chế biến hữu cơ tiên tiến, hiện đại; kiểm soát tốt các nguy cơ mất an toàn thực phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người sử dụng,... hướng đến phát triển nền nông nghiệp có giá trị tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường.
- Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ; tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người sản xuất về sản xuất nông nghiệp sạch, cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở những nơi có đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định tại Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và tiêu chuẩn quốc gia.
- Trên cơ sở kết quả thực hiện các mô hình trình diễn, đề xuất các cơ chế chính sách mở rộng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu phát triển và điều kiện tự nhiên đáp ứng yêu cầu về sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và nông nghiệp hữu cơ làm căn cứ triển khai thực hiện kế hoạch, đảm bảo đúng quy định, điều kiện, thời gian thực hiện.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung trong kế hoạch, phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xử lý môi trường trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.
II. NỘI DUNG, QUY MÔ, THỰC HIỆN NĂM 2024:
1. Xây dựng các mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ:
Xây dựng các mô hình sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ để đánh giá, phát triển nhân rộng, gồm:
- Cây ăn quả: 06 mô hình; quy mô 2,0 ha/mô hình (Thanh Long: 02 mô hình; Bưởi: 01 mô hình; Chuối: 01 mô hình; Ổi: 01 mô hình; Na: 01 mô hình).
- Cây dược liệu: 04 mô hình; quy mô 1,0 ha/mô hình (Trà hoa vàng: 02 mô hình; Ba kích: 02 mô hình);
2. Hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ:
Triển khai hỗ trợ một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đối với một số sản phẩm chủ yếu, có quy mô sản lượng lớn như: Lúa, rau, lợn thịt, gà thịt nhằm từng bước chuyển đổi đất trồng để chuẩn bị vùng cho sản xuất lúa, rau đạt chuẩn hữu cơ; thu thập dữ liệu canh tác để xây dựng, ban hành các quy trình sản xuất hữu cơ đối với một số sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
2.1. Mô hình trồng trọt:
- Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ: 05 mô hình/năm (20 ha/mô hình, thực hiện 2 vụ/năm). Diện tích thực hiện: 200 ha/năm. Dự kiến triển khai tại các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Sông Lô.
- Sản xuất rau theo hướng hữu cơ: 500 ha/năm (Mỗi mô hình có diện tích tối thiểu 2 ha trở lên, thực hiện 2 vụ/năm). Dự kiến tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
2.2. Mô hình chăn nuôi:
- Chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ: 03 mô hình (Mỗi mô hình nuôi 100 con/năm, nuôi 02 lứa/năm, mỗi lứa 50 con).
- Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ: 03 mô hình/năm (Mỗi mô hình nuôi 2.000 con/năm, nuôi 02 lứa/năm, mỗi lứa 1.000 con).
5. Thời gian thực hiện: Năm 2024.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền: Phối hợp với báo chí, đài phát thanh, truyền hình, cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở và thông qua các hội nghị thăm quan, hội thảo, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, người dân, doanh nghiệp nội dung Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ.
- Phân bón hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Phân hữu cơ thường được hình thành từ phân động vật (phân chuồng), than bùn, phế phẩm nông nghiệp (tro, lá, cành,...) hoặc từ rác thải, trong phân có chứa chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây và thân thiện với môi trường. Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, bền vững, giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định, tăng chất lượng nông sản, tăng hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt còn cung cấp chất mùn cho đất, cân bằng vi sinh vật trong đất, hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất, cải tạo đất trồng, hoàn lại và bổ sung lượng hữu cơ bị thiếu hụt cho đất.
- Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chứa chất hữu cơ > 15% và có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật sống có ích (Nataghi, EM). Mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành (thông thường CFU/g ≥ 1 x 106). Phân bón hữu cơ vi sinh giúp cải tạo, duy trì, nâng cao độ phì cho đất canh tác, không gây ô nhiễm môi trường. Cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng phát triển bền vững và tăng chất lượng sản phẩm, nhất là đối với định hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững hiện nay.
- Thức ăn hữu cơ: Quá trình chăn nuôi hữu cơ không sử dụng thức ăn có thành phần biến đổi gen, thức ăn tăng trọng, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Đồng thời, chăn nuôi theo hướng hữu cơ nhằm giảm nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh để phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ sử dụng đệm lót sinh học để xử lý môi trường, chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
3. Tổ chức thực hiện, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và hữu cơ
- Rà soát, lựa chọn cơ sở sản xuất là các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có năng lực đầu tư điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, có khả năng tổ chức và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tham gia mô hình.
- Lựa chọn các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp cùng tham gia thực hiện mô hình. Thực hiện cam kết với cơ sở sản xuất tham gia mô hình về việc cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, thực hiện tư vấn hướng dẫn kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.
4.1. Phạm vi, đối tượng được hỗ trợ: Thực hiện theo Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 27/10/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
4.2. Điều kiện lựa chọn cơ sở sản xuất tham gia mô hình
- Có định hướng sản xuất hữu cơ và có điều kiện ổn định về sản xuất hữu cơ, ưu tiên cơ sở có liên kết với đơn vị tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn.
- Có cơ sở vật chất, địa điểm sản xuất phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật của mô hình.
4.3. Cơ chế hỗ trợ:
- Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ:
+ Đối với các mô hình sản xuất cây ăn quả: Hỗ trợ 50% chi phí mua phân bón nhưng không quá 20,0 triệu đồng/ha theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
+ Đối với các mô hình sản xuất dược liệu hữu cơ: Hỗ trợ 50% phân bón theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông.
+ Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo, tập huấn hội nghị tổng kết mô hình theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông.
+ Hỗ trợ 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 19/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ.
- Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ:
+ Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ: Hỗ trợ 50% chi phí mua giống, phân bón theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông. Định mức vật tư tính theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN ngày 24/02/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông trung ương.
+ Sản xuất rau quả theo hướng hữu cơ: Hỗ trợ 50% chi phí mua phân bón nhưng không quá 10,0 triệu đồng/ha/vụ theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
+ Chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ: Hỗ trợ 50% chi phí thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, vacxin theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông. Định mức vật tư tính theo Quyết định số 663/QĐ-BNNKN ngày 03/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông trung ương.
+ Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ: Hỗ trợ 50% chi phí mua giống, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học, vacxin theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông. Định mức vật tư tính theo Quyết định số 663/QĐ-BNN-KN ngày 03/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông trung ương.
- Hỗ trợ 100% công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ.
5. Giải pháp về liên kết sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm
- Mời gọi các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, liên kết tiêu thụ đối với những sản phẩm từ các mô hình.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tham gia Hội chợ. triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh để quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm.
- Thực hiện theo các cơ chế hiện hành của Tỉnh về chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản.
IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Dự kiến kinh phí thực hiện năm 2024: 47.141.850.000 đồng. Trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 9.425.850.000 đồng (Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh phụ thuộc vào việc tham gia của các cơ sở sản xuất);
- Đối ứng của cơ sở sản xuất: 37.716.000.000 đồng.
(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 theo đúng quy định. Sau khi thực hiện các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất mở rộng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công thương trong công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm tại các mô hình; triển khai các nội dung thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của tỉnh.
- Chỉ đạo xây dựng dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Theo dõi đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện theo quy định.
- Chủ động rà soát nhiệm vụ, đối tượng theo kế hoạch được duyệt, kịp thời đề xuất cho phù hợp. Chịu trách nhiệm về việc triển khai kế hoạch, sử dụng kinh phí hiệu quả, thiết thực, không thất thoát ngân sách nhà nước.
2. Sở Tài chính:
Cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định dự toán kinh phí, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện theo quy định.
3. Sở Khoa học và công nghệ:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác xúc tiến thương mại, thực hiện các chính sách về ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm hỗ trợ các mô hình sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hướng dẫn các nội dung tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, bản tin; trên đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, khuyến khích người dân sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn.
5. Sở Công thương:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác triển khai nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ các mô hình sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
6. UBND các huyện, thành phố có liên quan
- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn cơ sở tham gia mô hình tại địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với đơn vị triển khai của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn quản lý.
UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KINH PHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Kế hoạch số: 290/KH-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh)
ĐVT: 1.000 đồng
| Nội dung | ĐVT | Số lượng | Định mức | Tổng kinh phí (đ) | Trong đó | Ghi chú | |||
Ngân sách nhà nước hỗ trợ (đ) | Người sản xuất đóng góp | |||||||||
Số lượng | Kinh phí (đ) | Số lượng | Kinh phí (đ) | |||||||
I | Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn hữu cơ | Mô hình | 10 |
| 760,000 | 10 | 300,000 | 10 | 460,000 | Chi tiết biểu 01 |
1 | Mô hình cây ăn quả hữu cơ | Mô hình | 06 | 100,000 | 520,000 | 06 | 200,000 | 06 | 320,000 |
|
| Mô hình sản xuất thanh long hữu cơ | Mô hình | 02 | 100,000 | 200,000 | 02 | 80,000 | 02 | 120,000 |
|
| Mô hình sản xuất bưởi hữu cơ | Mô hình | 01 | 100,000 | 100,000 | 01 | 40,000 | 01 | 60,000 |
|
| Mô hình sản xuất chuối hữu cơ | Mô hình | 01 | 60,000 | 100,000 | 01 | 40,000 | 01 | 60,000 |
|
| Mô hình sản xuất ổi hữu cơ | Mô hình | 01 | 60,000 | 60,000 | 01 | 20,000 | 01 | 40,000 |
|
| Mô hình sản xuất na hữu cơ | Mô hình | 01 | 60,000 | 60,000 | 01 | 20,000 | 01 | 40,000 |
|
2 | Mô hình dược liệu hữu cơ | Mô hình | 04 | 60,000 | 240,000 | 04 | 100,000 | 04 | 140,000 |
|
| Mô hình sản xuất trà hoa vàng hữu cơ | Mô hình | 02 | 60,000 | 120,000 | 02 | 50,000 | 02 | 70,000 |
|
| Mô hình sản xuất ba kích hữu cơ | Mô hình | 02 | 60,000 | 120,000 | 02 | 50,000 | 02 | 70,000 |
|
II | Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ |
|
|
| 45,933,000 |
| 8,677,000 |
| 37,256,000 | Chi tiết biểu 02 |
1 | Trồng trọt | Ha | 700 | 61,886 | 43,320,000 | 700 | 7,735,000 | 700 | 35,585,000 |
|
| Sản xuất lúa | Ha | 200 | 45,350 | 9,070,000 | 200 | 2,735,000 | 200 | 6,335,000 |
|
| Sản xuất rau quả | Ha | 500 | 68,500 | 34,250,000 | 500 | 5,000,000 | 500 | 29,250,000 |
|
2 | Chăn nuôi | Mô hình | 06 | 435,500 | 2,613,000 | 06 | 942,000 | 06 | 1,671,000 |
|
| Chăn nuôi lợn thịt (01 mô hình = 50 con/lứa x 2 lứa/năm) | Mô hình | 03 | 588,000 | 1,764,000 | 03 | 562,500 | 03 | 1,201,500 |
|
| Chăn nuôi gà thịt (01 mô hình = 1.000 con/lứa x 2 lứa/năm) | Mô hình | 03 | 283,000 | 849,000 | 03 | 379,500 | 03 | 469,500 |
|
III | Chi khác (Chi phí quản lý,...) | % | 5.0 |
| 8,977,000 |
| 448,850 |
| 0 |
|
| Tổng: |
|
|
| 47,141,850 |
| 9,425,850 |
| 37,716,000 |
|
- 1Quyết định 3809/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2030"
- 2Quyết định 735/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 2327/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030
- 4Quyết định 1216/QĐ-UBND năm 2024 về Đề án “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024-2030”
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ
- 3Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 4Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 663/QĐ-BNN-KN năm 2021 về định mức kinh tế, kỹ thuật khuyến nông Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 726/QĐ-BNN-KN năm 2022 về định mức kinh tế kỹ thuật Khuyến nông Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 3809/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2030"
- 8Quyết định 1930/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030"
- 9Quyết định 735/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Quyết định 2327/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030
- 11Quyết định 1216/QĐ-UBND năm 2024 về Đề án “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024-2030”
Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024
- Số hiệu: 290/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 23/11/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Khước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định