Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 07 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2024

Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012; Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện chất lượng, hiệu quả, đổi mới mạnh mẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” và các văn bản khác của trung ương, của tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đổi mới cách thức tổ chức thực hiện góp phần đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đi vào thực chất, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

- Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết chặt chẽ với hoạt động chuyển đổi số, xây dựng hệ thống thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đồng bộ, thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Quán triệt và thực hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương.

- Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của Bộ Tư pháp, các bộ, ngành trung ương chủ động triển khai đầy đủ nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, cơ quan thường trực Hội đồng, cán bộ pháp chế, phòng, ban, đơn vị được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Triển khai các nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực và nhu cầu xã hội, có trọng tâm, trọng điểm theo hướng đổi mới, thiết thực, chất lượng, hiệu quả, hướng về cơ sở. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết chặt chẽ với hoạt động chuyển đổi số; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

II. NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM

1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

1.1. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Tập trung tuyên truyền, phổ biến các nội dung được quy định tại Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012. Chú trọng vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới được thông qua năm 2023, năm 2024; các dự thảo chính sách, pháp luật có tác động lớn đến xã hội; các văn bản, quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; các chính sách, quy định về cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, dịch vụ công, chuyển đổi số; khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phòng, chống dịch bệnh; chế độ, chính sách đối với người nghèo, người có công với cách mạng, đối tượng yếu thế trong xã hội; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn giao thông đường bộ; các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong năm 2023, năm 2024 gắn với tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và chào mừng các ngày kỷ niệm, sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương; các chương trình, đề án, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

1.2. Củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp

Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (Hội đồng phối hợp), Tổ Thư ký Hội đồng phối hợp các cấp; phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong việc tham mưu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp các cấp theo Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2024.

1.3. Củng cố, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa phương

a) Rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng; chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số và miền núi

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý II năm 2024.

b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật mới và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 3147/QĐ-BTP ngày 28/12/2018 của Bộ Tư pháp.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý II, quý III năm 2024.

1.4. Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 đi vào chiều sâu, thiết thực gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của các sở, ngành, địa phương

a) Tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chung; tổ chức các hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Trong năm 2024 (cao điểm từ ngày 01/11/2024 đến ngày 09/11/2024).

b) Tổ chức thực hiện các hoạt động Ngày Pháp luật Việt Nam

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Trong năm 2024 (cao điểm từ ngày 01/11/2024 đến ngày 09/11/2024).

1.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và phát huy vai trò của phương tiện thông tin đại chúng

a) Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc quản lý, vận hành, nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trên Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Ninh Bình và các Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện xây dựng và đưa vào vận hành chuyên mục/trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Trang/Cổng thông tin điện tử của huyện, thành phố; tăng cường ứng dụng mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

b) Xây dựng chuyên mục, chương trình, tin, bài truyền thông phổ biến, giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh

- Cơ quan chủ trì: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

1.6. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp bằng các hình thức phù hợp với học sinh, sinh viên; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy lợi thế của mạng xã hội, lồng ghép sinh hoạt đoàn, đội, hội...

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, báo cáo viên, người làm công tác pháp chế trong ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Kinh tế pháp luật và giảng viên dạy Pháp luật.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

1.7. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Tiếp tục thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù theo quy định tại Mục 2, Chương II Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù là người dân tộc thiểu số, người dân ở miền núi, người lao động trong doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đã chấp hành xong hình phạt tù sớm hòa nhập cộng đồng...

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Người khuyết tật tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

1.8. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (nội dung 2, tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10) và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (nội dung 04 - nội dung thành phần số 08)

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

1.9. Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 25/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; rà soát, cấp phát sách pháp luật cho tủ sách pháp luật tại các xã miền núi, an toàn khu trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn việc sáp nhập Tủ sách pháp luật cấp xã với Thư viện hoặc điểm Bưu điện - Văn hóa, Trung tâm học tập cộng đồng hiện có đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn cấp xã theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

1.10. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện với các tổ chức: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ

- Cơ quan chủ trì: Cơ quan, đơn vị, địa phương được giao chủ trì chương trình, đề án, kế hoạch.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Thời gian thực hiện: Theo chương trình, đề án, kế hoạch phối hợp.

1.11. Xây dựng, phát hiện và nhân rộng các mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động hiệu quả

- Cơ quan chủ trì: Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

2. Công tác hòa giải ở cơ sở

2.1. Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

2.2. Củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên

Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên, chú trọng thu hút người đã từng công tác trong lĩnh vực pháp luật tham gia hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ban hành kèm theo Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ Tư pháp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Hội Luật gia tỉnh; Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

2.3. Xây dựng, phát hiện và nhân rộng các mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã và các tổ chức thành viên; các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

2.4. Tăng cường hoạt động phối hợp trong việc hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; tiếp tục hướng dẫn việc thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở theo quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

2.5. Tiếp tục triển khai các chương trình phối hợp, văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên về công tác hòa giải ở cơ sở

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên; các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

3. Công tác xây dựng, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

3.1. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xã, phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 29/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

3.2. Tập huấn nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã và trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố; trưởng ban công tác Mặt trận thôn/tổ dân phố

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Quý II - quý IV năm 2024.

3.3. Tổ chức thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; thẩm định kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

3.4. Kịp thời tổng hợp những vướng mắc, khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và những đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, cơ quan, tổ chức liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

4. Triển khai thực hiện các đề án, văn bản về phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

4.1. Triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” ban hành kèm theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 07/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Cơ quan chủ trì: Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chính sách có tác động lớn đến xã hội; Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Cơ quan thông tin, báo chí; các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

4.2. Triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” ban hành kèm theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 29/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

4.3. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người gắn với triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người gắn với triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 phê duyệt Đề án “Truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028”; số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc; số 65/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”; số 87/QĐ-TTg ngày 14/02/2023 phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn; phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực cụ thể liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài với hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp.

- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

4.4. Triển khai thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 23/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Cơ quan chủ trì: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

4.5. Triển khai thực hiện Đề án“Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021-2027” ban hành kèm theo Quyết định số 1739/QĐ-TTg ngày 18/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 25/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2024.

4.6. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch khác về phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc các văn bản có nội dung liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2024

- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh được giao chủ trì thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Theo chương trình, đề án, kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Kiểm tra, khảo sát, đánh giá hoạt động thuộc lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo định kỳ, đột xuất.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024.

6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phù hợp với yêu cầu, tình hình mới và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; khai thác dữ liệu, tin tức trên Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia ngay sau khi vận hành

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn và yêu cầu của Bộ Tư pháp.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án số 14/ĐA-UBND ngày 26/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; kinh phí thực hiện các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh và kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024 và triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn, hướng mạnh về cơ sở. Nội dung kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, phân công trách nhiệm, thời gian hoàn thành, điều kiện bảo đảm, kinh phí thực hiện từng nhiệm vụ theo đúng quy định, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Kế hoạch được gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 25/02/2024. Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương gửi báo cáo kết quả thực hiện (kết quả thực hiện của cấp xã được tổng hợp chung với báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện) về Sở Tư pháp để tổng hợp, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp và chỉ đạo các tổ chức thành viên triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch này. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật ban hành có liên quan đến hội viên, đoàn viên trực thuộc, đặc biệt đến người dân ở cơ sở bằng những hình thức phù hợp; nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, có hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở; tích cực vận động, chỉ đạo lực lượng tổ chức mình tham gia công tác hòa giải ở cơ sở.

3. Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Tăng cường phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương xây dựng các chương trình truyền thông phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đăng tải, phát sóng các tin, bài thông tin tuyên truyền các nội dung pháp luật theo Kế hoạch này và thực tiễn thi hành pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội với thời lượng, khung giờ phù hợp; tăng thời lượng phát thanh, truyền hình để tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành.

4. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động truy tố, xét xử, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Nhân dân; lựa chọn các vụ án có tính giáo dục cao để tổ chức xét xử lưu động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa và Nhân dân.

5. Giao Sở Tư pháp đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện trên địa bàn tỉnh, báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP7.
TC_VP7_TP_24

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 29/KH-UBND triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 do tỉnh Ninh Bình ban hành

  • Số hiệu: 29/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 07/02/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Trần Song Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/02/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản