Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/KH-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ NHÀ Ở HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-20151; Thông tư số 08/2015/TT-BXD ngày 29/12/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND Thành phố về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 10/02/2017 của UBND Thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND Thành phố; để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đặc thù Thủ đô, hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững và đạt mục tiêu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố còn dưới 1,2%.

2. Yêu cầu

- Hỗ trợ đến từng hộ gia đình bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch. Chỉ thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với các hộ nghèo đã có đất hợp pháp để làm nhà ở.

- Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: Thành phố hỗ trợ chủ yếu theo phương thức cho vay vốn để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; cộng đồng giúp đỡ; hộ gia đình tự tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng quy định.

- Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2 (đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18 m2); tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên; đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc; nhà ở phải đảm bảo tiêu chuẩn “03 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:

+ “Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa, xi măng, cát, bê tông, gạch lát.

+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch, đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch, đá.

+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp bằng ngói hoặc các loại tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, phi prô xi măng.

- Hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở (bao gồm xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có yêu cầu) và chỉ được chuyển nhượng sau khi đã trả hết nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Phạm vi áp dụng

- Đối tượng thuộc diện được hỗ trợ nhà ở là hộ nghèo theo chuẩn của Thành phố, đang cư trú tại khu vực nông thôn hoặc tại các thôn, làng trực thuộc phường; thị trấn, xã trực thuộc thị xã nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp.

- Hộ nghèo đang cư trú tại khu vực thành thị không thuộc đối tượng hỗ trợ theo Kế hoạch này. Các quận chủ động bố trí kinh phí từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” hoặc các nguồn khác để hỗ trợ.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đối tượng được hỗ trợ nhà ở

Hộ gia đình có nhà ở xuống cấp, hư hỏng, không có khả năng tự cải thiện nhà ở, có nhu cầu được hỗ trợ vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở và thuộc diện:

- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia giai đoạn 2011-20152(đối tượng theo quy định của Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg) có trong danh sách hộ nghèo năm 2015 do UBND cấp xã quản lý và là hộ độc lập có thời gian tách hộ tính đến năm 2015 tối thiểu 05 năm3.

- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2011-20154 và giai đoạn 2016-20205, có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý và là hộ độc lập có thời gian tách hộ tính đến tháng 12/2017 tối thiểu 05 năm.

Theo kết quả rà soát của các huyện, thị xã tại thời điểm tháng 12/2017, có 4.046 hộ nghèo đề nghị hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở (trong đó có 2.153 hộ đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà và 1.893 hộ đề nghị sửa chữa nhà). Cụ thể:

- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Quốc gia giai đoạn 2011-2015 là: 923 hộ (trong đó có 511 hộ đề nghị hỗ trợ xây dựng và 412 hộ sửa chữa).

- Hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2016-2020 là: 3.123 hộ (trong đó có 1.642 hộ đề nghị hỗ trợ xây dựng và 1.481 hộ sửa chữa).

(Phụ lục số 1 kèm theo).

2. Điều kiện được hỗ trợ nhà ở

- Chưa có nhà ở nhưng đã có đất ở hợp pháp hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.

- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác.

- Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại. Đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 08 năm trở lên (tính đến thời điểm tháng 12/2017), nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ.

- Trường hợp hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ, nhưng trong quá trình thực hiện chính sách đã thoát nghèo vẫn thuộc đối tượng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhưng không được hỗ trợ thêm từ nguồn xã hội hóa.

- Những hộ nghèo đã vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác để xây dựng, sửa chữa nhà ở từ 01/01/2013 đến nay, vẫn thuộc đối tượng được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để trả nợ khoản tiền đã vay làm nhà ở, nhưng không được hỗ trợ thêm từ nguồn xã hội hóa.

- Những trường hợp thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở không thuộc diện đối tượng hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg.

3. Mức hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở

3.1. Dự kiến kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở

Theo quy định, diện tích nhà ở xây dựng phải đảm bảo tối thiểu 24m2/hộ và trên cơ sở suất vốn đầu tư quy định tại Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của Bộ Xây dựng, dự kiến kinh phí xây dựng nhà ở (1 tầng, tường bao xây gạch, mái tôn) là 1.790.000đ/m2. Do đó, dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng tối thiểu là 45 triệu đồng/nhà xây mới và 35 triệu đồng/nhà sửa chữa. Hộ gia đình tự huy động thêm để xây dựng, sửa chữa nhà ở tốt hơn.

3.2. Mức hỗ trợ

a/ Đối với nhà xây mới: Mức hỗ trợ 45 triệu đồng/nhà, trong đó:

- Thành phố ủy thác vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay là 25 triệu đồng/nhà. Lãi suất vay là 3% (người vay không phải trả lãi suất, Thành phố hỗ trợ kinh phí trả lãi suất từ nguồn huy động xã hội hóa). Thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay.

- Nguồn xã hội hóa: 20 triệu đồng/nhà, trong đó:

+ Thành phố huy động hỗ trợ: 10 triệu đồng/nhà.

+ Huyện, thị xã huy động hỗ trợ: 10 triệu đồng/nhà.

b/ Đối với nhà sửa chữa: Mức hỗ trợ 35 triệu đồng/nhà, trong đó:

- Thành phố ủy thác vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay là 25 triệu đồng/nhà. Lãi suất vay là 3% (người vay không phải trả lãi suất, Thành phố hỗ trợ kinh phí trả lãi suất từ nguồn huy động xã hội hóa). Thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay.

- Nguồn xã hội hóa: 10 triệu đồng/nhà, trong đó:

+ Thành phố huy động hỗ trợ: 05 triệu đồng/nhà.

+ Huyện, thị xã huy động hỗ trợ: 05 triệu đồng/nhà.

4. Thời gian thực hiện

- Tập trung hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở hoàn thành trước ngày Cả nước vì người nghèo 17/10/2018.

- Các trường hợp hộ nghèo có nhà ở hư hỏng, không có khả năng tự cải thiện nhà ở, phát sinh sau năm 2018, do UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm huy động các nguồn lực của địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ hộ nghèo.

III. KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch là: 202.006 triệu đồng, trong đó:

1.1. Kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở: 163.140 triệu đồng, bao gồm:

a/ Kinh phí Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố cho hộ nghèo vay xây dựng, sửa chữa nhà ở là:

4.046 hộ x 25 triệu đồng/hộ = 101.150 triệu đồng.

b/ Nguồn xã hội hóa huy động: 61.990 triệu đồng, trong đó:

- Thành phố huy động hỗ trợ: 30.995 triệu đồng.

+ Hỗ trợ xây dựng: 2.153 hộ x 10 triệu đồng/hộ = 21.530 triệu đồng.

+ Hỗ trợ sửa chữa: 1.893 hộ x 5 triệu đồng/hộ = 9.465 triệu đồng.

- Huyện, thị xã huy động hỗ trợ: 30.995 triệu đồng.

+ Hỗ trợ xây dựng: 2.153 hộ x 10 triệu đồng/hộ = 21.530 triệu đồng.

+ Hỗ trợ sửa chữa: 1.893 hộ x 5 triệu đồng/hộ = 9.465 triệu đồng.

(Phụ lục số 2 kèm theo).

1.2. Kinh phí hỗ trợ lãi suất vay cho 4.046 hộ nghèo trong thời hạn 15 năm khoảng 28.825 triệu đồng được huy động từ nguồn xã hội hóa.

Phương thức thực hiện: Toàn bộ số tiền xã hội hóa sẽ nộp vào ngân sách Thành phố và hàng năm ngân sách Thành phố sẽ cấp về Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố tương ứng với mức lãi suất vay hàng năm.

1.3. Kinh phí quản lý nguồn vốn ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố (phần chênh lệch giữa lãi suất vay và phí quản lý theo quy định); khoảng 9.225 triệu đồng.

1.4. Kinh phí quản lý, tổ chức thực hiện Kế hoạch do các huyện, thị xã tự cân đối, bố trí, nhưng không vượt quá 0,5% tổng kinh phí thực hiện tại địa phương với số tiền khoảng 816 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí:

- Nguồn ngân sách Thành phố: 110.375 triệu đồng trong đó:

+ Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố 101.150 triệu đồng.

+ Phí quản lý nguồn vốn ủy thác (phần chênh lệch giữa lãi suất vay và phí quản lý) khoảng 9.225 triệu đồng.

- Nguồn ngân sách các huyện, thị xã: Kinh phí quản lý, tổ chức thực hiện Kế hoạch không vượt quá 0,5% khoảng 816 triệu đồng.

- Nguồn xã hội hóa: 90.815 triệu đồng huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quy trình thực hiện

- UBND các huyện, thị xã tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở có nhu cầu hỗ trợ vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà.

- Trưởng thôn tổ chức họp phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở hộ nghèo đến các hộ dân; tổ chức bình xét các hộ thuộc diện được hỗ trợ về nhà ở đảm bảo đúng quy định, dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch, có sự tham gia của Trưởng các đoàn thể địa phương và người dân. Danh sách các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhà ở được công khai tại thôn.

- Trưởng thôn hướng dẫn các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhà ở chuẩn bị hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký vay vốn hỗ trợ và cam kết xây dựng, sửa chữa nhà ở.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về tình trạng đất (hợp pháp, không có tranh chấp).

+ Ảnh chụp hiện trạng nhà ở hiện tại.

Trường hợp hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhưng không có nhu cầu hưởng chính sách, đề nghị hộ ký xác nhận đã được phổ biến nhưng không tham gia chính sách.

- UBND cấp xã xem xét, tổng hợp và gửi UBND cấp huyện danh sách hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.

- UBND cấp huyện tổng hợp, phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở làm căn cứ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ và gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định; chuyển Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để làm thủ tục cho vay vốn.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức cho vay theo quy định đối với nguồn vốn vay.

- UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận nguồn kinh phí hỗ trợ xã hội hóa và chuyển trực tiếp đến các hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở đảm bảo đầy đủ theo tiến độ, kịp thời, đúng đối tượng.

- Các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng nhà ở theo quy định. Đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (người cao tuổi, cô đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa nhà ở thì UBND cấp xã chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác tại địa phương tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng này.

- Các hộ gia đình phải báo cho UBND cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình, tổ chức nghiệm thu làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân vốn vay.

- UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn, biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục sIV, V kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BXD) và lập hồ sơ hoàn công cho từng hộ gia đình.

2. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện

a. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại các địa phương; tổng hợp báo cáo UBND Thành phố tiến độ thực hiện.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã lập, phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định.

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư vận động các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo.

- Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, tham mưu khen thưởng đối với các đơn vị triển khai, thực hiện tốt Kế hoạch.

b. Sở Xây dựng

- Thiết kế một số mẫu nhà ở (ít nhất 03 mẫu) phù hợp để người dân tham khảo, lựa chọn.

- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch.

c. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố cân đối, bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo vay xây dựng, sửa chữa nhà ở (vốn ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố cho vay), phí quản lý nguồn vốn ủy thác (nếu có).

- Tiếp nhận nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân ủng hộ Thành phố xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo.

d. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan vận động các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ nghèo.

e. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội

- Hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục vay vốn theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Thời hạn làm thủ tục giải ngân không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng chính sách xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định.

- Thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay và xử lý rủi ro theo quy định hiện hành.

g. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh thành phố Hà Nội

Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội.

h. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội

- Tổ chức vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở. Vận động các quận hỗ trợ kinh phí từ quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ các huyện có khó khăn. Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ thanh, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ.

- Giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu.

- Chỉ đạo, vận động các tổ chức thành viên hỗ trợ nguyên vật liệu, ngày công lao động, giúp các hộ nghèo xây dựng, cải tạo nhà ở.

i. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội

- Chỉ đạo Đoàn Thanh niên các cấp tuyên truyền, phổ biến chính sách, tham gia vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở.

- Chỉ đạo Đoàn Thanh niên các cấp tham gia xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo; phối hợp UBND cấp xã tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, khuyết tật).

h. Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố

Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn, tổng hợp, trình UBND Thành phố xem xét khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích trong việc thực hiện Kế hoạch hỗ trợ nhà ở hộ nghèo thành phố Hà Nội.

l. UBND cấp huyện, thị xã

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ nhà ở hộ nghèo trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng, tiến độ. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn.

- Tổng hợp phê duyệt theo thẩm quyền danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở trên địa bàn theo quy định.

- Tổ chức vận động các đơn vị, cá nhân trên địa bàn tham gia hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở. Tiếp nhận nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo của địa phương.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong việc thực hiện hỗ trợ nhà ở hộ nghèo theo thẩm quyền.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng.

m. UBND cấp xã

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo; công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các hộ nghèo được hỗ trợ trên địa bàn; xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định. Tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở có nhu cầu hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện.

- Hướng dẫn, hỗ trợ hộ dân chuẩn bị hồ sơ. Theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nâng cấp nhà ở; tổ chức nghiệm thu, lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng làm cơ sở giải ngân và thanh quyết toán.

- Vận động các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các đoàn thể, dòng họ, nhân dân hỗ trợ kinh phí, vật tư, ngày công... giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở; phát huy cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình; tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ, công lao động để giảm giá thành xây dựng, sửa chữa nhà ở.

- Tổ chức xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ dân hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự xây dựng được nhà ở (cao tuổi, cô đơn, khuyết tật).

- Báo cáo tiến độ thực hiện gửi UBND cấp huyện trước ngày 15 hằng tháng.

UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, các Hội đoàn thể chính trị, yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai Kế hoạch đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các đơn vị kịp thời tổng hợp, gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp chung, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ: LĐTBXH, XD, TC;
- Văn phòng Chính phủ;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Ban: KTNS, VHXH-HĐND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP P.V.Chiến, T.V.Dũng, Phòng: KGVX, ĐT, KT, TKBT;
- Lưu VT, KGVX Ngọc.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

PHỤ LỤC SỐ 1

SỐ HỘ NGHÈO ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ XÂY DỰNG, SỬA CHỮA NHÀ Ở
(Phụ lục kèm theo Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 25/01/2018 của UBND Thành phố)

TT

Đơn vị

Số hộ nghèo đề nghị hỗ trợ nhà ở

Trong đó

Chia theo chuẩn nghèo từng giai đoạn

Xây dựng

Sửa chữa

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Số hộ nghèo đề nghị hỗ trợ

Trong đó

Số hộ nghèo đề nghị hỗ trợ

Trong đó

Xây dựng

Sửa chữa

Xây dựng

Sửa chữa

1

2

3=4+5

4=7+10

5=8+11

6=7+8

7

8

9=10+11

10

11

1

TX Sơn Tây

28

8

20

5

0

5

23

8

15

2

Ba Vì

752

251

501

327

116

211

425

135

290

3

Chương Mỹ

653

234

419

140

50

90

513

184

329

4

Đan Phượng

148

104

44

44

37

7

104

67

37

5

Đông Anh

63

49

14

15

15

0

48

34

14

6

Gia Lâm

0

0

0

0

0

0

0

0

0

7

Hoài Đức

37

16

21

10

6

4

27

10

17

8

Mê Linh

473

283

190

32

18

14

441

265

176

9

Mỹ Đức

338

154

184

53

23

30

285

131

154

10

Phú Xuyên

81

35

46

0

0

0

81

35

46

11

Phúc Thọ

328

167

161

37

16

21

291

151

140

12

Quốc Oai

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13

Sóc Sơn

241

184

57

91

77

14

150

107

43

14

Thạch Thất

0

0

0

0

0

0

0

0

0

15

Thanh Oai

467

346

121

98

96

2

369

250

119

16

Thanh Trì

8

5

3

1

1

0

7

4

3

17

Thường Tín

172

99

73

9

6

3

163

93

70

18

Ứng Hòa

257

218

39

61

50

11

196

168

28

Cộng

4.046

2.153

1.893

923

511

412

3.123

1.642

1.481

 

PHỤ LỤC SỐ 2

KINH PHÍ HỖ TRỢ HỘ NGHÈO XÂY DỰNG, SỬA CHỮA NHÀ Ở
(Phụ lục kèm theo Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 25/01/2018 của UBND Thành phố)

TT

Huyện, thị xã

Số hộ nghèo đề nghị hỗ trợ

Tổng kinh phí hỗ trợ

Trong đó

Nhu cầu vay vốn

Hỗ trợ xây dựng

Hỗ trợ sửa chữa

Ngân sách TP ủy thác cho vay vốn

Thành phvận động xã hội hóa

Huyện, TX vận động xã hội hóa

Số hộ

Kinh phí (25 trđ/hộ)

Số hộ

Tổng kinh phí hỗ trợ (xã hội hóa)

Trong đó

Số hộ

Tổng kinh phí hỗ trợ (xã hội hóa)

Trong đó

Thành phố (10trđ/hộ)

Huyện, TX (10trđ/hộ)

Thành phố (5trđ/hộ)

Huyện, TX (5trđ/hộ)

1

2

3=8=
10+14

4=5+
6+7

5=9

6=12+16

7=13+17

8

9

10

11=
12+13

12

13

14

15=
16+17

16

17

1

TX Sơn Tây

28

1.060

700

180

180

28

700

8

160

80

80

20

200

100

100

2

Ba Vì

752

28.830

18.800

5.015

5.015

752

18.800

251

5.020

2.510

2.510

501

5.010

2.505

2.505

3

Chương Mỹ

653

25.195

16.325

4.435

4.435

653

16.325

234

4.680

2.340

2.340

419

4.190

2.095

2.095

4

Đan Phượng

148

6.220

3.700

1.260

1.260

148

3.700

104

2.080

1.040

1.040

44

440

220

220

5

Đông Anh

63

2.695

1.575

560

560

63

1.575

49

980

490

490

14

140

70

70

6

Gia Lâm

0

0

0

0

0

0

-

-

-

-

-

-

-

-

-

7

Hoài Đức

37

1.455

925

265

265

37

925

16

320

160

160

21

210

105

105

8

Mê Linh

473

19.385

11.825

3.780

3.780

473

11.825

283

5.660

2.830

2.830

190

1.900

950

950

9

Mỹ Đức

338

13.370

8.450

2.460

2.460

338

8.450

154

3.080

1.540

1.540

184

1.840

920

920

10

Phú Xuyên

81

3.185

2.025

580

580

81

2.025

35

700

350

350

46

460

230

230

11

Phúc Thọ

328

13.150

8.200

2.475

2.475

328

8.200

167

3.340

1.670

1.670

161

1.610

805

805

12

Quốc Oai

0

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

13

Sóc Sơn

241

10.275

6.025

2.125

2.125

241

6.025

184

3.680

1.840

1.840

57

570

285

285

14

Thạch Thất

0

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

15

Thanh Oai

467

19.805

11.675

4.065

4.065

467

11.675

346

6.920

3.460

3.460

121

1.210

605

605

16

Thanh Trì

8

330

200

65

65

8

200

5

100

50

50

3

30

15

15

17

Thường Tín

172

7.010

4.300

1.355

1.355

172

4.300

99

1.980

990

990

73

730

365

365

18

Ứng Hòa

257

11.175

6.425

2.375

2.375

257

6.425

218

4.360

2.180

2.180

39

390

195

195

Cộng

4.046

163.140

101.150

30.995

30.995

4.046

101.150

2.153

43.060

21.530

21.530

1.893

18.930

9.465

9.465


 


1 Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2.

2 Quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

3 Tính đến thời điểm Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.

4 Quy định tại Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND Thành phố về việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

5 Quy định tại Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình tiếp cận đa chiều thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.