Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2882/KH-SNN

Tuyên Quang, ngày 28 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

I. THỰC TRẠNG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG

1. Những kết quả đã đạt được

Hết năm 2014, diện tích đất có rừng của tỉnh là 415.569 ha (tăng 82.890 ha so với năm 2005); bảo vệ rừng được 2.025.902 lượt ha, bình quân 405.188 ha/năm, trong đó: khoán bảo vệ rừng bình quân 9.600 ha/năm; giai đoạn 2011-2014, toàn tỉnh trồng được 70.200 ha rừng tập trung, và 3 triệu cây phân tán các loại, bình quân trồng được 0,6 triệu cây/năm; sản lượng gỗ khai thác gỗ rừng trồng từ năm 2006 đến năm 2014 được trên 2,0 triệu m3, trong đó tỷ trọng gỗ nguyên liệu cho chế biến đồ gia dụng, gỗ tinh chế chiếm khoảng 20%; bình quân khai thác trên 200.000 m3/năm, năng suất rừng trồng đạt trung bình 70 m3/ha/chu kỳ (7 năm). Đã cơ cấu 3 loại rừng hợp lý, trong đó tăng diện tích rừng sản xuất (chiếm 61% tổng diện tích đất lâm nghiệp), tạo việc làm cho nông dân; thu hút phát triển mạnh công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, độ che phủ rừng luôn duy trì trên 60%; tổng vốn đầu tư cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2011-2015: 1.959.950,8 triệu đồng; giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2006-2014 tăng bình quân 6,2%/năm.

Trong sản xuất lâm nghiệp đã áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất cây giống, khai thác, vận chuyển lâm sản, đặc biệt có bước phát triển mạnh trong khâu chế biến lâm sản. Nhiều loại máy móc, thiết bị đã được sử dụng thay thế lao động thủ công, giải quyết khâu lao động nặng nhọc... góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong sản xuất lâm nghiệp.

2. Những tồn tại, hạn chế

- Phát triển sản xuất lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng. Quy mô, hình thức sản xuất còn nhỏ lẻ; phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm; liên kết sản xuất giữa người trồng rừng và các cơ sở chế biến còn hạn chế, thiếu chặt chẽ.

- Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp do ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp còn hạn chế, còn nhiều diện tích sử dụng giống cây trồng không đảm bảo chất lượng; kỹ thuật thâm canh ở nhiều nơi còn hạn chế, trồng rừng chủ yếu theo phương thức quảng canh năng suất chất lượng, hiệu quả rừng trồng còn thấp, rủi ro còn cao (việc đầu tư thâm canh chủ yếu là ở các doanh nghiệp lâm nghiệp).

- Cơ sở chế biến sâu còn ít; việc xây dựng nhãn hiệu và xúc tiến thương mại chưa được quan tâm; thu hút đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp còn hạn chế; một số chính sách chưa thật sự phù hợp với thực tế, việc sửa đổi, bổ sung còn chậm.

- Ở nhiều nơi nhất là vùng sâu, vùng xa, sản xuất lâm nghiệp còn manh mún, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; trình độ dân trí, trình độ sản xuất còn nhiều chênh lệch giữa các vùng.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng ở một số nơi chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép và lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân khách quan

Sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp chủ yếu là ở vùng cao, vùng xa, địa bàn chia cắt, phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, hạ tầng yếu kém, chu kỳ kinh doanh dài...nên việc huy động các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng nguyên liệu tập trung thâm canh bằng các nguồn vốn khó thực hiện; chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn hạn chế, thiếu đồng bộ; nguồn lực đầu tư cho lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; việc tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển của doanh nghiệp và người dân còn gặp nhiều khó khăn.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức và hành động của chính quyền cơ sở và một số ngành về vị trí và yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp theo hướng hàng hóa chưa thực sự đầy đủ, đồng đều, nhiều lúc, có nơi công tác quản lý bảo vệ rừng chưa chỉ đạo quyết liệt. Tập quán sản xuất quy mô nhỏ, quảng canh, sử dụng giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh còn phổ biến; đầu tư trực tiếp cho lĩnh vực lâm nghiệp chưa tương xứng, còn thấp; chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ lâm nghiệp chưa đáp ứng cho sự phát triển; nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải cách hành chính còn nhiều hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực cho lâm nghiệp còn thấp; việc tìm kiếm thị trường gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;

Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;

Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;

Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020;

Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, phê duyệt Kế hoạch hành động Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014-2020;

Kế hoạch số 1391/KH-BNN-TCLN ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020;

Quyết định số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014-2020;

Quyết định số 2810/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, phê duyệt Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015 - 2020;

Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020;

Quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch thực hiện Tái cơ cấu lĩnh vực Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020, cụ thể như sau:

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu để triển khai thực hiện các nội dung công việc theo lộ trình, đảm bảo hoàn thành Tái cơ cấu lĩnh vực Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020.

2. Yêu cầu:

Từng nhiệm vụ phải được phân công cụ thể, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp để đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; đồng thời, các nhiệm vụ công tác phải được theo dõi, đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn ở từng thời kỳ.

IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu đến năm 2020

- Phấn đấu giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân trên 4%/năm (chiếm tỷ trọng trên 12,0% cơ cấu kinh tế ngành).

- Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, duy trì độ che phủ rừng đạt trên 60%.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có; thực hiện các biện pháp phục hồi, làm giàu trên 6.500 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên (phn đấu đến năm 2020, nâng cao trữ lượng rừng tự nhiên là rừng sản xuất lên 25% so với hiện nay, đạt tốc độ tăng bình quân từ 4 - 5m3/ha/năm).

- Nâng cao năng suất rừng trồng sản xuất lên trên 100 m3/ha/chu kỳ 7 năm; phát triển 25% diện tích rừng sản xuất trồng cây gỗ lớn ở các vùng thích hợp.

- Sản lượng gỗ khai thác trên 800.000 m3 (tăng trên 400.000 m3 so năm 2014), trong đó: 28% sản lượng là gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho chế biến tinh chế (ván thanh, MDF...) và đồ mộc (tương đương khoảng 224.000 m3/năm, tăng trên 80.000 m3 so năm 2014); gỗ nhỏ cho chế biến bột giấy là 67,5% (tương đương khoảng 540.000 m3/năm, tăng trên 300.000 m3 so với năm 2014) và 4,5% sản lượng gỗ cho nhu cầu xã hội khác (tương đương khoảng 100.000 m3). Tre nứa (ván ghép thanh, giấy và bột giấy, giấy đế, đũa...) 22.500 tấn.

- Nâng giá trị thu nhập rừng trồng từ trên 70 triệu đồng/ha như hiện nay, lên trên 150 triệu đồng/ha/chu kỳ 7 năm vào năm 2020 (chưa kể lâm sản ngoài gỗ).

- Trồng rừng tập trung bình quân 10.000 ha/năm; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt trên 800.000 m3/năm; đến năm 2020 phấn đấu trên 80% diện tích rừng được trồng bằng giống sản xuất bằng phương pháp nhân vô tính.

- Phấn đấu cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho khoảng trên 6% diện tích rừng trồng toàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp

- Cơ bản ổn định cơ cấu 3 loại rừng hiện có (rừng đặc dụng chiếm 10,5%; rừng phòng hộ chiếm 28,5%; rừng sản xuất chiếm 61,0%). Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng hệ thống nguồn giống năng suất, chất lượng cao và sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản cung cấp đủ giống cho nhu cầu trồng rừng của tỉnh. Tổ chức quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có; thực hiện các biện pháp phục hồi, làm giàu trên 6.500 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên (phấn đấu đến năm 2020, nâng cao trữ lượng rừng tự nhiên là rừng sản xuất lên 25% so với hiện nay, đạt tốc độ tăng bình quân từ 4 - 5m3/ha/năm).

- Bảo vệ nghiêm rừng tự nhiên; bảo tồn các hệ sinh thái, cảnh quan, tài nguyên đa dạng sinh học, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường. Tạo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hệ sinh thái và chuyển nhượng tín chỉ Cacbon. Thực hiện xã hội hóa nghề rừng, thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, đầu tư phát triển cây lâm sản ngoài gỗ gắn với phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống.

- Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, chuyển hóa một số diện tích rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn và kết hợp gỗ lớn với cung cấp nguyên liệu giấy, giảm dần sản lượng dăm gỗ (tập trung ưu tiên cho chế biến giấy); nâng cao sản lượng và hiệu quả trong chế biến gỗ rừng trồng; xây dựng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững để xuất khẩu sản phẩm từ gỗ rừng trồng. Hàng năm trồng 10.000 ha rừng tập trung, đến năm 2020 diện tích rừng trồng sản xuất đạt khoảng 140.000 ha, có trên 80% diện tích rừng được trồng bằng giống sản xuất bằng phương pháp nhân vô tính, giống hạt chất lượng cao; năng suất rừng trồng đạt bình quân trên 100 m3/ha/chu kỳ 7 năm; chuyển đổi từ kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn 11.000 ha, đưa năng suất rừng đạt trên 120m3/ha/chu kỳ 10 năm; có trên 9.000 ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC; đẩy mạnh phát triển tinh chế lâm sản và các sản phẩm xuất khẩu từ gỗ rừng trồng, nâng tỷ lệ gỗ khai thác từ rừng trồng đưa vào tinh chế, sản xuất đồ mộc (chiếm khoảng 28% sản lượng khai thác hàng năm); đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy giấy và bột giấy (chiếm 67,5% lượng khai thác hàng năm) và đảm bảo cho nhu cầu xã hội khác (khoảng 4,5% lượng khai thác hàng năm).

- Giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 1 nghìn tỷ đồng, trong đó, khai thác gỗ rừng trồng tập trung chiếm 91% và khai thác cây trồng phân tán 9% (gỗ lớn chiếm khoảng 40%).

2.2. Tái cơ cấu sản phẩm lâm nghiệp hàng hóa

- Thâm canh có hiệu quả vùng sản xuất gỗ nguyên liệu giấy khoảng 163.000 ha với loài cây trồng chính là cây Keo (Keo lai, Keo Tai Tượng); vùng sản xuất gỗ lớn phục vụ xây dựng, gia dụng: khoảng 69.000 ha (tp trung chủ yếu ở các huyện vùng cao Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình) và vùng sản xuất gỗ phục vụ chế biến khác khoảng 38.000 ha với loài cây trồng chính là keo, mỡ, lát, sấu, giổi, xoan ta.

- Giai đoạn 2015-2020, mỗi năm khai thác và trồng lại khoảng 9.000 ha rừng trồng. Từ sau năm 2020, sản lượng gỗ khai thác trên 800.000 m3/năm (tăng trên 400.000 m3 so năm 2014), trong đó: 28% sản lượng là gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho chế biến tinh chế (ván thanh, MDF...) và đồ mộc (tương đương khoảng 224.000 m3/năm, tăng trên 80.000 m3 so năm 2014); gỗ nhỏ cho chế biến bột giấy là 67,5% (tương đương khoảng 540.000 m3/năm, tăng trên 300.000 m3 so với năm 2014) và 4,5% sản lượng gỗ cho nhu cầu xã hội khác (tương đương khoảng 100.000 m3). Tre nứa (ván ghép thanh, giy và bột giấy, giấy đế, đũa...) 22.500 tấn.

- Lồng ghép nguồn vốn Trung ương, vốn của tỉnh và vốn của Doanh nghiệp để hỗ trợ trồng rừng gỗ nguyên liệu, gỗ lớn, hỗ trợ thực hiện cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho khoảng trên 9.000 ha rừng trồng.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất giống cây lâm nghiệp và trồng rừng, phấn đấu đến năm 2020 có trên 80% diện tích rừng trồng được trồng bằng giống sản xuất bằng phương pháp nhân vô tính, giống hạt chất lượng cao.

2.3. Tái cơ cấu công nghiệp chế biến

- Các doanh nghiệp tiếp tục liên kết phát triển vùng nguyên liệu để phát huy tối đa công suất các nhà máy hiện có: Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa (trên 130.000 tấn bột giấy/năm; 140.000 tấn giấy tráng phấn cao cấp/năm); 5 nhà máy chế biến gỗ ghép thanh; 1 nhà máy sản xuất đũa tre, giấy đế và bột giấy; 1 nhà máy sản xuất đũa gỗ tách xuất khẩu.

- Phát triển theo quy hoạch các cơ sở băm dăm gỗ để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến giấy và bột giấy. Xúc tiến đầu tư xây dựng nhà máy ván ép nhân tạo MDF: 30.000 m3/năm, viên gỗ nén 6.000 tấn/năm, ván tre: 50.000 m3/năm và nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu với công xuất 40.000 sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Long Bình An.

2.4. Giải pháp thực hiện

2.4.1 - Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp, chế biến lâm sản:

- Chủ động tiếp nhận và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất trọng tâm là nhận chuyển giao kỹ thuật nhân giống cây keo lai (giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt) theo phương pháp nuôi cấy mô; biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng tiến bộ của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Phấn đấu, đến năm 2020 có trên 80% diện tích rừng trồng được trồng bằng giống vô tính (cây mô, mô-hom) và 20% giống hạt chất lượng cao; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiến bộ mới được công nhận vào sản lâm nghiệp, nhằm đưa năng suất rừng đạt trên 100 m3/ha, chu kỳ 7 năm và trên 120 m3/ha, chu kỳ 10 năm.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống cây keo lai (giống tiến bộ kỹ thuật được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận) theo phương pháp nuôi cấy mô; thiết lập, tạo điều kiện cho mạng lưới giống cây lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Nghiên cứu, nhận chuyển giao kỹ thuật nhân giống, trồng thử nghiệm một số giống bạch đàn mô (giống mới, có năng suất cao, chất lượng tốt, như UP 99, PNCT3...Trồng rừng luân canh) nhằm tránh rủi ro, thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh xảy ra sau một số chu kỳ trồng rừng thuần loài liên tiếp.

- Ưu tiên đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ mới, cơ giới hóa đối với diện tích có thể áp dụng phương pháp làm đất bằng máy; đồng thời áp dụng công nghệ mới vào sản xuất từ khâu tạo giống đến trồng và khai thác, chế biến gỗ. Trong đó chú trọng nghiên cứu, chuyển giao phương thức kinh doanh rừng tổng hợp, bền vững; đẩy mạnh đầu tư thâm canh rừng kinh tế năng suất cao, nâng cao chất lượng rừng trồng; quan tâm hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng.

2.4.2 - Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực lâm nghiệp; tăng cường quản lý giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch:

- Rà soát, lập dự án bổ sung điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; xem xét điều chỉnh quy hoạch, chuyển diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang sản xuất đảm bảo cơ cấu 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh hợp lý.

+ Bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên; bảo tồn các hệ sinh thái, cảnh quan, tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng; tạo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng. Thực hiện các biện pháp phục hồi, làm giàu trên 6.500 ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất, phấn đấu đến năm 2020 trữ lượng rừng tự nhiên sản xuất tăng lên 25% so với hiện nay (tốc độ tăng trưởng bình quân: Rừng giàu 2,2 m3 - 2,6 m3/ha/năm; rừng trung bình 2,6 m3 - 2,9 m3/ha/năm; rừng nghèo 3,1 m3 - 3,7 m3/ha/năm).

+ Quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt 46.981 ha rừng đặc dụng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt tiêu chí chất lượng của rừng; kết hợp với kinh doanh dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái.

+ Quản lý, bảo vệ tốt 127.124 ha rừng phòng hộ, tăng cường bổ sung cây đa mục đích nhằm tăng nguồn thu cho người làm nghề rừng.

+ Khai thác tối đa lợi thế diện tích dưới tán rừng để trồng các loài cây có giá trị kinh tế cao (cây dược liệu,...) để tạo việc làm tăng thu nhập cho người bảo vệ rừng.

+ Quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bền vững đối với 271.613 ha rừng sản xuất; phát triển hợp lý diện tích rừng gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu và rừng trồng cây mọc nhanh năng suất cao cung cấp nguyên liệu ổn định cho Nhà máy bột Giấy và giấy An Hòa, các nhà máy chế biến gỗ và phục vụ nhu cầu sử dụng trong dân. Thực hiện xã hội hóa nghề rừng, thu hút các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đầu tư phát triển lâm sản ngoài gỗ gắn với phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, ngành truyền thống.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch lâm nghiệp, kết hợp giữa quy hoạch ngành với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch.

- Thực hiện Quy hoạch và quản lý chặt chẽ diện tích nương rẫy được quy hoạch, bảo đảm duy trì diện tích canh tác ổn định cho đồng bào thiếu đất sản xuất.

- Quy hoạch phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ như: Sơn, Tre Luồng; để quản lý tốt việc đầu tư phát triển bền vững không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tài nguyên rừng.

2.4.3 - Củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong lâm nghiệp; mở rộng liên kết vùng và liên kết “4 nhà” vững chắc:

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ; Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và Kế hoạch số 104-KH/TU ngày 25/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XV); Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 14/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; phát triển kinh tế hợp tác, chú trọng phát triển các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ theo chuỗi giá trị; hình thành các mô hình tổ hợp tác, HTX hoạt động và cung ứng dịch vụ lĩnh vực lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại; tạo sự liên kết giữa trang trại với các thành phần kinh tế khác; hình thành các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, lấy các doanh nghiệp mạnh hiện có làm trung tâm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu.

- Mở rộng liên kết vùng trong khu vực tập trung phát triển cây gỗ rừng trồng để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản tại tỉnh.

- Phát triển rừng sản xuất theo vùng chuyên canh rừng cây gỗ lớn (chuyển đổi từ kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn 11.000 ha) phục vụ cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu.

- Nâng cao hiệu quả của mạng lưới khuyến nông; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhân rộng các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn hỗ trợ tập huấn về thực hiện quản lý rừng bền vững tiến tới cấp chứng chỉ rừng quốc tế FSC cho các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp và nhóm hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, phấn đấu có trên 9.000 ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC.

- Rà soát, nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ quy mô vừa và nhỏ, đồng thời duy trì hoạt động có hiệu quả của các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ quy mô lớn đã có trên địa bàn, xây dựng cơ sở chế biến gỗ có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ (từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thị sản phẩm), có khả năng cạnh tranh cao; hội nhập và hướng tiêu thụ bền vững.

- Các cơ sở sản xuất giấy, đồ mỹ nghệ xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu tre nứa tiếp tục duy trì hoạt động; khuyến khích đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trước khi xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất ván nhân tạo, các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ rừng trồng, tận dụng phế phụ phẩm trong chế biến để sản xuất viên nén làm chất đốt.... Đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến phù hợp với thị hiếu thị trường. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu các mặt hàng xuất khẩu, triển khai xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm có hiệu quả. Các sản phẩm từ gỗ rừng trồng đều có nguồn gốc rõ ràng.

2.4.4 - Tăng cường cải cách thể chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả các cơ chế, chính sách:

Thực hiện, vận hành phát huy các chính sách đã có một cách hiệu quả, đồng thời nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh phù hợp một số chính sách trong đó tập trung vào các nội dung:

- Khuyến khích phát triển sản xuất lâm nghiệp phù hợp với giai đoạn 2016 - 2020; khuyến khích huy động và sử dụng các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020;

- Khuyến khích, hỗ trợ sử dụng cây giống được sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô và hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, hỗ trợ phát triển rừng trồng cây nguyên liệu gỗ lớn;

- Khuyến khích liên kết giữa người sản xuất gỗ, các công ty lâm nghiệp với các cơ sở, công ty chế biến gỗ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp theo mô hình khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, người nông dân góp vốn với doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất để cùng đầu tư để chia sẻ lợi ích;

- Khuyến khích phát triển các làng nghề chế biến thủ công mỹ nghệ đồ mộc; tín dụng ưu đãi dài hạn đối với các chủ rừng kinh doanh rừng trồng gỗ lớn, nhất là các Công ty lâm nghiệp hiện nay cần phải tái cấu trúc về tài chính doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ tái cơ cấu sản xuất;

- Khuyến khích xây dựng và cấp chứng chỉ FSC cho rừng trồng nguyên liệu.

2.4.5 - Tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đầu tư công cho lâm nghiệp:

- Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, tập trung vào ứng dụng khoa học kỹ thuật cho khâu giống, kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu chu kỳ sản xuất phù hợp nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng; khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nơi chưa có nguồn thu; phát triển hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình khai thác hợp lý kết hợp gây trồng các cây dược liệu, các sản phẩm ngoài gỗ có giá trị khác; đổi mới dây chuyền, công nghệ chế biến sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu.

- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng, theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ nhỏ, sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ gia dụng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Đầu tư nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, năng lực dự báo và phòng cháy chữa cháy rừng; đầu tư phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

2.4.6 - Thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất đai, khuyến khích dồn đổi, tích tụ đất để phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh ứng dụng công nghệ cao:

- Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, quan tâm bố trí quỹ đất để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất ổn định theo chu kỳ. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân đã được giao nhưng sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích để giao cho các đối tượng khác sử dụng phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh giao, cho thuê, khoán rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên cho các hộ dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang, các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo do thiếu đất sản xuất.

- Rà soát toàn bộ hồ sơ giao khoán theo Nghị định 01/NĐ-CP ngày 15/01/1995 và Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ. Kiên quyết thanh lý các hợp đồng khoán không đúng đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân đã nhận khoán bảo vệ rừng nhưng thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng.

- Khuyến khích thành lập các Hợp tác xã, liên doanh liên kết để tích tụ đất, tạo quỹ đất tập trung, góp cổ phần bằng đất đai để phát triển lâm nghiệp.

2.4.7 - Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng:

- Tích cực khai thác thị trường truyền thống, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, hướng mạnh xuất khẩu sản phẩm cao cấp. Đẩy mạnh tổ chức các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm gỗ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chế biến gỗ của tỉnh tham gia vào hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam nhằm tăng cường liên kết, xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường, từng bước hội nhập thị trường hàng hóa lâm sản Quốc tế.

- Tăng cường xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm gỗ, đăng ký chất lượng, ghi nhãn hàng hóa, không ngừng nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường và tạo lòng tin khách hàng. Chú trọng công tác bình chọn, tôn vinh sản phẩm lâm nghiệp, nông dân làm nghề rừng tiêu biểu.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề để tạo điều kiện tiếp xúc giữa cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà nghiên cứu quản lý… để trao đổi tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

2.4.8 - Phương án huy động nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp:

- Huy động và gắn kết các nguồn lực, lồng ghép các kế hoạch, chương trình, dự án; lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án khác trên địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn vốn đầu tư phát triển cho các chương trình Mục tiêu quốc gia, nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế...

- Các chủ đầu tư nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp tác phát triển; đánh giá mức độ đóng góp của các dự án đầu tư vào thực hiện tái cơ cấu ngành; rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư, cơ cấu đầu tư để phát huy hiệu quả, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực lâm nghiệp.

(Nội dung, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện theo biểu 01, 02, 03, 04 đính kèm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị, các phòng thuộc Sở

- Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến nội dung kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp đến toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình.

- Chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo kế hoạch; định kỳ 6 tháng, 1 năm, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tham mưu Sở chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung Tái cơ cấu lĩnh vực Lâm nghiệp.

- Giao Chi cục Kiểm lâm chủ trì tham mưu giúp Giám đốc Sở, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung tái cơ cấu lĩnh vực Lâm nghiệp trong kế hoạch này.

2. Đề nghị các sở, ngành có liên quan

2.1 - Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Tham mưu phân bổ các nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Đề xuất chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2015 - 2020.

2.2 - Sở Tài chính:

- Hướng dẫn thực hiện các chính sách phí, lệ phí để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp.

- Tham mưu, đề xuất ưu tiên nguồn vốn và đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện kế hoạch này.

2.3 - Sở Khoa học và Công nghệ:

- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp.

- Chủ động mời gọi các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ liên kết nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ để phát triển sản xuất lâm nghiệp hàng hóa năng suất, chất lượng cao.

- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương điều tra đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất, bảo quản, chế biến lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng Chương trình đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa của các sản phẩm lâm nghiệp chủ lực của Tuyên Quang đến năm 2020.

2.4 - Sở Công Thương:

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm lâm nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Tuyên Quang; tham mưu chương trình thu hút phát triển công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm lâm nghiệp (gvà lâm sản ngoài gỗ...).

2.5 - Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính về đất đai đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh để bổ sung, hoặc điều chỉnh các trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Pháp luật tại thời điểm thi hành.

Rà soát, báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế các quy định về hạn mức giao đất, trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013 và tình hình thực tế của tỉnh.

Thực hiện rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; hướng dẫn các huyện, thành phố điều chỉnh kế hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các Đề án sản xuất hàng hóa thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.

2.6 - Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố rà soát, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức lĩnh vực lâm nghiệp theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lĩnh vực lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.

2.7 - Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tuyên Quang:

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tập trung vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế đầu tư lĩnh vực lâm nghiệp; triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm nghiệp.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Căn cứ kế hoạch thực hiện Tái cơ cấu lĩnh vực Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 - 2020, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tập trung chỉ đạo quyết liệt những nội dung của kế hoạch đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung phát triển cây trồng lâm nghiệp là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành và nhu cầu thị trường; nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất và bố trí nguồn vốn hỗ trợ phát triển phù hợp, hiệu quả.

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách để điều phối, bố trí nguồn vốn khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương; tăng cường thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển lâm nghiệp trên địa bàn.

4. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp

Thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của nhà nước và nội dung Tái cơ cấu lĩnh vực Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên.

5. Chế độ báo cáo

- Các đơn vị được phân công theo dõi, tổng hợp: Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, kết thúc năm (hoặc có yêu cầu đột xuất) tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Sở.

- Chi cục Kiểm lâm: Đôn đốc việc tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp; tham mưu với lãnh đạo Sở báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo yêu cầu.

Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có chỉ đạo phải điều chỉnh, bổ sung của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo bằng văn bản về Sở xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Tổng cục Lâm nghiệp (báo cáo);
- Ủy ban nhân dân tỉnh (báo cáo);
- Đ/c Nguyễn Đình Quang, PCT UBND tỉnh (báo cáo);
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nội Vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội (phối hợp);
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Các đồng chí Lãnh đạo Sở;
- Các phòng, các đơn vị trực thuộc Sở;
- Phòng: NN và PTNT các huyện, Kinh tế thành phố;
- Cổng thông tin điện tử Sở;
- Lưu VT-LN.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Công Nông

 

BIỂU 01

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TOÀN TỈNH ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

m 2020

I

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

267.645

267.645

267.645

267.645

267.645

267.645

2

Làm giàu rừng tự nhiên

ha

6.680

-

1.534

1.635

1.635

1.876

3

Diện tích có chi trả dịch vụ môi trường rừng

ha

 

130.943

130.943

130.943

130.943

130.943

II

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch sử dụng cây giống trồng rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Cây giống mô, mô hom

ha

19.500

1.800

2.600

3.700

5.000

6.400

-

Giống hạt chất lượng cao

ha

22.900

6.320

6.520

5.300

3.160

1.600

2

Kế hoạch trồng rừng

ha

54.750

10.500

11.750

11.600

10.550

10.350

2.1

Trồng rừng tập trung

ha

53.000

10.150

11.400

11.250

10.200

10.000

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

500

250

250

-

-

-

-

Trồng rừng sản xuất

ha

52.500

9.900

11.150

11.250

10.200

10.000

2.2

Trồng cây phân tán quy diện tích

ha

1.750

350

350

350

350

350

3

Trồng rừng kinh doanh gỗ lớn

ha

11.000

1.900

2.150

2.150

2.400

2.400

4

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích khai thác

ha

49.000

9.400

10.000

10.000

9.900

9.700

-

Sản lượng

m3

4.138.650

765.000

836.400

836.500

859.000

841.750

5

Bảo vệ rừng trồng

ha

155.069

153.319

154.369

155.269

155.169

155.069

6

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

ha

9.000

-

5.525

925

975

1.575

 

BIỂU 02

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TỪNG HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Chi tiết các huyện, thành phố

Lâm Bình

Na Hang

Chiêm Hóa

Hàm Yên

Yên Sơn

Sơn Dương

Thành phố

I

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

267.645

288.190

279.930

365.585

131.305

190.550

78.455

4.210

2

Làm giàu rừng tự nhiên

ha

6.680

209

804

4.443

85

591

490

58

3

Diện tích có chi trả dịch vụ môi trường rừng

ha

130.943

47.368

62.362

21.213

 

 

-

-

II

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch sử dụng cây giống trồng rừng

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Cây giống mô, mô hom

ha

19.500

-

-

4.250

5.250

5.610

4.050

340

-

Giống hạt chất lượng cao

ha

22.900

1.840

2.800

2.470

4.670

6.750

3.710

660

2

Kế hoạch trồng rừng

ha

54.750

2.550

3.750

8.750

12.750

15.850

9.825

1.275

2.1

Trồng rừng tập trung

ha

53.000

2.300

3.500

8.400

12.400

15.450

9.700

1.250

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

500

200

200

-

-

100

-

-

-

Trồng rừng sản xuất

ha

52.500

2.100

3.300

8.400

12.400

15.350

9.700

1.250

2.2

Trồng cây phân tán quy diện tích

 

1.750

250

250

350

350

400

125

25

3

Trồng rừng kinh doanh gỗ lớn

ha

11.000

-

-

3.200

3.100

2.950

1.500

250

4

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích khai thác

ha

49.000

1.300

1.950

7.100

12.400

15.000

10.000

1.250

-

Sản lượng

m3

4.138.650

106.700

160.250

583.200

1.045.600

1.267.250

868.200

107.450

5

Bảo vệ rừng trồng

ha

155.069

40.961

62.354

134.612

179.708

206.621

134.561

14.380

6

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

ha

9.000

-

-

3.100

100

3.100

2.600

100

 

BIỂU 2.1

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HUYỆN LÂM BÌNH ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

288.190

57.638

57.638

57.638

57.638

57.638

2

Làm giàu rừng tự nhiên

ha

209

 

 

 

 

209

3

Diện tích có chi trả dịch vụ môi trường rừng

ha

 

47.368

47.368

47.368

47.368

47.368

II

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch sử dụng cây giống trồng rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Cây giống mô, mô hom

ha

 

 

 

 

 

 

-

Giống hạt chất lượng cao

ha

1.840

480

480

440

240

200

2

Kế hoạch trồng rừng

ha

2.550

650

650

600

350

300

2.1

Trồng rừng tập trung

ha

2.300

600

600

550

300

250

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

200

100

100

 

 

 

-

Trồng rừng sản xuất

ha

2.100

500

500

550

300

250

2.2

Trồng cây phân tán quy diện tích

 

250

50

50

50

50

50

3

Trồng rừng kinh doanh gỗ lớn

ha

-

 

 

 

 

 

4

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích khai thác

ha

1.300

250

250

250

250

250

-

Sản lượng

m3

106.700

20.650

20.500

20.300

24.700

20.550

5

Bảo vệ rừng trồng

ha

40.961

7.732

8.082

8.382

8.382

8.382

6

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

ha

-

 

 

 

 

 

 

BIỂU 2.2

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HUYỆN NA HANG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Năm 2016

Năm 2017

m 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

279.930

55.986

55.986

55.986

55.986

55.986

2

Làm giàu rừng tự nhiên

ha

804

 

200

200

200

204

3

Diện tích có chi trả dịch vụ môi trường rừng

ha

 

62.362

62.362

62.362

62.362

62.362

II

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch sử dụng cây giống trồng rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Cây giống mô, mô hom

ha

-

 

 

 

 

 

-

Giống hạt chất lượng cao

ha

2.800

640

680

600

440

440

2

Kế hoạch trồng rừng

ha

3.750

850

900

800

600

600

2.1

Trồng rừng tập trung

 

3.500

800

850

750

550

550

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

200

100

100

 

 

 

-

Trồng rừng sản xuất

ha

3.300

700

750

750

550

550

2.2

Trồng cây phân tán quy diện tích

ha

250

50

50

50

50

50

3

Trồng rừng kinh doanh gỗ Iớn

ha

-

 

 

 

 

 

4

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích khai thác

ha

1.950

350

400

400

400

400

-

Sản lượng

m3

160.250

28.250

33.000

33.000

33.000

33.000

5

Bảo vệ rừng trồng

ha

62.354

12.011

12.361

12.661

12.661

12.661

6

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

ha

-

 

 

 

 

 

 

BIỂU 2.3

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HUYỆN CHIÊM HÓA ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Năm 2016

Năm 2017

m 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

365.585

73.117

73.117

73.117

73.117

73.117

2

Làm giàu rừng tự nhiên

ha

4.443

 

1.100

1.100

1.100

1.143

3

Diện tích có chi trả dịch vụ môi trường rừng

ha

 

21.213

21.213

21.213

21.213

21.213

II

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch sử dụng cây giống trồng rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Cây giống mô, mô hom

ha

4.250

450

650

1.000

1.000

1.150

-

Giống hạt chất lượng cao

ha

2.470

670

910

560

280

50

2

Kế hoạch trồng rừng

ha

8.750

1.470

2.020

2.020

1.670

1.570

2.1

Trồng rừng tập trung

ha

8.400

1.400

1.950

1.950

1.600

1.500

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

-

 

 

 

 

 

-

Trồng rừng sản xuất

ha

8.400

1.400

1.950

1.950

1.600

1.500

2.2

Trồng cây phân tán quy diện tích

ha

350

70

70

70

70

70

3

Trồng rừng kinh doanh gỗ Iớn

ha

3.200

600

650

650

650

650

4

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích khai thác

ha

7.100

1.400

1.400

1.400

1.500

1.400

-

Sản lượng

m3

583.200

113.500

115.500

115.500

123.700

115.000

5

Bảo vệ rừng trồng

ha

134.612

26.362

26.762

27.162

27.162

27.162

6

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

ha

3.100

 

2.000

300

300

500

 

BIỂU 2.4

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HUYỆN HÀM YÊN ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Năm 2016

Năm 2017

m 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

131.305

26.261

26.261

26.261

26.261

26.261

2

Làm giàu rừng tự nhiên

ha

85

 

20

20

20

25

3

Diện tích có chi trả dịch vụ môi trường rừng

ha

 

 

 

 

 

 

II

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch sử dụng cây giống trồng rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Cây giống mô, mô hom

ha

5.250

450

650

1.000

1.400

1.750

-

Giống hạt chất lượng cao

ha

4.670

1.470

1.430

1.080

520

170

2

Kế hoạch trồng rừng

 

12.750

2.470

2.670

2.670

2.470

2.470

2.1

Trồng rừng tập trung

 

12.400

2.400

2.600

2.600

2.400

2.400

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

-

 

 

 

 

 

-

Trồng rừng sản xuất

ha

12.400

2.400

2.600

2.600

2.400

2.400

2.2

Trồng cây phân tán quy diện tích

ha

350

70

70

70

70

70

3

Trồng rừng kinh doanh gỗ Iớn

ha

3.100

500

650

650

650

650

4

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích khai thác

ha

12.400

2.400

2.600

2.600

2.400

2.400

-

Sản lượng

m3

1.045.600

194.200

214.500

214.500

211.200

211.200

5

Bảo vệ rừng trồng

ha

179.708

35.942

35.942

35.942

35.942

35.942

6

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

ha

100

 

 

 

50

50

 

BIỂU 2.5

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HUYỆN YÊN SƠN ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Năm 2016

Năm 2017

m 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

190.550

38.110

38.110

38.110

38.110

38.110

2

Làm giàu rừng tự nhiên

ha

591

 

100

200

200

91

3

Diện tích có chi trả dịch vụ môi trường rừng

ha

 

 

 

 

 

 

II

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch sử dụng cây giống trồng rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Cây giống mô, mô hom

ha

5.610

430

600

880

1.550

2.150

-

Giống hạt chất lượng cao

ha

6.750

1.850

1.920

1.640

970

370

2

Kế hoạch trồng rừng

ha

15.850

2.930

3.230

3.230

3.230

3.230

2.1

Trồng rừng tập trung

ha

15.450

2.850

3.150

3.150

3.150

3.150

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

100

50

50

 

 

 

-

Trồng rừng sản xuất

ha

15.350

2.800

3.100

3.150

3.150

3.150

2.2

Trồng cây phân tán quy diện tích

ha

400

80

80

80

80

80

3

Trồng rừng kinh doanh gỗ Iớn

ha

2.950

550

550

550

650

650

4

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích khai thác

ha

15.000

2.800

3.100

3.100

3.000

3.000

-

Sản lượng

m3

1.267.250

228.000

255.500

255.750

264.000

264.000

5

Bảo vệ rừng trồng

ha

206.621

41.284

41.334

41.334

41.334

41.334

6

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

ha

3.100

 

2.000

300

300

500

 

BIỂU 2.6

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HUYỆN SƠN DƯƠNG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Năm 2016

Năm 2017

m 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

78.455

15.691

15.691

15.691

15.691

15.691

2

Làm giàu rừng tự nhiên

ha

490

 

100

100

100

190

3

Diện tích có chi trả dịch vụ môi trường rừng

ha

 

 

 

 

 

 

II

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch sử dụng cây giống trồng rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Cây giống mô, mô hom

ha

4.050

450

650

750

950

1.250

-

Giống hạt chất lượng cao

ha

3.710

1.070

950

850

570

270

2

Kế hoạch trồng rừng

 

9.825

1.925

2.025

2.025

1.925

1.925

2.1

Trồng rừng tập trung

 

9.700

1.900

2.000

2.000

1.900

1.900

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

-

 

 

 

 

 

-

Trồng rừng sản xuất

ha

9.700

1.900

2.000

2.000

1.900

1.900

2.2

Trồng cây phân tán quy diện tích

ha

125

25

25

25

25

25

3

Trồng rừng kinh doanh gỗ Iớn

ha

1.500

200

250

250

400

400

4

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích khai thác

ha

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

-

Sản lượng

m3

868.200

164.200

176.000

176.000

176.000

176.000

5

Bảo vệ rừng trồng

ha

134.561

27.112

27.012

26.912

26.812

26.712

6

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

ha

2.600

 

1.500

300

300

500

 

BIỂU 2.7

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Trong đó

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

ha

4.210

842

842

842

842

842

2

Làm giàu rừng tự nhiên

ha

58

 

14

15

15

14

3

Diện tích có chi trả dịch vụ môi trường rừng

ha

 

 

 

 

 

 

II

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch sử dụng cây giống trồng rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Cây giống mô, mô hom

ha

340

20

50

70

100

100

-

Giống hạt chất lượng cao

ha

660

140

150

130

140

100

2

Kế hoạch trồng rừng

ha

1.275

205

255

255

305

255

2.1

Trồng rừng tập trung

ha

1.250

200

250

250

300

250

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

-

 

 

 

 

 

-

Trồng rừng sản xuất

ha

1.250

200

250

250

300

250

2.2

Trồng cây phân tán quy diện tích

ha

25

5

5

5

5

5

3

Trồng rừng kinh doanh gỗ Iớn

ha

250

50

50

50

50

50

4

Khai thác

 

 

 

 

 

 

 

-

Diện tích khai thác

ha

1.250

200

250

250

300

250

-

Sản lượng

m3

107.450

16.200

21.400

21.450

26.400

22.000

5

Bảo vệ rừng trồng

ha

14.380

2.876

2.876

2.876

2.876

2.876

6

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

ha

100

 

25

25

25

25

 

BIỂU 03

MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Công tác tuyên truyền

 

 

 

-

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung, giải pháp tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân; thay đổi nhận thức và quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung tái cơ cấu

Chi cục Kiểm lâm

- Các Sở, ban ngành liên quan;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thường xuyên

II

Những nội dung tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh

 

 

 

1

Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030

Chi cục Kiểm lâm

- Các Sở, ban ngành liên quan;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Đơn vị tư vấn.

Năm 2016

2

Thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Chi cục Kiểm lâm

- Các Sở, ban ngành liên quan;

- Các công ty nông, lâm nghiệp;

- Chi cục Phát triển nông thôn.

Từ năm 2015 - 2016

3

Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020

Chi cục Kiểm lâm

- Các Sở, ban ngành liên quan;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Các đơn vị sản xuất Lâm nghiệp;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Năm 2016 - 2020

4

Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm Tuyên Quang, giai đoạn 2016 - 2020.

Chi cục Kiểm lâm

- Các Hạt Kiểm lâm;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Năm 2016 - 2020

5

Dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang.

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chi cục Kiểm lâm;

- Các Ban quản lý dự án bảo vệ và Phát triển rừng cấp cơ sở;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Năm 2016 - 2020

6

Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2016 - 2020.

Chi cục Kiểm lâm

- Các Sở, ban ngành liên quan;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Các đơn vị sản xuất Lâm nghiệp;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Năm 2016

 

BIỂU 04

NHU CẦU SỬ DỤNG CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG THEO KẾ HOẠCH CHỈNH CƠ CẤU GIỐNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2882/KH-SNN ngày 28/12/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

TT

Loại cây giống

Nhu cầu cây giống lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020

Ghi chú

Giai đoạn 2016-2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số lượng (nghìn cây)

Tỷ lệ % so với cây trồng chính

Số lượng (nghìn cây)

Tỷ lệ % so với cây trồng chính

Số lượng (nghìn cây)

Tỷ lệ % so với cây trồng chính

Số lượng (nghìn cây)

Tỷ lệ % so với cây trồng chính

Số lượng (nghìn cây)

Tỷ lệ % so với cây trồng chính

Số lượng (nghìn cây)

Tỷ lệ % so với cây trồng chính

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

I

Keo

88.786

98,73

17.424

96,82

19.416

97,14

19.199

100,00

16.810

100,00

15.937

100,00

 

1

Keo Tai tượng.

30.129

33,50

8.765

48,71

9.221

46,13

7.030

36,62

3.104

18,47

2.009

12,61

Mật độ 1.826 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm)

2

Keo lai mô- hom

58.657

65,23

8.659

48,12

10.195

51,01

12.169

63,38

13.706

81,53

13.928

87,39

 

2.1

Keo lai hom

30.129

33,50

6.026

33,49

6.391

31,97

6.756

35,19

6.391

38,02

4.565

28,64

Mật độ 1.826 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm)

2.2

Keo lai mô

28.528

31,72

2.633

14.63

3.804

19,03

5.413

28,19

7.315

43,52

9.363

58,75

Mật độ 1.463 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm)

II

Lát

456

0,51

228

1,27

228

1,14

 

0,00

 

0,00

 

0,00

Mật độ 1.826 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm)

III

M

688

0,77

344

1,91

344

1,72

 

0,00

 

0,00

 

0,00

Mật độ 2.750 cây/ha (Bao gồm cả 10% dăm)

 

Cây trồng chính (I+II+III)

89.930

 

17.996

 

19.988

 

19.199

 

16.810

 

15.937

 

 

IV

Cây khác

6.000

6,25

1200

6,25

1200

5,66

1200

5,88

1200

6,66

1200

7,00

(Bạch đàn, Thông, Bồ đề, Xoan, Sơn, Tre luồng…)

 

Tổng cộng

95.930

 

19.196

 

21.188

 

20.399

 

18.010

 

17.137

 

 

Ghi chú: Tỷ lệ cây Keo trong cơ cấu cây trồng chính từ năm 2016 đến năm 2020 giữ ở mức 98,73%, tuy nhiên về cơ cấu từng loài Keo được chỉnh theo hướng: Năm 2016: Keo tai tượng 48,71%, Keo lai hom 33,49%, Keo lai mô 14,63%. Năm 2017: Keo tai tượng giảm còn 46,13%, Keo lai hom 31,97%, Keo lai mô tăng lên 19,03%. Năm 2018: Keo tai tượng giảm còn 36,62 %. Keo lai hom 35,19%. Keo lai mô tăng lên 28,19%. Năm 2019: Keo tai tượng giảm còn 18,47%. Keo lai hom 38,02%. Keo lai mô tăng lên 43,52%. Năm 2020: Keo tai tượng giảm còn 12,61%. Keo lai hom 28,64%. Keo lai mô tăng lên 58,75%.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2882/KH-SNN năm 2015 thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020, lĩnh vực lâm nghiệp

  • Số hiệu: 2882/KH-SNN
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 28/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Nguyễn Công Nông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản