Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 774/QĐ-BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
MỞ ĐẦU
Diện tích rừng trồng mới tăng mạnh từ 1,92 triệu ha năm 2002 lên 3,4 triệu ha năm 2012, bình quân tăng 127.000 ha/năm (RPH 652.364 ha, RĐD 81.686 ha, RSX 2.548.561 ha và trồng trên diện tích đất ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp 155.589 ha). Tổng trữ lượng rừng trồng 73,5 triệu m³, trong đó trữ lượng rừng trồng sản xuất khoảng 56 triệu m³, bình quân tăng 6,2%/năm.
Theo thống kê năm 2012, diện tích rừng trồng lớn nhất ở vùng Đông Bắc với 1.232.031 ha (35,83%), vùng Bắc Trung Bộ với 712.015 ha (20,71%), Duyên hải Nam Trung Bộ với 545.538 ha (15,87% ), Tây Nguyên với 309.950 ha (9,01%); các vùng còn lại có diện tích rừng trồng trên dưới 200.000 ha, thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng với 47.187ha (1,37%). (Nguồn: Quyết định 1739/QĐ-BNN-TCLN, ngày 31 tháng 7 năm 2013).
Tuy diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng đã tăng trong thời gian qua nhưng chủ yếu là cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ,… giá trị kinh tế thấp; chưa có các giải pháp về kỹ thuật và chính sách để phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho sản xuất đồ mộc, gỗ xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Mặt khác, năng suất và chất lượng rừng trồng còn thấp, trung bình chỉ đạt 10-13m³/ha/năm (còn khoảng 0,7 triệu ha rừng trồng sản xuất đạt bình quân 7-9 m³/ha/năm), sản lượng gỗ rừng trồng hàng năm đạt khoảng 15-17 triệu m³ trong đó có 3 - 3,4 triệu m³ gỗ lớn (20%) và 12 - 13,6 triệu m³ gỗ nhỏ (80%), chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn phục vụ chế biến trong nước.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất là rất cần thiết.
THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
I. TÌNH HÌNH TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU TẠI CÁC TỈNH
Mặc dù trong quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 của các tỉnh đã có quy hoạch trồng rừng gỗ lớn, song những năm qua, hầu hết các tỉnh chủ yếu tập trung cho phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ phục vụ chế biến bột giấy, băm dăm, gỗ bóc, cung cấp gỗ trụ mỏ, số mô hình rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn ở một số tỉnh còn rất ít, diện tích nhỏ.
Các đơn vị, chủ rừng chủ yếu áp dụng phương thức trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ, nguyên liệu giấy, băm dăm với mật độ trồng bình quân 1.660 cây/ha; tùy từng điều kiện cụ thể có thể kéo dài thời gian nuôi dưỡng rừng (trên 10 năm đối với cây Keo; trên 14 năm đối với cây Mỡ,...) để khai thác được sản phẩm gỗ có kích thước đạt tiêu chuẩn gỗ lớn (đường kính f ³ 15 cm).
Diện tích rừng trồng đã chuyển đổi sang mục đích kinh doanh gỗ lớn tại 19 tỉnh trong 3 vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ hiện có khoảng 40.000ha. Diện tích này tập trung chủ yếu ở Công ty có điều kiện đất đai, thị trường thuận lợi tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Phú Yên. Diện tích còn lại chủ yếu được trồng quy mô nhỏ do các dự án ODA tài trợ tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam...
Ngoài diện tích rừng trồng đã được chuyển đổi sang mục đích kinh doanh gỗ lớn nêu trên, các tỉnh cũng có một số diện tích được trồng từ nguồn vốn của Chương trình 327, Chương trình 661 mà trước đây được quy hoạch là rừng phòng hộ, nay rà soát chuyển đổi sang rừng sản xuất cũng có thể cung cấp nguyên liệu gỗ lớn.
Như vậy, mặc dù chưa có đơn vị (Công ty lâm nghiệp) nào thực hiện phương thức trồng rừng kinh doanh gỗ lớn từ đầu chu kỳ (với mật độ, loài cây trồng và thực hiện các biện pháp kỹ thuật phù hợp), song trên thực tế đã có sản phẩm gỗ lớn được hình thành từ việc tỉa thưa, nuôi dưỡng một số diện tích rừng nguyên liệu khi kéo dài chu kỳ kinh doanh từ 8-12 năm hoặc chuyển đổi sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng.
II. VỀ NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ RỪNG TRỒNG
- Tại các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ: Tuổi khai thác chủ yếu từ 5 - 7 năm, nên sản lượng khai thác bình quân chỉ từ 65-70m³/ha, năng suất bình quân ở đối tượng này khoảng 10m³/ha/năm. Rừng trồng khai thác ở tuổi 5, bán gỗ cây đứng được khoảng 35 triệu đồng/ha, trong khi chi phí đầu tư trồng rừng khoảng 20 triệu đồng/ha; bình quân chỉ thu 3 triệu đồng/ha/năm. Khi khai thác rừng trồng ở tuổi 8, đã có một tỷ lệ lợi dụng để bán gỗ chế biến đồ mộc (20% số cây có đường kính từ 15cm trở lên); còn lại bán nguyên liệu giấy thì giá trị rừng trồng cao hơn (bán khoảng 80 triệu đồng/ha, với chi phí trồng rừng khoảng 30 triệu đồng/ha thì bình quân thu khoảng 6 triệu đồng/ha/năm).
- Tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: Tuổi khai thác chủ yếu từ 5 - 8 năm (có nơi 4 tuổi đã khai thác), sản lượng khai thác bình quân dao động từ 70m³/ha đến 180m³/ha, năng suất bình quân đạt 15-25m³/ha/năm, có nơi đầu tư thâm canh cao và lập địa tốt có thể đạt trên 30m³/ha/năm (Công ty lâm nghiệp Sông Hiếu - Nghệ An, Công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn - Bình Định) và giá bán cây đứng đạt được từ 70-100 triệu đồng/ha.
- Giá trị gỗ rừng trồng tăng lên theo cấp kính: Nếu bán gỗ dăm hoặc gỗ nguyên liệu giấy giá trị chỉ đạt khoảng 700.000 đồng - 800.000 đồng/tấn, nhưng nếu gỗ chế biến đường kính càng cao giá trị càng lớn (ĐK 15cm giá 1,1-1,2 triệu đồng/m³; ĐK 25 - 30cm khoảng 1,8 - 2 triệu đồng/m³; ĐK trên 35cm khoảng 3 triệu đồng/m³).
III.VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT
1. Giống cây trồng
- Tại vùng Đông Bắc Bộ: Tập đoàn cây trồng rừng sản xuất gồm các loài cây như Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn, Bồ đề, Thông, Mỡ, Lát hoa, Trám, Xoan, Giổi, Lim xanh, Vối thuốc,... Trong đó, Keo vẫn là loài cây chủ lực được lựa chọn với tỷ lệ gây trồng trên 80% diện tích.
- Tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ: Tập đoàn cây trồng rừng sản xuất gồm các loài cây như Keo tai tượng, Keo lai, Bạch đàn, Thông Caribaea, Mỡ, Lát hoa, Xoan ta, Lim xanh, Huỷnh, Sao đen, Dầu rái,... Trong đó, Keo tai tượng và Keo lai cũng là những loài cây chủ lực được lựa chọn với tỷ lệ gây trồng trên 90% diện tích.
2. Về kỹ thuật
- Trồng rừng sản xuất (Keo, Bạch đàn) hiện nay phổ biến với mật độ bình quân 1.660 cây/ha. Chỉ có một số ít diện tích ở Tuyên Quang, Công ty Lâm nghiệp Sông Hiếu (Nghệ An) trồng với mật độ 1.100 cây/ha.
- Việc đầu tư trồng rừng thâm canh vẫn ở mức độ thấp, việc đào hố đúng kích thước, bón lót và chăm sóc rừng theo quy trình kỹ thuật chỉ được thực hiện ở một số đơn vị trồng rừng lớn, các đơn vị trồng rừng nhỏ lẻ khác và các hộ gia đình chủ yếu trồng quảng canh nên năng suất rừng thấp.
- Hiện nay, rừng trồng cung cấp nguyên liệu với chu kỳ ngắn nên việc tỉa thưa để nuôi dưỡng rừng trồng là rất ít, do gỗ củi tận thu không đáng kể và không bù đủ chi phí cho công tác tỉa thưa. Vì vậy, hầu hết các đơn vị không thực hiện quy trình này.
IV. VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐANG ÁP DỤNG
Việc phát triển rừng sản xuất hiện nay ở các địa phương đang thực hiện theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách phát triển sản xuất giai đoạn 2007-2015. Theo đó, mức hỗ trợ cho trồng rừng gỗ lớn 3 triệu đồng/ha. Từ năm 2012, mức hỗ trợ trồng các loài cây gỗ lớn, cây bản địa tăng từ 3 triệu đồng lên 4,5 triệu đồng/ha theo Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 9/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do nguồn vốn Ngân sách hàng năm hạn chế và đối tượng hỗ trợ là hộ gia đình nên diện tích được hỗ trợ chưa nhiều.
V. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC ĐỂ PHÁT TRIẾN TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU GỖ LỚN
1. Về đất đai
- Hiện nay, quỹ đất lâm nghiệp tập trung quy mô lớn để trồng mới rừng sản xuất không còn. Mặc dù các tỉnh có dự kiến diện tích trồng rừng mới, song trên thực tế những nơi có điều kiện đất tốt thì đã trồng rừng; diện tích chưa trồng phần lớn là ở vùng cao, xa, điều kiện lập địa khó khăn, chỉ có thể phát triển trồng cây bản địa lâu năm.
- Quy mô diện tích đất lâm nghiệp của mỗi hộ gia đình nhỏ lẻ (mỗi hộ gia đình chỉ 1-2ha), số hộ có diện tích đất lâm nghiệp trên 5ha rất ít. Các hộ gia đình chủ yếu là ở vùng miền núi, đời sống khó khăn, thiếu vốn sản xuất nên trồng rừng quảng canh, chu kỳ ngắn để nhanh cho sản phẩm, thu nhập. Vì vậy, việc kéo dài thời gian khai thác rừng để kinh doanh gỗ lớn là hết sức khó khăn.
- Công tác giao đất lâm nghiệp cho các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở một số địa phương còn chậm. Nhiều chủ rừng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để vay vốn, ổn định sản xuất.
- Các công ty Lâm nghiệp đã được cấp số đỏ phải trả tiền thuê đất và đóng thuế sử dụng đất theo Luật đất đai, làm tăng chi phí cho trồng rừng. Bên cạnh đó, việc đóng tiền thuê đất phải thực hiện hàng năm trong khi chu kỳ kinh doanh rừng kéo dài nhiều năm cũng là một trong những khó khăn lớn đối với kinh doanh rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn.
2. Về vốn và tín dụng
- Do kinh doanh gỗ lớn có chu kỳ dài hơn kinh doanh nguyên liệu gỗ nhỏ (bột giấy, băm dăm,...), chi phí đầu tư lớn hơn, trong khi việc vay vốn sản xuất của các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình rất khó khăn; kinh phí nuôi dưỡng rừng chủ yếu do các chủ rừng tự huy động, do đó chưa có điều kiện phát triển kinh doanh gỗ lớn.
- Vay vốn từ các ngân hàng thương mại thường có lãi suất cao, điều kiện vay, thủ tục vay hết sức khó khăn (phải có tài sản thế chấp), thời gian cho vay ngắn, nên các doanh nghiệp và hộ gia đình khó tiếp cận được nguồn vốn.
- Trồng rừng có chu kỳ kinh doanh dài và rủi ro cao nên các Ngân hàng thường không muốn cho vay trồng rừng; các hộ gia đình, cá nhân càng khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng để trồng rừng. Nếu được vay vốn, Ngân hàng cũng chỉ cho vay tối đa khoảng 50% giá trị đầu tư, với lãi suất thương mại cao nên sau khi trừ chi phí, giá trị thu được thường rất thấp.
3. Về thị trường và cơ sở hạ tầng
- Tuy trồng rừng gỗ lớn cho giá trị kinh tế cao hơn, song do nhu cầu nguyên liệu giấy, băm dăm, trụ mỏ tăng mạnh nên chính quyền mội số tỉnh chỉ định hướng kinh doanh rừng cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ. Do đó việc trồng rừng gỗ lớn sẽ khó phát triển nếu không có chính sách hỗ trợ của nhà nước.
- Thị trường giá cả thiếu ổn định, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, chính sách quản lý thu mua còn nhiều bất cập là yếu tố hạn chế tới việc khuyến khích người dân và các nhà đầu tư trong việc liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.
- Hạ tầng lâm nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp dẫn đến khó khăn trong công tác đầu tư phát triển rừng gỗ lớn (từ các khâu trồng, tỉa thưa, khai thác, vận chuyển chi phí rất cao).
4. Về giống và kỹ thuật
- Công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến, song ở nhiều nơi chưa quản lý, giám sát được chất lượng giống, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống tư nhân, quy mô nhỏ (hộ gia đình ).
- Các giống mới được Bộ công nhận nhiều nhưng mới chỉ dừng lại ở mô hình khảo nghiệm của đề tài mà chưa được nhân giống để chuyển giao, cung cấp cho sản xuất đại trà.
- Giống và nguồn giống chưa cụ thể cho trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng gỗ nhỏ; chưa cụ thể cho từng vùng, từng điều kiện lập địa.
- Trồng rừng chủ yếu vẫn ở mức thâm canh thấp, đào hố nhỏ, không bón phân, chăm sóc ít lần nên rừng sinh trưởng chậm, năng suất thấp.
- Chưa có nhiều mô hình rừng trồng kinh doanh gỗ lớn điển hình tại các vùng làm cơ sở tham quan, tuyên truyền, học tập.
- Chưa có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể đối với việc chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.
5. Rủi ro khi đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn
- Trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh dài nên thường gặp rủi ro như cháy rừng, thiên tai gió bão, trong khi chúng ta chưa có chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng.
- Thị trường tiêu thụ và giá cả thiếu ổn định; mặt khác, giống phục vụ trồng rừng chủ yếu là Keo tai tượng, Keo lai, những loài cây này có nhiều khuyết tật khi kinh doanh gỗ lớn (xẻ) như: rỗng ruột, nhiều mấu, mắt làm giảm giá trị của gỗ.
I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLB ngày 8 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;
Căn cứ quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 Ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi
Tập trung tại 19 tỉnh thuộc 3 vùng sinh thái có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng, khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ lớn và gắn với thị trường tiêu thụ là vùng Đông Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ; đồng thời khuyến khích thực hiện trên phạm vi cả nước.
2. Đối tượng
- Đối tượng rừng: Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng là rừng sản xuất của các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân có điều kiện để trồng rừng với mục đích kinh doanh gỗ lớn.
- Loài cây: Gồm 2 nhóm loài cây sinh trưởng nhanh và sinh trưởng chậm.
III. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu chung
Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện thành công “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đưa năng suất bình quân rừng trồng chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn đạt từ 12m³/ha/năm trở lên tại vùng Đông Bắc Bộ; từ 15m³/ha/năm trở lên tại vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- Nâng cao năng suất bình quân rừng trồng mới và trồng lại bằng cây sinh trưởng nhanh để kinh doanh gỗ lớn đạt trên 15m³/ha/năm tại vùng Đông Bắc Bộ; trên 20m³/ha/năm tại vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Đối với cây sinh trưởng chậm, chu kỳ kinh doanh dài năng suất bình quân đạt trên 10m³/ha/năm.
- Đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn: Đưa tỷ lệ gỗ lớn bình quân (gỗ xẻ có đường kính ³ 15cm) từ 30-40% sản lượng khai thác hiện nay lên 50- 60% vào năm 2020 và trên 60% từ năm 2020 trở đi.
(Chi tiết kế hoạch phát triển rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ lớn tại Phụ lục 01 kèm theo).
IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1. Hợp phần về kỹ thuật
a) Về công tác giống
(1) Rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến công tác quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp.
(2) Rà soát, phát hiện và loại bỏ những giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và thị trường;
(3) Đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng.
(4) Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ lớn và thúc đẩy hoạt động chuyển giao các giống mới vào sản xuất.
b) Về kỹ thuật lâm sinh - trồng - chăm sóc rừng
(1) Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn: Điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn.
(2) Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn: Điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn.
(3) Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cho một số loài cây chủ yếu.
(4) Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật tối ưu về chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn, trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh, giá thành phù hợp cho từng nhóm cây trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau để chuyển giao vào thực tiễn.
2. Hợp phần quản lý và tổ chức sản xuất
a) Về quy hoạch phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn
(1) Rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất hiện có để xác định: Diện tích rừng có thể chuyển hóa để kinh doanh gỗ lớn; diện tích rừng sẽ đến tuổi khai thác, có điều kiện lập địa phù hợp có thể trồng lại rừng theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ lớn; diện tích đất trống có khả năng đưa vào trồng mới theo hướng thâm canh để kinh doanh rừng gỗ lớn;
(2) Lập quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn gắn với các cơ sở chế biến để thực hiện chuyển hóa rừng trồng hiện có và trồng rừng thâm canh gỗ lớn.
b) Về phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn
(1) Chỉ đạo các địa phương xây dựng mô hình thí điểm chuyển hóa rừng, trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Trong năm 2014 thực hiện 04 mô hình tại 3 tỉnh là Bắc Giang (Keo lai; Vối thuốc), Thanh Hóa (Keo tai tượng), và Quảng Trị (Keo lai).
(2) Giai đoạn 2014-2020, tại 19 tỉnh thuộc 3 vùng: Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ dự kiến chuyển hóa 110.000 ha rừng trồng hiện có sang kinh doanh gỗ lớn (gỗ xẻ); trồng mới 100.000 ha và trồng lại 165.000 ha với mục đích kinh doanh gỗ lớn. Cụ thể như sau:
- Vùng Đông Bắc Bộ (9 tỉnh): Diện tích dự kiến chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn là 25.420 ha; trồng mới 54.285ha và trồng lại 80.400 ha rừng kinh doanh gỗ lớn.
- Vùng Bắc Trung Bộ (6 tỉnh): Diện tích dự kiến chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn là 58.281 ha; trồng mới 37.817 ha và trồng lại 76.543 ha rừng kinh doanh gỗ lớn.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (4 tỉnh): Diện tích dự kiến chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn là 26.299 ha; trồng mới 7.898 ha và trồng lại 8.057ha rừng kinh doanh gỗ lớn.
(Chi tiết loài cây trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn tại Phụ lục 02 kèm theo)
3. Hợp phần về cơ chế chính sách
Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách để phát triển rừng trồng sản xuất như sau:
a) Về chính sách đất đai
Miễn hoặc giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất đối những diện tích trồng rừng, chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn, nhằm giảm bớt khó khăn, chi phí cho các tổ chức, Công ty lâm nghiệp thực hiện, cụ thể:
- Miễn tiền thuê đất và thuế sử dụng đất lâm nghiệp ở chu kỳ kinh doanh đầu đối với những diện tích trồng rừng, chuyển hóa rừng để kinh doanh gỗ lớn;
- Giảm 50% tiền thuê đất và thuế sử dụng đất lâm nghiệp đối với những diện tích trồng rừng, chuyển hóa rừng để kinh doanh gỗ lớn của các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
b) Về chính sách hỗ trợ đầu tư và tín dụng
- Tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo các quy định hiện hành. Trong đó đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được tiếp tục kéo dài chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 đối với việc trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn với mức hỗ trợ cao hơn để thu hút, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng sản xuất với mục đích kinh doanh gỗ lớn;
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ ban hành về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ; Quyết định số 29/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA.
- Đề nghị Chính phủ, Ngân hàng nhà nước có gói tín dụng khoảng 6.950 tỷ VNĐ đồng để hỗ trợ phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn với cơ chế như sau:
+ Đối với chủ rừng đã có rừng trồng, nếu cam kết kéo dài thời gian chăm sóc, bảo vệ để chuyển sang kinh doanh rừng gỗ lớn (khai thác sau 10 năm) thì được vay tương ứng với 30% giá trị thực tế của diện tích rừng tại thời điểm vay (bình quân 15 triệu đồng/ha), tiền gốc và lãi trả một lần vào thời điểm khai thác (lãi suất vay thấp hơn lãi suất của Ngân hàng chính sách hoặc lãi suất bằng 0).
+ Đối với chủ rừng trồng lại rừng sau khai thác hoặc trồng mới có cam kết kinh doanh rừng gỗ lớn thì được vay tương ứng với 70% chi phí dự toán đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bình quân 20 triệu đồng/ha), tiền gốc và lãi trả một lần tại thời điểm khai thác (lãi suất vay thấp hơn lãi suất của Ngân hàng chính sách hoặc lãi suất bằng 0).
c) Các chính, sách hỗ trợ khác
+ Xây dựng và thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ lớn.
+ Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, theo cơ chế đầu tư như đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi hiện nay để giảm chi phí đầu tư cho các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.
+ Có cơ chế hỗ trợ ban đầu (kinh phí) cho các chủ rừng kinh doanh gỗ lớn để quản lý rừng bền vững theo chuẩn quốc tế nhằm tăng giá trị sản phẩm và hội nhập thị trường quốc tế.
(Khung kế hoạch hoạt động/Dự án ưu tiên nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020 tại Phụ lục 03 kèm theo)
V. KHÁI TOÁN NHU CẦU VỀ VỐN
Tổng vốn dự kiến thực hiện Kế hoạch hành động là 7.804,5 tỷ VNĐ, trong đó vốn vay tín dụng và vốn tự huy động khoảng 6.950 tỷ đồng (chiếm 89,05 % tổng vốn), cụ thể:
1. Giai đoạn 2014-2015 là 1.573,5 tỷ, trong đó:
- Vốn ngân sách: 54 tỷ đồng (chiếm 3,43%);
- Vốn ODA: 4,5 tỷ đồng (chiếm 0,29%);
- Vốn vay tín dụng và vốn tự huy động: 1.515 tỷ đồng (chiếm 96,28%)
2. Giai đoạn 2016-2020 là 6.231 tỷ, trong đó:
- Vốn ngân sách: 20 tỷ đồng (chiếm 0,32%);
- Vốn ODA: 776 tỷ đồng (chiếm 12,5%);
- Vốn vay tín dụng và vốn tự huy động: 5.435 tỷ đồng (chiếm 87,2%)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT
1.1. Tổng cục Lâm nghiệp:
- Hướng dẫn Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Lâm nghiệp xác định quy hoạch, xây dựng Kế hoạch phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn trong phạm vi tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan và địa phương xây dựng một số mô hình rừng trồng kinh doanh gỗ lớn ở các vùng sinh thái trọng điểm.
- Phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá diện tích đất trồng và rừng trồng hiện có để xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn gắn với cơ sở chế biến trong phạm vi cả nước.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng chính sách về: Tín dụng, đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, bảo hiểm rừng trồng để khuyến khích phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn.
1.2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
Chủ trì và phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp rà soát danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, và đưa vào kế hoạch thực hiện ngay trong năm 2014.
1.3. Vụ Kế hoạch; Vụ Tài chính
Chủ trì và phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT bố trí các nguồn vốn đáp ứng cho việc thực hiện Kế hoạch hành động này.
1.4. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:
Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, các Trung tâm Khuyến nông ở các địa phương tổ chức xây dựng mô hình, tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật chuyển hóa, gây trồng, chăm sóc rừng trồng kinh doanh gỗ lớn cho người dân thực hiện.
1.5. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, loại bỏ những giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng thấp.
- Đánh giá, lựa chọn và đề xuất danh mục cơ cấu loài cây và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao phù hợp với từng điều kiện lập địa từng vùng.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng, trồng mới và trồng lại rừng để kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn.
2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT
- Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh (trồng rừng mới, trồng lại sau khai thác và chuyển hóa rừng nguyên liệu gỗ lớn).
- Phối hợp với các Sở, ban ngành trong tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ bổ sung cho việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch hành động về phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Trực tiếp chỉ đạo các cơ quan giúp việc: Chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến chính sách và tạo điều kiện cho các đơn vị cơ sở, doanh nghiệp và người dân thực hiện kế hoạch phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch; tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch ở địa phương./.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KINH DOANH GỖ LỚN GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT | Đơn vị, địa phương | Diện tích chuyển hóa để kinh doanh gỗ lớn (ha) | Diện tích trồng mới rừng để kinh doanh gỗ lớn (ha) | Diện tích trồng lại để kinh doanh gỗ lớn (ha) | ||||||||||||
Tổng GĐ 2014- 2020 | GĐ 2014- 2015 | 2014 | 2015 | GĐ 2016- 2020 | Tổng GĐ 2014- 2020 | GĐ 2014- 2015 | 2014 | 2015 | GĐ 2016- 2020 | Tổng GĐ 2014- 2020 | GĐ 2014- 2015 | 2014 | 2015 | GĐ 2016- 2020 | ||
| TỔNG CỘNG | 110.000 | 21.000 | 8.500 | 12.500 | 89.000 | 100.000 | 25.000 | 9.505 | 15.495 | 75.000 | 165.000 | 35.000 | 14.356 | 20.644 | 130.000 |
I | Đông Bắc Bộ | 25.420 | 5.000 | 650 | 4.350 | 20.420 | 54.285 | 10.700 | 2.650 | 8.050 | 43.585 | 80.400 | 17.110 | 6.750 | 10.360 | 63.290 |
1 | Tuyên Quang | - | - |
|
| - | 8.550 | 3.050 | 1.950 | 1.100 | 5.500 | 6.300 | 1.300 | 300 | 1.000 | 5.000 |
2 | Lạng Sơn | - | - |
|
| - | - | - |
|
| - | 18.350 | 5.800 | 2.900 | 2.900 | 12.550 |
3 | Lào Cai | - | - |
|
| - | 32.735 | 6.150 |
| 6.150 | 26.585 | 24.500 | 5.900 | 2.400 | 3.500 | 18.600 |
4 | Yên Bái | 15.050 | 1.900 | 450 | 1.450 | 13.150 | - | - |
|
| - | 8.000 | 1.650 | 250 | 1.400 | 6.350 |
5 | Thái Nguyên | 1.200 | 200 | 100 | 100 | 1.000 | 6.000 | 1.000 | 500 | 500 | 5.000 | 6.000 | 1.000 | 500 | 500 | 5.000 |
6 | Bắc Kạn | 4.150 | 2.050 | 50 | 2.000 | 2.100 | - | - |
|
| - | - | - |
|
| - |
7 | Phú Thọ | 4.970 | 800 |
| 800 | 4.170 | 600 | 100 |
| 100 | 500 | 2.850 | 460 |
| 460 | 2.390 |
8 | Bắc Giang | 50 | 50 | 50 |
| - | 1.400 | 400 | 200 | 200 | 1.000 | 4.400 | 1.000 | 400 | 600 | 3.400 |
9 | Quảng Ninh | - | - |
|
| - | 5.000 | - |
|
| 5.000 | 10.000 | - |
|
| 10.000 |
II | Bắc Trung Bộ | 58.281 | 11.890 | 5.790 | 6.100 | 46.391 | 37.817 | 12.071 | 5.786 | 6.285 | 25.746 | 76.543 | 16.100 | 6.825 | 9.275 | 60.443 |
10 | Thanh Hóa | 7.450 | 1.750 | 750 | 1.000 | 5.700 | 17.601 | 5.601 | 2.601 | 3.000 | 12.000 | 19.500 | 2.000 | 500 | 1.500 | 17.500 |
11 | Nghệ An | 16.720 | 4.220 | 1.720 | 2.500 | 12.500 | 12.000 | 4.000 | 2.000 | 2.000 | 8.000 | 27.368 | 6.550 | 3.000 | 3.550 | 20.818 |
12 | Hà Tĩnh | 9.690 | 1.500 | 500 | 1.000 | 8.190 | 1.000 | 500 | 200 | 300 | 500 | 12.000 | 2.500 | 800 | 1.700 | 9.500 |
13 | Quảng Bình | 631 | 280 | 250 | 30 | 351 | 941 | 520 | 260 | 260 | 421 | - | - |
|
| - |
14 | Quảng Trị | 23.300 | 4.000 | 2.500 | 1.500 | 19.300 | 6.100 | 1.400 | 700 | 700 | 4.700 | 17.500 | 5.000 | 2.500 | 2.500 | 12.500 |
15 | TT-Huế | 490 | 140 | 70 | 70 | 350 | 175 | 50 | 25 | 25 | 125 | 175 | 50 | 25 | 25 | 125 |
III | Duyên hải MT | 26.299 | 4.110 | 2.060 | 2.050 | 22.189 | 7.898 | 2.229 | 1.069 | 1.160 | 5.669 | 8.057 | 1.790 | 781 | 1.009 | 6.267 |
16 | Quảng Nam | 24.029 | 2.000 | 1.000 | 1.000 | 22.029 | 956 | 266 | 136 | 130 | 690 | 4.381 | 1.116 | 541 | 575 | 3.265 |
17 | Quảng Ngãi | 200 | 70 | 40 | 30 | 130 | 170 | 70 | 40 | 30 | 100 | 30 | - |
|
| 30 |
18 | Bình Định | 70 | 40 | 20 | 20 | 30 | - | - |
|
|
| 36 | 14 |
| 14 | 22 |
19 | Phú Yên | 2.000 | 2.000 | 1.000 | 1.000 | - | 6.772 | 1.893 | 893 | 1.000 | 4.879 | 3.610 | 660 | 240 | 420 | 2.950 |
LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT KINH DOANH GỖ LỚN
(Kèm theo Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT | Vùng/địa phương | Cây mọc nhanh (chu kỳ kinh doanh 8-15 năm) | Cây bản địa hoặc cây nhập nội (chu kỳ kinh doanh trên 15 năm) |
1 | Đông Bắc bộ | Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá liềm, Bạch đàn uro, Bạch đàn lai, | Thông cari bê, Lát hoa, Giổi xanh, Trám trắng, Sồi phảng, Mỡ, Dẻ cau, Kháo vàng, Re gừng, Sa mộc, Thông ba lá, Lim xanh, Xoan ta, Vối thuốc |
2 | Bắc Trung bộ | Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn uro, Bạch đàn lai, | Thông cari bê, Huỷnh, Lát hoa, Giổi xanh, Trám trắng, Sồi phảng, Mỡ, Dẻ cau, Kháo vàng, Re gừng, Xoan ta, Cồng trắng |
3 | Nam Trung bộ | Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn uro, Bạch đàn lai, | Thông cari bê, Huỷnh, Sao đen, Chò chỉ, Dầu rái |
KHUNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG/DỰ ÁN ƯU TIÊN
NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT | Các chính sách/ Dự án ưu tiên | Cơ quan chủ trì, địa điểm thực hiện | Cơ quan/ đơn vị phối hợp | Chỉ tiêu cần đạt | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí (triệu đồng) | Chia ra các nguồn vốn (triệu đồng) | Ghi chú | |||||
Ngân sách nhà nước | ODA | Vốn vay ưu đãi từ tín dụng và vốn khác |
| ||||||||||
KHBV& PTR (VP BCĐ) | Sự nghiệp kinh tế | Nguồn khác |
|
|
| ||||||||
SNKH + KhL | SNKT LN |
|
|
|
| ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
I | Giai đoạn 2014-2015 |
|
|
|
| 46,000 | 1,000 | 40,000 | 5,000 | - | - | - |
|
A | Hợp phần về kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A1 | Về giống |
|
|
|
| 25,000 | - | - | 5,000 | - | - | - |
|
1 | Hoàn thiện các văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp | Vụ KHCN&MT | Tổng cục LN, Viện Khoa học LNVN, Các đơn vị liên quan | Đến hết tháng 12/2014 hoàn thiện Quy chế quản lý giống cây trồng LN và 12 tiêu chuẩn về hạt giống và cây con đối với 12 loài cây trồng LN chính | 2014 | 2,500 |
|
| 2,500 |
|
|
| Đối với 12 Tiêu chuẩn nêu tại cột (5) đã có 3 tiêu chuẩn được đưa vào kế hoạch thực hiện tại Quyết định số 129/QĐ-BNN- KHCN ngày 22/1/2014. Đề nghị Bộ bổ sung kế hoạch để triển khai các tiêu chuẩn còn lại theo đề nghị tại Văn bản số 240/TCLN- KHCN&HTQT ngày 28/2/2014 |
2 | Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp | Viện Khoa học LNVN | Tổng cục LN, các địa phương | Đến tháng năm 2014 có báo cáo đánh giá về năng suất rừng trồng theo từng giống cụ thể tại các vùng sinh thái và đề xuất được danh mục giống cây trồng lâm nghiệp phục vụ trồng rừng gỗ lớn phù hợp với từng điều kiện lập địa tại 3 vùng sinh thái (Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam trung Bộ) | 2014 | 2,500 |
|
| 2,500 |
|
|
| Đề nghị Bộ điều chỉnh kinh phí từ dự án Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng toàn quốc giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để thực hiện nội dung này. |
3 | Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm các giống đã được công nhận theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ lớn và thúc đẩy hoạt động chuyển giao các giống mới vào sản xuất | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Tổng cục LN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam |
| 2015 - 2020 | 20,000 |
| 20,000 |
|
|
|
|
|
A2 | Về kỹ thuật lâm sinh |
|
|
|
| 21,000 | 1,000 | - | - | - | - | - |
|
1 | Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng và trồng rừng thâm canh kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn | Viện KHLN , Việt Nam, Tổng cục LN | Các địa phương, các đơn vị trồng rừng | Đến hết năm 2014 xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật kinh doanh rừng trồng gỗ lớn | 2014 | 500 | 500 |
|
|
|
|
| Nguồn vốn từ Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2011- 2020 (Văn phòng ban chỉ đạo) |
2 | Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyển hóa, trồng và chăm sóc rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cho một số loài cây chủ yếu | Viện KHLN Việt Nam, Tổng cục LN | Các địa phương, các đơn vị trồng rừng | Đến hết năm 2014 xây dựng được định mức kinh tế - kỹ thuật chuyển hóa, trồng và chăm sóc rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cho một số loài cây chủ yếu | 2014 | 500 | 500 |
|
|
|
|
| Nguồn vốn từ Kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2011 - 2020 (Văn phòng ban chỉ đạo) |
3 | Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật tối ưu về chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn, trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh, giá thành phù hợp cho từng nhóm cây trồng ở các lập địa khác nhau để chuyển giao vào thực tiễn | Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Tổng cục LN, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam |
| 2015 - 2020 | 20,000 |
| 20,000 |
|
|
|
|
|
B | Hợp phần về quản lý, tổ chức sản xuất |
|
|
|
| 1,524,500 | - | 500 | 3,000 | 4,500 | 1,500 | 1,515,000 |
|
1 | Xây dựng mô hình thí điểm chuyển hóa rừng, trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Trong năm 2014 thực hiện 04 mô hình tại 3 tỉnh là Quảng Trị (Keo lai), Bắc Giang (Keo lai; Vối thuốc) và Thanh Hóa (Keo tai tượng). | Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh | Tổng cục Lâm nghiệp và các chủ rừng tại các địa phương | Đến hết năm 2014 có 04 mô hình rừng trồng chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn tại 3 tỉnh là Quảng Trị (Keo lai), Bắc Giang (Keo lai; Vối thuốc) và Thanh Hóa (Keo tai tượng) được thực hiện; Đến hết năm 2015, 19 tỉnh thuộc phạm vi triển khai của kế hoạch có mô hình kinh doanh gỗ lớn; | 2014 - 2015 | 2,000 |
| 500 |
|
| 1,500 |
| Vốn từ chương trình khuyến lâm; vốn ODA |
2 | Điều tra, đánh giá thực trạng trồng rừng gỗ lớn phục vụ tái cơ cấu sản xuất lâm nghiệp | Tổng cục LN, Vụ KHTC | Đơn vị tư vấn | Đến hết năm 2014 xác định được diện tích rừng trồng hiện có chuyển sang kinh doanh gỗ lớn; diện tích trồng mới, trồng lại rừng với mục đích kinh doanh gỗ lớn | 2014 - 2015 | 3,000 |
|
| 3,000 |
|
|
| Nguồn vốn từ Chương trình điều tra cơ bản và quy hoạch lâm nghiệp năm 2014-2015 |
3 | Lập quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn gắn với các cơ sở chế biến để thực hiện chuyển hóa rừng trồng hiện có và trồng rừng thâm canh gỗ lớn. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh | Đơn vị tư vấn, các chủ rừng | Đến hết năm 2015 các địa phương có báo cáo và bản đồ xác định được vị trí chuyển hóa, trồng mới, trồng lại rừng kinh doanh gỗ lớn (Khoảnh, Tiểu khu, xã, huyện, tỉnh) | 2015 | 4,500 |
|
|
| 4,500 |
|
| Ngân sách địa phương (19 tỉnh x 500 triệu đồng/tỉnh) |
4 | Chuyển hóa 21.000 ha rừng trồng hiện có sang kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn | Các địa phương, chủ rừng | Tổng cục Lâm nghiệp và các chủ rừng tại các địa phương | Đến hết năm 2015 có 21.000 ha rừng hiện có được chuyển hóa sang mục đích kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn | 2014 - 2015 | 315,000 |
|
|
|
|
| 315,000 | Vốn tín dụng và vốn khác tự huy động (bình quân 15 triệu đồng/ha) |
| Trồng mới 25.000 ha với mục đích kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn | Các địa phương, chủ rừng | Tổng cục LN | Đến hết năm 2015 có 25.000 ha rừng được trồng mới với mục đích kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn | 2014 - 2015 | 500,000 |
|
|
|
|
| 500,000 | Vốn tín dụng và vốn khác tự huy động (bình quân 15 triệu đồng/ha) |
| Trồng lại 35.000 ha với mục đích kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn | Các địa phương, chủ rừng | Tổng cục LN | Đến hết năm 2015 có 35.000 ha rừng được được trồng lại với mục đích kinh doanh gỗ lớn | 2014 - 2015 | 700,000 |
|
|
|
|
| 700,000 | Vốn tín dụng và vốn khác tự huy động (bình quân 20 triệu đồng/ha) |
C | Hợp phần về cơ chế chính sách |
|
|
|
| 3,000 | - | - | - | - | 3,000 | - |
|
1 | Nghiên cứu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ chính sách tín dụng để hỗ trợ phát triển rừng kinh doanh gỗ lớn | Tổng cục LN | Tư vấn và các địa phương | Đến quý I/2015 xây dựng được chính sách tín dụng để hỗ trợ PT rừng kinh doanh gỗ lớn trình TTg phê duyệt | 2015 | 1,000 |
|
|
|
| 1,000 |
| Kinh phí từ Dự án WB3 |
2 | Nghiên cứu xây dựng chính sách liên doanh, liên kết để phát triển rừng kinh doanh gỗ lớn | Tổng cục LN | Tư vấn và các địa phương | Đến quý I/2015 xây dựng được chính sách liên doanh, liên kết để phát triển rừng kinh doanh gỗ lớn trình TTg phê duyệt | 2015 | 1,000 |
|
|
|
| 1,000 |
| Kinh phí từ Dự án WB3 |
3 | Nghiên cứu, rà soát và đề xuất chính sách đặc thù về đất đai đối với trồng rừng kinh doanh gỗ lớn | Tổng cục LN | Tư vấn và các địa phương | Đến quý I/2015 có báo cáo đánh giá về chính sách đất đai và đề xuất được chính sách đặc thù để phát triển rừng kinh doanh gỗ lớn trình TTg phê duyệt | 2015 | 1,000 |
|
|
|
| 1,000 |
| Kinh phí từ Dự án WB3 |
| Tổng giai đoạn 2014-2015 |
|
|
|
| 1,573,500 | 1,000 | 40,500 | 8,000 | 4,500 | 4,500 | 1,515,000 |
|
II | Giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A | Hợp phần về cơ chế chính sách |
|
|
|
| 3,000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3,000 | 0 |
|
1 | Nghiên cứu xây dựng và đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm chính sách bảo hiểm rừng trồng kinh doanh gỗ lớn | Tổng cục LN | Tư vấn và các địa phương | Đến quý IV/2016 có báo cáo nghiên cứu, đánh giá và đề xuất phương án thí điểm bảo hiểm rừng trồng kinh doanh gỗ lớn | 2016 | 3,000 |
|
|
|
| 3000 |
| Kinh phí từ Dự án WB3 và nguồn vốn khác |
B | Hợp phần về quản lý, tổ chức sản xuất |
|
|
|
| 6,228,000 | 0 | 20,000 | 0 | 0 | 773,000 | 5,435,000 | 0 |
1 | Trồng rừng thâm canh gỗ lớn thông qua chương trình Khuyến lâm | Viện KHLN Việt Nam, Tổng cục LN | Vụ KHCN và MT, Trung tâm KN Quốc gia, các địa phương | Đến hết năm 2016 có 2000 ha mô hình rừng trồng thâm canh bằng các giống TBKT mới được công nhận với mục tiêu kinh doanh gỗ lớn được thực hiện tại các địa phương | 2014 - 2016 | 20,000 |
| 20,000 |
|
|
|
| Vốn từ Chương trình khuyến lâm |
2 | Trồng rừng thâm canh gỗ lớn thông qua Dự án WB3 | Ban quản lý các dự án lâm nghiệp | Tổng cục LN; và Sở NN và PTNT 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định | Đến hết năm 2016 có 70.300 ha rừng trồng thâm canh cao được thiết lập | 2014 - 2016 | 773,000 |
|
|
|
| 773,000 |
| Kinh phí từ Dự án WB3 |
3 | Chuyển hóa 89.000 ha rừng trồng hiện có sang kinh doanh gỗ lớn | Các địa phương, chủ rừng | Tổng cục LN | Đến hết năm 2020 có 89.000 ha rừng trồng được chuyển hóa sang kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn | 2016 - 2020 | 1,335,000 |
|
|
|
|
| 1,335,000 | Vốn tín dụng và vốn khác tự huy động (bình quân 15 triệu đồng/ha) |
4 | Trồng mới 75.000 ha với mục đích kinh doanh gỗ lớn | Các địa phương, chủ rừng | Tổng cục LN | Đến hết năm 2020 có 75.000 ha rừng được trồng mới với mục đích kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn | 2016 - 2020 | 1,500,000 |
|
|
|
|
| 1,500,000 | Vốn tín dụng và vốn khác tự huy động (bình quân 15 triệu đồng/ha) |
5 | Trồng lại 130.000 ha với mục đích kinh doanh gỗ lớn | Các địa phương, chủ rừng | Tổng cục LN | Đến hết năm 2020 có 130.000 ha rừng được trồng lại với mục đích kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn | 2016 - 2020 | 2,600,000 |
|
|
|
|
| 2,600,000 | Vốn tín dụng và vốn khác tự huy động (bình quân 20 triệu đồng/ha) |
| Tổng cộng GĐ 2016-2020 |
|
|
|
| 6,231,000 | 0 | 20,000 | 0 | 0 | 776,000 | 5,435,000 |
|
| Tổng giai đoạn 2014-2020 (I+II) |
|
|
|
| 7.804.500 | 1 | 40.520 | 8 | 5 | 781 | 6.950.000 | - |
- 1Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 3679/QĐ-BNN-KH năm 2014 về Quy định lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp định giá rừng; khung giá rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 3146/BNN-LN năm 2024 triển khai Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 2515/BNN-LN năm 2024 thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Luật Đất đai 2003
- 2Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 78/2010/NĐ-CP cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ
- 4Quyết định 29/2011/QĐ-TTg về Danh mục ngành, lĩnh vực hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 66/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1757/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 1739/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 12Quyết định 3679/QĐ-BNN-KH năm 2014 về Quy định lập và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương pháp định giá rừng; khung giá rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Công văn 3146/BNN-LN năm 2024 triển khai Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Công văn 2515/BNN-LN năm 2024 thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 774/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 774/QĐ-BNN-TCLN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/04/2014
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Hà Công Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra