Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 283/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 25 tháng 5 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (gọi tắt là Kế hoạch thực hiện), cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng hệ thống giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông an toàn, hiện đại, thân thiện môi trường; người tham gia giao thông có kiến thức, kỹ năng, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hình thành văn hóa giao thông an toàn; có hệ thống cấp cứu, điều trị kịp thời, hiệu quả đối với nạn nhân tai nạn giao thông; áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Hàng năm phấn đấu giảm 5 - 10% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ một cách bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2021 - 2030
a) Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông
- Tổ chức bộ máy quản lý an toàn giao thông từ cấp tỉnh đến cấp huyện được hoàn thiện, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả;
- Cơ sở dữ liệu an toàn giao thông được xây dựng và hoàn thiện theo công nghệ hiện đại, có kết nối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý về an toàn giao thông;
- Tất cả 05 trụ cột về an toàn giao thông đường bộ (gồm: Quản lý nhà nước, kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, người tham gia giao thông, ứng phó sau tai nạn giao thông) được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
b) Kết cấu hạ tầng và tổ chức giao thông
- Xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ; bảo đảm 100% các tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và đang khai thác được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định; lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và chống tái lấn chiếm trên tất cả các quốc lộ được giao quản lý và các tuyến đường tỉnh; đảm bảo các công trình xây dựng lớn khi kết nối trực tiếp ra đường đô thị, quốc lộ và đường tỉnh không gây gia tăng ùn tắc, tai nạn giao thông;
-100% các tuyến đường tỉnh (từ cấp III trở lên) xây dựng mới đạt mức độ an toàn giao thông từ 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn của Chương trình đánh giá an toàn giao thông đường bộ toàn cầu;
- 100% hệ thống đường tỉnh, 50 - 80% hệ thống đường huyện được xây dựng và lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị bảo đảm an toàn giao thông;
-100% các tuyến quốc lộ, đường tỉnh huyết mạch có triển khai lắp đặt các hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh; xây dựng trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông đô thị thông minh;
- 100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông.
c) Phương tiện giao thông
- Loại bỏ 100% xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh không được tham gia giao thông; triển khai kiểm soát phát thải khí thải định kỳ đối với xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông;
- Kiểm soát 100% các loại phương tiện là máy kéo nông nghiệp (xe tắc tơ...) không được tham gia giao thông trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ.
- 100% chủ xe ô tô sử dụng tài khoản thu phí điện tử để thanh toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ và nộp phạt vi phạm.
d) Người tham gia giao thông
- 100% người tham gia giao thông được giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn;
- Đào tạo, sát hạch và cấp Giấy phép lái xe theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải.
đ) Cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông
- 100% các tuyến quốc lộ trong vùng phục vụ của cơ sở y tế có khả năng cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân tai nạn giao thông trong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu;
- Nghiên cứu, có lộ trình xây dựng trung tâm cấp cứu y tế 115, kịp thời tiếp cận, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông;
- Tất cả bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên đảm bảo năng lực cấp cứu, tiếp cận nạn nhân tai nạn giao thông trong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.
2.2. Tầm nhìn đến năm 2045
- Hàng năm, kéo giảm tai nạn giao thông đường bộ ở cả ba tiêu chí về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương; hướng đến mục tiêu giảm thiệt hại về người do tai nạn giao thông đường bộ ở mức thấp nhất;
- Hệ thống quản lý nhà nước về an toàn giao thông được hoàn thiện, hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững; từng bước nâng cao năng lực, hiệu lực của bộ máy quản lý từ cấp tỉnh đến cơ sở;
- Hình thành văn hóa giao thông an toàn và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; đa số người dân trong đô thị hình thành thói quen tham gia giao thông bằng dịch vụ vận tải công cộng;
- Vận tải hành khách công cộng phát triển với hạ tầng kết nối và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách được nâng cao;
- Cơ bản hoàn thành việc triển khai, áp dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực an toàn giao thông, đặc biệt trong quản lý dịch vụ công, hoạt động vận tải, phương tiện tự lái, giao thông thông minh, giám sát và xử lý vi phạm; ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng dữ liệu lớn trong tổ chức, điều hành giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông ở các đô thị;
- Hệ thống đường bộ được xây dựng hiện đại, đồng bộ và được lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị an toàn giao thông, đáp ứng tiêu chí về tuyến đường thân thiện cho mọi đối tượng tham gia giao thông; tất cả các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ được xóa bỏ kịp thời;
- Các cơ sở y tế có khả năng cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông, được hiện đại hóa và giảm thời gian tiếp cận nạn nhân.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc thống kê tai nạn giao thông, xây dựng cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ trên cơ sở tích hợp số liệu báo cáo tai nạn giao thông tại hiện trường, số liệu tai nạn, thương tích của cơ sở cấp cứu và điều trị nạn nhân tai nạn giao thông; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ ở cấp tỉnh và cấp huyện;
- Cung cấp dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình đã được trang bị và camera giám sát trên các xe ô tô kinh doanh vận tải, đảm bảo kết nối, sử dụng chung cho các cơ quan chức năng về thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm;
- Ứng dụng cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trong đó có kết nối và chia sẻ với hệ thống dữ liệu đăng ký phương tiện, đăng kiểm phương tiện, giấy phép lái xe;
- Xây dựng hệ thống báo cáo và phân tích tình hình trật tự, an toàn giao thông cấp tỉnh;
- Nghiên cứu, xem xét triển khai cập nhật dữ liệu tai nạn giao thông trên nền bản đồ số giao thông để phục vụ công tác quản lý, phát hiện và xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ.
- Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống các tuyến đường địa phương trọng yếu theo quy hoạch được phê duyệt, bảo đảm đạt điều kiện an toàn cao cho tất cả các đối tượng tham gia giao thông;
- Xây dựng trung tâm điều hành giao thông thông minh, bảo đảm khả năng thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu về tình trạng hoạt động giao thông theo thời gian thực, cung cấp hướng dẫn đi lại cho người tham gia giao thông thông qua Cổng thông tin trực tuyến;
- Triển khai nghiên cứu, thiết kế làn đường dành riêng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp khi đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường bộ; ưu tiên các tuyến quốc lộ đi qua khu đô thị và khu đông dân cư;
- Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương;
- Nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông xung quanh khu vực trường học, trên các tuyến đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà cho học sinh.
3. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về quản lý vận tải, phương tiện và người lái
- Thực hiện kiểm soát phát thải khí thải xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông; ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, giám sát thực hiện kiểm định phương tiện;
- Kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh thuộc diện không được tham gia giao thông; gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc thực hiện;
- Tăng cường các biện pháp quản lý việc sử dụng các loại phương tiện máy kéo nông nghiệp tham gia giao thông. Vận động người dân dùng đúng mục đích, đảm bảo an toàn khi vận hành, hạn chế các nguy cơ tai nạn giao thông do loại phương tiện này gây ra.
- Tăng cường phát triển các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh;
- Triển khai ứng dụng toàn diện các hệ thống giám sát hành trình phương tiện; hệ thống camera giám sát hình ảnh trên phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; hệ thống quản lý an toàn, điều hành của bến xe, điều hành xe của các doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô; sử dụng tài khoản thu phí điện tử để thanh toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ và nộp phạt vi phạm;
- Tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh, công nhân bằng xe buýt, xe hợp đồng;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; thực hiện tốt công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thông của tỉnh gồm Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh; Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thành phố; tuyên tuyền qua các trang mạng xã hội...;
- Tổ chức các hoạt động, sự kiện tuyên truyền thông qua hình thức tuyên truyền miệng, giao lưu, tọa đàm, tập huấn, các cuộc thi tìm hiểu thông qua hình thức sân khấu hóa, thi viết, thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Sử dụng công cụ tuyên truyền trực quan như pa nô, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về an toàn giao thông. Xây dựng các chương trình, sản phẩm tuyên truyền phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khu dân cư, tại các cụm loa tuyên truyền An toàn giao thông, qua hệ thống sách, báo, tài liệu tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Quan tâm tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền theo từng đối tượng; theo chủ đề công tác an toàn giao thông hàng năm, tuyên truyền vào các đợt cao điểm như tháng cao điểm về an toàn giao thông cho học sinh đến trường, các dịp lễ, tết, ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông,...
- Tiếp tục cụ thể hóa các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông bằng hình ảnh sinh động; đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông. Tổ chức vận động xây dựng văn hóa giao thông trong các trường học, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,...
- Đưa nội dung giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, văn hóa giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn vào trong chương trình chính khóa, trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, sinh viên; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; duy trì hình thức ký cam kết giữa phụ huynh học sinh với nhà trường về thực hiện an toàn giao thông, các đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích trong trường học;
- Mở các lớp tập huấn tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, năng lực thực thi công vụ cho lực lượng thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử trong thực thi công vụ.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm; nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống camera ứng dụng công nghệ tự động để nhận diện, phát hiện lỗi vi phạm trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh trọng điểm;
- Tăng cường triển khai các giải pháp công nghệ để giám sát hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng chức năng khi tuần tra, thanh tra xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông;
- Thường xuyên, liên tục thực hiện chiến dịch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy, đặc biệt tập trung vào đối tượng là lái xe chuyên nghiệp; các hành vi tổ chức đua xe mô tô, ô tô trái phép;
- Ứng dụng công nghệ để giám sát, xử lý tình trạng sử dụng trái phép lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Tiếp tục hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các lực lượng thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về quy hoạch và xây dựng trên hành lang an toàn giao thông đường bộ; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự hành lang an toàn đường bộ và tái lấn chiếm.
6. Nâng cao chất lượng hoạt động cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu y tế tai nạn giao thông
- Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế cấp huyện bố trí, phân công cán bộ trực cấp cứu 24/24h, đảm bảo khả năng cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông theo quy định và nâng cao năng lực, cơ sở, thiết bị cho các Trạm y tế xã, phường, thị trấn, đặc biệt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở những khu vực hay xảy ra tai nạn giao thông. Đồng thời xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân trong thời gian không quá 30 phút kể từ khi nhận thông tin yêu cầu cấp cứu. Trang bị thêm các thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho việc sơ cấp cứu tai nạn giao thông tại các điểm sơ cấp cứu;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xây dựng hệ thống cấp cứu y tế 115; đồng thời nghiên cứu xây dựng và phát triển mô hình đội, nhóm sơ cứu tai nạn giao thông bằng mô tô, xe gắn máy;
- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, lái xe, nhân viên Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên và người dân sống dọc các tuyến đường, nhất là dọc theo quốc lộ, đường tỉnh trọng yếu.
7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- Hàng năm tổ chức kiện toàn Ban An toàn giao thông tỉnh đảm bảo đủ thành phần, đối tượng, lĩnh vực phù hợp để chỉ đạo và tham mưu thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
- Thường xuyên cử cán bộ làm công tác an toàn giao thông tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, trình độ đảm bảo khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực an toàn giao thông.
1. Ban An toàn giao thông tỉnh
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi và tổng hợp đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này;
- Hàng năm xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch gắn với chủ đề công tác Năm An toàn giao thông và định hướng chỉ đạo của tỉnh;
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh triển khai thực hiện “Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2020 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các chương trình tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội,...;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, lái xe, nhân viên Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên và người dân sống dọc các tuyến đường;
- Tham mưu hoàn thiện nguồn nhân lực, các cơ chế, chính sách đối với công tác an toàn giao thông và người làm công tác an toàn giao thông theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong công tác quản lý điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông;
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, xem xét triển khai cập nhật dữ liệu tai nạn giao thông trên nền bản đồ số giao thông để phục vụ công tác quản lý, phát hiện và xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống tự động giám sát an toàn giao thông tại các nút giao. Thực hiện thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định;
- Đẩy nhanh phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, ưu tiên đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn;
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nội dung liên quan tại Mục II, của Kế hoạch này.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông tại hiện trường, số liệu tai nạn, thương tích của cơ sở cấp cứu và điều trị nạn nhân tai nạn giao thông;
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nội dung liên quan tại Mục II, của Kế hoạch này.
Tích hợp các mục tiêu của kế hoạch này vào Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hướng dẫn các địa phương lồng ghép mục tiêu và nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, kinh phí xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Trung ương phân bổ cho địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch; phối hợp hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành rà soát, nghiên cứu thành lập mới các trạm sơ cấp cứu y tế hoặc nâng cao năng lực các cơ sở y tế hiện có, đảm bảo khả năng cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định, đảm bảo bán kính phục vụ trung bình nhỏ hơn 50km, đồng thời xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân tai nạn giao thông trong thời gian không quá 30 phút kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu;
- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xây dựng hệ thống cấp cứu y tế 115 trên phạm vi toàn tỉnh; căn cứ điều kiện thực tế phối hợp thành lập các đội, nhóm sơ cứu tai nạn giao thông bằng mô tô, xe gắn máy;
- Thường xuyên thống kê số liệu về số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông được cứu chữa tại các cơ sở y tế; phối hợp với Công an tỉnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tiếp tục triển khai nội dung giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, văn hóa giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn vào trong chương trình chính khóa và trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, sinh viên,…;
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh; duy trì và mở rộng mô hình đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích về an toàn giao thông trong các trường học;
- Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tiếp tục thực hiện Đề án Tuyên truyền về an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1317/QĐ-TTg ngày 28/8/2020 và Kế hoạch số 597/KH-UBND ngày 12/10/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc triển khai thực hiện “Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2020 - 2025”.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông theo các nội dung trong Kế hoạch này.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện và cụ thể hóa các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông bằng hình ảnh sinh động và đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông bằng các hình thức văn hóa truyền thống;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông thông qua các đội tuyên truyền lưu động của ngành đến từng đối tượng và địa bàn trên toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường quản lý công tác quy hoạch và xây dựng đô thị, bảo đảm các kết nối giao thông, công trình an toàn giao thông tiếp cận cho người khuyết tật và an toàn cho đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; bảo đảm các công trình xây dựng lớn khi kết nối trực tiếp ra đường đô thị, quốc lộ và đường tỉnh không gây gia tăng ùn tắc, tai nạn giao thông;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về quy hoạch và xây dựng trên hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nội dung liên quan tại Kế hoạch này.
12. Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh
Chủ trì, tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc sản xuất và lưu thông mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Đưa vào sử dụng hệ thống camera giám sát đô thị thông minh và cơ sở hạ tầng đô thị thông minh của tỉnh; đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nội dung có liên quan tại kế hoạch;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu cho tất cả các lĩnh vực giao thông vận tải, tích hợp vào Trung tâm điều hành đô thị thông minh tỉnh phục vụ quản lý, điều hành.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đến quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động trong quân đội;
- Thực hiện quản lý, sử dụng phương tiện vận tải quân sự theo quy định;
- Chủ trì hoạt động tuần tra, kiểm soát, duy trì việc chấp hành các quy định của pháp luật, Điều lệnh, Điều lệ của quân đội đối với người điều khiển phương tiện quân sự khi tham gia giao thông.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch;
- Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Kế hoạch này phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Triển khai việc lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và chống tái lấn chiếm theo chức năng nhiệm vụ được giao;
- Đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát, xử lý tình trạng sử dụng trái phép lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh, công nhân bằng xe buýt, xe hợp đồng;
- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông do địa phương quản lý; chỉ đạo chính quyền địa phương khắc phục, sửa chữa những đoạn đường bị hư hỏng, hệ thống kênh mương thoát nước, sạt lở đất,...đảm bảo an toàn giao thông gắn với triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Kế hoạch 1535/KH-UBND năm 2021 thực hiện chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 773/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Kế hoạch 4542/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Kế hoạch 403/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 7Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 1Quyết định 1317/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, giai đoạn 2020-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2060/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Kế hoạch 1535/KH-UBND năm 2021 thực hiện chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 773/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Kế hoạch 4542/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 8Kế hoạch 403/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 9Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2021 thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
Kế hoạch 283/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 283/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Nguyễn Long Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra