Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2781/KH-UBND

Kon Tum, ngày 02 tháng 12 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC LỒNG GHÉP BÀ MẸ, TRẺ NHỎ VÀ GIẢM SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 CỦA TỈNH KON TUM

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE DINH DƯỠNG BÀ MẸ, TRẺ NHỎ TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006-2012

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHĂM SÓC BÀ MẸ, TRẺ EM

Trong những năm qua, ngành Y tế đã có nhiều cải thiện trong việc cung cấp các dịch vụ y tế cho phụ nữ và trẻ em. Đến năm 2012, tỷ lệ phụ nữ được khám thai 3 lần đạt 62,7%, tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đạt mức 86,3%. Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 bệnh (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm não Nhật Bản) đạt 97,5%.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh < 2500 gram có xu hướng giảm dần trong các năm qua, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 38,4% (năm 2001) xuống còn 26,3% (năm 2012), trung bình mỗi năm giảm 1,0% chưa đạt mục tiêu của tỉnh đề ra là 1,5% và vẫn còn cao so với cả nước là (16,2%). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 47% (năm 2001) xuống còn 40,6% (năm 2012), trung bình mỗi năm giảm 0,53% chưa đạt mục tiêu của tỉnh đề ra là 1,5%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn ở mức cao và giảm rất chậm. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vẫn còn thấp (< 1%).

Tình hình tử vong trẻ em trên địa bàn tỉnh trong năm 2012, tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi chiếm 40‰, và tỷ suất chết của trẻ dưới 5 tuổi chiếm 48‰ 1

Chương trình phòng chống thiếu Vitamin A trong những năm qua triển khai rất hiệu quả, bổ sung Vitamin A liều cao tổ chức hàng năm 2 đợt vào ngày 1-2/6 và 1-2/12 cho trẻ em từ 6-60 tháng tuổi đạt > 98%, bà mẹ sau sinh trong tháng uống Vitamin A đạt > 80%. Tỷ lệ phụ nữ có thai uống viên sắt trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén chỉ đạt 38,2% và hơn 40% phụ nữ mang thai không uống viên sắt trong suốt thời gian mang thai 2

Kết quả điều tra 30 cụm về dinh dưỡng hàng năm của Viện Dinh dưỡng cho thấy: Kiến thức của các bà mẹ về dinh dưỡng gia đình ngày càng được nâng lên. Việc thực hiện cân đối giữa 4 nhóm thức ăn ngày càng được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Các bà mẹ không còn kiêng khem cho trẻ ăn khi bệnh, thay vào đó các bà mẹ đã thực hiện bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thức ăn khi trẻ bệnh. Việc thực hành dinh dưỡng hợp lý và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong các gia đình ngày càng được chú trọng.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu về sức khỏe cũng như việc cung cấp dịch vụ y tế ở các khu vực hành chính và nhóm dân tộc khác nhau còn có những chênh lệch. Ở vùng sâu, vùng xa, các chỉ tiêu về sức khỏe và tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế còn thấp so với khu vực thị trấn, thành phố. Một số trẻ ở miền núi chưa được tiêm chủng đầy đủ. Đến năm 2012, toàn tỉnh có 81/97 trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ.

Theo kết quả công bố của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2012, tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 72,69%, thấp hơn bình quân của khu vực Tây Nguyên (74%) và cả nước (78%); có 11,69% số dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT và 37,06% số hộ nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh3. Chất thải sinh hoạt chưa được thu gom đầy đủ nhất là ở vùng nông thôn. Một số cơ sở y tế chưa có đủ điều kiện để xử lý đúng các chất thải y tế.

II. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn, hạn chế:

- Trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn, việc nhận thức các vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, do đó những vùng này tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn rất cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân của huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông cao gấp 2 lần so với thành phố Kon Tum và cao gấp 1,63 lần so với huyện Đăk Hà.

- Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai ở các xã vùng sâu, vùng xa còn khá cao.

- Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vẫn còn thấp < 1% mặc dù tỷ lệ bú mẹ trong giờ đầu đạt > 96%.

- Công tác truyền thông dinh dưỡng chưa bao phủ hết đến đối tượng, đặc biệt là gia đình nghèo, gia đình ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Nguyên nhân:

2.1. Về phía hệ thống y tế

- Kinh phí dành cho hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ nhỏ, phòng chống suy dinh dưỡng còn thấp, chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong thời gian cũng như triển khai các hoạt động giai đoạn tới.

- Khả năng cung ứng các dịch vụ can thiệp dinh dưỡng còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Lực lượng chuyên trách, cộng tác viên dinh dưỡng còn hạn chế về kiến thức, thường xuyên thay đổi không đáp ứng yêu cầu triển khai hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng nhất là trong các đợt cân đo trẻ em và truyền thông dinh dưỡng tại hộ gia đình.

- Truyền thông về dinh dưỡng chưa đa dạng, hiệu quả chưa cao, trang thiết bị y tế, thiết bị truyền thông, thuốc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ em cung ứng thiếu thốn.

2.2. Về phía người dân

- Tại các xã vùng sâu, vùng xa tình trạng bữa ăn gia đình chưa đảm bảo an toàn, trong bữa ăn vẫn còn thiếu lương thực, thiếu thực phẩm, nhất là vào những tháng giáp hạt và mưa lũ.

- Nhiều bà mẹ có kiến thức thực hành dinh dưỡng, nhưng không có điều kiện kinh tế và thời gian để chăm sóc bữa ăn hàng ngày cho trẻ, đặc biệt là đối với các trẻ đang bị bệnh hoặc suy dinh dưỡng cấp.

2.3. Về tổ chức thực hiện

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn; chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

- Một số ban ngành, đoàn thể phối hợp hỗ trợ với ngành Y tế chưa đồng bộ và thường xuyên.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2016

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Chương trình số 94-CTr/TU ngày 02/8/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

2. Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

3. Công văn số 1515/BYT-BMTE ngày 21/3/2012 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

4. Quyết định số 304/QĐ-BYT ngày 28/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2012-2015.

II. CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CẦN GIẢI QUYẾT ĐẾN NĂM 2016

1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, đặc biệt suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi còn cao và có sự chênh lệch giữa các vùng, khu vực trong tỉnh.

2. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai ở các xã miền núi còn khá cao.

3. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vẫn còn thấp < 1%.

4. Nguồn nhân lực cho công tác dinh dưỡng tại cộng đồng và trong bệnh viện thiếu hụt về số lượng và hạn chế về năng lực hoạt động.

5. Bữa ăn của trẻ chưa được đảm bảo về số lượng và chất lượng.

6. Cung cấp vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt,... và sản phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng còn hạn chế.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tập trung cho đối tượng bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi được nuôi dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng hợp lý nhằm giảm tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em tỉnh Kon Tum.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Ch tiêu:

- Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 20% vào năm 2016.

- Giảm tỷ lệ cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500g) xuống dưới 15% vào năm 2016.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 38%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi còn 24% vào năm 2016.

2.2. Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.

Chỉ tiêu:

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (dưới 0,7 mmol/L) giảm xuống dưới 10% vào năm 2016.

- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm dưới 30% vào năm 2016.

- Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 25% vào năm 2016.

- Tỷ lệ hộ gia đình hiểu biết và dùng muối lốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh (>20 - <40 ppm) đạt 90% vào năm 2016.

2.3. Mục tiêu 3: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý

Chtiêu:

- Tỷ lệ trẻ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh đạt 99% vào năm 2016.

- Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% trở lên vào năm 2016.

- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng đối với trẻ ốm đạt 75% trở lên vào năm 2016.

- Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ an toàn đạt 60% vào năm 2016.

- Trên 80% giáo viên trường mầm non có kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho trẻ em vào năm 2016.

- Trên 80% bà mẹ và người nuôi dưỡng trẻ được tiếp cận thông tin về dinh dưỡng.

- Trên 50% học sinh trong lứa tuổi vị thành niên (từ 16-18 tuổi) có kiến thức và hiểu biết về dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em vào năm 2016.

2.4. Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.

Ch tiêu:

- Đến năm 2016, bảo đảm 100% chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng.

- Đến năm 2016, có trên 90% nhân viên y tế thôn, làng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng.

- Đến năm 2016, 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh và huyện có đủ năng lực giám sát về dinh dưỡng.

2.5. Mục tiêu 5: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân.

Ch tiêu:

- Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800 Kcal giảm xuống dưới 15% vào năm 2016.

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về chính sách:

- Cần gắn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm vào Nghị quyết của địa phương;

- Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình:

+ Cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh;

+ Đối với vùng mất an ninh lương thực cần đưa chương trình xóa đói giảm nghèo và có sự kiểm soát, hướng dẫn sản xuất của chính quyền địa phương.

+ Vận động nhân dân xây dựng ô dinh dưỡng hợp lý tại địa phương và sử dụng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương: như chăn nuôi gia cầm, trồng các loại rau xanh. Đối với những địa phương có điều kiện thuận lợi nên nuôi cá.

- Cải thiện dịch vụ y tế cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em;

- Cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.

2. Giải pháp về kỹ thuật:

2.1. Hoạt động can thiệp:

- Can thiệp sớm cho các đối tượng nữ thanh niên, bà mẹ mang thai và bà mẹ cho con bú nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngay từ khi sinh ra nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi;

- Hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng cấp tỉnh;

- Bổ sung viên sắt, acit folic, viên đa vi chất cho phụ nữ tiền thai, bà mẹ có thai;

- Tẩy giun cho trẻ em từ 24 - 60 tháng tuổi và các thanh nữ tiền hôn nhân;

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

2.2. Giáo dục phổ cập kiến thức cho toàn dân:

2.2.1. Phổ cập kiến thức dinh dưỡng:

- Hướng dẫn dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng: Nữ vị thành niên, thanh nữ tiền hôn nhân, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 5 tuổi, nam nông dân và người chăm sóc trẻ;

- Tổ chức các hoạt động tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng.

2.2.2. Giáo dục truyền thông dinh dưỡng:

- Thông tin truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập trung vào các biện pháp cải thiện chất lượng nuôi dưỡng trẻ nhỏ;

- Thông tin tuyên truyền về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế và tiếp cận các dịch vụ y tế, dịch vụ tư vấn...

- Thông tin truyền thông giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm, rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách cho học sinh và các bà mẹ trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông Ngày vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, Tháng làm mẹ an toàn, Câu lạc bộ các gia đình không có con suy dinh dưỡng;

- Triển khai thăm hộ gia đình có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, trẻ bị ốm…, thông tin dinh dưỡng tới các đối tượng trực tiếp và gián tiếp chăm sóc trẻ dưỡng vào các hoạt động truyền thông "xây dựng nông thôn mới";

- Lồng ghép hoạt động truyền thông dinh dưỡng với chương trình "xây dựng nông thôn mới".

2.2.3. Các hoạt động phòng chng suy dinh dưỡng tr em và bà mẹ tại cộng đồng:

- Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú;

- Thực hiện cho trẻ được bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú tới 24 tháng, cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 7;

- Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý với các thực phẩm sẵn có ở địa phương; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn trong và sau khi mắc bệnh;

- Thực hành vệ sinh ở gia đình, nhà trẻ và phòng chống nhiễm giun sán;

- Hướng dẫn bà mẹ và trẻ em thực hành rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách;

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng, thực hành dinh dưỡng cho chị em phụ nữ;

- Cân trẻ dưới 2 tuổi hàng quý để theo dõi tăng trưởng;

- Hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em bị suy dinh dưỡng;

- Tẩy giun cho trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi và các thanh nữ tiền hôn nhân mỗi năm 2 lần vào tháng 6 và tháng 12;

- Bổ sung Vitamin A cho bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng và cho trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi 2 lần/năm;

- Bổ sung viên đa vi chất hoặc viên sắt ở phụ nữ 15-49 và bà mẹ có thai tại huyện điểm sau đó sẽ nhân rộng ra các địa phương khác;

- Lồng ghép các hoạt động dinh dưỡng với các chương trình y tế;

- Triển khai các mô hình điểm về dinh dưỡng và nhân rộng các mô hình điểm đến các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

3. Giải pháp về nguồn lực:

3.1. Phát trin nguồn nhân lực:

- Đào tạo cán bộ chuyên sâu làm công tác dinh dưỡng (sau đại học, đại học, kỹ thuật viên dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế).

- Củng cố và phát triển đội ngũ làm công tác dinh dưỡng, đặc biệt là mạng lưới chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng tuyến cơ sở. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành các chương trình, hoạt động dinh dưỡng cho cán bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở của ngành Y tế và các ngành có liên quan.

3.2. Nguồn lực tài chính:

- Xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác dinh dưỡng. Nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.

- Quản lý và điều phối có hiệu quả các nguồn lực tài chính, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng trong chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát hiệu quả sử dụng ngân sách.

4. Đảm bảo an toàn thực phẩm:

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông, thay đổi hành vi về an toàn thực phẩm;

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ y tế làm công tác quản lý an toàn thực phẩm;

- Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm;

- Tăng cường hoạt động của hệ thống giám sát, ghi nhận và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; Chủ động giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm; xử lý nhanh chóng các vụ ngộ độc thực phẩm.

5. Tăng cường công tác theo dõi giám sát, đánh giá dinh dưỡng:

- Tiếp tục điều tra đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em và bà mẹ hàng năm (điều tra 30 cụm);

- Giám sát hỗ trợ các hoạt động triển khai tại tuyến huyện, thành phố, xã, phường để nâng cao chất lượng hoạt động dinh dưỡng bà mẹ trẻ em;

- Chủ động giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, xử lý nhanh chóng các vụ ngộ độc thực phẩm, đề xuất các biện pháp khắc phục.

V. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Có phụ lục chi tiết kèm theo.

VI. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách Trung ương (từ các chương trình mục tiêu quốc gia).

2. Ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm.

3. Huy động dự án quốc tế và các nguồn khác.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động hàng năm trên cơ sở Kế hoạch Chăm sóc lồng ghép bà mẹ trẻ nhỏ, giảm suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn 2013-2016 tỉnh Kon Tum đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giám sát tất cả các hoạt động dinh dưỡng;

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện kế hoạch, các văn bản đề xuất các kiến nghị với cấp trên và đề xuất các chế độ hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt;

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các chương trình dự án có liên quan nhằm tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ kỹ thuật;

- Định kỳ 6 tháng, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị có liên quan.

2. S Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo, tập huấn cán bộ, nhân viên làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non, mẫu giáo về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ; tổ chức tập huấn cho giáo viên phổ thông về kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, kiến thức dinh dưỡng, kiến thức cơ bản về làm mẹ cho học sinh, nhất là học sinh nữ ở các cấp học phù hợp.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ sau:

+ Triển khai tốt bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 02/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định.

+ Triển khai hiệu quả chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong đó chú trọng nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thanh niên, kiến thức dinh dưỡng và làm mẹ an toàn cho học sinh nữ cấp học phổ thông.

+ Hướng dẫn các em học sinh ở các cấp học giữ gìn vệ sinh cá nhân, thực hiện rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách.

+ Triển khai tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh trong chăm sóc, bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ, giáo dục sức khỏe vị thành niên cho học sinh các cấp.

- Tổ chức Hội thi kiến thức và thực hành về dinh dưỡng trẻ em dành cho giáo viên mầm non các cấp.

- Chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn để khám sức khỏe đồng thời triển khai theo dõi cân nặng, chiều cao định kỳ cho các cháu trường mầm non.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh và các nội dung khác nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo quy định.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tuyên truyền các chính sách về hỗ trợ cho gia đình nghèo, cận nghèo; chính sách về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi;

- Giám sát liên ngành việc thực hiện chính sách đối với trẻ em, trong đó quan tâm đến tầm vóc trẻ em.

4. S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với các ban, ngành tăng cường hỗ trợ cho các địa phương tập trung quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản theo hướng chuyên canh, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng, từng địa phương;

- Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho các hộ nghèo, hộ đồng bào thiểu số ở vùng khó khăn theo phương pháp cầm tay chỉ việc; chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sâu bệnh hại cây trồng và dịch bệnh ở vật nuôi và thủy sản để hỗ trợ địa phương phòng chống ngăn chặn kịp thời;

- Tăng cường chuyển giao các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hiệu quả mà ngành đã triển khai thông qua các chương trình, dự án của ngành để địa phương tiếp tục nhân rộng nhằm cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững cho các hộ gia đình cũng như góp phần giảm suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ nhỏ;

- Lồng ghép kế hoạch chăm sóc lồng ghép bà mẹ trẻ nhỏ, giảm suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn 2013-2016 tỉnh Kon Tum vào chương trình "xây dựng nông thôn mới" và tăng cường tuyên truyền nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch đề ra.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan trong việc huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng thấp còi.

6. Sở Tài chính: Tham mưu các cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí ngân sách để thực hiện Kế hoạch chăm sóc lồng ghép bà mẹ, trẻ nhỏ, giảm suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn 2013-2016 phù hợp với điều kiện ngân sách hàng năm, theo đúng Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

7. S Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tnh, Báo Kon Tum: Tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông phong phú, sinh động, hấp dẫn để truyền tải các kiến thức về dinh dưỡng cho người dân.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Phối hợp với ngành Y tế trong việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ nhỏ, giảm suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn.

- Chỉ đạo triển khai tốt bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 02/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

- Hàng năm, cân đối từ nguồn ngân sách của địa phương, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn.

9. Đề nghị Hội Nông dân tnh

- Đưa nội dung hoạt động dinh dưỡng vào kế hoạch tổng thể của các chương trình hành động của Hội;

- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thành viên của Hội ở các cấp;

- Xây dựng các mô hình điểm của nông dân để cải thiện thu nhập, như: (VAC, VACR, trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá tôm, phấn đấu xây dựng được nhiều ô dinh dưỡng trong hộ nông dân, các CLB dinh dưỡng, CLB các bà mẹ có trẻ em dưới 5 tuổi về chăm sóc sức khỏe.... mô hình vườn rau gia đình và các mô hình khác có liên quan đến việc tự cải thiện dinh dưỡng cho hội viên nông dân trong đó đối tượng đích là các bà mẹ và trẻ em).

10. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Đưa công tác truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi vào kế hoạch hoạt động của 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội, đặc biệt là nhiệm vụ 2: "Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững" và cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch";

- Tổ chức các hoạt động truyền thông các kiến thức về dinh dưỡng cho bà mẹ có thai, đang nuôi con dưới 5 tuổi, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hợp lý; vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa tay với xà phòng đúng thời điểm, đúng cách trong các chiến dịch truyền thông: Ngày vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ dinh dưỡng phát triển, Ngày toàn dân dùng muối lốt, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức trao đổi hướng dẫn cách nấu ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng trong các buổi sinh hoạt Chi, Tổ, Hội và các mô hình tổ, nhóm, các câu lạc bộ...

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt" và cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch";

- Tiếp tục ký kết hợp đồng trách nhiệm với các cơ quan ban ngành chuyên môn để triển khai các hoạt động về phòng chống suy dinh dưỡng cho phụ nữ - trẻ em;

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả: CLB "gia đình không có trẻ em suy dinh dưỡng"...

- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cấp Hội cơ sở về thực hiện phòng chống trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần giảm suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi giai đoạn 2013 - 2016;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động dinh dưỡng, đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình lồng ghép có hiệu quả cao trong những năm tiếp theo.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tnh Đoàn và các đoàn thể xã hội khác: Chủ động phối hợp với ngành Y tế tổ chức phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em cho các thành viên, hội viên; phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện xã hội hóa công tác dinh dưỡng và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động.

Giao Sở Y tế theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc và các vấn đề phát sinh (nếu có)./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- Viện Dinh dưỡng (b/c);
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đ/c CT và PCT UBND tỉnh phụ trách;
- Các sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và PTNT, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Liên đoàn Lao động tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Kon Tum;
- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn;
- UBND huyện, thành phố;
- PVP UBND tỉnh phụ trách VX;
- Lưu: VT, VX5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thị Kim Đơn

 

PHỤ LỤC 1

CÁC CHỈ BÁO KIỂM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CỦA KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2013-2016
(Kèm theo Kế hoạch số 2781/KH-UBND ngày 02/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Ch báo kiểm định chtiêu của kế hoạch

Năm 2016

1

Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800Kcal giảm xuống.

<15%

2

Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ giảm còn

20%

5

Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) giảm xuống

<15%

4

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn

38%

5

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới

24%

6

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 mmol/L) xuống

dưới 10%

7

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn

30%

8

Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 20 ppm- <40) đạt

90%

9

Tỷ lệ trẻ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh đạt

99%

10

Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt

>27%

11

Tỷ lệ bà mẹ, người chăm sóc trẻ biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại nhà đạt

≥ 80 %

12

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm đạt

> 75%

13

Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt

60%

14

Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện.

100%

15

Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng đạt

100%

16

CBYT thôn bản được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng.

> 70%

17

Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh và huyện có đủ năng lực giám sát về dinh dưỡng

100%

 


PHỤ LỤC 2

CÁC HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DINH DƯỠNG QUỐC GIA THEO MỤC TIÊU
(Kèm theo Kế hoạch số 2781/KH-UBND ngày 02/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

MỤC TIÊU 1. CẢI THIỆN VỀ SỐ LƯỢNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CỦA NGƯỜI DÂN

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Kết qu mong đợi

Đu ra

Hoạt động

Cơ quan trin khai

Kinh phí

Thi gian

Nguồn kinh phí

2013

2014

2015

2016

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Các dự án ODA, NGO

1

Nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý (bữa ăn đủ về số lượng, cân đối về chất lượng) cho người dân

1.1

Tài liệu truyền thông về các nội dung "Những lời khuyên dinh dưỡng

1.1.1

Xây dựng tài liệu truyền thông hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn

Trung tâm TTGDSK

90.000

0

30.000

30.000

30.000

90.000

 

 

1.1.2

Phổ biến, in ấn, phân phối tài liệu về đa dạng hóa bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý

Trung tâm TTGDSK

150.000

0

50.000

50.000

50.000

 

 

150.000

1.2

Năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng được nâng cao

1.2.1

Tổ chức các lớp tập huấn (TOT) hàng năm cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở các tuyến về kiến thức dinh dưỡng cơ bản, cách chế biến và lựa chọn thực phẩm để có bữa ăn hợp lý.

Trung tâm CSSKSS

105.000

15.000

30.000

30.000

30.000

105.000

 

 

1.2.2

Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các tuyến về kiến thức chế biến bảo quản thực phẩm an toàn hợp vệ sinh

Chi cục ATVSTP

105.000

15.000

30.000

30.000

30.000

105.000

 

 

1.3

Các hoạt động truyền thông đại chúng về dinh dưỡng được thực hiện

1.3.1

Xây dựng lịch truyền thông (phát sóng, tin, bài) trên các phương tiện thông tin đại chúng

Trung tâm TTGDSK

105.000

15.000

30.000

30.000

30.000

105.000

 

 

TỔNG KINH PHÍ MỤC TIÊU 1

555.000

45.000

170.000

170.000

170.000

405.000

0

150.000

MỤC TIÊU 2. CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ EM

1

Nâng cao kiến thức của phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ, người chăm sóc trẻ thông qua hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng

1.1

Hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng thông qua truyền thông các sự kiện và các chiến dịch được triển khai

1.1.1

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng lồng ghép trong ngày Vi chất dinh dưỡng

Trung tâm YTDP

180.000

0

60.000

60.000

60.000

80.000

 

100.000

1.1.2

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng lồng ghép trong ngày Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ

Trung tâm CSSKSS

170.000

20.000

50.000

50.000

50.000

70.000

 

100.000

1.1.3

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng lồng ghép trong ngày Tuần lễ Dinh dưỡng & Phát triển

Trung tâm YTDP

170.000

20.000

50.000

50.000

50.000

70.000

 

100.000

1.2

Các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng được tăng cường

1.2.1

Xây dựng phóng sự, thông điệp dinh dưỡng về các chủ đề phòng chống suy dinh dưỡng phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình Kon Tum

- Phát thông điệp 4 lần/năm

- Xây dựng phóng sự: 02 phóng sự/năm

Trung tâm TTGDSK

150.000

0

50.000

50.000

50.000

150.000

 

 

1.2.2

Viết tin, bài và thông điệp dinh dưỡng về các chủ đề phòng chống suy dinh dưỡng đăng tải trên tập san, báo Kon Tum

Trung tâm TTGDSK

35.000

5.000

10.000

10.000

10.000

 

 

35.000

1.3

Công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp được đẩy mạnh

1.3.1

Tổ chức các buổi truyền thông cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ về các nội dung: phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng

Trung tâm CSSKSS

60.000

 

20.000

20.000

20.000

 

 

60.000

1.3.2

Tổ chức các lớp truyền thông giáo dục kết hợp với thực hành dinh dưỡng tại khóm, ấp (50.000 đồng/lớp x 1.000 lớp/năm)

Trung tâm CSSKSS

150.000

 

50.000

50.000

50.000

150.000

 

 

1.3.3

Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai bà mẹ có con nhỏ

Trung tâm CSSKSS

360.000

 

120.000

120.000

120.000

360.000

 

 

1.3.4

Tổ chức các hoạt động tư vấn dinh dưỡng trực tiếp thông qua hệ thống khám tư vấn dinh dưỡng

Trung tâm CSSKSS

15.000

 

5.000

5.000

5.000

 

15.000

 

1.3.5

Tổ chức các hội thi cộng tác viên dinh dưỡng và bà mẹ nuôi con giỏi

Trung tâm CSSKSS

100.000

 

 

100.000

 

 

100.000

 

1.4

Tài liệu, vật liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng được biên soạn và xây dựng

1.4.1

Xây dựng và in ấn Sổ theo tình trạng dinh dưỡng trẻ em dành cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng

Trung tâm CSSKSS

120.000

30.000

30.000

30.000

30.000

120.000

 

 

1.4.2

Market và in ấn các tài liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng: áp phích; tranh lật; tờ rơi...

Trung tâm TTGDSK

30.000

 

10.000

10.000

10.000

30.000

 

 

1.4.3

Mua cân và thước đo chiều cao/chiều dài trẻ em

Trung tâm CSSKSS

150.000

 

50.000

50.000

50.000

150.000

 

 

1.4.4

In ấn Biểu đồ tăng trưởng

Trung tâm CSSKSS

120.000

30.000

30.000

30.000

30.000

120.000

 

 

2

Triển khai các hoạt động phục hồi suy dinh dưỡng nặng và can thiệp dinh dưỡng khẩn cấp

2.1

Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng được hỗ trợ để phục hồi dinh dưỡng

2.1.1

Hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng tại cộng đồng

Trung tâm CSSKSS

300.000

 

100.000

100.000

100.000

 

 

300.000

2.1.2

Cập nhật kiến thức cho cán bộ chuyên trách nhi của bệnh viện các tuyến và trạm y tế xã về hướng dẫn điều trị trẻ suy dinh dưỡng

BVĐK tỉnh và Trung tâm CSSKSS

150.000

 

50.000

50.000

50.000

 

 

150.000

2.1.3

Giám sát, đánh giá quá trình hồi phục dinh dưỡng của trẻ

Trung tâm CSSKSS

100.000

10.000

30.000

30.000

30.000

 

 

100.000

3

Phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng

3.1

Các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật triển khai cho mạng lưới được phối hợp tổ chức

3.1.1

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn cho người chăm sóc trẻ tại các trường mầm non mẫu giáo

Trung tâm CSSKSS phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo

90.000

 

30.000

30.000

30.000

90.000

 

 

3.1.2

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn về phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các Bếp ăn tập thể của trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo

Chi cục ATVSTP phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo

60.000

 

20.000

20.000

20.000

60.000

 

 

3.1.3

Tuyên truyền Phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các trường mầm non mẫu giáo (Ap-phích, tranh ảnh, tờ rơi, ...)

Chi cục ATVSTP phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo

60.000

 

20.000

20.000

20.000

 

 

60.000

3.1.4

Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ xây dựng kế hoạch và tập huấn cho nam nữ thanh niên, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

Trung tâm CSSKSS phối hợp với Tỉnh đoàn và Hội Phụ nữ tỉnh

60.000

 

20.000

20.000

20.000

60.000

 

 

3.2

Các can thiệp dinh dưỡng được triển khai

3.2.1

Tổ chức triển khai can thiệp dinh dưỡng những trẻ có điều kiện đặc biệt thông qua Sở LĐ-TB và XH

Sở Y tế phối hợp với Sở LĐ-TB-XH

90.000

 

30.000

30.000

30.000

 

 

90.000

3.2.2

Phối hợp với Hội nông dân triển khai hoạt động tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ/trẻ em thông qua mô hình kinh tế VAC

Trung tâm CSSKSS phối hợp với Hội Nông dân

30.000

 

10.000

10.000

10.000

 

 

30.000

4

Giám sát, đánh giá được tăng cường

4.1

Hoạt động theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng được triển khai

4.1.1

Tổ chức cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ, theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ < 2 tuổi và trẻ SDD hàng tháng

Trung tâm CSSKSS

0

 

 

 

 

 

 

 

4.1.2

Tổ chức cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ < 5 tuổi vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm

Trung tâm CSSKSS

194.000

48.500

48.500

48.500

48.500

194.000

 

 

4.2

Các hoạt động kiểm tra giám sát được tăng cường

4.2.1

Tổ chức giám sát Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ

Trung tâm CSSKSS

40.000

10.000

10.000

10.000

10.000

40.000

 

 

4.2.2

Tổ chức giám sát Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển

Trung tâm YTDP

40.000

10.000

10.000

10.000

10.000

40.000

 

 

4.2.3

Tổ chức giám sát hoạt động bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ

Trung tâm YTDP

40.000

10.000

10.000

10.000

10.000

40.000

 

 

4.2.4

Tổ chức giám sát hoạt động cân trẻ và các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng

Trung tâm CSSKSS

120.000

30.000

30.000

30.000

30.000

 

120.000

 

TỔNG KINH PHÍ MỤC TIÊU 2

3.184.000

223.500

953.500

1.053.500

953.500

1.824.000

235.000

1.125.000

MỤC TIÊU 3. CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG VI CHẤT DINH DƯỠNG

1

Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được xây dựng, phê duyệt, phổ biến và thực hiện

1.1

Nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực để phòng chống thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng

1.1.1

Tập huấn cho các cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tỉnh, huyện, xã về sử dụng hướng dẫn phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, i-ốt, kẽm...)

Trung tâm YTDP

120.000

30.000

30.000

30.000

30.000

120.000

 

 

1.1.2

Tổ chức Ngày Vi chất dinh dưỡng kết hợp với truyền thông phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, i-ốt, kẽm...) ở các địa phương trong tỉnh

Trung tâm YTDP

140.000

20.000

40.000

40.000

40.000

140.000

 

 

1.1.3

- Bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, nữ sinh trong các trường trung học phổ thông

- Hỗ trợ viên sắt/folic hoặc viên đa vi chất cho các đối tượng tại các xã, phường trọng điểm; vùng khó khăn

- Các địa phương còn lại tuyên truyền, tiếp thị quảng bá xã hội viên sắt/acid folic cho phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ

Trung tâm CSSKSS

TW cấp hiện vật

0

0

0

0

 

 

 

1.1.4

Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng ở tỉnh, huyện, xã về cách sử dụng và quản lý viên sắt/acid folic cho các đối tượng đích

Trung tâm CSSKSS

80.000

20.000

20.000

20.000

20.000

0

 

80.000

1.1.5

Cộng tác viên dinh dưỡng lồng ghép hoạt động truyền thông giáo dục về viên sắt/acid folic và phòng thiếu máu dinh dưỡng vào các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng thường xuyên

Trung tâm CSSKSS

200.000

50.000

50.000

50.000

50.000

200.000

 

 

1.1.6

Truyền thông ngày toàn dân sử dụng muối I-ốt

Trung tâm TTGDSK

60.000

0

20.000

20.000

20.000

 

 

60.000

1.1.7

Giám sát muối I-ốt tại cơ sở bán lẻ

Trung tâm YTDP

40.000

10.000

10.000

10.000

10.000

40.000

 

 

1.1.8

Giám sát muối I-ốt tại hộ gia đình

Trung tâm YTDP

60.000

15.000

15.000

15.000

15.000

60.000

 

 

2

Hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng được triển khai ở cộng đồng

2.1

Truyền thông tiếp thị xã hội về viên sắt/acid folic cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ được thực hiện có hiệu quả

2.1.1

Tập huấn cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên của tỉnh, huyện, xã về triển khai các hoạt động truyền thông tiếp thị xã hội về phòng chống thiếu máu ở cộng đồng (một lần/năm) và lồng ghép nhắc lại hàng năm

Trung tâm CSSKSS

90.000

 

30.000

30.000

30.000

 

 

90.000

2.1.2

Truyền thông về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng trong toàn tỉnh, sử dụng phương pháp tiếp thị xã hội

Trung tâm TTGDSK

45.000

 

15.000

15.000

15.000

 

 

45.000

2.1.3

Theo dõi, giám sát, đánh giá triển khai hoạt động tại cộng đồng

Trung tâm CSSKSS

120.000

30.000

30.000

30.000

30.000

60.000

 

60.000

2.2

Trẻ em 2 - 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ ở các vùng ưu tiên

2.2.1

Triển khai việc tẩy giun định kỳ cho trẻ em từ 2 đến 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ

Trung tâm YTDP

120.000

30.000

30.000

30.000

30.000

120.000

 

 

2.2.2

Theo dõi, giám sát triển khai hoạt động tại cộng đồng

Trung tâm YTDP

80.000

20.000

20.000

20.000

20.000

80.000

 

 

3

Các hoạt động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được thực hiện triển khai một cách có hiệu quả

3.1

Trẻ em 6 - 60 tháng tuổi, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng, tiêu chảy

3.1.1

Cung cấp viên nang vitamin A cho trẻ em 6 - 60 tháng tuổi, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi nặng, sởi và phụ nữ trong vòng một tháng sau khi đẻ

Trung tâm YTDP

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.2

Theo dõi, giám sát, đánh giá triển khai hoạt động tại cộng đồng

Trung tâm YTDP

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG KINH PHÍ MỤC TIÊU 3

1.155.000

225.000

310.000

310.000

310.000

820.000

0

335.000

MỤC TIÊU 4. NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH DINH DƯỠNG HỢP LÝ

1

Cải thiện kiến thức thực hành cho trẻ bú mẹ, thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

1.1

Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và chiến dịch truyền thông bú mẹ hoàn toàn

1.1.1

Xây dựng các tài liệu quảng bá, thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi

Trung tâm TTGDSK

120.000

0

40.000

40.000

40.000

120.000

 

 

1.1.2

Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng về Nuôi con bằng sữa mẹ trong Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ

Trung tâm TTGDSK

90.000

0

30.000

30.000

30.000

90.000

 

 

1.1.4

Triển khai các mô hình "tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào cộng đồng

Trung tâm TTGDSK

150.000

 

50.000

50.000

50.000

 

 

150.000

1.2

Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế về nuôi con bằng sữa mẹ

1.2.1

Tập huấn và hướng dẫn cán bộ y tế khoa sản, khoa nhi của bệnh viện các tuyến, nữ hộ sinh ở trạm y tế xã thực hiện cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ

Trung tâm CSSKSS BVĐK tỉnh

50.000

 

50.000

 

 

 

 

50.000

1.2.2

Tập huấn triển khai, duy trì Bệnh viện "bạn hữu trẻ em" tại các Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện

Trung tâm CSSKSS BVĐK tỉnh

 

131.000

70.000

70.000

70.000

 

 

210.000

1.3

Hỗ trợ kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ có con dưới 2 tuổi thông qua truyền thông giáo dục dinh dưỡng

1.3.1

Tập huấn cho các phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi về nuôi con bằng sữa mẹ tại các mô hình điểm

Trung tâm CSSKSS

90.000

 

30.000

30.000

30.000

 

 

90.000

1.3.2

Tổ chức các nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại cộng đồng, kết hợp nội dung nuôi con bằng sữa mẹ trong nội dung các lớp giáo dục truyền thông kết hợp với thực hành dinh dưỡng

Trung tâm CSSKSS

30.000

 

10.000

10.000

10.000

30.000

 

 

2

Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ triển khai kế hoạch nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.1

Các chính sách hỗ trợ triển khai kế hoạch nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được thực hiện

2.1.1

Giám sát việc thực hiện Nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Chi cục ATVSTP

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cải thiện kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý

3.1

Nâng cao kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ

3.1.1

Tổ chức các lớp hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tại thôn, làng cho các bà mẹ với các nội dung phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương

Trung tâm CSSKSS

0

0

0

0

 

 

 

 

3.1.2

Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng trực tiếp cho bà mẹ mang thai và nữ thanh niên thông qua hệ thống phòng khám tư vấn dinh dưỡng

Trung tâm CSSKSS

0

0

0

0

 

 

 

 

4

Nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ cho nữ thanh niên

4.1

Nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý cho nữ thanh niên

4.1.1

Xây dựng tài liệu về dinh dưỡng hợp lý và kiến thức cơ bản làm mẹ cho nữ thanh niên và các bà mẹ trẻ

Tỉnh đoàn/ Trung tâm TTGDSK

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1.2

Tập huấn cho nữ thanh niên, các cặp vợ chồng mới cưới kiến thức làm mẹ, về chăm sóc dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và chăm sóc trẻ nhỏ

Tỉnh đoàn/ Hội phụ nữ và Trung tâm CSSKSS

60.000

 

20.000

20.000

20.000

 

 

60.000

TỔNG KINH PHÍ MỤC TIÊU 4

800.000

131.000

300.000

250.000

250.000

240.000

0

560.000

MỤC TIÊU 5. NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI DINH DƯỠNG TẠI CỘNG ĐỒNG

1

Nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới và hệ thống giám sát dinh dưỡng tại cộng đồng

1.1

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại cộng đồng

1.1.1

Tổ chức tập huấn lại và tập huấn bổ sung cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện (mỗi năm một lần) để cập nhật kiến thức, kỹ năng vận động, huy động nguồn lực, công tác xây dựng kế hoạch, tài chính, giám sát

Trung tâm CSSKSS và Trung tâm YTDP

30.000

 

10.000

10.000

10.000

 

 

30.000

1.1.2

Tập huấn cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các ban, ngành, đoàn thể về kiến thức dinh dưỡng hợp lý và công tác triển khai chương trình

Trung tâm CSSKSS và Trung tâm YTDP

90.000

 

30.000

30.000

 

 

 

90.000

1.1.3

Tập huấn 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng 9 huyện, thành phố

TT. CSSKSS

30.000

 

10.000

10.000

10.000

30.000

 

 

1.1.4

Tập huấn 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng cho tất cả xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh

TT. CSSKSS

90.000

 

30.000

30.000

30.000

90.000

 

 

1.1.5

Tập huấn 100% cộng tác viên dinh dưỡng trong toàn tỉnh

TT. CSSKSS

636.000

156.000

160.000

160.000

160.000

636.000

 

 

1.2

Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát dinh dưỡng trên toàn tỉnh

1.2.1

Trang bị dụng cụ cân, thước và các trang thiết bị khác cho công tác điều tra thu thập số liệu của tỉnh

Trung tâm YTDP

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.2

Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em toàn tỉnh thông qua điều tra 30 cụm

Trung tâm YTDP

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.3

Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng

Trung tâm YTDP

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2.4

Điều tra đánh giá thực phẩm ăn vào của người dân Kon Tum năm 2016

Trung tâm YTDP

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình triển khai các hoạt động trong giai đoạn 2013­-2016

2.1

Kết quả thực hiện kế hoạch giảm SDD thấp còi giai đoạn 2013-­2016 tỉnh Kon Tum được đánh giá đúng thực trạng

2.1.1

Tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch Chăm sóc lồng ghép bà mẹ, trẻ nhỏ, giảm suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn 2013-2016 tỉnh Kon Tum

Sở Y tế và các Ban ngành

30.000

 

 

 

30.000

 

30.000

 

TỔNG KINH PHÍ MỤC TIÊU 5

876.000

156.000

240.000

240.000

210.000

756.000

0

120.000

TỔNG CỘNG

 

6.570.000

780.500

1.973.500

2.023.500

1.893.500

4.045.000

235.000

2.290.000

- TỔNG KINH PHÍ:

6.570.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách TW:

4.045.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách ĐP:

235.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các dự án ODA, NGO:

2.290.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



1 Số liệu báo cáo thống kê ngành y tế năm 2012

2 Số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2010

3 theo Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND tỉnh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2781/KH-UBND năm 2013 chăm sóc lồng ghép bà mẹ, trẻ nhỏ và giảm suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn 2013 - 2016 của tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 2781/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 02/12/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Lê Thị Kim Đơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản