- 1Nghị định 161/2016/NĐ-CP Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- 2Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND quy định đối tượng và mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Nghị định 120/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định 136/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đầu tư công và Nghị định 161/2016/NĐ-CP về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- 4Nghị quyết 84/2018/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND về quy định đối tượng và mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Quyết định 1385/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 382/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Gia Lai giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035
- 7Công văn 9185/BNN-VPĐP năm 2018 hướng dẫn triển khai Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị quyết 104/2019/NQ-HĐND sửa đổi nội dung Điểm 1b, Mục 1 biểu quy định mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai tại Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND
- 9Quyết định 79/QĐ-UBND về giao kế hoạch vốn nguồn sử dụng đất tỉnh năm 2019 hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2761/KH-UBND | Gia Lai, ngày 04 tháng 12 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THÔN, LÀNG TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1385/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2019-2020
Thực hiện Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là Đề án 1385);
Thực hiện Công văn số 9185/BNN-VPĐP ngày 27/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn triển khai Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018-2020;
Thực hiện Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định bộ tiêu chí thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; quy trình xét công nhận, công bố thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2019-2020;
UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 1385 với những nội dung cụ thể như sau:
I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2019-2020:
1. Mục đích, yêu cầu:
Đánh giá thực trạng các thôn, làng thuộc các xã biên giới; tập trung các nguồn ngân sách Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp huy động các nguồn lực để thực hiện Quyết định số 1385/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.
Cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân tại các thôn, làng thuộc xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung: Trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất, tinh thần cho người dân tại các thôn, làng của các xã biên giới của tỉnh Gia Lai. Phấn đấu 6 xã biên giới, bình quân đạt trên 10 tiêu chí xã nông thôn mới vào năm 2020.
b) Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020 có 21/41 thôn, làng thuộc 6 xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 51,3%, cụ thể:
- Năm 2018 đã có làng Sơn, xã Ia Nan thuộc huyện Đức Cơ đạt chuẩn làng nông thôn mới và đã được UBND huyện Đức Cơ công nhận.
- Năm 2020: Phấn đấu có 20 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới gồm:
+ Huyện Ia Grai (11 làng) gồm: Làng O, làng Mit Kom 1, làng Mit Jep, làng Lân, làng Cúc và làng Mit Kom 2 thuộc xã Ia O, làng Bía Ngó, làng Nú 2, làng Kom Yo, làng Kom Ngó và làng Lang thuộc xã Ia Chía.
+ Huyện Đức Cơ (05 thôn) gồm: thôn Ia Nhú, thôn Ia Boong, thôn Đức Hưng, thôn Ia Đao, thôn Ia Kle thuộc xã Ia Nan.
+ Huyện Chư Prông (04 làng) gồm: làng Klah và làng Ring thuộc xã Ia Mơr; làng Chư Kó và làng Goòng thuộc xã Ia Púch.
- Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập của người dân tại 6 xã biên giới tăng ít nhất 1,6 đến 1,8 lần so với năm 2015 (Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 của từng xã, cụ thể như sau: Xã Ia Mơr: 9 triệu đồng; xã Ia Púch: 8 triệu đồng; xã Ia Nan: 23,6 triệu đồng; xã Ia Pnôn: 16,9 triệu đồng; xã Ia O: 16,6 triệu đồng; xã Ia Chía: 16,6 triệu đồng). Tỷ lệ hộ nghèo các xã Ia O, Ia Chía, Ia Pnôn, Ia Nan và Ia Mơr giảm còn ≤ 7%; xã Ia Púch giảm còn ≤ 10%.
- Các thôn, làng đạt được mục tiêu: có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu hoặc mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng, mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Cơ bản hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn, làng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân như điện, nước sinh hoạt và hạ tầng phục vụ sản xuất (giao thông nội đồng, thủy lợi....).
(Chi tiết có Phụ lục 01 kèm theo)
3. Địa bàn thực hiện:
Kế hoạch được thực hiện trên địa bàn 41 thôn, làng thuộc 6 xã gồm: các xã Ia O, Ia Chía huyện Ia Grai; các xã Ia Nan, Ia Pnôn huyện Đức Cơ; xã Ia Mơr, xã Ia Púch huyện Chư Prông (theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018- 2020).
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2020.
5. Nội dung thực hiện:
5.1. Thực trạng của 41 làng thuộc phạm vi Đề án:
- Có 1/41 làng đạt 4 tiêu chí, chiếm 2,44%;
- Có 2/41 làng đạt 5 tiêu chí, chiếm 4,88%;
- Có 3/41 làng đạt 6 tiêu chí, chiếm 7,32%;
- Có 7/41 làng đạt 7 tiêu chí, chiếm 17,07%;
- Có 5/41 làng đạt 8 tiêu chí, chiếm 12,2%;
- Có 6/41 làng đạt 9 tiêu chí, chiếm 14,63%;
- Có 5/41 làng đạt 10 tiêu chí, chiếm 12,2%;
- Có 3/41 làng đạt 11 tiêu chí, chiếm 7,32%;
- Có 2/41 làng đạt 12 tiêu chí, chiếm 4,88%;
- Có 2/41 làng đạt 13 tiêu chí, chiếm 4,88%;
- Có 3/41 làng đạt 14 tiêu chí, chiếm 7,32%;
- Có 1/41 làng đạt 15 tiêu chí, chiếm 2,44%;
- Có 1/41 làng đạt 18 tiêu chí, chiếm 2,44%;
- Bình quân tiêu chí đạt được của các thôn, làng là 9,34 tiêu chí.
(Chi tiết có Phụ lục 02 kèm theo)
5.2. Thực trạng của 21 thôn, làng đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới:
- Làng O - xã Ia O - huyện Ia Grai: đạt đạt 14/19 tiêu chí; còn lại 5/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Thu nhập (10), Tổ chức sản xuất (13), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17).
- Làng Mít Kom 1 - xã Ia O - huyện Ia Grai: đạt 14/19 tiêu chí; còn lại 5/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Thu nhập (10), Tổ chức sản xuất (13), Môi trường và an toàn thực phẩm (17).
- Làng Mit Jep - xã Ia O - huyện Ia Grai: đạt 8/19 tiêu chí; còn lại 11/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Giao thông (2), Trường học (5), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Hộ nghèo (11), Tổ chức sản xuất (13), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Làng Lân - xã Ia O - huyện Ia Grai: đạt 10/19 tiêu chí; còn lại 9/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Trường học (5), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Hộ nghèo (11), Tổ chức sản xuất (13), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17).
- Làng Cúc - xã Ia O - huyện Ia Grai: đạt 9/19 tiêu chí; còn lại 10/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Trường học (5), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Hộ nghèo (11), Tổ chức sản xuất (13), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Quốc phòng và An ninh (19).
- Làng Mit Kom 2 - xã Ia O - huyện Ia Grai: đạt 11/19 tiêu chí; còn lại 8/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Trường học (5), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Hộ nghèo (11), Tổ chức sản xuất (13), Môi trường và an toàn thực phẩm (17).
- Làng Bía Ngó - xã Ia Chía - huyện Ia Grai: đạt 8/19 tiêu chí; còn lại 11/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Quy hoạch (1), Trường học (5), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Tổ chức sản xuất (13), Giáo dục và Đào tạo (14), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Làng Nú 2 - xã Ia Chía - huyện Ia Grai: đạt 9/19 tiêu chí; còn lại 10/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Quy hoạch (1), Giao thông (2), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Tổ chức sản xuất (13), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Làng Kom Yo - xã Ia Chía - huyện Ia Grai: đạt 6/19 tiêu chí; còn lại 13/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Quy hoạch (1), Giao thông (2), Trường học (5), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Hộ nghèo (11), Tổ chức sản xuất (13), Giáo dục và Đào tạo (14), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Làng Kom Ngó - xã Ia Chía - huyện Ia Grai: đạt 7/19 tiêu chí; còn lại 12/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Quy hoạch (1), Giao thông (2), Trường học (5), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Tổ chức sản xuất (13), Giáo dục và Đào tạo (14), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Làng Lang - xã Ia Chía - huyện Ia Grai: đạt 7/19 tiêu chí; còn lại 12/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Quy hoạch (1), Thủy lợi (3), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Hộ nghèo (11), Tổ chức sản xuất (13), Giáo dục và Đào tạo (14), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Làng Klah - xã Ia Mơr - huyện Chư Prông: đạt 8/19 tiêu chí; còn lại 11/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Giao thông (2), Trường học (5), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Hộ nghèo (11), Tổ chức sản xuất (13), Giáo dục và Đào tạo (14), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Làng Ring - xã Ia Mơr - huyện Chư Prông: đạt 12/19 tiêu chí; còn lại 7/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Giao thông (2), Trường học (5), Cơ sở vật chất văn hóa (6), Thu nhập (10), Văn hóa (16), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Làng Goòng - xã Ia Puch - huyện Chư Prông: đạt 9/19 tiêu chí; còn lại 10/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Giao thông (2), Thủy lợi (3), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Hộ nghèo (11), Tổ chức sản xuất (13), Giáo dục và Đào tạo (14), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Làng Chư Kó - xã Ia Puch - huyện Chư Prông: đạt 9/19 tiêu chí; còn lại 10/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm: Giao thông (2), Thủy lợi (3), Thông tin và Truyền thông (8), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Hộ nghèo (11), Tổ chức sản xuất (13), Giáo dục và Đào tạo (14), Môi trường và an toàn thực phẩm (17), Hệ thống chính trị, bình đẳng giới và tiếp cận pháp luật (18).
- Thôn Ia Nhú - xã Ia Nan - huyện Đức Cơ: đạt 14/19 tiêu chí; còn 5/19 tiêu chí chưa đạt gồm: Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Y tế (15), Văn hóa (16), Môi trường và an toàn thực phẩm (17).
- Thôn Ia Boong - xã Ia Nan - huyện Đức Cơ: đạt 15/19 tiêu chí; còn 4/19 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông (2), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Môi trường và an toàn thực phẩm (17).
- Thôn Đức Hưng - xã Ia Nan - huyện Đức Cơ: đạt 14/19 tiêu chí; còn 5/19 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông (2), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17).
- Làng Sơn - xã Ia Nan - huyện Đức Cơ: đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, tuy nhiên khi rà soát theo Bộ tiêu chí ban hành tại Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND tỉnh thì làng chưa đạt tiêu chí số 10 về thu nhập.
- Thôn Ia Đao - xã Ia Nan - huyện Đức Cơ: đạt 14/19 tiêu chí; còn 5/19 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông (2), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17).
- Thôn Ia Kle - xã Ia Nan - huyện Đức Cơ: đạt 13/19 tiêu chí; còn 6/19 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông (2), Nhà ở dân cư (9), Thu nhập (10), Giáo dục và Đào tạo (14), Y tế (15), Môi trường và an toàn thực phẩm (17).
(Chi tiết có Phụ lục 03 kèm theo)
5.3. Các nội dung hỗ trợ thực hiện Kế hoạch:
a) Các nội dung hỗ trợ trực tiếp:
- Nhóm nội dung về phát triển sản xuất: Hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất tập trung liên kết gắn với vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương và tổ chức nhân rộng những mô hình này trên cơ sở phát triển các sản phẩm đặc trưng, là lợi thế của địa phương theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phát triển mô hình làng du lịch văn hóa cộng đồng;
- Hỗ trợ xây dựng công trình thiết yếu nhằm nâng cao đời sống, sinh hoạt của người dân ở các thôn, làng bao gồm nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và sản xuất.
b) Các nội dung lồng ghép:
- Nâng cao năng lực cộng đồng: Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng phát triển cộng đồng cho Ban phát triển thôn, làng, người có uy tín trong cộng đồng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với mô hình, yêu cầu cụ thể và phù hợp với nhu cầu của thị trường;
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: xây mới và nâng cấp một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong thôn, làng (điện; đường trục thôn, làng; đường ngõ xóm, đường nội đồng; công trình về môi trường, cơ sở vật chất văn hóa thôn, làng,...).
6. Huy động nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch:
a) Vốn ngân sách nhà nước:
- Vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2019-2020: 43.900 triệu đồng từ nguồn vốn dự phòng của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó năm 2019 đã phân bổ 24.138 triệu đồng (theo Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 29/7/2019 của UBND tỉnh).
- Vốn ngân sách địa phương: Lồng ghép từ vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho chương trình nông thôn mới tại các xã thuộc phạm vi Đề án, trong đó năm 2019 đã phân bổ 30.740 triệu đồng (theo Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 21/12/2018; Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 01/02/2019 của UBND tỉnh). Năm 2020, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ UBND các huyện xây dựng kế hoạch và xác định nguồn kinh phí còn thiếu đề xuất UBND tỉnh xây dựng phương án bổ sung kinh phí hỗ trợ cụ thể và trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ.
- Vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; các Chương trình, dự án thành phần của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới như: Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ xây dựng nhà tiêu và chuồng trại hợp vệ sinh Đề án đầu tư nguồn lực phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững cho các thôn, làng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030.
b) Vốn tín dụng:
Huy động nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, chỉnh trang nhà ở đạt chuẩn, xóa nhà tạm, nhà dột nát.
c) Vốn Doanh nghiệp:
Huy động vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh, huyện để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng (điện, thông tin truyền thông ...), phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phát triển sản xuất, xóa nhà tạm ...
d) Vốn nhân dân đóng góp:
Huy động nhân dân trên địa bàn tham gia đóng góp để xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu (theo tỷ lệ quy định tại Nghị Quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017, Nghị quyết số 84/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018, Nghị quyết số 104/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh); đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; cải tạo, chỉnh trang nhà ở, hàng rào, cổng ngõ đạt chuẩn; xây dựng các công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước, chuồng trại hợp vệ sinh ....
e) Huy động từ nguồn vốn hợp pháp khác:
- Vốn từ thiện của các cơ quan, đơn vị để hỗ trợ xây nhà tình nghĩa xóa nhà tạm cho người có công; hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo ....
- Huy động sự hỗ trợ, đóng góp, giúp đỡ của các đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn biên giới.
7. Giải pháp thực hiện:
a) Về tuyên truyền, vận động:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về ưu tiên, tăng nguồn lực hỗ trợ các thôn, làng trong xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm các cấp, các ngành liên quan để góp phần đạt được mục tiêu của Chương trình xây dựng làng nông thôn mới đến năm 2020; phát huy vai trò chủ thể và tinh thần chủ động vươn lên của người dân và cộng đồng các thôn, làng với lực lượng nòng cốt là các già làng có uy tín trong cộng đồng.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nâng cao nhận thức cộng đồng tại các thôn, làng về xây dựng nông thôn mới gắn với chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Công tác tuyên truyền phải đi vào thực chất, hình thức phù hợp và phát huy tốt vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền.
b) Hàng năm tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đạt tiêu chí nông thôn mới của từng làng so với bộ tiêu chí thôn, làng để xây dựng kế hoạch, lộ trình phấn đấu, thực hiện cụ thể.
c) Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu:
- Ngân sách Trung ương tập trung hỗ trợ các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và cải thiện điều kiện sống trực tiếp cho người dân;
- Lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai thực hiện trên từng địa bàn; huy động doanh nghiệp hỗ trợ nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu tới khu vực thi công của các thôn, làng.
- Đẩy mạnh thực hiện việc phân cấp, giao cho cộng đồng và người dân trực tiếp thực hiện các công trình của thôn, làng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp theo quy định tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công và số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm minh đối với các hành vi sai phạm.
d) Về phát triển sản xuất, tạo sinh kế nâng cao thu nhập cho người dân:
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng thôn, làng.
- Ưu tiên hỗ trợ các hộ có điều kiện, có năng lực phát triển sản xuất về lãi suất vốn vay, mua vật tư, hỗ trợ thăm quan, tập huấn, đào tạo nghề... để phát triển sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương để từ đó nhân rộng ra địa bàn.
- Thúc đẩy phát triển các mô hình làng du lịch văn hóa cộng đồng ở các làng có điều kiện phát triển du lịch, gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lợi thế của từng thôn, làng.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ bảo quản sau thu hoạch và các hoạt động, hỗ trợ xúc tiến thương mại theo quy định của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
đ) Về nâng cao năng lực:
- Nâng cao năng lực và hướng dẫn cho Trưởng các thôn, làng; thành viên Ban phát triển thôn, làng; người có uy tín trong cộng đồng (già làng) để có thể triển khai các nội dung về xây dựng nông thôn mới tại các thôn, làng. Nội dung tập huấn cần tập trung vào việc nâng cao các kỹ năng phát triển cộng đồng.
- Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, nhất là phát huy những nghề truyền thống ở thôn, làng; đào tạo nghề theo nhu cầu, theo địa chỉ sử dụng.
- Gắn các hoạt động đào tạo, tập huấn với việc tổ chức thăm quan các mô hình, thực tế và các hoạt động phát triển thôn, làng nổi bật, hiệu quả.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thi công trực Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh):
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu, theo dõi, hướng dẫn UBND các huyện Đức Cơ, Chư Prông và Ia Grai thực hiện Kế hoạch. Hằng năm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của các địa phương, kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc của địa phương theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phân bổ nguồn lực hỗ trợ các địa phương thực hiện Kế hoạch.
- Tiến hành khảo sát, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cấp thôn, làng theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm khai thác, phát huy được những lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương (lợi thế về rừng, cây dược liệu, du lịch cộng đồng gắn với phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc,...).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động ở thôn, làng gắn với các mô hình dự án phát triển sản xuất theo chuỗi và Chương trình OCOP, làng du lịch văn hóa,...
- Lồng ghép các nội dung thực hiện Đề án đầu tư nguồn lực phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững cho các thôn, làng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030; các dự án thuộc chương trình giảm nghèo bền vững thuộc phạm vi quản lý của ngành vào thực hiện Kế hoạch.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh):
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phương án bổ sung kinh phí hỗ trợ cụ thể (gồm vốn dự phòng Trung ương giao trung hạn và vốn đối ứng của địa phương theo quy định) để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, trình HĐND tỉnh quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành và đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng chính sách hỗ trợ (hỗ trợ bảo quản sau thu hoạch, xúc tiến thương mại theo quy định Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP), tăng cường huy động các nguồn vốn chính sách cho vay xã hội, nguồn vốn lồng ghép hỗ trợ phát triển sản xuất từ các Chương trình, Dự án (Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình 135...) để đảm bảo bố trí đủ nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu và nội dung của Đề án.
c) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương được giao cho hai năm 2019-2020 để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cấp thôn, làng theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm; tập trung hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã gắn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thí điểm mô hình làng du lịch cộng đồng và tập huấn, nâng cao năng lực về kỹ năng phát triển cộng đồng.
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động ở thôn, làng gắn với các mô hình dự án phát triển sản xuất theo chuỗi và Chương trình OCOP, làng du lịch văn hóa,...
Tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững thực hiện trên địa bàn các thôn, làng thuộc phạm vi đề án.
đ) Ban Dân tộc tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí lồng ghép nguồn vốn về cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực từ Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 nhằm tăng cường hỗ trợ các thôn, làng thuộc phạm vi của Đề án 1385.
e) Sở Nội vụ: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bố trí, luân chuyển, tăng cường cán bộ có năng lực, tâm huyết của huyện và của các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới về đảm nhiệm các vị trí (6 chức danh: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND) của xã thuộc phạm vi Đề án 1385 theo nhu cầu tại từng địa phương gắn với công tác cán bộ.
f) Sở xây dựng: Tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ chương trình phát triển nhà ở tỉnh Gia Lai giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 (ban hành tại Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh) thực hiện trên địa bàn các thôn, làng thuộc phạm vi đề án.
f) Các Sở, ban, ngành liên quan:
Chủ động bổ sung nội dung hỗ trợ cụ thể đối với các thôn, làng thuộc phạm vi Đề án vào kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện.
g) Các Chi nhánh Ngân hàng thương mại và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh:
- Các Chi nhánh Ngân hàng thương mại: tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương, người dân tiếp cận được với các nguồn tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất.
- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Ưu tiên hỗ trợ các hộ thuộc đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn các xã biên giới được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, về nước sạch, xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh; hỗ trợ doanh nghiệp, thương nhân vay vốn hoạt động thương mại tại các xã biên giới. Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ tín dụng đặc thù cho các xã biên giới của tỉnh khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
h) Báo Gia Lai, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh:
Báo Gia Lai Xây dựng chuyên trang; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục tuyên truyền về nội dung, tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án 1385.
i) Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp:
Tổ chức tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của Đề án 1385, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể và tinh thần chủ động của nhân dân trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Chỉ đạo, huy động các nguồn hỗ trợ để giúp đỡ các thôn làng xây dựng nhà tình nghĩa, xóa nhà tạm.
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tuyên truyền phụ nữ tại các thôn, làng tham gia chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ, xây dựng mô hình “hàng rào xanh”, “con đường hoa” ... thực hiện đạt chuẩn chỉ tiêu 17.9. Thôn, làng có ít nhất 70% hộ hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và có mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng nông thôn mới” và chỉ tiêu 18.5. Có 100% phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số có nhu cầu, được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức. Không có trường hợp bị cưỡng ép kết hôn, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Trong thôn, làng không có bạo lực gia đình
k) UBND các huyện thuộc phạm vi Đề án:
- Xây dựng Kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng thôn, làng trên địa bàn để đạt chuẩn các mục tiêu đã đề ra.
- Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ nguồn lực cho các thôn, làng trên địa bàn quản lý phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo mục tiêu Kế hoạch đề ra.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, cá nhân phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu và địa bàn thôn, làng trong xây dựng nông thôn mới. Định kỳ có kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao cho từng cá nhân, tổ chức.
- Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện và Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện đưa mục tiêu phấn đấu và giải pháp thực hiện Kế hoạch vào Nghị quyết, Chương trình hành động hàng năm để chỉ đạo triển khai thực hiện thường xuyên.
- Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề, hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, các mô hình hiệu quả; kịp thời khen thưởng và tôn vinh những gương điển hình tiêu biểu trong triển khai Kế hoạch.
- Cấp ủy, HĐND, UBND các huyện tổ chức thực hiện công tác bố trí, luân chuyển, tăng cường cán bộ có năng lực, tâm huyết của huyện và của các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới về đảm nhiệm các vị trí cán bộ chủ chốt của xã thuộc phạm vi Đề án theo thẩm quyền phân cấp, đảm bảo đúng quy định, thiết thực, hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai Kế hoạch trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ kết quả, tiến độ thực hiện vào ngày 25 hàng tháng và đột xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Nhận được Kế hoạch này, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
|
- 1Kế hoạch 577/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Kế hoạch 1745/KH-UBND năm 2019 vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3Kế hoạch 9958/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Nghị định 161/2016/NĐ-CP Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- 2Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND quy định đối tượng và mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Nghị định 120/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định 136/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đầu tư công và Nghị định 161/2016/NĐ-CP về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- 4Nghị quyết 84/2018/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND về quy định đối tượng và mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Quyết định 1385/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 382/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Gia Lai giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035
- 7Công văn 9185/BNN-VPĐP năm 2018 hướng dẫn triển khai Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị quyết 104/2019/NQ-HĐND sửa đổi nội dung Điểm 1b, Mục 1 biểu quy định mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai tại Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND
- 9Kế hoạch 577/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Kế hoạch 1745/KH-UBND năm 2019 vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 11Kế hoạch 9958/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 12Quyết định 79/QĐ-UBND về giao kế hoạch vốn nguồn sử dụng đất tỉnh năm 2019 hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai
Kế hoạch 2761/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án hỗ trợ thôn, làng tại các xã đặc biệt khó khăn xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 1385/QĐ-TTg thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2019-2020
- Số hiệu: 2761/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Kpă Thuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định