Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9185/BNN-VPĐP | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2018 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 21 tháng 10 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1385/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 (Đề án). Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
1. Đối với các tỉnh thuộc phạm vi của Đề án:
a) Khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các thôn so với tiêu chí của tỉnh ban hành, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng năm và cả giai đoạn 2018 - 2020, trình cấp có thẩm quyền (UBND hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt. Thời gian hoàn thành trước 31/12/2018.
b) Giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan ban hành văn bản cụ thể hóa khung tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới (được quy định tại Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ) và quy trình xét công nhận, công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, làm cơ sở để thực hiện.
c) Về kế hoạch triển khai Đề án trong năm 2019:
- Giao cụ thể mục tiêu về số thôn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới cấp thôn, bản trong năm 2019 cho từng xã, từng huyện thuộc phạm vi Đề án; mục tiêu không còn xã dưới 05 tiêu chí đạt trước ngày 30/6/2019.
- Chủ động phân bổ nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng của ngân sách địa phương cho các thôn, bản thuộc phạm vi đề án, lưu ý chỉ bố trí cho các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp thôn, bản.
- Ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương được giao năm 2019 về tập trung hỗ trợ phát triển Hợp tác xã gắn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với Chương trình OCOP, thí điểm mô hình làng du lịch cộng đồng và tập huấn, nâng cao năng lực phát triển cộng đồng.
d) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, trong đó chú trọng vào một số nội dung:
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa của Đề án trên phạm vi cả tỉnh, nhất là các huyện, xã thuộc phạm vi Đề án; nâng cao nhận thức cộng đồng tại các thôn về xây dựng nông thôn mới gắn với chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phát huy vai trò chủ thể và tinh thần chủ động vươn lên của người dân và cộng đồng;
- Các cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo, Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp đưa mục tiêu phấn đấu và giải pháp thực hiện Đề án vào Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp để chỉ đạo triển khai thực hiện thường xuyên;
- Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề; hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các cách làm hay, các mô hình hiệu quả; kịp thời khen thưởng và tôn vinh những gương điển hình tiêu biểu trong triển khai Đề án; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài, các trang thông tin điện tử ở các cấp để tuyên truyền về kết quả, tình hình triển khai Đề án.
đ) Chỉ đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới của tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ xã, thành viên Ban phát triển thôn, Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng để có thể triển khai các nội dung của Đề án và kỹ năng phát triển cộng đồng (tài liệu tập huấn tham khảo trên trang web của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: www.nongthonmoi.gov.vn).
e) Về hỗ trợ phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân:
- Tiến hành khảo sát, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cấp thôn, bản theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với triển khai Chương trình OCOP nhằm khai thác, phát huy được những lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương (lợi thế về rừng, cây dược liệu, cây công nghiệp ngắn ngày, du lịch cộng đồng gắn với phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc....).
- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng Điều phối nông thôn mới của tỉnh tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động ở thôn, bản gắn với các mô hình dự án phát triển sản xuất theo chuỗi và Chương trình OCOP, làng du lịch văn hóa...
- Giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh khẩn trương nghiên cứu, đề xuất 01 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cấp thiết gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ thực hiện trong phạm vi Chương trình khoa học công nghệ phục vụ nông thôn mới (qua Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, theo mẫu phiếu đề xuất trên trang web của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: www.nongthonmoi.gov.vn).
g) Rà soát các cơ chế, chính sách hỗ trợ hiện hành, tăng cường huy động các nguồn vốn chính sách cho vay xã hội, nguồn vốn lồng ghép hỗ trợ phát triển sản xuất từ các Chương trình, Dự án (Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Chương trình 135...) để đảm bảo bố trí đủ nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu và nội dung của Đề án.
h) Chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan ở cấp tỉnh bổ sung nội dung hỗ trợ cụ thể đối với các thôn thuộc phạm vi Đề án vào kế hoạch hoạt động hàng năm để thực hiện.
i) Chủ động bố trí, luân chuyển, tăng cường cán bộ có năng lực, tâm huyết của huyện và của các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới về đảm nhiệm các vị trí cán bộ chủ chốt của các xã thuộc phạm vi Đề án.
k) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai Đề án trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) và các Bộ, ngành liên quan để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương.
2. Đối với các tỉnh không thuộc phạm vi của Đề án:
Chủ động rà soát lại hiện trạng các thôn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, có điều kiện khó khăn, các xã mới đạt dưới 10 tiêu chí để tập trung chỉ đạo và chủ động bố trí nguồn lực để thực hiện theo các yêu cầu, nhiệm vụ của Đề án.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, địa chỉ: Nhà B9, Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội và số điện thoại: 04.3845.4419)./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 405/QĐ-BTC năm 2015 về xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn học kỳ II năm học 2014 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 1078/QĐ-BTC năm 2015 về xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn năm học 2015-2016 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 2558/QĐ-BTC năm 2015 về xuất cấp bổ sung gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh tại trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn học kỳ I năm học 2015-2016 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 15/QĐ-UBDT năm 2019 về hiệu chỉnh tên thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã phê duyệt kèm theo Quyết định 582/QĐ-TTg do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 5Công văn 57/UBDT-CSDT năm 2019 về thực hiện chế độ, chính sách đối với thôn đặc biệt khó khăn khi sắp xếp lại do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6Quyết định 103/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt bổ sung, điều chỉnh và đổi tên danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 1117/KH-BGDĐT năm 2019 về thực hiện Đề án “Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025” của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 1429/UBDT-CSDT năm 2019 về hướng dẫn xác định thôn, bản đặc biệt khó khăn và việc thực hiện chính sách đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn sau khi chia tách, sáp nhập, đổi tên do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 9Công văn 5267/LĐTBXH-TE năm 2020 hướng dẫn thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Quyết định 405/QĐ-BTC năm 2015 về xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn học kỳ II năm học 2014 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 1078/QĐ-BTC năm 2015 về xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn năm học 2015-2016 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 2558/QĐ-BTC năm 2015 về xuất cấp bổ sung gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh tại trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn học kỳ I năm học 2015-2016 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 1385/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 15/QĐ-UBDT năm 2019 về hiệu chỉnh tên thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã phê duyệt kèm theo Quyết định 582/QĐ-TTg do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6Công văn 57/UBDT-CSDT năm 2019 về thực hiện chế độ, chính sách đối với thôn đặc biệt khó khăn khi sắp xếp lại do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7Quyết định 103/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt bổ sung, điều chỉnh và đổi tên danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 1117/KH-BGDĐT năm 2019 về thực hiện Đề án “Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025” của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Công văn 1429/UBDT-CSDT năm 2019 về hướng dẫn xác định thôn, bản đặc biệt khó khăn và việc thực hiện chính sách đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn sau khi chia tách, sáp nhập, đổi tên do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 10Công văn 5267/LĐTBXH-TE năm 2020 hướng dẫn thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 9185/BNN-VPĐP năm 2018 hướng dẫn triển khai Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 9185/BNN-VPĐP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/11/2018
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Thanh Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra