Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 259/KH-UBND | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC, BẢO TRÌ HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 877/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (sau đây gọi là Đề án); Bộ Giao thông vận tải có Văn bản số 8181/BGTVT-KHCN ngày 10/8/2022 về việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Để triển khai đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đề án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải. Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Văn bản số 4621/SGTVT-QLKCHTGT ngày 09/9/2022, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP KẾ HOẠCH
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16/6/2017;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Nghị quyết số 50-/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
II. QUAN ĐIỂM
1. Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông phải phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải, đồng thời phải có tính tổng thể, đồng bộ, kết nối, hiện đại và có cách tiếp cận mở phù hợp với kết cấu hạ tầng hiện tại và xu hướng hình thành trong tương lai.
2. Đổi mới tư duy trong tiếp cận xây dựng và hoàn thiện thể chế phù hợp với điều kiện của Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng; ưu tiên điều chỉnh, bổ sung kịp thời hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, định mức và các cơ chế, chính sách.
3. Chủ động, tiếp cận, đón đầu, đảm bảo đủ năng lực, đạt mức độ sẵn sàng tiếp cận và tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan để đổi mới mạnh mẽ, tạo bước phát triển đột phá trong xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; xây dựng đồng bộ, hiện đại hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối và chia sẻ giữa các lĩnh vực giao thông vận tải, giữa trung ương và địa phương.
4. Kế thừa và phát huy tính tự lực, tự cường của nguồn lực khoa học công nghệ trong nước để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, hợp tác quốc tế, chuyển giao và ứng dụng công nghệ và vật liệu tiên tiến trong xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
5. Phát huy mọi nguồn lực của xã hội và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong hoạt động khoa học công nghệ về xây dựng và bảo trì; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bảo đảm làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm trong công tác xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội qua việc chủ động, nắm bắt kịp thời và ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Hoàn thành 100% chuyển đổi số các nghiệp vụ trong công tác xây dựng và quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của các đơn vị thuộc UBND thành phố Hà Nội; hình thành được cơ sở dữ liệu về quản lý giao thông vận tải.
- Áp dụng thí điểm BIM (Building Information Modeling - là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình) trong công tác quản lý vận hành trong quá trình sử dụng cho khoảng 01 ÷ 03 công trình quan trọng, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp được đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước.
- 100% các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ trên địa bàn thành phố Hà Nội triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh.
- Ứng dụng công nghệ và vật liệu tiên tiến để đổi mới công tác xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
- Hình thành nguồn nhân lực dần đáp ứng làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
b) Đến năm 2030
- Hoàn thành 100% chuyển đổi số toàn diện các nghiệp vụ của tất cả các đơn vị xây dựng, quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thuộc UBND Thành phố; hoàn thiện cơ sở dữ liệu của Thành phố kết nối với Bộ Giao thông vận tải.
- Áp dụng rộng rãi BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình giao thông.
- Vận hành Trung tâm giao thông thông minh (ITS) thuộc Thành phố.
- Ứng dụng phổ biến công nghệ và vật liệu tiên tiến trong xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
- Nguồn nhân lực bảo đảm làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về thể chế
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chia sẻ dữ liệu liên quan giữa các bộ, ngành và địa phương;
b) Nghiên cứu đầu tư xây dựng thành lập Trung tâm ITS thành phố Hà Nội.
2. Về cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin
a) Tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý kết cấu hạ tầng giao thông của các lĩnh vực đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa được tích hợp trong cơ sở dữ liệu chung của ngành giao thông vận tải, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu lớn của ngành giao thông vận tải từ trung ương đến địa phương; kết nối liên thông cơ sở dữ liệu giữa các lĩnh vực giao thông vận tải và giữa Trung ương và địa phương.
b) Đầu tư xây dựng các phần mềm ứng dụng các chuyên ngành giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại; ưu tiên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ trong nước.
3. Về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
a) Nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng thiết bị, máy móc tự động hóa, robot hóa trong các dây chuyền thi công khép kín (robot đào hầm, in 3D cấu kiện công trình, máy rải thảm mặt đường tự động, lu tự động...).
b) Ưu tiên sử dụng các công nghệ mới, công nghệ nano, kết cấu và vật liệu tiên tiến có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tốt, nhẹ, cường độ cao, bền vững và thân thiện môi trường. Hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức tư vấn thiết kế, đầu tư và các nhà thầu xây dựng đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng BIM và các ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị; các ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong công tác khảo sát, thiết kế và thi công công trình.
4. Về quản lý khai thác, bảo trì
a) Nghiên cứu xây dựng trung tâm giao thông thông minh, tích hợp và kết nối hệ thống ITS trên đường bộ cao tốc và ITS giao thông đô thị tại các thành phố lớn.
b) Nghiên cứu đổi mới mô hình quản lý khai thác và bảo trì theo hướng ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật: ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) cho các cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý khai thác, bảo trì, các nhà đầu tư khai thác các dự án thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
c) Đẩy mạnh ứng dụng các dây chuyền thi công đồng bộ, khép kín, tự động hóa, robot hóa trong công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Ưu tiên sử dụng các công nghệ và vật liệu tiên tiến, thân thiện môi trường, công nghệ Nano, trong bảo trì các công trình giao thông.
5. Về nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế
a) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các đối tác có thương hiệu, kinh nghiệm, trình độ cao về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; khuyến khích hình thức hợp tác công - tư trong chuyển giao công nghệ.
b) Xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển.
6. Về nhân lực
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực của ngành giao thông vận tải.
b) Các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực theo hướng vừa có năng lực chuyên môn về giao thông vận tải vừa đáp ứng được yêu cầu của cuộc công nghiệp lần thứ tư.
7. Về nguồn vốn
Bố trí nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của địa phương theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền; đối với các nhiệm vụ do doanh nghiệp thực hiện, sử dụng nguồn kinh phí của doanh nghiệp; việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được áp dụng theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành.
8. Về tuyên truyền
Thường xuyên tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giao thông vận tải của Thành phố, địa phương và doanh nghiệp về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung phương thức tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác xây dựng và quản lý khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc triển khai kế hoạch
- Triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ và sử dụng chung thống nhất trên một hệ thống phần mềm (BIM).
- Triển khai theo từng giai đoạn, chọn đơn vị làm thí điểm, sau đó nhân rộng, ưu tiên lĩnh vực dễ triển khai, nhiều người sử dụng.
2. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch
- Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định phân cấp ngân sách thực hiện, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Đối với các nhiệm vụ do doanh nghiệp thực hiện, sử dụng nguồn kinh phí của doanh nghiệp; việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được áp dụng theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
a) Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông với các đơn vị liên quan cập nhật chuyển đổi số công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa theo lộ trình Kế hoạch và quy định về phân cấp của Thành phố.
- Thường trực, tham mưu UBND Thành phố công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động thực hiện Đề án, là đầu mối tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch và báo cáo UBND Thành phố, Bộ Giao thông vận tải...
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan đề xuất đầu tư xây dựng trung tâm ITS của Thành phố theo quy định.
- Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, báo cáo, đề xuất, tổng hợp kết quả thực hiện, dự thảo báo cáo của UBND Thành phố gửi Bộ Giao thông vận tải việc thực hiện đề án.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp tham gia hướng dẫn đối với nội dung có liên quan theo chức năng nhiệm vụ trong tổng thể hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai Kế hoạch.
- Chủ trì, chịu trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật, cổng thông tin điện tử các cấp trên nền tảng công nghệ của hệ thống dùng chung.
- Tổng hợp đề xuất kinh phí của các đơn vị theo có nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch liên quan đến công nghệ thông tin, phối hợp với Sở Tài chính trình UBND Thành phố quyết định phân bổ kinh phí thực hiện.
- Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai ứng dụng công nghệ ITS, BIM, đảm bảo an toàn thông tin mạng tại các cơ quan nhà nước của Thành phố, tại các doanh nghiệp tham gia.
- Là đầu mối theo dõi công tác hợp tác trong nước và quốc tế về công nghệ thông tin của Thành phố.
- Hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu của Đề án và đề xuất công tác thi đua khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các đơn vị thuộc Thành phố tuyên truyền và ứng dụng công nghệ của Cách mạng ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
c) Sở Tài chính: Căn cứ Kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt và đề nghị của đơn vị, Sở Tài chính phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách Thành phố triển khai Kế hoạch theo đúng quy định.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ BIM áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước và Thành phố trong công tác đầu tư xây dựng.
- Nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng trung tâm ITS của Thành phố; bố trí nguồn lực, ngân sách Thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ BIM trong quản lý đầu tư xây dựng và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với định hướng và quy định của pháp luật.
- Cập nhật chuyển đổi số đối với thủ tục dự án đầu tư xây dựng theo lộ trình của Kế hoạch.
đ) Sở Ngoại vụ: Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các hoạt động kết nối, thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
e) Sở Xây dựng:
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư ứng dụng công nghệ BIM trong công tác đầu tư xây dựng.
- Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị liên quan áp dụng kịp thời quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức để áp dụng BIM trong xây dựng.
f) Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển.
g) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của UBND Thành phố về giáo dục an toàn giao thông trong trường học.
h) Sở Tư pháp: Hướng dẫn các Sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND Thành phố để triển khai, thực hiện Đề án theo quy định.
i) Công an Thành phố
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan ứng dụng công nghệ trong công tác điều hành giao thông; kiểm tra xử lý vi phạm giao thông ...
- Đề xuất đầu tư lắp đặt camera giám sát giao thông, triển khai ứng dụng công nghệ ITS, BIM vào điều khiển giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố.
k) UBND các quận, huyện, thị xã: Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông với các đơn vị liên quan cập nhật chuyển đổi số công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa theo lộ trình Kế hoạch và quy định về phân cấp của Thành phố.
(Biểu phụ lục tổng hợp nhiệm vụ giao chi tiết kèm theo)
UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành Thành phố có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh có văn bản đề xuất gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP NHIỆM VỤ GIAO
(Kèm theo Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2022)
I. Về thể chế
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn | Ghi chú |
1 | Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chia sẻ dữ liệu liên quan giữa các bộ, ngành và địa phương | Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) | Sở Giao thông vận tải (Sở GTVT), Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT), Sở Tài chính (Sở TC), Sở Xây dựng (Sở XD), Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN), Sở Tư pháp (Sở TP), Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT), Công an Thành phố (CATP), UBND các quận, huyện, thị xã | 2022-2025 | Ngân sách nhà nước |
|
2 | Nghiên cứu đề xuất thành lập Trung tâm ITS thành phố Hà Nội | Sở GTVT | Sở KH&ĐT, Sở TT&TT, Sở TC, CA TP. Sở KH&CN, Sở XD. | 2026-2030 | Ngân sách nhà nước |
|
II. Về cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn | Ghi chú |
1 | Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý kết cấu hạ tầng giao thông của các lĩnh vực đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa | Sở GTVT. | Sở TT&TT, Sở KH&ĐT, Sở TC, Sở XD, Sở KH&CN, CA TP, UBND các quận, huyện, thị xã | 2022-2030 | Ngân sách nhà nước |
|
2 | Đầu tư xây dựng các phần mềm ứng dụng các chuyên ngành GTVT đồng bộ, hiện đại | Sở KH&ĐT | Sở GTVT Sở TT&TT, Sở TC, CA TP Sở KH&CN, Sở XD. | 2022-2025 | Ngân sách nhà nước |
|
III. Về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn |
|
1 | Nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng thiết bị, máy móc tự động hóa, robot hóa trong các dây chuyền thi công khép kín và ưu tiên sử dụng vật liệu tiên tiến trong xây dựng. | Sở GTVT | Sở KH&CN | 2022-2025 | Ngân sách nhà nước; Doanh nghiệp |
|
2 | Triển khai ứng dụng BIM cho các cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình, các nhà đầu tư, tư vấn, nhà thầu xây dựng | Sở KH&ĐT | Sở GTVT, Sở XD, Sở TT&TT, Sở TC, Sở NV, Sở KH&CN, CA TP | 2022-2030 | Ngân sách nhà nước; Doanh nghiệp |
|
IV. Về quản lý khai thác, bảo trì
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn | Ghi chú |
1 | Đầu tư xây dựng trung tâm giao thông thông minh, tích hợp và kết nối hệ thống ITS trên đường bộ cao tốc, quốc lộ chính yếu và ITS giao thông đô thị tại Thành phố. | Sở GTVT | Sở KH&ĐT | 2026-2030 | Ngân sách nhà nước; |
|
2 | Nghiên cứu đổi mới mô hình quản lý khai thác và bảo trì theo hướng ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ; | Sở KH&CN | Sở KH&ĐT Sở TC, Sở XD, Sở GTVT, Sở TT&TT, CA TP. | 2022-2025 | Ngân sách nhà nước |
|
3 | Ứng dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) cho các cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý khai thác, bảo trì, các nhà đầu tư khai thác các dự án thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP) | Sở GTVT | Sở KH&ĐT Sở TC, Sở XD, Sở KH&CN, Sở TT&T, CA TP, UBND các quận, huyện, thị xã | 2022-2030 | Ngân sách nhà nước; Doanh nghiệp |
|
4 | Nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng các thiết bị, máy móc thi công tự động hóa, các công nghệ mới, công nghệ Nano, kết cấu mới, vật liệu mới trong bảo trì | Sở GTVT | Sở KH&ĐT, Sở TC, Sở XD, Sở KH&CN, Sở TT&TT, CATP, UBND các quận, huyện, thị xã | 2022-2030 | Ngân sách nhà nước; Doanh nghiệp |
|
V. Về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn | Ghi chú |
1 | Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các đối tác có thương hiệu, kinh nghiệm, trình độ cao về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; khuyến khích hình thức hợp tác công - tư trong chuyển giao công nghệ | Sở Ngoại vụ | Sở GTVT | 2026-2030 | Ngân sách nhà nước; Nguồn vốn xã hội hóa |
|
2 | Xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển | Sở KH&CN | Sở GTVT, Sở KH&ĐT, Sở TC, Sở TT&TT, CA TP, UBND các quận, huyện, thị xã | 2022-2030 | Ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa |
|
VI. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn | Ghi chú |
1 | Các trường đại học, các cơ sở đào tạo và các viện nghiên cứu đào tạo, đào tạo lại nhân lực vừa có năng lực chuyên môn về GTVT vừa đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư | Sở GD&ĐT | Sở GTVT | 2026-2030 | Ngân sách nhà nước; Nguồn vốn xã hội hóa |
|
VII. Về nguồn vốn
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn | Ghi chú |
1 | Bố trí nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của địa phương theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền; việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành | Sở KH&ĐT, Sở TC | Sở GTVT, Sở XD, Sở KH&CN, Sở TT&TT, CA TP. | 2022-2025 | Ngân sách nhà nước; |
|
VIII. Về tuyên truyền
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn | Ghi chú |
1 | Tuyên truyền nâng cao nhận thức của lãnh đạo và cán bộ trong ngành Giao thông vận tải của Thành phố, địa phương và doanh nghiệp về vai trò của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông | Sở TT&TT | Sở GTVT, Sở KH&ĐT, Sở XD, Sở KH&CN, Sở TC, CATP, UBND các cấp | 2022-2025 | Ngân sách nhà nước; nguồn vốn xã hội hóa |
|
- 1Quyết định 34/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 542/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”
- 3Kế hoạch 3227/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 877/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 877/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 273/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 6Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2022 về xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của tỉnh Bạc Liêu
- 7Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2023 thực hiện Khắc phục hạn chế, khuyết điểm liên quan đến Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; tình trạng ùn tắc giao thông còn xảy ra ở một số nơi được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban cán sự Đảng và tập thể Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 01/2024/QĐ-UBND về Quy định quản lý hạ tầng mạng truyền dẫn viễn thông trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Luật giao thông đường bộ 2008
- 4Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật Đường sắt 2017
- 7Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 8Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 34/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 542/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”
- 11Quyết định 877/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Kế hoạch 3227/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 877/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 13Công văn 8181/BGTVT-KHCN năm 2022 thực hiện Đề án “Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 877/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 15Kế hoạch 273/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 16Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2022 về xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của tỉnh Bạc Liêu
- 17Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2023 thực hiện Khắc phục hạn chế, khuyết điểm liên quan đến Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; tình trạng ùn tắc giao thông còn xảy ra ở một số nơi được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban cán sự Đảng và tập thể Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- 18Quyết định 01/2024/QĐ-UBND về Quy định quản lý hạ tầng mạng truyền dẫn viễn thông trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Kế hoạch 259/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án Xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 259/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/10/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Dương Đức Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra