- 1Quyết định 41/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1978/QĐ-BGDĐT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025" của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 258/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 18 tháng 5 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”; Quyết định số 1978/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025” của ngành Giáo dục, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
Nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực phù hợp đối với cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh nhằm dự phòng các bệnh không lây nhiễm. Thực hiện dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực phù hợp đối với trẻ em, học sinh, sinh viên.
a) Nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.
- 100% nhân viên y tế trường học; ít nhất 85% học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
- 100% học sinh, sinh viên được truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; 100% học sinh, sinh viên được truyền thông về tác hại của rượu, bia.
- 100% nhân viên y tế trường học được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn và tăng cường hoạt động thể lực, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
- 100% nhân viên làm việc tại bếp ăn tập thể trong cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức dinh dưỡng hợp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm.
b) Nâng cao tỷ lệ thực hành dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
- Ít nhất 90% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có tổ chức bữa ăn bán trú, cung cấp bữa ăn tại trường học cho trẻ em, học sinh, sinh viên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định.
- 100% cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tổ chức theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh đầy đủ theo quy định.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có bếp ăn bán trú trong trường học đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có căng tin trong trường học đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; không bán các thực phẩm, đồ uống không đảm bảo dinh dưỡng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có lợi cho sức khỏe.
c) Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp thực hiện đày đủ các quy định về hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa; phấn đấu mỗi học sinh, sinh viên có ít nhất 60 phút hoạt động thể lực mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có tổ chức các hoạt động truyền thông về lợi ích của việc tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Thực hiện các cơ chế, chính sách về dinh dưỡng học đường và hoạt động thể lực trong trường học
a) Thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức dinh dưỡng hợp lý và chế độ hoạt động thể chất đối với học sinh, sinh viên ở từng cấp học, trình độ đào tạo đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, hoạt động thể lực theo lứa tuổi và phòng bệnh không lây nhiễm.
b) Đổi mới hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học, thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc về chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ hoạt động thể chất phù hợp đối với học sinh, sinh viên và các cơ chế, chính sách thúc đẩy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
c) Triển khai thực hiện quy định về thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện và đánh giá hoạt động dinh dưỡng và giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
d) Thực hiện tiêu chí đánh giá công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông về dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong trường học
a) Nội dung truyền thông
- Dinh dưỡng hợp lý, các nhóm thực phẩm, thực phẩm lành mạnh và vệ sinh an toàn thực phẩm cho từng cấp học; các tiêu chuẩn, định mức về dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp.
- Vai trò của hoạt động thể chất, các bài tập thể lực, các môn thể thao cho từng cấp học.
- Kiến thức chủ yếu về các bệnh không lây nhiễm do tác động của chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực; các yếu tố dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân, thấp còi, béo phì và một số bệnh mạn tính không lây nhiễm đối với từng cấp học, trình độ đào tạo, đặc biệt là nguy cơ do rượu bia, thuốc lá.
b) Đa dạng các hình thức truyền thông, nâng cao năng lực của các cấp quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, cán bộ y tế trường học về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú như: Sinh hoạt dưới cờ, câu lạc bộ, cuộc thi, phong trào, diễn đàn...; tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục truyền thông về Đề án và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất và phòng, chống các bệnh không lây nhiễm trên trang thông tin điện tử của nhà trường; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Truyền thông qua pano, áp phích và tờ rơi về chế độ dinh dưỡng hợp lý và các hoạt động thể lực phù hợp.
- Tổ chức hội nghị tập huấn, nâng cao năng lực về các kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch và thực hiện giám sát, đánh giá các hoạt động của Kế hoạch.
- Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức hoạt động dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất ở từng cấp học cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cán bộ làm công tác y tế trường học.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về thúc đẩy dinh dưỡng lành mạnh ở các cấp học: Thực phẩm lành mạnh bán ở căng tin trường học và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh.
- Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất vào các môn học của từng cấp học có liên quan và các hoạt động ngoại khóa.
- Tổ chức khám sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thể lực định kỳ cho trẻ em, học sinh và kết hợp lồng ghép, truyền thông cho cha mẹ học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh, các phương tiện truyền thông của nhà trường.
- Tổ chức các cuộc thi về cách tổ chức các bữa ăn cân đối, hợp lý, lựa chọn thực phẩm lành mạnh; tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động Hội khỏe Phù đổng, các giải thể thao trong các cơ sở giáo dục, trường học.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức bữa ăn bán trú của các bếp ăn trường học, căng tin trường học như dụng cụ chế biến, bảo quản thực phẩm, bàn ghế nơi tổ chức cho học sinh ăn, uống trong trường học; trang thiết bị của căng tin trường học.
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, nhà đa năng, bể bơi và các công trình thể thao phục vụ cho hoạt động thể lực trong trường học.
- Phối hợp sử dụng hiệu quả các công trình thể thao tại địa phương phục vụ hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
4. Tăng cường công tác quản lý về dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục
- Nghiên cứu, giám sát và đánh giá định kỳ về thực trạng triển khai hoạt động dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất ở từng cấp học tại địa phương. Trên cơ sở đó, đề ra giải pháp thực hiện phù hợp với từng cấp học và điều kiện của địa phương; thực hiện và nâng cao hiệu quả Chương trình sữa học đường.
- Thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên về dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất trong trường học để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao định kỳ tổ chức đánh giá tình hình, kết quả thực hiện việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể thao phù hợp đối với các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
- Triển khai thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, dự án, chương trình có liên quan.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan trong việc giám sát và đánh giá các hoạt động.
- Thực hiện lồng ghép phù hợp với các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt bảo đảm đồng bộ, hiệu quả trong quá trình triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong, ngoài nước để hỗ trợ về kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thiết bị phục vụ cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
1. Kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định và thông qua các chương trình, dự án được duyệt theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; hướng dẫn và triển khai nội dung giáo dục bắt buộc về chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ hoạt động thể chất phù hợp đối với học sinh và các cơ chế, chính sách thúc đẩy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp trong các cơ sở giáo dục theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành có liên quan.
- Hướng dẫn lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch với Chương trình sữa học đường, Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, Chương trình sức khỏe Việt Nam và các kế hoạch có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh đoàn thực hiện Chương trình vận động, giám sát chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp tại các cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn triển khai thực hiện các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường; tiêu chuẩn dinh dưỡng của các thực phẩm, đồ uống được bán ở căng tin trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh trong trường học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Triển khai áp dụng có hiệu quả các tài liệu giảng dạy, truyền thông về dinh dưỡng hợp lý và giáo dục thể chất cho từng cấp học trong các cơ sở giáo dục theo quy định.
- Tổ chức các cuộc thi, các buổi trao đổi, tọa đàm, đối thoại với học sinh, cha mẹ học sinh về việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường các hoạt động thể lực trong các cơ sở giáo dục.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi việc thực hiện Kế hoạch, tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đối với học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường thể lực cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn tổ chức giám sát thực hiện chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp tại các cơ sở đào tạo.
- Triển khai các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, học sinh và sinh viên; tài liệu về các bệnh; tài liệu về các yếu tố nguy cơ, nhất là rượu, bia, thuốc lá do Bộ Y tế ban hành; sớm tham mưu, đề xuất triển khai Chương trình sữa học đường, bảo đảm chất lượng sữa dùng trong Chương trình.
- Triển khai, hướng dẫn các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường; tiêu chuẩn dinh dưỡng của các thực phẩm, đồ uống được bán ở căng tin trường học và quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh, sinh viên trong trường học phù hợp với lứa tuổi.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Triển khai, hướng dẫn thực hiện định mức, tiêu chuẩn của chế độ thể lực phù hợp, các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe cho trẻ em, học sinh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành; hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật một số môn thể thao dành cho trẻ em, học sinh phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao và tổ chức các cuộc thi, giải thể thao cho học sinh, sinh viên; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc tăng cường hoạt động thể lực của học sinh, sinh viên.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Chương trình vận động và giám sát thực hiện chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Phối hợp với ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, cùng với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện huy động các nguồn lực, xã hội hóa thực hiện Kế hoạch.
- Tuyên truyền, vận động hội viên và cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho trẻ em.
- Phối hợp với ngành giáo dục, ngành y tế và chính quyền các địa phương tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các hội viên, các bà mẹ về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực đối với học sinh, sinh viên và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp có liên quan của Kế hoạch.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tại địa phương.
- Đến hết năm 2020, mỗi huyện, thành phố hoàn thành việc xây dựng ít nhất 01 mô hình điểm về thực hiện dinh dưỡng hợp lý trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí, huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2Kế hoạch 2995/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi, tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2019 về thực hiện chương trình quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020 của tỉnh Lạng Sơn
- 5Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2020 về tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung cho trẻ em gái trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2022 về tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
- 7Công văn 3199/SGDĐT-CTTT năm 2022 về triển khai Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 41/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 3Quyết định 1978/QĐ-BGDĐT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025" của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Kế hoạch 2995/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi, tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2019 về thực hiện chương trình quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020 của tỉnh Lạng Sơn
- 7Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2020 về tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung cho trẻ em gái trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2022 về tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
- 9Công văn 3199/SGDĐT-CTTT năm 2022 về triển khai Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 258/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 258/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Phạm Duy Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định