Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 251/KH-UBND | Nhà Bè, ngày 20 tháng 02 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM TRÊN NGƯỜI VÀ GIA CẦM, GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ NĂM 2014
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch, khống chế, dập tắt dịch ngay tại chỗ (nếu có) không để dịch lây lan ra ảnh hưởng đến cộng đồng.
Tạo điều kiện cho người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng tiêu thụ được các sản phẩm an toàn, giảm được thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Công tác phòng, chống dịch bệnh phải thực hiện thường xuyên, liên tục và có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
II. NỘI DUNG:
Tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng ngừa (bao gồm cả bệnh cúm trên người và bệnh ở gia súc, gia cầm).
Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống dịch, các Quy định riêng của Thành phố trong chăn nuôi gia cầm.
Tuyên truyền sâu rộng đến từng hộ dân, ấp khu phố, các khu vực tập trung dân cư, các bệnh viện, trường học nhằm nâng cao nhận thức của người dân trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.
2. Công tác kiểm soát vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc gia cầm:
Xử lý dứt điểm tình trạng chăn nuôi gia cầm, kinh doanh gia cầm sống.
Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ quy trình giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, thực hiện kiểm dịch động vật.
Kiểm tra việc tuân thủ về điều kiện vệ sinh thú y tại các chợ, các cơ sở chế biến, nhà hàng, quán ăn.
Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm nhằm hạn chế tối đa các nguồn sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, những sản phẩm gia súc, gia cầm kém chất lượng xâm nhập vào địa bàn huyện.
3. Giám sát dịch bệnh:
Tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh, thông tin báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh nhằm xử lý, khống chế khi có dịch bệnh xảy ra.
Tăng cường tập huấn chuyên môn trong công tác phòng chống dịch cúm cho đội ngũ nhân viên y tế để kịp thời ứng phó và xử lý có hiệu quả khi có dịch cúm xảy ra.
Lập đường dây nóng, để người dân cung cấp thông tin và hướng dẫn xử lý về tình hình dịch bệnh:
- Bệnh cúm trên người: Trung tâm Y tế Dự phòng, điện thoại: 083.8738499; Bệnh viện Nhà Bè: 083.7817205.
- Bệnh gia súc, gia cầm: Trạm Thú y Nhà Bè, điện thoại: 083.7800433.
- Thường trực Ban chỉ đạo huyện: Phòng Kinh tế huyện Nhà Bè: 083.7828462; 083.7827176.
4. Công tác phối hợp khi có dịch bệnh xảy ra:
Các đơn vị bố trí lực lượng thường trực, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng.
- Đối với bệnh trên người: Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm A, phải theo dõi, khống chế và can thiệp kịp thời theo đúng quy trình chuyên môn; Phải thông tin kịp thời và có sự phối kết hợp giữa các đơn vị Bệnh viện Nhà Bè, Trung tâm Y tế Dự phòng và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
- Đối với bệnh trên gia súc, gia cầm: Khi có thông tin về dịch bệnh, Trạm Thú y có trách nhiệm kiểm tra để xác nhận lại thông tin, nếu có dịch bệnh thì báo về Ban chỉ đạo huyện, đồng thời phối hợp với Ban chỉ đạo các xã, thị trấn lập biên bản và xử lý theo quy trình. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Y tế dự phòng có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện xử lý xác gia súc, gia cầm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Phân công, giao nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, phối hợp trong công tác phòng chống dịch bệnh; Thành lập tổ xử lý nhanh để kịp thời xử lý, phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh.
Xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát trên địa bàn, chốt chặn tại các điểm nóng và kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh, giết mổ gia cầm sống, trái phép, các sản phẩm gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc.
Tổ chức thông tin tuyên truyền, vận động người dân chấm dứt chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, khuyến cáo người dân chỉ sử dụng các sản phẩm gia cầm, gia súc có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y; khi phát hiện xác gia cầm, gia súc chết tại các khu vực giáp ranh vơi các địa phương, báo ngay với chính quyền địa phương để các cơ quan chuyên môn có biện pháp xử lý kịp thời.
Chỉ đạo Ban quản lý các chợ chủ động phối hợp với cơ quan thú y kiểm tra, phát hiện, xử lý, các trường hợp kinh doanh gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc; tuyên truyền vận động người kinh doanh sản phẩm gia cầm, gia súc phải có nguồn gốc xuất xứ đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Huyện nếu còn để xảy ra tình trạng nuôi, kinh doanh, giết mổ gia cầm sống trái phép hoặc xảy ra trường hợp có người bị nhiễm bệnh từ gia cầm trên địa bàn mình quản lý.
2. Phòng Kinh tế:
Là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, tham mưu cho Ủy ban nhân huyện trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Thực hiện chủ trì phối hợp các ban ngành, đơn vị và các xã, thị trấn trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo dõi, đôn đốc các đơn vị tham gia thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Căn cứ các Văn bản hiện hành, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xem xét, phân cấp kinh phí phòng chống dịch bệnh cho các đơn vị, tổng hợp quyết toán và dự trù kinh phí hoạt động phòng, chống dịch.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Xây dựng phương án, tham mưu cho Ủy ban nhân dân Huyện về địa điểm xử lý chôn gia súc, gia cầm để kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.
Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng thực hiện hướng dẫn, giám sát việc thực hiện xử lý gia súc, gia cầm theo đúng quy trình.
5. Phòng Văn hóa và Thông tin:
Chịu trách nhiệm về nội dung truyền truyền phòng, chống dịch Cúm trên người và gia cầm, gia súc trên địa bàn huyện Nhà Bè.
6. Trung tâm Văn hóa, Đài Truyền thanh huyện:
Thường xuyên, đa dạng về nội dung và hình thức tuyên truyền nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến người dân, tạo ý thức tự giác và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Nội dung thông tin tuyên truyền cần đầy đủ, chính xác và khách quan, tránh hoang mang cho người dân. Trong đó, thông tin về diễn biến và nguy cơ dịch cúm trên người và cúm gia cầm; các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh (theo tài liệu hướng dẫn của cơ quan chuyên môn gồm: Trung tâm Y tế dự phòng, Trạm Thú y).
Cung cấp cho các đơn vị về nội dung thông tin tuyên truyền, phối hợp với các đơn vị trong công tác tuyên truyền.
Phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các xã, thị trấn và mạng lưới thú y cơ sở giám sát tình hình dịch tễ đến từng hộ chăn nuôi; triển khai tốt công tác tiêm phòng; thiết lập đường dây nóng thông tin về tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng.
Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt việc kiểm soát giết mổ, mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm; kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trái phép.
Xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh của đơn vị.
Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất (nếu có) về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia súc, gia cầm huyện nhằm kịp thời xử lý dịch bệnh xảy ra.
8. Phòng Y tế:
Chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, cơ sở chế biến thực phẩm, nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể. Xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ gia cầm trái phép tại các quán ăn, sử dụng sản phẩm gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
9. Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện Nhà Bè:
Xây dựng cơ chế phối hợp, tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh, thông tin về tình hình dịch bệnh và khống chế ổ dịch không để lây lan trong cộng đồng.
Kiểm tra các khu cách ly; rà soát lại số lượng thuốc và các thiết bị điều trị, đảm bảo số lượng đầy đủ khi cần.
Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện hướng dẫn, giám sát việc thực hiện xử lý xác gia súc, gia cầm theo đúng quy trình (khi có dịch bệnh xảy ra).
10. Công an huyện, Đội Quản lý thị trường:
Xây dựng kế hoạch, phân công bố trí cán bộ tham gia Tổ kiểm tra liên ngành kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm Rạch Dơi ấp 4 xã Nhơn Đức và Tổ tuần tra liên ngành trên sông.
11. Các Hội, Đoàn thể:
Huy động các Hội, Đoàn thể gồm: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Liên đoàn Lao động... cùng phối hợp trong công tác vận động, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; Vận động người dân chấm dứt chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn sinh học, chỉ sử dụng các sản phẩm gia cầm có nguồn gốc, đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y.
III. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO:
Các đơn vị thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ vào chiều thứ tư hàng tuần về tình hình diễn biến dịch bệnh, kết quả thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh và những kiến nghị, đề xuất. Báo cáo hàng tuần gửi về Thường trực Ban chỉ đạo huyện (Phòng Kinh tế huyện Nhà Bè) để kịp thời tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Huyện, Thành phố./.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch Cúm trên người và gia cầm, gia súc trên địa bàn huyện được sử dụng từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố. Trên cơ sở dự trù kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh của các đơn vị gửi về, Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện phân cấp kinh phí về các đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Huyện về thực hiện công tác phòng, chống dịch Cúm trên người và gia cầm, gia súc, đề nghị Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể Huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời phản ánh về Thường trực Ban chỉ đạo (Phòng,Kinh tế) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 151/KH-UBND hành động phòng, chống dịch cúm A(H7N9) ở người trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017
- 2Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Quyết định 2184/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng, dịch Tai xanh lợn và dịch Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2018
- 1Kế hoạch 151/KH-UBND hành động phòng, chống dịch cúm A(H7N9) ở người trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017
- 2Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2018 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Quyết định 2184/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án phòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng, dịch Tai xanh lợn và dịch Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2018
Kế hoạch 251/KH-UBND về thực hiện công tác phòng, chống dịch Cúm trên người và gia cầm, gia súc trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh năm 2014
- Số hiệu: 251/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 20/02/2014
- Nơi ban hành: huyện Nhà Bè
- Người ký: Nguyễn Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra