Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 240/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 07 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA GIAI ĐOẠN 2018-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030, TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Khám, chữa bệnh ngày 23/11/2009;

Căn cứ Quyết định số 2560/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Tại Việt Nam, theo báo cáo công tác phòng chống mù lòa năm 2015 của Bệnh Viện Mắt Trung ương, ước tính có 378.700 người mù do các nguyên nhân, trong đó số người trên 50 tuổi mù hai mắt là 329.300 người. Nguyên nhân chính gây mù là do đục thể thủy tinh với khoảng 243.700 người (74%), mù do bệnh bán phần sau nhãn cầu 20.748 người (6,3%), mù do Glaucoma 13.173 người (4,0%) và mù do sẹo giác mạc với nguyên nhân khác 13.302 người (4,1%).

Tại Đồng Tháp, hoạt động phòng chống mù lòa trong những năm qua được triển khai về hai đơn vị đầu mối thực hiện là Trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện đa khoa Đồng Tháp. Mặc dù chưa có điều tra cụ thể về các nguyên nhân gây mù chính nhưng cũng theo xu thế chung cả nước, trong năm 2017 số lượt khám bệnh mắt tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp 25.774 lượt, trong đó có 2.602 ca điều trị nội trú tại bệnh viện và 119 ca điều trị ngoại trú. Tổng số ca mổ đục thủy tinh thể trong năm 2017 tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp là 1.983 ca, số mắt mổ Phaco là 1.839 ca, số mắt mổ đường hầm/ngoài bao là 144 ca. Số lượt bệnh glôcôm được khám là 355 ca, số mắt mổ glôcôm là 26 ca. Số phát hiện mắc bệnh võng mạc Đái tháo đường là 107/107 bệnh nhân đái tháo đường đến khám mắt. Toàn tỉnh có 334.771 học sinh, trong đó lứa tuổi cần phòng ngừa là học sinh bậc phổ thông có 16.007 học sinh. Theo số liệu các huyện, thị xã, thành phố báo cáo thống kê năm học 2016 – 2017, số học sinh mắc tật khúc xạ nhiều nhất là học sinh TP Sa Đéc chiếm 14.10%, TP Cao Lãnh 9.48%. Tháp Mười 8.05%.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt (phòng chống mù lòa), giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có thể phòng chống được, phấn đấu nhằm loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về mục tiêu thị giác 2020.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2020

a. Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5 người/1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 16 người/1.000 dân;

b. Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 2,5 người/1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 80%;

c. Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 45%;

d. Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 70%.

2.2. Đến năm 2030

a. Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,0 người/1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân;

b. Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người/1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 95%;

c. Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%;

d. Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách phòng chống mù lòa; kiểm tra, giám sát các quy định pháp luật

- Triển khai thực hiện các chính sách về bảo hiểm y tế đối với khám sàng lọc các bệnh gây mù lòa có thể phòng ngừa được như: đục thủy tinh thể, tật khúc xạ, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc đái tháo đường…

- Bảo đảm mỗi người đều có quyền bình đẳng tiếp cận với dịch vụ phòng chống mù lòa, ưu tiên đối với trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật và đối tượng chính sách.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng chống mù lòa trên địa bàn toàn tỉnh.

3.2. Xây dựng các cam kết và hợp tác liên ngành

- Kiện toàn, duy trì hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng chống mù lòa các cấp.

- Tăng cường trách nhiệm, hợp tác và hỗ trợ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong triển khai các hoạt động của chương trình phòng chống mù lòa.

3.3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng chống mù lòa.

- Xây dựng thông điệp nâng cao nhận thức phòng chống mù lòa cho cán bộ quản lý, xây dựng chính sách liên quan đến phòng chống mù lòa ở các cấp quản lý và tại cộng đồng.

- Tuyên truyền, vận động các nhà chính sách, cơ quan và cộng đồng ủng hộ và tham gia tích cực vào công tác phòng chống mù lòa.

- Lồng ghép chương trình phòng chống mù lòa trong chương trình giáo dục nâng cao sức khỏe cộng đồng, là một trong những vấn đề sức khỏe công cộng.

- Xây dựng, cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về phòng chống mù lòa phù hợp với phương thức truyền thông theo nhóm đối tượng.

3.4. Kiện toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc mắt

a) Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị hiện đại phù hợp với năng lực và nhu cầu thực hiện các dịch vụ dự phòng các bệnh về mắt tật khúc xạ, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc đái tháo đường…, cụ thể:

- Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh: Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị hiện đại để triển khai các dịch vụ kỹ thuật điều trị các bệnh về mắt.

- Tuyến huyện: Bố trí phòng khám mắt, phòng tiểu phẫu và phòng khám khúc xạ nếu có đủ điều kiện. Đầu tư đầy đủ các thiết bị thiết yếu theo quy định của ngành; phấn đấu đến năm 2020 tất cả các phòng khám mắt có bác sĩ, khúc xạ viên hoặc điều dưỡng chuyên khoa nhằm giúp phát hiện sớm các bệnh gây mù, tham mưu công tác dự phòng và chăm sóc mắt ban đầu, đặc biệt về tật khúc xạ học đường.

- Tuyến xã: Có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách về chăm sóc mắt.

- Khuyến khích thành lập và phát triển các cơ sở chăm sóc mắt tư nhân theo quy định pháp luật hiện hành.

b) Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc mắt

- Cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán, quy trình kỹ thuật, phân tuyến kỹ thuật, phác đồ điều trị, theo dõi giám sát chất lượng dịch vụ các chương trình can thiệp chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng về chuyên ngành mắt của Bộ Y tế trong công tác chuyên môn tuyến tỉnh và làm cơ sở để hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới.

- Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh về mắt, chú trọng tới bệnh tăng nhãn áp, bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) và kỹ thuật phẫu thuật đục thủy tinh thể... cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh. Đào tạo, đào tạo lại các bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện.

- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ mới trong khám chữa bệnh chuyên ngành mắt.

- Thực hiện Đề án giảm quá tải cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tăng cường đào tạo chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn cho cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa mắt tuyến dưới. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt tại cộng đồng.

3.5. Tăng cường đầu tư nguồn lực

a) Phát triển nguồn nhân lực:

- Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực chuyên khoa mắt từ tỉnh đến huyện.

- Chuẩn hóa, hoàn thiện nguồn nhân lực chuyên khoa mắt từ tỉnh đến huyện theo quy định của ngành mắt và của Bộ Y tế.

- Đào tạo lại, đào tạo liên tục cho cán bộ y tế xã/phường/thị trấn, y tế trường học, nhân viên khóm, ấp về chăm sóc mắt ban đầu, chăm sóc mắt học đường lồng ghép vào các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu.

b) Huy động các nguồn lực tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng chống mù lòa:

- Kêu gọi hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước; xã hội hóa để bổ sung nguồn lực giải quyết gánh nặng bệnh tật mù lòa.

- Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế; vận động các nguồn lực để mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng khó khăn.

- Khuyến khích liên doanh - liên kết, thực hiện xã hội hóa với các doanh nghiệp trang thiết bị y tế để tăng cường đầu tư trang thiết bị, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh về mắt.

- Vận động, khuyến khích, tạo điều kiện cho hệ thống y tế tư nhân phát triển và chủ động tham gia công tác phòng chống mù lòa.

- Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kinh phí cho chương trình phòng chống mù lòa của tỉnh.

3.6. Giám sát và đánh giá

a) Hệ thống quản lý, theo dõi và giám sát:

- Ban chỉ đạo Phòng chống mù lòa tỉnh, Sở Y tế chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách và các nguồn tài trợ theo quy định của pháp luật và các cam kết với nhà tài trợ.

- Căn cứ kế hoạch hoạt động giai đoạn, Ban Chỉ đạo Phòng chống mù lòa tỉnh, Sở Y tế có trách nhiệm phân bổ kinh phí, trang thiết bị cho các đơn vị chăm sóc mắt trong tỉnh tham gia chương trình phòng chống mù lòa.

- Các đơn vị quản lý chặt chẽ nguồn ngân sách, trang thiết bị được cấp và báo cáo định kỳ với Ban Chỉ đạo Phòng chống mù lòa tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài chính và cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo quy định.

- Các hoạt động của chương trình phòng chống mù lòa được triển khai và báo cáo định kỳ về Sở Y tế, Ban Chỉ đạo tỉnh theo quy định.

- Sở Y tế, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chương trình Phòng chống mù lòa, trực tiếp triển khai giám sát kết quả mổ đục thủy tinh thể theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và quy định của Bộ Y tế; giám sát chất lượng kính thuốc tại các cửa hàng kính công lập và tư nhân.

b) Đánh giá:

- Căn cứ vào kiểm tra thường quy và đột xuất của Sở Y tế về các hoạt động của chương trình, từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh các hoạt động và mục tiêu của kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược phòng chống mù lòa đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện; báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực và bố trí ngân sách cho công tác phòng chống mù lòa Tỉnh.

- Triển khai, giám sát và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đối với người mắc bệnh về mắt.

- Thực hiện việc đào tạo, thu hút, bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng chống mù lòa tỉnh Đồng Tháp theo đúng quy định.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí phù hợp với khả năng ngân sách địa phương hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia kế hoạch, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh về bố trí nguồn vốn theo quy định.

4. Sở Nội vụ

Sở Nội vụ phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, hoàn thiện bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của các cơ sở khám chữa bệnh để tham gia các hoạt động phòng chống mù lòa tại các tuyến.

5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Xây dựng các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm chính sách y tế cho người khiếm thị, người mù, người nghèo, người cận nghèo, người già, đối tượng bảo trợ xã hội.

- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế trong việc tổ chức cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người mù và tổ chức công tác phục hồi chức năng cho người khiếm thị, tăng cường quyền bình đẳng trong xã hội cho người mù.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức kiện toàn hệ thống y tế trường học, đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên và y tế trường học trong việc phát hiện sớm và dự phòng các bệnh mắt cho học sinh; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác y tế trường học; phối hợp với ngành y tế triển khai kiểm tra mắt và sàng lọc tật khúc xạ hàng năm cho học sinh theo quy định.

7. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Triển khai các chính sách phù hợp cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế để người có thẻ bảo hiểm y tế dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc mắt.

- Hàng năm, thực hiện ký hợp đồng khám, chữa bệnh về mắt đối với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện.

- Đảm bảo tạm ứng kinh phí và thanh quyết toán kịp thời để các cơ sở khám, chữa bệnh về mắt có nguồn kinh phí mua thuốc, vật tư y tế, vật tư tiêu hao… phục vụ khám và điều trị cho người bệnh.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo, đài địa phương phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị liên quan thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc phối hợp với các ban, ngành xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng chống mù lòa trên địa bàn. Cân đối kinh phí đầu tư và kinh phí hoạt động thường xuyên để đảm bảo thực hiện kế hoạch phòng chống mù lòa tại địa phương. Hàng năm tiến hành tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo tỉnh.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên

Phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa giai đoạn 2018-2020, gắn với nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước hiện đang phát động ở cộng đồng dân cư, nhất là lồng ghép vào mô hình Tổ Nhân dân tự quản để tuyên truyền, vận động.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí hoạt động phòng chống mù lòa giai đoạn năm 2018-2020:

854.540.000 đồng (Tám trăm năm mươi bốn triệu, năm trăm bốn mươi ngàn đồng) (Phụ lục đính kèm)

Kinh phí thực hiện từ các nguồn:

- Ngân sách Trung ương.

- Ngân sách địa phương (cân đối trong nguồn chi sự nghiệp y tế hàng năm giao cho Sở Y tế).

- Nguồn khám chữa bệnh BHYT.

- Nguồn vốn ODA theo Quyết định số 2560/QĐ-TTg .

- Các nguồn tài trợ, huy động hợp pháp khác./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

PHỤ LỤC:

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG MÙ LÒA GIAI ĐOẠN 2018-2020

TT

Nội dung

Số lượng

Đơn

giá

Tài chính thẩm định

Ghi chú

2018

2019

2020

Tổng cộng

I

Hoạt động truyền thông phòng chống bệnh mù lòa

 

 

163,080

157,080

157,080

477,240

 

1

Truyền thông trên Đài Truyền hình tỉnh

 

 

25,000

25,000

25,000

75,000

 

 

Thực hiện chương trình tọa đàm phát sóng trên Đài PTTH tỉnh hưởng ứng ngày thị giác thế giới

1

25,000

25,000

25,000

25,000

75,000

 

2

Truyền thông trên hệ thống phát thanh huyện, xã

 

 

38,880

38,880

38,880

116,640

 

 

- Thù lao viết bài

144

75

10,800

10,800

10,800

32,400

 

 

- Phát thanh huyện

144

15

2,160

2,160

2,160

6,480

 

 

- Phát thanh xã

1,728

15

25,920

25,920

25,920

77,760

 

3

Viết bài gửi Báo Đồng Tháp

16

100

1,600

1,600

1,600

4,800

 

4

Tổ chức truyền thông trực tiếp tại các cơ sở y tế (BV tỉnh, TTYT huyện, TYT)

432

50

21,600

21,600

21,600

64,800

 

5

Tổ chức truyền thông trực tiếp tại trường học

48

50

2,400

2,400

2,400

7,200

 

6

Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế trường học cách, phòng chống mù lòa cho học sinh (6 lớp x 40 người/lớp)

 

 

27,600

27,600

27,600

82,800

 

 

- Thù lao Giảng viên

6

1,000

6,000

6,000

6,000

18,000

 

 

- Thuê hội trường

6

2,000

12,000

12,000

12,000

36,000

Hội trường, trang trí, máy chiếu

 

- Trang trí hội trường, máy chiếu

6

1,000

0

0

0

0

 

 

- Nước uống giữa giờ

240

20

4,800

4,800

4,800

14,400

 

 

- Tài liệu

240

20

4,800

4,800

4,800

14,400

 

7

Sản xuất tài liệu truyền thông

 

 

46,000

40,000

40,000

126,000

 

 

- Băng rôn KTS (0,5m x 4m)

200

200

40,000

40,000

40,000

120,000

 

 

- Tờ rơi in 02 mặt

100,000

1

0

0

0

0

 

 

- Đĩa gốc

1

1,000

1,000

0

0

1,000

 

 

- In sang đĩa DVD

200

25

5,000

0

0

5,000

 

II

Hoạt động truyền thông phòng chống bệnh mù lòa trong cộng đồng và trường học

 

 

126,100

125,600

125,600

377,300

 

1

Hoạt động 1: Họp Ban chỉ đạo, triển khai kế hoạch, tổng kết

 

 

15,840

15,840

15,840

47,520

 

a

Dự Hội nghị, tập huấn tuyến trên

 

 

11,840

11,840

11,840

35,520

 

 

- Vé máy bay

4

1,800

7,200

7,200

7,200

21,600

 

 

- Tiền xe TPHCM

4

110

440

440

440

1,320

 

 

- Đi lại

4

250

1,000

1,000

1,000

3,000

 

 

- Lưu trú

4

150

800

800

800

2,400

200.000

đ/người/ngày

 

Khách sạn (T/hợp 2 người khác giới)

4

600

2,400

2,400

2,400

7,200

 

b

Tổ chức Hội nghị triển khai tại tỉnh

 

 

4,000

4,000

4,000

12,000

 

 

- Báo cáo viên

1

1,000

1,000

1,000

1,000

3,000

 

 

- Nước uống giữa giờ

70

20

1,400

1,400

1,400

4,200

 

 

- Tài liệu

70

20

1,400

1,400

1,400

4,200

 

 

- Băng rôn KTS (0,5m x 4m)

1

200

200

200

200

600

 

 

- Thuê hội trường

1

2,000

0

0

0

0

Hội trường đơn vị triển khai

 

- Trang trí hội trường, máy chiếu

1

1,000

0

0

0

0

 

 

- Sang dĩa VCD về PC mù lòa do BYT cấp

70

25

0

0

0

0

Đã thực hiện ở nội dung I.7

2

Hoạt động 2: Nâng cao nhận thức PC mù lòa

 

 

98,880

98,880

98,880

296,640

 

a

Tham gia tập huấn do tuyến trên (Bộ Y tế) tổ chức

 

 

21,280

21,280

21,280

63,840

 

 

- Vé máy bay

8

1,800

14,400

14,400

14,400

43,200

 

 

- Tiền xe TPHCM

8

110

880

880

880

2,640

 

 

- Đi lại

8

500

2,000

2,000

2,000

6,000

250.000 đ/lượt

 

- Lưu trú

8

200

1,600

1,600

1,600

4,800

 

 

- Khách sạn (T/hợp 2 người khác giới)

4

600

2,400

2,400

2,400

7,200

 

b

Tập huấn chuyên trách ngành y tế (3 lớp)

 

 

18,600

18,600

18,600

55,800

 

 

- Báo cáo viên

3

600

1,800

1,800

1,800

5,400

 

 

- Nước uống giữa giờ

159

20

3,180

3,180

3,180

9,540

 

 

- Tài liệu

159

20

3,180

3,180

3,180

9,540

 

 

- Băng rôn

3

200

600

600

600

1,800

 

 

- Thuê hội trường

3

2,000

6,000

6,000

6,000

18,000

 

 

- Sang dĩa VCD về PC mù lòa do BYT cấp

160

24

3,840

3,840

3,840

11,520

 

c

Tập huấn chuyên trách ngành giáo dục (trường chuẩn quốc gia 3 lớp)

 

 

18,220

18,220

18,220

54,660

 

 

- Báo cáo viên

3

600

1,800

1,800

1,800

5,400

 

 

- Nước uống giữa giờ

195

20

3,900

3,900

3,900

11,700

 

 

- Tài liệu

186

20

3,720

3,720

3,720

11,160

 

 

- Băng rôn

3

200

600

600

600

1,800

 

 

- Thuê hội trường

3

2,000

6,000

6,000

6,000

18,000

 

 

- Công tác phí

6

100

600

600

600

1,800

 

 

- Xăng xe (chi theo thực tế) km

2

800

1,600

1,600

1,600

4,800

 

d

Truyền thông

 

 

40,780

40,780

40,780

122,340

 

 

- In tờ rơi (2 mặt)

1,400

6

8,400

8,400

8,400

25,200

 

 

- Áp phích (loại A3 dán tường)

5,000

2

10,000

10,000

10,000

30,000

 

 

- Băng rôn (12 huyện + 1 tỉnh)

13

300

0

0

0

0

Đã thực hiện ở nội dung I.7

 

- Nói chuyện chuyên đề PC mù lòa (13/10)

 

 

4,380

4,380

4,380

13,140

 

 

+ Báo cáo viên

12

50

600

600

600

1,800

 

 

+ Công tác phí

22

100

2,200

2,200

2,200

6,600

 

 

+ Vé phà

8

5

0

0

0

0

 

 

+ Xăng xe (chi theo thực tế)

790

2

1,580

1,580

1,580

4,740

 

 

- Phát thanh trên hệ thống THĐT

3

1,000

0

0

0

0

Kết hợp thực hiện ở nội dung truyền thông phần I

 

- Bài viết trên hệ thống phát thanh

2

50

0

0

0

0

 

- Phát bảng đo thị lực học đường

450

40

18,000

18,000

18,000

54,000

 

3

Hoạt động 3: Giám sát, chỉ đạo tuyến

 

 

3,220

3,220

3,220

9,660

 

 

- Công tác phí

24

100

2,400

2,400

2,400

7,200

 

 

- Giám sát hoạt động PC mù lòa các trường

24

30

0

0

0

0

 

 

- Xăng xe (chi theo thực tế)

 

 

820

820

820

2,460

 

4

Hoạt động 4: Điều tra, đánh giá

 

 

8,160

7,660

7,660

23,480

 

 

- Lập biểu mẫu điều tra (50 câu hỏi) x 60 trường

60

30

500

0

0

500

 

 

- Bồi dưỡng nhóm điều tra phỏng vấn/trường

60

30

0

0

0

0

 

 

- Hỗ trợ người cung cấp thông tin

60

10

600

600

600

1,800

 

 

- Công giám sát

60

30

0

0

0

0

 

 

- In phiếu điều tra

1

500

500

500

500

1,500

 

 

- Nhập và phân tích số liệu điều tra, đánh giá, báo cáo

1

640

500

500

500

1,500

 

 

- Công tác phí (3 người)/ngày

36

100

3,600

3,600

3,600

10,800

 

 

- Vé phà (2 lượt/ ngày)

24

5

0

0

0

0

 

 

- Xăng xe (chi theo thực tế)

3

820

2,460

2,460

2,460

7,380

 

 

Tổng cộng

 

 

289,180

282,680

282,680

854,540

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 240/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Đồng Tháp

  • Số hiệu: 240/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 07/11/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Đoàn Tấn Bửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/11/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản