Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2560/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược phòng chống mù lòa) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt (sau đây được gọi chung là phòng chống mù lòa), giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa có thể phòng chống được, phấn đấu nhằm loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân, đặc biệt hàng triệu người mù quyền được nhìn như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về mục tiêu thị giác 2020.
2. Đến năm 2020:
a) Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,5 người trên 1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 16 người trên 1.000 dân;
b) Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 2,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 80%;
c) Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 45%;
d) Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 70%.
3. Đến năm 2030
a) Giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4,0 người trên 1.000 dân, trong đó: giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người trên 1.000 dân;
b) Tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người trên 1.000 dân, trong đó: Tăng tỷ lệ phẫu thuật thay thủy tinh thể ở người mù do đục thủy tinh thể lên trên 95%;
c) Tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%;
d) Tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về công tác phòng chống mù lòa và ảnh hưởng của mù lòa đối với sức khỏe, đối với khả năng lao động và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phòng chống mù lòa
a) Nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào công tác phòng chống mù lòa;
b) Hoàn thiện, bổ sung cơ chế phối hợp liên ngành giữa ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo trong chương trình chăm sóc sức khỏe học đường; giữa ngành y tế và ngành lao động, thương binh xã hội trong thực hiện chăm sóc mắt cho người mù và người khuyết tật;
c) Xây dựng hệ thống văn bản quy định về bảo đảm chất lượng và quản lý, giám sát hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt, dịch vụ kính chỉnh tật khúc xạ;
d) Xây dựng các quy định chuẩn hóa thiết bị thiết yếu, thuốc, vật tư y tế sử dụng tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa mắt phù hợp với các tuyến.
3. Kiểm soát các nguyên nhân chính gây mù lòa
a) Kiểm soát tật khúc xạ;
b) Kiểm soát mù lòa do bệnh đục thủy tinh thể;
c) Kiểm soát bệnh võng mạc đái tháo đường;
d) Quản lý bệnh Glôcôm: Thiết lập hệ thống quản lý bệnh Glôcôm từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến Trung ương tới tuyến huyện để kịp thời khám phát hiện sớm, chuyển và điều trị tại tuyến trên;
đ) Kiểm soát nguyên nhân gây mù lòa trẻ em đặc biệt chú ý đục thủy tinh thể bẩm sinh, tật khúc xạ, bệnh võng mạc trẻ sinh non (ROP), thiếu Vitamin A tiền lâm sàng;
e) Thanh toán quặm do mắt hột có chỉ định phẫu thuật còn tồn đọng;
g) Quản lý, cải thiện điều kiện lao động, phòng, chống bệnh gây mù lòa ở những ngành nghề đặc thù có ảnh hưởng tới thị lực (đúc gang thép, thổi thủy tinh, hàn xì và các nghề nghiệp khác phải làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời,...).
4. Xây dựng chương trình giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, tăng cường đào tạo chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới, cập nhật kiến thức về chăm sóc mắt ban đầu cho y tế cơ sở, tăng cường phát triển nguồn nhân lực chuyên khoa mắt các trình độ, đặc biệt chú ý đào tạo chuyên ngành mắt trẻ em.
5. Củng cố và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt, bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng giữa các đối tượng (trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật).
a) Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cơ sở chăm sóc mắt, phòng chống mù lòa công lập đồng bộ từ Trung ương tới địa phương;
b) Khuyến khích thành lập và phát triển các cơ sở chăm sóc mắt tư nhân tại các tuyến; xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt tại cộng đồng, khuyến khích tạo điều kiện để các địa phương xây dựng trung tâm chăm sóc người khiếm thị lồng ghép trong hệ thống bảo trợ xã hội.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế
a) Chủ động, tích cực và tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức, cá nhân trong khu vực và trên thế giới trong nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng chống mù lòa;
b) Tăng cường hợp tác song phương với các cơ sở đào tạo chuyên ngành Phòng chống mù lòa trong đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
Ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Bộ Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chiến lược này;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương rà soát, thống kê, đánh giá, sắp xếp danh mục đề án, dự án ưu tiên đầu tư;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động chăm sóc mắt;
d) Định kỳ hằng năm, 5 năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chiến lược.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: chủ trì và phối hợp với Bộ Y tế, đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên và y tế trường học trong việc phát hiện sớm và dự phòng các bệnh mắt cho học sinh, đưa vào tiêu chí “Trường học nâng cao sức khỏe”.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách trợ giúp xã hội, an sinh xã hội cho đối tượng khiếm thị, người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội.
4. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn vốn theo quy định của pháp luật để triển khai Chiến lược phòng chống mù lòa.
5. Các bộ, ngành khác: Theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia triển khai thực hiện Chiến lược phòng chống mù lòa theo quy định của pháp luật.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm
a) Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chiến lược phòng chống mù lòa tại địa phương;
b) Bố trí và bảo đảm các nguồn lực để thực hiện Chiến lược phòng chống mù lòa;
c) Tạo cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội để thực hiện Chiến lược phòng chống mù lòa;
d) Thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Chiến lược phòng chống mù lòa tại địa phương, báo cáo Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
7. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phòng chống mù lòa.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 3857/VPCP-KGVX phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 374/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 376/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Công văn 3857/VPCP-KGVX phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống ma túy do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 3Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 374/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 376/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức Chính phủ 2015
Quyết định 2560/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống mù lòa giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 2560/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2016
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra