Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Bình Định, ngày 27 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Phần I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2019

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2019

1. Đánh giá chung: Từ đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số ổ dịch với bệnh lở mồm long móng (LMLM) lợn tại 08 huyện, thị xã (Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, An Lão). Các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực thực hiện tốt các biện pháp phòng và đạt được kết quả tích cực. Cuối tháng 5 xảy ra dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, sau đó dịch bệnh đã lây lan 10/11 huyện, thị xã, thành phố (Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tây Sơn, Vân Canh, An Lão). Các loại dịch bệnh nguy hiểm khác như Tai xanh, cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, các địa phương, sự hỗ trợ của tỉnh về vắc xin tiêm phòng các bệnh lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm và hóa chất thực hiện tiêu độc khử trùng nên đã đảm bảo an toàn cho sản xuất chăn nuôi của tỉnh được duy trì ổn định;

2. Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh: Thời điểm phát sinh dịch LMLM do nhiệt độ môi trường thấp kết hợp mưa kéo dài, ngập úng diện rộng, môi trường ẩm ướt; trời ít nắng làm cho mầm bệnh tồn tại và lây lan.

3. Nhận định tình hình: Qua kết quả giám sát lưu hành vi rút cho thấy, vi rút cúm gia cầm vẫn lưu hành trên đàn gia cầm sống nuôi tại các địa phương trong tỉnh, việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trên đối tượng nhỏ lẻ chưa được triển khai triệt để; trên đàn heo, dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang tiềm ẩn chưa thể dập tắt được, người chăn nuôi có tư tưởng chán nản, lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.

Năm 2020, dự báo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên thế giới và trong nước vẫn có nhiều diễn biến khó lường; cùng với đó tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh lớn, chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ, tự phát vẫn chiếm tỷ lệ cao, tình hình thời tiết biến động thất thường do biến đổi khí hậu, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tỷ lệ tiêm phòng một số nơi còn thấp nên nguy cơ dịch bệnh luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát trên địa bàn tỉnh là rất cao.

II. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI

1. Tồn tại

- Một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh LMLM vẫn còn xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh, gây thiệt hại cho sản xuất. Trong năm dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh chưa có khả năng dập tắt.

- Công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt tập trung còn kéo dài, tỷ lệ tiêm phòng chưa đồng đều ở các địa phương, cá biệt có địa phương còn thấp.

- Việc chỉ đạo, triển khai một số hoạt động thú y chưa đồng bộ, chưa thực sự quyết liệt ở một số địa phương như hoạt động kiểm soát nguồn gốc giống gia súc, gia cầm nhập về nuôi; hoạt động quản lý, kiểm soát giết mổ tại các hộ giết mổ nhỏ lẻ của chính quyền cấp xã; việc xử lý các trường hợp cố tình không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, tiêm vắc xin phòng bệnh chưa được thực hiện nghiêm.

- Kết quả xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là xây dựng vùng an toàn dịch bệnh còn hạn chế.

2. Nguyên nhân tồn tại

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phát triển sản xuất chăn nuôi ở một số địa phương còn chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả, còn có biểu hiện lơ là, chủ quan, còn phó mặc cho lực lượng thú y; việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc của các cấp chính quyền còn hạn chế, sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới chưa nhiều.

- Lực lượng thú y tỉnh, huyện còn mỏng; năng lực của một số trưởng ban thú y còn yếu; chế độ hỗ trợ cho thú y cơ sở còn thấp.

- Việc xử lý các vi phạm hành chính trong công tác thú y đối với đối tượng vi phạm là người chăn nuôi và hộ kinh doanh nhỏ lẻ chưa thực hiện được. Trách nhiệm của chính quyền trong xử lý vi phạm chưa được thực thi.

- Ý thức phòng, chống dịch của một bộ phận người buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm còn hạn chế, vẫn lén lút mua, bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh, bị chết, không rõ nguồn gốc vào trong tỉnh để tiêu thụ.

Phần II. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2020

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021”;

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 06/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống dịch, bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020”;

Căn cứ Quyết định số 1537/QĐ-BNN-TY ngày 24/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 27/5/2013 về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Căn cứ Văn bản số 7725/BNN-TY ngày 15/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 1152/CT-BNN-TY ngày 17/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 20/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 77/TTr-SNN ngày 19/3/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh bệnh động vật trên cạn năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể như sau

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, giảm số ổ dịch, giảm thiệt hại về kinh tế; phương châm lấy phòng bệnh là chính, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận cơ sở chăn nuôi nhằm phát hiện sớm, bao vây khống chế, xử lý kịp thời không để các loại dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên diện rộng; đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe nhân dân; sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, hóa chất để chủ động xử lý khi phát sinh các dịch bệnh.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, người chăn nuôi, kinh doanh, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm về nguy cơ, tác hại của dịch, bệnh động vật trên cạn; trách nhiệm của các cấp Chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Pháp luật về thú y.

- Tạo điều kiện để người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển bền vững, tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Phát triển chăn nuôi, quản lý giết mổ theo quy hoạch, đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh và từng bước giảm chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ; đồng thời nâng cao chất lượng con giống, duy trì, bảo tồn và phát triển các giống bản địa trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định của Luật Thú y, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; thực hiện phát triển chăn nuôi, quản lý giết mổ theo quy hoạch.

- Công tác tổ chức triển khai thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và cả hệ thống chính trị; huy động toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi, giết mổ an toàn.

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư; quản lý chăn nuôi, giết mổ và giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi, giết mổ, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao và đảm bảo an toàn cho người trực tiếp tham gia và những người liên quan đến công tác phòng, chống dịch.

- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ và phòng, chống dịch bệnh; kiên quyết ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, tập huấn

- Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi, thú y; cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thông tin kịp thời chính xác về tình hình, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật; những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sức khỏe, tính mạng của con người; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về thực hiện biện pháp phòng, chống dịch.

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền chuyên sâu, trọng điểm về công tác tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người; các chế độ chính sách trong lĩnh vực giết mổ; các quy định đối với người sản xuất, kinh doanh về hoạt động giết mổ và định hướng người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu dùng chuyển sang lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm soát về chất lượng.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho hệ thống thú y về giám sát, xác minh dịch bệnh, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch; bồi dưỡng kiến thức thú y cho cán bộ làm công tác thú y tại các xã, phường, thị trấn.

- Tập huấn chuyên môn và các quy định của pháp luật về hành nghề thú y đối với các đối tượng có liên quan.

2. Phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm

- Thực hiện tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh đối với các loại vắc xin lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm.

- Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Thời gian: Tổ chức 02 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn vật nuôi.

+ Đối với vắc xin cúm gia cầm: Tiêm phòng khép kín đợt 1 từ 01/01/2020 đến 30/6/2020, đợt 2 từ 01/7/2020 đến 31/12/2020.

+ Đối với vắc xin LMLM:

Đợt 1 tổ chức từ ngày 01 - 31/3/2020, đợt 2 từ ngày 01-30/9/2020. Hàng tháng tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi mới phát sinh chưa được tiêm phòng hoặc hết miễn dịch.

- Loại vắc xin, đối tượng tiêm phòng, liều lượng và cách sử dụng, bảo quản vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhà sản xuất.

- Tỷ lệ tiêm phòng đối với vắc xin LMLM phải đạt 80% tỷ lệ thống kê, không có thôn, làng nào có tỷ lệ dưới 80%; LMLM heo, cúm gia cầm phải đạt trên 80% tổng đàn và đối với bệnh dại chó, mèo phải tiêm phòng đạt 100% diện tiêm. Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng phải đạt trên 70%.

- Ngoài các loại vắc xin do nhà nước hỗ trợ, đối với các loại vắc xin khác gồm: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, e.coli, circo… tiêm cho heo, tụ huyết trùng trâu, bò, newcatle, gumboro, dịch tả vịt, tụ huyết trùng gia cầm… tiêm cho gia cầm, vắc xin dại cho chó mèo vận động người chăn nuôi tự bỏ kinh phí để tiêm phòng.

3. Giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng

- Củng cố hệ thống giám sát, khai báo và thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm ở mỗi cấp, đảm bảo giám sát dịch bệnh tới tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi. Công khai các địa chỉ để tiếp nhận thông tin khai báo dịch bệnh ở cấp xã, huyện để người dân biết, chủ động cung cấp thông tin; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Chủ động lấy mẫu giám sát để dự tính, dự báo sớm dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh, Dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt phải phân tích chuyên sâu để phát hiện sự biến chủng của mầm bệnh giúp định hướng sử dụng vắc xin cho phù hợp, hiệu quả... Khi có động vật ốm, chết, có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Thực hiện biện pháp khẩn cấp chống dịch khi xác định là bệnh dịch nguy hiểm. Đảm bảo khống chế nhanh gọn, không để lây lan ra diện rộng.

- Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả bảo hộ của vắc xin đã tiêm phòng và chỉ đạo công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi.

4. Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý ổ dịch khi mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng như tiêm phòng bao vây, khử trùng, tiêu độc khu vực có dịch, kiểm soát vận chuyển động vật cảm nhiễm và các sản phẩm của chúng ra, vào ổ dịch, xử lý động vật mẫn cảm trong ổ dịch...

- Điều tra nguồn gốc phát sinh đối với các ổ dịch nhằm dự báo chiều hướng phát triển, lây lan để chủ động khoanh vùng khống chế.

- Khi nghi ngờ có ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm phải thực hiện lấy mẫu gửi cơ quan xét nghiệm có thẩm quyền để xác định nguyên nhân gây bệnh, sự biến chủng, độc lực và tính chất khác của mầm bệnh giúp dự thính, dự báo và xử lý ổ dịch có hiệu quả.

5. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

- Thực hiện vệ sinh khử trùng, tiêu độc theo quy định tại Phụ lục 8 (hướng dẫn chung về vệ sinh, khử trùng tiêu độc) Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các ổ dịch cũ, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh (dự kiến 3 đợt/năm: 1 đợt trước tết Nguyên đán, 2 đợt tiêm phòng). Ngoài ra, bổ sung các đợt vệ sinh tiêu độc khi có dịch bệnh nguy hiểm; phát động Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm.

6. Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, theo đúng quy định của Luật Thú y ngày 16/6/2015, Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/9/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc tăng cường công tác tổ chức, quản lý giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Xây dựng lộ trình đóng cửa hoạt động của các hộ, điểm giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; đưa các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ tại các khu giết mổ tập trung.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ đủ điều kiện theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

- Tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch.

7. Quản lý công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y và hành nghề thú y; quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

- Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật. Kiểm dịch chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật. Xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch thú y.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động hành nghề thú y, đảm bảo việc hành nghề đúng quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về hành nghề thú y làm lây lan dịch bệnh hoặc hành nghề trái phép.

- Thực hiện công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo các quy định của pháp luật.

- Rà soát, thống kê, lập danh sách quản lý các cơ sở chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định.

8. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

- Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng bệnh Dại và quản lý đàn chó nuôi trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai thí điểm xây dựng một số phường nội thành của thành phố Quy Nhơn thành cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại tại thành phố Quy Nhơn.

9. Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thú y

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra quản lý sử dụng vật tư, vắc xin, hóa chất và kiểm tra, đánh giá các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến kinh doanh thực phẩm và hành nghề thú y theo phân công, phân cấp để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

- Thành lập các đoàn thanh, kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

- Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, đặc biệt kiểm soát việc vận chuyển kinh doanh gia súc, gia cầm lưu thông trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

IV. Kinh phí và cơ chế tài chính

1. Kinh phí: Tổng kinh phí: 21.302.490.000 đồng; trong đó: Ngân sách Trung ương 2.672.683.000 đồng (chương trình 30a); Ngân sách tỉnh 12.493.922.000 đồng, Ngân sách cấp huyện 6.135.885.000 đồng. Cụ thể:

1.1. Chi mua vắc xin tiêm phòng: 17.719.797.000 đồng (thực hiện theo Quyết định số 367/QĐ-UBND ngày 10/02/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua các loại vắc xin phục vụ công tác tiêm phòng, phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2020); trong đó:

- Vắc xin mua từ nguồn ngân sách tỉnh (đã cấp theo Quyết định số 1125/QĐ-SNN ngày 31/12/2019): 8.911.229.000 đồng;

- Vắc xin mua từ nguồn ngân sách Trung ương: 2.672.683.000 đồng và ngân sách huyện (được bố trí vốn theo Văn bản số 7250/UBND-KT ngày 28/11/2019): 6.135.885.000 đồng;

1.2. Tiền công tiêm phòng miền núi (đã cấp theo Quyết định số 4668/QĐ- UBND ngày 16/12/2019 là 800.000.000 triệu): 1.054.780.000 đồng;

1.3. Chi mua thuốc sát trùng (đã cấp theo Quyết định số 4668/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 và đã phê duyệt dự toán theo Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 11/3/2020): 825.000.000 đồng;

1.4. Kinh phí công tác giám sát dịch bệnh: 240.349.000 đồng (ngân sách cấp bổ sung);

1.5. Kinh phí phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi (đã cấp theo Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 13/01/2020 số tiền 207.000.000 đồng): 1.366.964.000 đồng dự toán theo thực tế và chi phát sinh;

1.6. Phòng, chống bệnh Dại: 95.600.000 đồng;

 (Có bảng tổng hợp dự toán chi tiết kèm theo)

2. Cơ chế tài chính và phương thức thanh toán

2.1. Cơ chế tài chính

a) Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ cho 3 huyện miền núi (Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão), gồm các loại vắc xin Tụ huyết trùng, vắc xin LMLM trâu, bò, heo; vắc xin tai xanh, Dịch tả heo; vắc xin cúm gia cầm.

b) Ngân sách tỉnh: Cấp phát kinh phí để triển khai các nội dung thuộc Kế hoạch phòng, chống bệnh động vật trên cạn năm 2020.

c) Ngân sách huyện, thị xã, thành phố: Đối ứng vắc xin và chi phí phòng, chống bệnh Dại theo Kế hoạch phòng, chống bệnh động vật trên cạn năm 2020.

d) Chi phí chủ chăn nuôi: Chi trả chi phí tiêm phòng cho gia súc, gia cầm (trừ 3 huyện miền núi).

đ) Về chế độ hỗ trợ rủi ro trong tiêm phòng cho người chăn nuôi được thực hiện theo Văn bản số 1163/UBND-KTN ngày 28/02/2014 của UBND tỉnh Bình Định về việc cơ chế hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm xảy ra rủi ro do tiêm phòng và dịch bệnh.

2.2. Phương thức đối ứng kinh phí mua vắc xin tiêm phòng

Đợt I/2020 ngân sách cấp huyện thanh toán; Đợt II/2020 ngân sách tỉnh thanh toán; Riêng huyện Hoài Ân thanh toán 50% trong đợt I/2020. Kinh phí đối ứng của các địa phương thực hiện theo Văn bản số 7250/UBND-KT ngày 28/11/2019 của UBND tỉnh về việc bố trí vốn ngân sách địa phương để trả nợ từ năm 2019 trở về trước và nhu cầu vốn đối ứng để thực hiện các chương trình, đề án năm 2020 thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch động vật các cấp

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tổ chức hoạt động thường xuyên và đột xuất theo đúng quy định.

- Chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật có hiệu quả, đảm bảo khống chế, dập dịch không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan ra diện rộng, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, xây dựng Kế hoạch của địa phương; chủ động kinh phí phục vụ phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm; cấp kinh phí và chỉ đạo các ngành liên quan thu hồi, tiêu hủy vỏ lọ vắc xin, bao bì hóa chất sát trùng theo đúng quy định, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; chuẩn bị đủ lực lượng, vật tư, hóa chất chủ động ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị trực thuộc triển khai công tác phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm có hiệu quả, đúng quy định.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y quản lý chặt đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn; đẩy mạnh việc triển khai quy hoạch chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường; tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm kịp thời bao vây, khống chế không để dịch lây lan diện rộng; thường xuyên vệ sinh, khử trùng môi trường đảm bảo an toàn dịch bệnh. Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

- Tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống truyền thanh của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân về công tác phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi tự giác, tích cực tham gia việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động giám sát và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan ra diện rộng do chủ quan, lơ là, thiếu sự phối hợp trong công tác phòng, chống dịch và chậm tiến độ trong việc triển khai thực hiện quy hoạch chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý.

3. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

- Chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chuyển giao kỹ thuật, công nghệ khoa học mới trong chăn nuôi, xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp Sở Y tế trong việc hướng dẫn các địa phương giám sát và phòng, chống các bệnh động vật lây sang người theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ: Y tế - Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh truyền lây từ động vật sang người.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:

+ Chuẩn bị đủ và cung ứng kịp thời vật tư, vắc xin, hóa chất, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.

+ Tiêm phòng đại trà và vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo Kế hoạch của UBND tỉnh. Lấy mẫu kiểm tra, giám sát sau tiêm phòng xác định tỷ lệ bảo hộ của vắc xin sau tiêm phòng; phát hiện kịp thời sự lưu hành, biến chủng của các mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

+ Giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch lan ra diện rộng, đặc biệt đối với các bệnh truyền lây sang người. Thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

+ Phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý giết mổ, phòng, chống dịch bệnh động vật và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định.

+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật văn bản hướng dẫn về công tác thú y cho đội ngũ thú y cơ sở biết và tổ chức thực hiện.

+ Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập và xuất ra khỏi tỉnh; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định.

4. Sở Tài chính

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho hoạt động phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm; chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch theo quy định.

- Kiểm tra, hướng dẫn các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố sử dụng kinh phí phục vụ công tác phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm theo đúng quy định.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Lập kế hoạch và phân bổ ngân sách đầu tư phục vụ công tác phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chi ngân sách phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm theo quy định.

6. Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao: Tham gia kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, lưu thông động vật, sản phẩm động vật và xử lý vi phạm về kinh doanh, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định;

7. Sở Y tế

- Giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền, phối hợp phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật sang người.

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn phòng, chống các bệnh động vật lây sang người theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT- BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ: Y tế - Nông nghiệp và PTNT; thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh truyền lây từ động vật trên người.

- Phân công cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.

8. Công an tỉnh

- Chỉ đạo lực lượng trong ngành tham gia tích cực công tác phòng ngừa, phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Cử cán bộ tham gia các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của tỉnh theo quy định; phối hợp trong việc xử lý những đối tượng vi phạm trong công tác thú y.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng chuyên mục cho chương trình truyền thông về phát triển chăn nuôi, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, hoạt động quản lý giết mổ động vật; tuyên truyền kịp thời, chính xác về nguy cơ, tác hại và diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

10. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh và quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Phụ lục 03 của Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

2. Hàng tháng UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

3. Khi có dịch xảy ra phải báo cáo về Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh trước 16 giờ hàng ngày, địa chỉ: 91/1 Nguyễn Thái Học - Quy Nhơn - Bình Định, địa chỉ Email: phongkt_ccty@yahoo.com.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp chung) xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Y tế, Thông tin và Truyền thông;
- Công an tỉnh;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh;
- Các Hội đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Bình Định, Đài PTTH tỉnh;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K10

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

PHỤ LỤC 1:

TỔNG HỢP KINH PHÍ CHO KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG VẮC XIN ĐỘNG VẬT NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 27/03/2020 của UBND tỉnh Bình Định)

Vaccine

Nguồn

Q.Nhơn

T.Phước

A.Nhơn

P.Cát

P.Mỹ

H.Nhơn

H.Ân

T.Sơn

A.Lão

V.Canh

V.Thạnh

Tổng

Ghi chú

LMLM Trâu bò type O (Aftofor)

1. N.Cầu Vaccine TP đợt 1 (liều)

5.000

15.200

29.600

48.600

51.000

25.600

17.800

41.500

10.000

15.000

15.575

274.875

Vac xin dùng

cho trâu, bò: LMLM typr O Aftopor: đơn giá 18.900đ/ liều

2. N.Cầu Vaccine TP đợt 2 (liều)

5.000

15.200

29.600

48.600

51.000

25.600

17.800

41.500

10.000

15.000

15.575

274.875

3. Nhu cầu cả năm (liều) : 1+2

10.000

30.400

59.200

97.200

102.000

51.200

35.600

83.000

20.000

30.000

31.150

549.750

4. Vaccine cần mua cả năm

10.000

30.400

59.200

97.200

102.000

51.200

35.600

83.000

20.000

30.000

31.150

549.750

4.1 Vaccine cần mua cả năm của các huyện, TX,TP (3*tỷ lệ % đối ứng)

10.000

15.200

29.600

48.600

51.000

25.600

8.900

41.500

20.000

30.000

31.150

311.550

4.2 Vaccine cả năm của tỉnh (=3-4.1)

0

15.200

29.600

48.600

51.000

25.600

26.700

41.500

0

0

0

238.200

5. Thành tiền (1.000 đồng)

189.000

574.560

1.118.880

1.837.080

1.927.800

967.680

672.840

1.568.700

378.000

567.000

588.735

10.390.275

- Ngân sách 08 huyện, TX, TP

189.000

287.280

559.440

918.540

963.900

483.840

168.210

784.350

 

 

 

4.354.560

- Ngân sách 3 huyện miền núi

(Chương trình 30a)

 

 

 

 

 

 

 

 

378.000

567.000

588.735

1.533.735

- Ngân sách tỉnh

0

287.280

559.440

918.540

963.900

483.840

504.630

784.350

0

0

0

4.501.980

LMLM heo type O (Aftofor)

1. N.Cầu Vaccine TP đợt 1 (liều)

1.200

11.900

10.900

11.400

16.300

22.700

27.500

4.900

2.500

2.500

1.700

113.500

Vac xin dùng cho lợn: LMLM typr O Aftopor: đơn giá 18.900đ/ liều

2. N.Cầu Vaccine TP đợt 2

(liều)

1.200

11.900

10.900

11.400

16.300

22.700

27.500

4.900

2.500

2.500

1.700

113.500

3. Nhu cầu cả năm (liều): 1+2

2.400

23.800

21.800

22.800

32.600

45.400

55.000

9.800

5.000

5.000

3.400

227.000

4. Vaccine cần mua (=4.1+4.2)

2.400

23.800

21.800

22.800

32.600

45.400

55.000

9.800

5.000

5.000

3.400

227.000

4.1. Vaccine cần mua cả năm của huyện, TX. TP (liều):

(=1+2*tỷ lệ% đối ứng); trong đó:

2.400

11.900

10.900

11.400

16.300

22.700

13.750

4.900

5.000

5.000

3.400

107.650

4.2. Vaccine cần mua cả năm của tỉnh (liều): (=4-5.1); trong đó:

 

11.900

10.900

11.400

16.300

22.700

41.250

4.900

 

 

 

119.350

5. Thành tiền (1.000 đồng)

45.360

449.820

412.020

430.920

616.140

858.060

1.039.500

185.220

94.500

94.500

64.260

4.290.300

- Ngân sách 08 huyện, TX, TP

45.360

224.910

206.010

215.460

308.070

429.030

259.875

92.610

 

 

 

1.781.325

- Ngân sách 3 huyện miền núi (Chương trình 30a)

 

 

 

 

 

 

 

 

94.500

94.500

64.260

253.260

- Ngân sách tỉnh

 

224.910

206.010

215.460

308.070

429.030

779.625

92.610

 

 

 

2.255.715

Vaccine Cúm gia cầm

1. N.Cầu Vaccine TP đợt 1 (liều)

119.500

1.175.400

615.000

574.000

408.000

246.000

229.000

329.900

80.000

50.000

15.700

3.842.500

Đơn giá 399đ/liều

2. N.Cầu Vaccine TP đợt 2

(liều)

119.500

1.175.400

615.000

574.000

408.000

246.000

229.000

329.900

80.000

50.000

15.700

3.842.500

3. Nhu cầu cả năm (liều) : 1+2

239.000

2.350.800

1.230.000

1.148.000

816.000

492.000

458.000

659.800

160.000

100.000

31.400

7.685.000

4. Vaccine tồn 2019

64.530

634.716

332.100

309.960

220.320

132.840

123.660

178.146

 

 

 

1.996.272

5. Vaccine cần mua

174.470

1.716.084

897.900

838.040

595.680

359.160

334.340

481.654

160.000

100.000

31.400

5.688.728

6. Thành tiền (1.000 đồng)

69.614

684.718

358.262

334.378

237.676

143.305

133.402

192.180

63.840

39.900

12.529

2.269.803

- Ngân sách tỉnh

69.614

684.718

358.262

334.378

237.676

143.305

133.402

192.180

 

 

 

2.153.534

- Ngân sách huyện (CT30a)

 

 

 

 

 

 

 

 

63.840

39.900

12.529

116.269

Vaccine THT trâu bò chương trình 30a

1. N.Cầu Vaccine TP đợt 1 (liều)

 

 

 

 

 

 

 

 

10.000

15.000

15.575

40.575

Đơn giá 5.460đ /liều

2. N.Cầu Vaccine TP đợt 2 (liều)

 

 

 

 

 

 

 

 

10.000

15.000

15.575

40.575

3. Nhu cầu cả năm (liều) : 1+2

0

0

0

0

0

0

0

0

20.000

30.000

31.150

81.150

4. Thành tiền (1.000 đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

109.200

163.800

170.079

443.079

Ngân sách huyện (CT30a)

 

 

 

 

 

 

 

 

109.200

163.800

170.079

443.079

Vaccine Dịch tả heo chương trình 30a

1. N.Cầu Vaccine TP đợt 1 (liều)

 

 

 

 

 

 

 

 

18.000

10.000

14.000

42.000

Đơn giá 3.885đ /liều

2. N.Cầu Vaccine TP đợt 2

(liều)

 

 

 

 

 

 

 

 

18.000

10.000

14.000

42.000

3. Nhu cầu cả năm (liều) : 1+2

0

0

0

0

0

0

0

0

36.000

20.000

28.000

84.000

4. Thành tiền (1.000 đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

139.860

77.700

108.780

326.340

Ngân sách huyện (CT30a)

 

 

 

 

 

 

 

 

139.860

77.700

108.780

326.340

Tổng kinh phí

Cả tỉnh

303.974

1.709.098

1.889.162

2.602.378

2.781.616

1.969.045

1.845.742

1.946.100

785.400

942.900

944.383

17.719.797

 

6.1. Ngân sách 08 huyện, TX,

TP

234.360

512.190

765.450

1.134.000

1.271.970

912.870

428.085

876.960

0

0

0

6.135.885

6.2. Ngân sách 3 huyện miền núi

(Chương trình 30a)

0

0

0

0

0

0

0

0

785.400

942.900

944.383

2.672.683

6.3. Ngân sách tỉnh

69.614

1.196.908

1.123.712

1.468.378

1.509.646

1.056.175

1.417.657

1.069.140

0

0

0

8.911.229

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thuyết minh :

1/- Vaccine nguồn trung ương tồn 2019: 90.000 liều đơn vị dự phòng chống dịch 2020

 

2/- Tổng nguồn kinh phí tiêm phòng 2020:

17.719.797.000

đồng

Chia ra : - Kinh phí đối ứng thuộc 08 huyện, TX, Tp ( trừ 03 huyện miền núi) :

6.135.885.000

đồng

- Kinh phí Chương trình 30a ( 03 huyện miền núi):

2.672.683.000

đồng

- Kinh phí thuộc NS tỉnh

8.911.229.000

đồng

3/ - Tỷ lệ đối ứng mua vaccine LMLM: NS Quy Nhơn: 100%; Hoài Ân: tỉnh 75%, huyện : 25%; các huyện còn lại : tỉnh 50%, huyện 50%; 03 huyện miền núi sử dụng CT 30a.

4/- Vaccine cúm gia cầm: NS tỉnh hỗ trợ 100%; 03 huyện miền núi sử dụng CT 30a.

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP NHU CẦU VẮC XIN VÀ TIỀN CÔNG TIÊM PHÒNG VẮC XIN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN 2020 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 30A
(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 27/03/2020 của UBND tỉnh Bình Định)

STT

Đơn vị

Nhu cầu vaccine (liều)

Tổng tiền công tiêm phòng (1.000 đồng)

Trong đó

Vắc xin THT trâu bò

Vắc xin LMLM typ O

Vắc

xin LMLM typ

Vắc xin Dịch tả lợn cổ điển

Vắc xin Cúm gia cầm

Vắc xin THT

trâu bò

Vắc xin LMLM typ O

Vắc xin LMLM typ O, A

Vắc xin Dịch tả lợn cổ điển

Vắc xin Cúm gia cầm

1

2

3

4

5

6

7

14

15=3*4.400

16=4*2.600

17=5*4.400

18=6*2.600

19=7*300

1

An Lão

20.000

5.000

20.000

36.000

160.000

330.600.000

88.000.000

13.000.000

88.000.000

93.600.000

48.000.000

2

Vân Canh

30.000

5.000

30.000

20.000

100.000

359.000.000

132.000.000

13.000.000

132.000.000

52.000.000

30.000.000

3

Vĩnh Thạnh

31.150

3.400

31.150

28.000

31.400

365.180.000

137.060.000

8.840.000

137.060.000

72.800.000

9.420.000

 

 

81.150

13.400

81.150

84.000

291.400

1.054.780.000

357.060.000

34.840.000

357.060.000

218.400.000

87.420.000

Ghi chú : 1. Giá tiền công tiêm phòng

- Trâu bò : 4.400 đồng/liều

- Heo : 2.600 đồng/liều

- Cúm gia cầm : 300 đồng/liều

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP KINH PHÍ KHÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 27/03/2020 của UBND tỉnh Bình Định)

ĐVT: 1000 đồng

TT

Nội dung thực hiện

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

A

Kinh phí chống Dich tả lợn Châu Phi

 

 

 

1.366.964

 

I

Kinh phí hoạt động của 03 trạm kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời, từ ngày 01/03/2020 đến ngày 31/3/2020

 

 

 

207.000

 

a

Hỗ trợ cán bộ trạm KDĐV trực tiếp tham gia chống dịch : Thành phần : 12 người/3 trạm (gồm: 06 cán bộ thú y; 06 cảnh sát giao thông)

 

 

 

146.400

 

1

Hỗ trợ đối với ngày làm việc : 12 người/ngày /3trạm x 60 ngày

Ngày

720

100

72.000

Theo quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ

2

Hỗ trợ đối với ngày nghỉ, lễ tết : 12 người/ngày/3trạm x 31 ngày

Ngày

372

200

74.400

b

Chi thuê mướn, chi phí dịch vụ công cộng

 

 

 

40.200

 

1

Thuê nhà Trạm KDĐV Bình Đê + Cù Mông + Tây Sơn (bình quân 3.000.000/tháng/trạm x 3 tháng x 3 trạm

Tháng

3

9.000

27.000

 

2

Điện thắp sáng 03 trạm kiểm dịch (bình quân

800.000/tháng/trạm x 3 tháng

Tháng

3

2.400

7.200

 

4

Tiền điện thoại bàn (bình quân 1.000.000/1 máy/trạm/tháng x 2 trạm x 3 tháng

Tháng

3

2.000

6.000

Trạm Bình Đê và Cù Mông

c

Chi mua VPP, vật tư khác

 

 

 

20.400

 

1

Mua VPP (Giấy, Bút, , cặp nhựa….)

đồng

 

 

10.000

 

2

Pho to ( biên bản xử phạt…..)

đồng

 

 

7.000

 

3

Chi phí khác

 

 

 

3.400

 

II

Chi phí cho các tổ tham gia chống dịch

 

 

 

822.240

 

a

Xăng xe công tác phí tổ tham gia chống dịch

 

 

 

609.120

 

1

Xăng xe ô tô của Tổ chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của Sở NN & PTNT theo Quyết định số 76/QĐ-SNN ngày 10/02/2020: bình quân :150km x 17lít xăng/100km x 02 vòng x 80 ngày/ 10 tháng

Lít

4.080

23

93.840

 

2

Xăng xe ô tô, Tổ phản cơ động phòng chống dịch bệnh động vật của Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành lập theo Quyết định số 40/QĐ-CNTY ngày 11/02/2020 bình quân : 150km x 19lít xăng/100km x 02 vòng x 120 ngày/10 tháng

Lít

6.840

23

157.320

 

3

Phí đường bộ (80 ngày/xe + 120 ngày/xe) x 2 vòng x 2 trạm/vòng)

Lượt

800

40

32.000

 

4

Xăng xe hon đa cơ động phòng chống dịch bệnh động vật của Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Bình quân 80km x 20km/lít xăng x 02 vòng/ 1 ngày x 120 ngày/10tháng x 10 người/ngày

Lít

9.600

23

220.800

 

5

Phụ cấp công tác phí tổ chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của sở : Thành phần gồm 08 người: Bình quân 2 ngày /tuần x 40 tuần /10 tháng x 8 người

Ngày

640

100

64.000

 

6

Phụ cấp công tác phí Tổ cơ động : Thành phần gồm 10 người: 120 ngày/10 tháng x 10 người

Ngày

1.200

100

120.000

 

7

Lưu trú

Đêm

100

150

15.000

 

b

Tiền ngoài giờ ngày thứ 7, chủ nhật khi có sự chỉ đạo của lãnh đạo

 

 

 

213.120

 

1

Tổ chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của Sở NN & PTNT. Thời gian làm ngoài giờ: b/q 08 giờ/ngày x 2ngày/tháng x 6 tháng x 8 người

giờ

768

74

56.832

 

2

Tổ phản ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh động vật của Chi cục Chăn nuôi và Thú y. Thời gian làm ngoài giờ: b/q 08 giờ/ngày x 4ngày/tháng x 6 tháng x 11 người

giờ

2.112

74

156.288

6 tháng

 

- Hệ số bình quân tính ngoài giờ (4,65 x 1.390.000)/22 ngày / 8 giờ x 200% = 73.448 đồng/giờ (làm tròn 74.000 đồng)

 

 

 

 

 

III

Kinh phí lấy mẫu xét nghiệm mẫu, chi phí xăng xe, công tác phí, tiền ngoài giờ cán bộ đi lấy mẫu chống dịch tả heo Châu Phi

 

 

 

337.724

 

a

Chi phí mua Test, dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu và gửi mẫu

 

 

 

211.800

 

1

Bộ kít test nhanh

Hộp

6

25.300

151.800

 

2

Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu và gửi mẫu

Hộp

20

120

60.000

 

b

Chi phí xét nghiệm (tại Đà Nẵng)

 

 

 

17.550

 

 

Phát hiện virus bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (Tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh cấp thiết có thể kiểm tra như : Tai xanh, dịch tả heo cổ điển, …

Mẫu

30

585

17.550

Thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/6/2020 (Có báo giá của Chi cục Thú y vùng 4)

c

Chi phí xăng xe, công tác phí từ ngày 01/01/2020 đến 30/6/2020

 

 

 

55.296

 

1

Xăng xe hon đa bình quân: 80km x 20km/lít xăng x 02 vòng/ 1 ngày x 72 ngày/6 tháng/2 xe

Lít

1.152

23

26.496

 

2

Phụ cấp công tác phí cho cán bộ đi lấy mẫu : Thành phần gồm 04 người /ngày x 72 ngày

Ngày

288

100

28.800

 

d

Tiền ngoài giờ lấy mẫu

 

 

 

36.096

 

 

Thời gian làm ngoài giờ: b/q 08 giờ/ngày x 4 ngày/tháng x 6 tháng x 4 người

giờ

768

47

36.096

 

 

- Hệ số bình quân tính ngoài giờ (3,00 x 1.390.000)/22 ngày / 8 giờ x 200% = 47.386 đồng/giờ (làm tròn 47.000 đồng)

 

 

 

 

 

e

Chi mua VPP, vật tư khác

 

 

 

16.982

 

1

Mua VPP (Giấy, Bút, , cặp nhựa….)

 

 

 

5.000

 

2

Vật rẻ tiền mau hỏng

 

 

 

4.000

 

3

Chi phí khác

 

 

 

7.982

 

B

Kinh phí giám sát

 

 

 

240.349

 

I

Giám sát sau tiêm phòng

 

 

 

198.349

 

a

Hỗ trợ XN

 

 

 

169.549

 

1

Định lượng kháng thể LMLM (dự kiến 4 huyện, mỗi huyện 2 xã, mỗi xã 61 mẫu)

Mẫu

488

202.000

98.576

Theo 1790,

2

Định lượng kháng thể cúm (dự kiến 4 huyện, mỗi huyện 2 xã, mỗi xã 61 mẫu)

Mẫu

488

91.000

44.408

Theo 1790,

3

Phí lẫy mẫu Tbo

Mẫu

488

30.000

14.640

Theo 1790

4

Phí lẫy mẫu gia cầm

 

488

4.600

2.245

Theo 1790

5

Phí bảo quản mẫu

Mẫu

976

5.000

4.880

 

6

Phí gửi mẫu ( 1 bệnh/ 2 lần)

Lần

16

300.000

4.800

 

b

Kinh phí triển khai

 

 

 

28.800

 

1

Thuê xe lấy mẫu (2 bệnh)

Chuyến

16

1.800.000

28.800

1 xã 1 chuyến, 16 xã (2 bệnh), bình quân thuê 1.800.000 đ/ chuyến

II

Giám sát bệnh đàn bò sữa (7 hộ)

 

 

 

42.000

 

a

Hỗ trợ XN

 

 

 

27.799

 

1

Định lượng kháng thể LMLM

Mẫu

43

202.000

8.686

Theo 1790

2

Phát hiện kháng thể STTN

Mẫu

26

127.000

3.302

Theo 1790

3

Phát hiện kháng thể Lepto bằng pp MAT

Mẫu

26

99.000

2.574

Theo 1790

4

Phản ứng dò lao nội bì/ gộp 5 mẫu

Mẫu

24

338.000

8.112

 

5

Phí lẫy mẫu (Lep, STTN, LMLM)

Mẫu

95

30.000

2.850

 

6

Phí bảo quản mẫu

Mẫu

95

5.000

475

 

7

Phí gửi mẫu (1 bệnh/2 lần)

Lần

6

300.000

1.800

 

b

Kinh phí triển khai

 

 

 

9.500

 

1

Hỗ trợ CB test lao

Lần

1

5.000.000

5.000

 

2

Thuê xe lấy mẫu (Lep, STTN, LMLM)

Chuyến

3

1.500.000

4.500

 

 

VPP và chi phí khác

 

 

 

4.701

 

C

Kinh phí phòng chống Dại

 

 

 

95.600

 

 

Công tác tuyên truyền

 

 

 

95.600

 

1

Thông tin tuyên truyền qua Báo chí

( Bài viết hình ảnh đăng Báo trong 1 kỳ)

Kỳ

1

6.000.000

6.000

 

2

Phát sóng chuyên mục với nội dung cung cấp thông tin về tính chất nguy hiểm của bệnh dại chó, hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh dại.

Lần

2

5.000.000

10.000

 

3

Lớp tập huấn

Lớp

2

39.800.000

79.600

 

D

Thuốc sát trùng chuồng trại

Lit

5.000

165.000

825.000

 

 

Tổng kinh phí (A+B+C+D)

 

 

 

2.527.913

 

Bằng chữ : Hai tỉ năm trăm hai mươi bảy triệu chín trăm mười ba ngàn đồng ./.

 

PHỤ LỤC 4

PHÂN BỔ NGUỒN KINH PHÍ KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 27/03/2020 của UBND tỉnh Bình Định)

ĐVT: 1000 đồng

 

Ngân sách Trung ương

Ngân sách Tỉnh

Ngân sách Huyện

Tổng

Ghi chú

Vắc xin

2.672.683

8.911.229

6.135.885

17.719.797

- NS tỉnh đã cấp dự toán theo QĐ số 4668/QĐ-UBND ngày 16/12/2019.

- NS TW và NS huyện được bố trí vốn theo văn bản số 7250/UBND-KT ngày 28/11/2019

Tiền công

 

1.054.780

 

1.054.780

Đã cấp dự toán theo QĐ số 4668/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 là 800.000.000 đồng.

Thuốc sát trùng

 

825.000

 

825.000

Sử dụng từ nguồn NS cấp theo QĐ số 4668/QĐ- UBND ngày 16/12/2019 và đã phê duyệt dự toán theo Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 11/3/2020

Giám sát

 

240.349

 

240.349

 

Phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi

 

1.366.964

 

1.366.964

Phần kinh phí hoạt động của 03 trạm KDĐV liên ngành tạm thời, từ ngày 01/03/2020 đến ngày 31/3/2020 đã cấp theo QĐ 144/QĐ-UBND ngày 13/01/2020 số tiền 207.000.000 đồng

Phòng chống Dại

 

95.600

 

95.600

 

Tổng

2.672.683

12.493.922

6.135.885

21.302.490

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 24/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh bệnh động vật trên cạn năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu: 24/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 27/03/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Trần Châu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản