Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 233/KH-UBND

Lào Cai, ngày 27 tháng 06 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông; Căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại văn bản số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 về việc triển khai chương hình giáo dục phổ thông, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Quán triệt sâu sắc tới các cấp, các ngành và toàn xã hội về quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Xác định rõ lộ trình tổ chức thực hiện; phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng cấp, từng ngành trong triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Chủ động chuẩn bị, đảm bảo các điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tạo sự đồng thuận, thống nhất và quyết tâm cao trong các cấp, các ngành trong tổ chức triển khai chương trình giáo dục phổ thông.

2. Yêu cầu:

- Các cấp, các ngành, các địa phương tích cực phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo chủ động chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn toàn tỉnh theo đúng lộ trình, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp thực tiễn, nâng cao chất lượng giáo dục và tạo nguồn nhân lực cho địa phương.

- Đảm bảo:

+ 100% trường phổ thông triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo đúng kế hoạch, lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình.

+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

+ Thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện.

- Chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá thường xuyên, định kỳ đảm bảo triển khai thực hiện thành công chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Kế thừa kinh nghiệm triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa tại tỉnh Lào Cai những lần triển khai trước.

- Huy động tối đa nguồn lực của tỉnh và các nguồn lực xã hội hóa cho triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đồng thời có thể lồng ghép với các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nội dung triển khai:

1.1. Triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo đúng lộ trình được xác định ở tất cả các trường Tiểu học, THCS và THPT. Thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành ở các trường Tiểu học, THCS, THPT theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới (đối với những khối lớp chưa triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới).

1.2. Tổ chức dạy học ngoại ngữ đối với các lớp của cấp THCS, cấp THPT căn cứ tình hình thực tế triển khai theo lộ trình; đối với các địa phương chưa triển khai theo lộ trình tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông đến hết lớp 12.

1.3. Đối với môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT.

2. Nhiệm vụ:

2.1. Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; đổi mới quản trị trong các cơ sở giáo dục và đào tạo:

- Chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Rà soát, hoàn thiện quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, viên chức trong các cơ sở công lập. Tạo cơ chế tuyển chọn cán bộ quản lý, giáo viên giỏi, có chất lượng cao về công tác tại địa phương.

- Đổi mới tư duy, cơ chế, phương thức quản lý giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp, tự chủ; nâng cao tính chủ động của mỗi cấp, mỗi cơ sở giáo dục gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

- Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, áp dụng phương pháp quản lý giáo dục hiện đại, công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục.

2.2. Đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên:

- Rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đáp ứng căn bản các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình:

+ Đến năm 2020, dự kiến có 5.715 giáo viên Tiểu học, 3.845 THCS, 1.470 THPT;

+ Đến năm 2021, dự kiến có 5.739 giáo viên Tiểu học, 3.916 THCS, 1.469 THPT;

+ Đến năm 2022, dự kiến có 5.754 giáo viên Tiểu học, 3.978 THCS, 1.464 THPT;

+ Đến năm 2023, dự kiến có 5.772 giáo viên Tiểu học, 4.052 THCS, 1.459 THPT;

+ Đến năm 2024, dự kiến có 5.786 giáo viên Tiểu học, 4.100 THCS, 1.454 THPT.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo hướng phát triển toàn diện nhằm triển khai, thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình đề ra. Trong đó, tập trung nâng cao phẩm chất chính trị, rèn luyện đạo đức tác phong nhà giáo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ và khả năng hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo.

- Tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn cho một bộ phận nhà giáo có đủ phẩm chất, năng lực để tạm thời giao trách nhiệm đối với môn học tích hợp, môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời liên kết thực hiện đào tạo văn bằng 2 đối với môn học thiếu nguồn nhân lực để tuyển, môn học tích hợp, môn học mới. Cụ thể:

+ Môn học thiếu nguồn nhân lực để tuyển: Tin học, Ngoại ngữ (Tiểu học, THCS, THPT).

+ Môn học mới: Khoa học tự nhiên (THCS), Lịch sử và Địa lý (THCS), Giáo dục kinh tế và pháp luật, Âm nhạc, Mỹ thuật (THPT); nội dung giáo dục địa phương (Tiểu học, THCS, THPT); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Tiểu học, THCS, THPT).

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách của địa phương đã ban hành; đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách mới nhằm hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chất lượng cao; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, nước ngoài đến công tác, làm việc trong ngành; chính sách đặc thù để tuyển dụng, hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy các môn Tin học, Ngoại ngữ.

2.3. Tập huấn triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông:

- Triển khai tập huấn 3 cấp (cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp huyện) theo lộ trình triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đã xây dựng.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán môn học các cấp làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới để tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển khai tập huấn, bồi dưỡng đại trà tại địa phương theo hình thức tập trung kết hợp với hình thức trực tuyến, đảm bảo 100% giáo viên được phân công dạy chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng lớp theo lộ trình.

2.4. Biên soạn tài liệu nội dung giáo dục địa phương:

- Xây dựng khung chương trình giáo dục địa phương; lựa chọn nội dung, thành lập các ban biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương của tỉnh Lào Cai cho từng khối lớp cấp Tiểu học, THCS và THPT.

- Thẩm định, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo thẩm quyền đảm bảo lộ trình triển khai đã xây dựng.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung, hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực thực hiện nội dung giáo dục địa phương.

- Phối hợp dự án “Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2” tổ chức biên soạn, tổ chức thực hiện tài liệu giáo dục địa phương cấp THCS.

2.5. Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa:

Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, sách giáo khoa đảm bảo lộ trình triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông:

2.5.1. Giai đoạn 2017-2020:

Đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã được UBND tỉnh ban hành tại Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 21/3/2019 về thực hiện đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cụ thể:

- Xây dựng 714 phòng học, 148 nhà ăn, bếp cho các trường có học sinh bán trú, 407 bộ thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin...

- Mua sắm bổ sung thiết bị dạy học cho các cấp học: 7.427 bộ (thiết bị dạy học tối thiểu các cấp học theo chương trình; bộ bàn ghế học sinh hai chỗ ngồi; máy tính; thiết bị phòng học ngoại ngữ...).

2.5.2. Giai đoạn 2021-2025:

- Về phòng học bộ môn: Khai thác tối đa các phòng học bộ môn hiện có; từng bước đầu tư phòng học bộ môn đảm bảo tiêu chuẩn (tập trung đầu tư 1.218 phòng học bộ môn và bổ sung cơ sở vật chất trường, lớp để thực hiện kế hoạch).

- Về thiết bị dạy học: Căn cứ quy mô phát triển giáo dục, trên cơ hướng dẫn Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp tục rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư, phê duyệt danh mục đầu tư và cơ chế huy động vốn bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục rà soát, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, điều hành và dạy - học.

2.6. Công tác truyền thông:

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chuẩn bị các điều kiện cho triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình giáo dục phổ thông mới và lộ trình triển khai để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

- Tuyên truyền trong ngành Giáo dục và Đào tạo để tạo sự thống nhất, quyết tâm trong tổ chức triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình thực hiện.

3. Giải pháp:

3.1. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông:

3.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên:

- Quán triệt, phổ biến và thường xuyên tuyên truyền, giải thích các vấn đề đổi mới giáo dục và đào tạo: Quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp, các kết quả, kinh nghiệm phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương, của tỉnh và của cả nước.

- Đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tích cực, chủ động tư vấn; đối thoại, phản biện xã hội, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong quá trình đổi mới; chú trọng xây dựng điển hình tiên tiến, mô hình giáo dục; gương người tốt, việc tốt trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông.

3.1.2. Rà soát, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo thực chất, công tâm, khách quan.

- Bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo vị trí việc làm, đồng thời phù hợp với Đề án rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp theo định hướng đến năm 2030. Kiểm soát chặt chẽ việc phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên cơ sở chỉ tiêu số lượng người làm việc được cơ quan có thẩm quyền giao cho địa phương, đơn vị.

- Chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục để đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên các cấp học đáp ứng đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên (chú trọng đào tạo các loại hình giáo viên chuyên biệt).

- Chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia đủ các chương trình bồi dưỡng, tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Triển khai, bồi dưỡng nhân rộng thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán các cấp. Chú trọng công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia các chương trình bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới theo nhu cầu cá nhân và yêu cầu của vị trí việc làm.

3.1.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các cấp:

- Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo, lòng yêu nghề và năng lực chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Rà soát, kiện toàn, củng cố lực lượng cốt cán các cấp; xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi chuyên môn, nghề nghiệp làm nòng cốt triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; từng bước thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên cốt cán với giáo viên khác.

- Khuyến khích lực lượng cốt cán tham gia các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước.

3.1.4. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu chương trình tổng thể và chương trình các môn học:

Thành lập tổ nghiên cứu chuyên sâu các nội dung trong chương trình tổng thể và chương trình các môn học; các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục tổ chức Hội nghị, Hội thảo, sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu, thảo luận chương trình tổng thể và chương trình các môn học; từ đó xác định các vấn đề mới, vấn đề khó và đề xuất giải pháp triển khai phù hợp, hiệu quả.

3.2. Chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn học tích hợp và các môn học mới:

- Rà soát cơ cấu giáo viên theo từng môn học, cấp học. Khuyến khích giáo viên phổ thông tham gia các lớp đào tạo văn bằng 2, đối với các môn học mới, ngoại ngữ và môn học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông.

- Chủ động liên kết với các trường Đại học sư phạm để tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho các giáo viên có đủ năng lực chịu trách nhiệm đối với môn học tích hợp, môn học mới của từng cấp học; đồng thời, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho giáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

- Tư vấn, hướng nghiệp rộng rãi trong các cơ sở giáo dục trung học, đồng thời, phối hợp với các trường Đại học, Học viện thực hiện công tác truyền thông tới đông đảo sinh viên về nhu cầu nhân lực của sự nghiệp giáo dục Lào Cai giai đoạn 2020-2025, đặc biệt đối với các môn học tích hợp và môn học mới theo từng bậc học.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả phong trào “trường giúp trường, phòng giúp phòng” trong việc hỗ trợ nhân lực đối với các bộ môn thiếu giáo viên.

3.3. Tổ chức tập huấn giáo viên:

- Căn cứ kế hoạch tập huấn giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng kế hoạch tập huấn của địa phương đảm bảo 100% giáo viên được phân công dạy chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới hoàn thành chương trình tập huấn trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng lớp theo lộ trình.

- Đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học làm nòng cốt trong công tác tập huấn giáo viên và triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển khai tập huấn, bồi dưỡng đại trà tại địa phương theo hình thức tập trung kết hợp với hình thức trực tuyến.

3.4. Tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp học:

- Tiếp tục thực hiện Đề án sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015- 2020, định hướng đến năm 2030 đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục vùng cao:

+ Sáp nhập trường Tiểu học, trường THCS có quy mô nhỏ trên cùng địa bàn thành trường phổ thông có nhiều cấp học; giảm điểm trường lẻ ở cấp Tiểu học đối với những nơi có điều kiện; xóa điểm trường lẻ ở cấp THCS.

+ Quyết liệt thực hiện đưa học sinh lớp 4, lớp 5 ở điểm trường lẻ về học ở trường chính (thực hiện các lớp dưới ở những nơi có điều kiện).

- Quy hoạch mở rộng diện tích đất cho các trường học đảm bảo phát triển lâu dài. Đảm bảo cơ sở vật chất, đặc biệt phòng học, chỗ ăn, ở cho học sinh khi thực hiện sáp nhập trường, đưa học sinh ở điểm trường lẻ về trường chính để học tập.

3.5. Huy động tối đa các nguồn lực xã hội:

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và xây dựng xã hội học tập.

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình. Huy động tối đa nguồn kinh phí ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Kết hợp nguồn kinh phí từ các chương trình dự án của địa phương, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch để triển khai thực hiện đề án. Lồng ghép hỗ trợ thực hiện kế hoạch thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu của Ngành giáo dục và các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương bảo đảm đủ nguồn vốn đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập góp phần giải quyết các nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất các trường học.

3.6. Tổ chức biên soạn nội dung giáo dục địa phương đảm bảo chất lượng:

- Ngành giáo dục chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, thời sự, gần gũi về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của tỉnh. Trên cơ sở chương trình giáo dục địa phương, phối hợp với Nhà xuất bản xây dựng bộ tài liệu giáo dục địa phương để thống nhất sử dụng trong các trường phổ thông trên toàn tỉnh, đảm bảo theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Phát triển đội ngũ chuyên gia xây dựng nội dung giáo dục địa phương. Tổ chức nghiên cứu, biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương đảm bảo chất lượng.

- Đối với nội dung giáo dục địa phương cấp THCS: Ngành giáo dục phối hợp với Dự án “Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2” để tổ chức biên soạn tài liệu, tập huấn giáo viên; kinh phí triển khai do Dự án “Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2” hỗ trợ.

3.7. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:

- Đánh giá hiệu quả, kinh nghiệm các lần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Tổng kết, đánh giá hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục (mô hình trường học mới, mô hình trường học gắn với thực tiễn, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, đổi mới đánh giá học sinh...).

- Nâng cao năng lực chỉ đạo, kiểm soát thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Xây dựng cơ chế thu hút, đổi mới phương thức quản lý, giáo dục để khắc phục khó khăn dạy ngoại ngữ, tin học cho học sinh lớp 3 ở điểm trường lẻ, vùng có điều kiện khó khăn.

- Lựa chọn, xây dựng ở mỗi huyện, thành phố từ 3 đến 5 trường điển hình về triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

3.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới giáo dục:

- Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại. Tích cực triển khai các giải pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử, đô thị thông minh - lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, bồi dưỡng giáo viên; tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn trực tuyến.

3.9. Đẩy mạnh công tác truyền thông; hội nhập, hợp tác trong giáo dục:

- Các cấp, các ngành tăng cường công tác truyền thông về lĩnh vực giáo dục; kết hợp các hình thức truyền thông đảm bảo phù hợp với đối tượng nhằm tăng cường hiểu biết về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; tạo sự yên tâm và đồng thuận trong toàn xã hội.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo đài Trung ương, địa phương để cung cấp thông tin và ký hợp đồng truyền thông.

- Mở rộng truyền thông nội bộ qua hệ thống email, website, bản tin của ngành, đơn vị. Biểu dương người tốt, việc tốt trong các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

- Đẩy mạnh hội nhập và nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ; chủ động tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến, mô hình giáo dục tiên tiến.

- Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế; các cơ sở giáo dục tích cực hợp tác, giao lưu với các cơ sở giáo dục nước ngoài để phối hợp tổ chức dạy học ngoại ngữ.

III. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI

1. Năm học 2019-2020: Triển khai công tác tập huấn giáo viên và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021 ở khối lớp 1 trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Từ năm học 2020-2021: Triển khai đối với lớp 1.

3. Từ năm học 2021-2022: Triển khai đối với lớp 2, lớp 6.

4. Từ năm học 2022-2023: Triển khai đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

5. Từ năm học 2023-2024: Triển khai đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

6. Từ năm học 2024-2025: Triển khai đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Hằng năm, căn cứ quy mô phát triển giáo dục trên cơ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch này và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố tiếp tục rà soát, thống kê, xác định nhu cầu đầu tư, danh mục đầu tư và cơ chế huy động vốn bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh và xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ, dự toán ngân sách cùng với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện kế hoạch; tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch.

- Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đảm bảo lộ trình, hiệu quả; tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện; đẩy mạnh ngoại ngữ và công nghệ thông tin tạo đột phá về chất lượng và hội nhập.

- Chủ trì phối hợp với UBND huyện, thành phố tiếp tục rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông trong toàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa hiện có; xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa mới theo lộ trình thực hiện kế hoạch sách giáo khoa giáo dục phổ thông; xây dựng dự toán kinh phí hằng năm theo phân cấp, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung truyền thông về hoạt động triển khai sách giáo khoa giáo dục phổ thông; chỉ đạo ngành giáo dục đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa để huy động nguồn lực triển khai thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với UBND huyện, thành phố và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường lớp; xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ đất để có đủ phòng học và các phòng chức năng theo đề án được duyệt; đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau THCS và THPT.

- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chính sách, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt. Chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng giáo viên, nhân viên (Tiểu học, THCS và THPT) theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo cân đối đảm bảo các nguồn vốn được UBND tỉnh giao quản lý để thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh cân đối các nguồn vốn được UBND tỉnh giao quản lý để thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với các ngành chức năng bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư đảm bảo thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

4. Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh thường xuyên rà soát, kiện toàn mạng lưới các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của địa phương đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Thẩm định, phê duyệt đề án vị trí việc làm, xác định số lượng người làm việc trong Ngành giáo dục đảm bảo phù hợp, gắn với việc thực hiện chính sách tinh giảm biên chế. Rà soát, sắp xếp cơ cấu viên chức hợp lý, đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

- Thực hiện đảm bảo các chế độ chính sách đối với viên chức, tham mưu UBND tỉnh xây dựng những cơ chế, chính sách nhằm nâng cao số lượng, chất lượng nguồn tuyển (nhất là các môn đặc thù như ngoại ngữ, tin học), thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, trọng dụng nhân tài, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có của địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố và các ngành có liên quan thẩm định chỉ tiêu, số lượng người làm việc cho Ngành giáo dục trình UBND tỉnh phê duyệt.

5. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh, Cổng thông tin điện tử và các cổng thành viên, Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông các huyện, thành phố, các cơ quan xuất bản bản tin và hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi mục đích, ý nghĩa và các nội dung kế hoạch triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, tạo sự quan tâm, ủng hộ đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo chung của tỉnh.

- Tham mưu cho UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị thông minh - lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai:

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phóng sự chuyên đề về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tiếp tục phát trên sóng truyền hình ít nhất 1 chuyên đề/tháng.

- Báo Lào Cai chủ động, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, góp phần giáo dục toàn diện học sinh, gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thông tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Lào Cai; tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh theo định hướng phát triển năng lực.

- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng tài liệu giáo dục địa phương đảm bảo chất lượng, phù hợp.

8. Các sở, ngành, đoàn thể liên quan:

Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai thực hiện nội dung kế hoạch.

9. UBND các huyện, thành phố:

- Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng kế hoạch đảm bảo các điều kiện (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ...), tổ chức triển khai thực hiện theo phân cấp quản lý đảm bảo kế hoạch, tiến độ theo lộ trình.

- Hằng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện kế hoạch.

- Bố trí ngân sách cấp huyện và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, chương trình mục tiêu, xã hội hóa, trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đảm bảo quy định, hiệu quả.

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, vận động nhân dân huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo).

Căn cứ nội dung trên, các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT: TU, HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH(1,2), VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

 


Biểu 1a

QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP CẤP TIỂU HỌC, GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo kế hoạch số 233
/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện, TP

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Tổng số trường

Tổng số lớp

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Tổng số trường

Tổng số lớp

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

1

Bắc Hà

27

400

104

96

78

64

58

25

391

96

102

73

60

60

2

Bảo Thắng

31

489

118

102

103

83

83

31

487

109

120

105

78

75

3

Bảo Yên

31

455

106

97

89

87

76

31

432

98

104

83

73

74

4

Bát Xát

26

488

118

123

107

72

68

26

480

120

118

100

70

72

5

Lào Cai

21

384

88

79

73

73

71

21

378

82

88

72

69

67

6

Mường Khương

21

404

101

94

88

60

61

21

405

95

102

83

62

63

7

Sa Pa

24

416

85

103

87

75

66

24

395

87

109

85

58

56

8

Si Ma Cai

15

259

67

59

53

41

39

14

246

61

65

47

36

37

9

Văn Bàn

29

436

107

87

88

77

77

29

439

105

99

80

81

74

Cộng toàn tỉnh

225

3.731

894

840

766

632

599

222

3.653

853

907

728

587

578

 

Biểu 1b

QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP CẤP THCS, GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện, TP

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Ghi chú

Tổng số trường

Tổng số lớp

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng số trường

Tổng số lớp

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

1

Bắc Hà

22

153

40

41

39

33

22

159

42

39

40

38

 

2

Bảo Thắng

22

209

54

55

51

49

22

206

53

53

52

48

 

3

Bảo Yên

25

182

46

48

45

43

25

181

48

45

47

41

 

4

Bát Xát

24

186

48

49

45

44

24

190

48

48

49

45

 

5

Lào Cai

19

225

61

56

56

52

19

229

59

61

56

53

 

6

Mường Khương

19

151

38

39

37

37

19

152

38

38

39

37

 

7

Sa Pa

20

163

46

41

41

35

20

167

45

44

38

40

 

8

Si Ma Cai

13

105

26

27

26

26

13

103

25

25

27

26

 

9

Văn Bàn

24

193

46

50

48

49

24

196

52

47

50

47

 

Cộng toàn tỉnh

188

1.567

405

406

388

368

188

1.583

410

400

398

375

 

 

Biểu 1b'

QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP CẤP THCS - KHỐI CÁC TRƯỜNG THCS&THPT, GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện, TP

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Ghi chú

Tổng số lớp/HS

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Tổng số lớp/HS

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

1

PTDTNT THCS & THPT Mường Khương

8

2

2

2

2

8

2

2

2

2

 

2

PTDTNT THCS&THPT Bắc Hà

8

2

2

2

2

8

2

2

2

2

 

3

PTDTNT THCS&THPT Bảo Thắng

8

2

2

2

2

8

2

2

2

2

 

4

PTDTNT THCS&THPT Bảo Yên

8

2

2

2

2

8

2

2

2

2

 

5

PTDTNT THCS&THPT Bát Xát

8

2

2

2

2

8

2

2

2

2

 

6

PTDTNT THCS&THPT Sa Pa

8

2

2

2

2

8

2

2

2

2

 

7

PTDTNT THCS&THPT Si Ma Cai

8

2

2

2

2

8

2

2

2

2

 

8

PTDTNT THCS&THPT Văn Bàn

8

2

2

2

2

8

2

2

2

2

 

9

THCS&THPT Bát Xát

4

1

1

1

1

4

1

1

1

1

 

Cộng toàn tỉnh

68

17

17

17

17

68

17

17

17

17

 

 


Biểu 1c

QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP CẤP THPT, GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Trường

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

TS lớp

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

TS lớp

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

1

THPT số 1 Bắc Hà

21

7

7

7

21

8

7

6

2

THPT số 2 Bắc Hà

15

5

5

5

14

5

5

4

3

THPT số 1 Bảo Thắng

28

9

9

10

24

8

8

8

4

THPT số 2 Bảo Thắng

23

8

8

7

21

7

7

7

5

THPT số 3 - Bảo Thắng

15

5

5

5

14

5

5

4

6

THPT số 1 Bát Xát

18

6

6

6

18

7

6

5

7

THPT số 2 Bát Xát

14

5

5

4

14

5

5

4

8

THCS&THPT huyện Bát Xát

9

3

3

3

9

3

3

3

9

THPT số 1 Bảo Yên

29

10

10

9

26

9

9

8

10

THPT số 2 Bảo Yên

17

6

6

5

15

5

5

5

11

THPT số III Bảo Yên

11

4

4

3

11

4

4

3

12

THPT chuyên

28

10

9

9

29

10

10

9

13

THPT số 1 TP Lào Cai

30

10

10

10

30

10

10

10

14

THPT số 2 TP Lào Cai

23

8

8

7

22

7

8

7

15

THPT số 3 TP Lào Cai

21

8

7

6

21

7

8

6

16

THPT số 4 TP Lào Cai

14

5

4

5

14

5

5

4

17

THPT số 1 Mường Khương

17

6

6

5

17

6

6

5

18

THPT số 2 Mường Khương

12

4

4

4

11

4

4

3

19

THPT số 3 Mường Khương

8

3

3

2

8

3

3

2

20

PTDTNT THCS&THPT Bắc Hà

6

2

2

2

6

2

2

2

21

PTDTNT THCS&THPT Bảo Thắng

6

2

2

2

6

2

2

2

22

PTDTNT THCS&THPT Bát Xát

6

2

2

2

6

2

2

2

23

PTDTNT THCS&THPT Bảo Yên

6

2

2

2

6

2

2

2

24

PTDTNT THCS&THPT Mường Khương

6

2

2

2

6

2

2

2

25

PTDTNT THCS&THPT Si Ma Cai

6

2

2

2

6

2

2

2

26

PTDTNT THCS&THPT Sa Pa

6

2

2

2

6

2

2

2

27

THPT DTNT tỉnh

15

5

5

5

15

5

5

5

28

PTDTNT THCS&THPT Văn Bàn

6

2

2

2

6

2

2

2

29

THPT số 1 Si Ma Cai

17

6

6

5

16

6

5

5

30

THPT Số 2 Si Ma Cai

11

4

4

3

9

4

3

2

31

THPT số 1 Sa Pa

18

6

6

6

19

8

6

5

32

THPT số 2 Sa Pa

8

3

3

2

9

3

3

3

33

THPT số 1 Văn Bàn

20

7

6

7

17

6

6

5

34

THPT Số 2 Văn Bàn

21

7

7

7

18

7

6

5

35

THPT số 3 Văn Bàn

16

6

5

5

16

6

5

5

36

THPT số 4 Văn Bàn

15

5

5

5

14

5

5

4

 

Tổng

542

187

182

173

520

184

178

158


Biểu 2a

THỐNG KÊ QUY MÔ TRƯỜNG LỚP CẤP TIỂU HỌC, GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Năm học

Tổng số trường có cấp Tiểu học

Số lớp

 

Tổng số lớp

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Ghi chú

Trường chính

Điểm lẻ

Trường chính

Điểm lẻ

Trường chính

Điểm lẻ

Trường chính

Điểm lẻ

Trường chính

Điểm lẻ

Trường chính

Điểm lẻ

1

2020-2021

225

2.670

1.235

558

450

425

431

610

167

587

95

490

92

 

2

2021-2022

224

2.729

1.218

549

438

431

432

565

153

639

105

545

90

 

3

2022-2023

224

2.771

1.170

532

427

443

422

591

118

602

103

603

100

 

4

2023-2024

224

2.738

1.135

547

413

421

407

598

113

610

103

562

99

 

5

2024-2025

224

2.718

1.091

561

380

434

405

584

108

587

98

552

100

 

 

Biểu 2b

THỐNG KÊ QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP CẤP THCS - KHỐI CÁC TRƯỜNG THCS&THPT, GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Năm học

Tổng số trường có cấp THCS

Số lớp

Ghi chú

Tổng số

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

1

2020-2021

188

1.645

440

407

402

396

 

2

2021-2022

188

1.687

445

433

408

401

 

3

2022-2023

188

1.730

448

443

432

407

 

4

2023-2024

188

1.803

482

447

443

431

 

5

2024-2025

188

1.828

457

481

447

443

 

 

Biểu 2b'

THỐNG KÊ QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP CẤP THCS - KHỐI CÁC TRƯỜNG THCS&THPT, GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

m học

Tổng số trường có cấp THCS

Số lớp

Ghi chú

Tổng số

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

1

2020-2021

9

68

17

17

17

17

 

2

2021-2022

9

68

17

17

17

17

 

3

2022-2023

9

68

17

17

17

17

 

4

2023-2024

9

68

17

17

17

17

 

5

2024-2025

9

68

17

17

17

17

 

 

Biểu 2c

THỐNG KÊ QUY MÔ TRƯỜNG LỚP THPT, GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Năm học

Số lớp

Ghi chú

Tổng số lớp

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

1

2020-2021

532

185

178

169

 

2

2021-2022

539

186

182

171

 

3

2022-2023

544

186

183

175

 

4

2023-2024

545

186

183

176

 

5

2024-2025

547

187

183

177

 

 

Biểu 3a

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CẤP TIỂU HỌC
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện, TP

Tổng số CBQL, GV

CBQL

Giáo viên

Chia ra

Ghi chú

GV chính

Thể dục

Ngoại ngữ

Tin học

Mĩ thuật

Âm nhạc

1

Bắc Hà

654

60

594

507

20

22

13

15

17

 

2

Bảo Thắng

767

70

697

533

41

43

28

21

31

 

3

Bảo Yên

728

66

662

506

42

32

23

30

29

 

4

Bát Xát

773

45

728

565

39

48

27

28

21

 

5

Lào Cai

573

48

525

404

24

44

18

17

18

 

6

Mường Khương

634

50

584

469

30

20

22

22

21

 

7

Sa Pa

659

48

611

475

24

37

25

29

21

 

8

Si Ma Cai

421

43

378

304

16

15

14

16

13

 

9

Văn Bàn

701

71

630

489

32

39

26

26

18

 

Cộng toàn tỉnh

5.910

501

5.409

4.252

268

300

196

204

189

 

 

Biểu 3b

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐỘI NGŨ CBQL, GIÁO VIÊN CẤP THCS
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Huyện

Tổng số CBQL, GV

CBQL

Giáo viên

Chia ra

Toán

Vật lý

Hóa học

Sinh học

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

GD CD

KT CN

KT NN

Thể dục

Tiếng Anh

Tiếng Trung Quốc

Tin học

Mĩ thuật

Âm nhạc

1

Bắc Hà

350

52

298

58

12

19

20

56

11

20

11

8

0

21

28

0

16

11

7

2

Bảo Thắng

460

48

412

63

20

17

35

64

26

26

11

11

11

31

44

5

23

13

12

3

Bảo Yên

410

54

356

50

24

18

22

49

25

22

22

14

 

28

36

 

16

16

14

4

Bát Xát

414

62

352

61

17

13

26

56

20

13

11

19

1

28

34

8

13

16

16

5

Lào Cai

465

43

422

63

26

25

26

68

32

25

16

24

 

20

45

5

23

11

13

6

Mường Khương

338

48

290

49

17

18

18

49

15

19

8

8

 

21

19

7

17

16

9

7

Sa Pa

354

42

312

51

19

17

18

51

19

19

14

12

 

17

32

 

17

16

10

8

Si Ma Cai

241

34

207

34

14

13

16

31

14

13

3

5

 

14

15

4

10

11

10

9

Văn Bàn

444

56

388

79

16

23

24

69

20

21

10

10

 

25

39

 

24

15

13

Cộng toàn tỉnh

3.476

439

3.037

508

165

163

205

493

182

178

106

111

12

205

292

29

159

125

104

 

Biểu 3c

THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐỘI NGŨ CBQL, GIÁO VIÊN CẤP THPT
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

Tổng số CBQL, GV

CBQL

Giáo viên

Giáo viên

Ghi chú

Toán

Vật lý

Hóa học

Sinh học

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

GD CD

Thể dục

GD QP-AN

Tiếng Anh

Tiếng Trung

Tin học

KT CN

KT NN

Âm nhạc

Mỹ thuật

1.445

116

1.329

194

121

114

89

179

81

75

55

77

41

148

12

83

33

7

10

10

 

 


Biểu 4a

TỔNG HỢP NHU CẦU ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI, GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: người

TT

Bậc học

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

I

Đào tạo về chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo mới

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tiểu học

165

30

30

30

30

30

30

1.2

THCS

180

40

40

40

40

40

40

1.3

THPT

49

10

10

10

10

10

10

2

Đào tạo văn bằng 2

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tiểu học

5

10

15

15

15

10

10

2.2

THCS

10

80

100

100

80

50

50

2.3

THPT

10

10

10

10

10

10

10

3

Đào tạo lại

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Tiểu học

70

70

70

70

70

70

70

3.2

THCS

60

60

60

60

60

60

60

3.3

THPT

10

10

10

10

10

10

10

4

Đào tạo trình độ trên chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Tiểu học

80

85

90

90

90

90

90

4.2

THCS

50

60

60

60

60

60

60

4.3

THPT

25

30

30

30

30

30

25

II

Đào tạo trình độ lý luận chính trị

 

 

 

 

 

 

1

Mầm non

80

85

85

85

85

75

75

2

Tiểu học

80

75

75

72

70

70

70

3

THCS

80

75

75

73

70

70

70

4

THPT

40

35

20

15

15

15

15

 

Biểu 4b

TỔNG HỢP NHU CẦU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI, GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: người

TT

Bậc học

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

 

 

 

 

 

 

a

Công chức Sở GD&ĐT

50

50

48

48

48

48

48

b

Công chức Phòng GD&ĐT

72

72

72

72

72

72

72

c

Cấp trưởng cơ sở giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tiểu học

212

192

190

189

188

187

187

 

+ THCS

168

160

158

156

154

153

153

 

+ THPT

27

27

27

27

27

27

27

 

+ Trường nhiều cấp học

41

50

52

54

56

57

57

 

+ Có Chương trình GDTX

10

10

10

10

10

10

10

d

Cấp phó cơ sở giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tiểu học

264

307

304

303

301

300

300

 

+ THCS

211

223

252

250

247

245

245

 

+ THPT

57

61

61

62

62

63

63

 

+ Trường nhiều cấp học

85

110

114

119

123

125

125

 

+ Có Chương trình GDTX

8

8

8

8

8

8

8

2

Bồi dưỡng giáo viên phổ thông

 

 

 

 

 

 

 

a

Tổ trưởng chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tiểu học

356

301

308

310

314

318

319

 

+ THCS

294

300

302

304

306

307

308

 

+ THPT

112

112

112

112

113

114

115

 

+ Trường nhiều cấp học

99

125

128

129

130

131

133

 

+ Có Chương trình GDTX

4

6

8

10

10

10

10

b

Giáo viên cốt cán

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tiểu học

160

165

168

170

172

174

175

 

+ THCS

193

195

195

198

200

202

205

 

+ THPT

184

185

188

200

202

204

205

 

+ Có Chương trình GDTX

12

12

12

12

12

12

12

c

Giáo viên đại trà đứng lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tiểu học

5.106

5.550

5.571

5.584

5.600

5.612

5.611

 

+ THCS

3.232

3.650

3.721

3.780

3.852

3.896

3.893

 

+ THPT

1.069

1.096

1.106

1.109

1.112

1.116

1.115

 

+ Có Chương trình GDTX

144

167

156

145

133

122

122

 

Cộng

12.170

13.134

13.271

13.361

13.452

13.513

13.518

 

Biểu 5

TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ PHÒNG HỌC, PHÒNG HỌC BỘ MÔN VÀ PHÒNG CHỨC NĂNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI
(Kèm theo kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Danh mục

Số phòng hiện có

Số phòng cần đầu  tư

Ghi chú

I

Cấp tiểu học

 

 

 

1

Phòng học

3.914

313

 

2

Phòng Giáo dục nghệ thuật

121

68

Bao gồm cả phòng GDTC

3

Phòng Khoa học - Công nghệ

 

198

 

4

Phòng học Tin học

185

31

 

5

Phòng học Ngoại ngữ

92

103

 

II

Cấp Trung học cơ sở

 

 

 

1

Phòng học

1.659

112

 

2

Phòng học bộ môn Tin học

178

10

 

3

Phòng học bộ môn Công nghệ

132

56

Bao gồm cả phòng Vật Lý

4

Phòng học bộ môn KHTN

43

145

Phòng Hóa-Sinh

5

Phòng giáo dục nghệ thuật

34

154

 

6

Phòng học ngoại ngữ

64

124

 

III

Cấp Trung học phổ thông

 

 

 

1

Phòng học

637

18

 

2

Phòng học bộ môn Tin học

69

21

 

3

Phòng học bộ môn Công nghệ

3

70

 

4

Phòng học bộ môn nghệ thuật

4

68

 

5

Phòng học bộ môn Vật lý

35

37

 

6

Phòng học bộ môn Hóa học

34

38

 

7

Phòng học bộ môn Sinh học

17

55

 

8

Phòng học ngoại ngữ

32

40

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2019 về triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai

  • Số hiệu: 233/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 27/06/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Đặng Xuân Phong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản