Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2305/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 07 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018 CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật quy định về công tác phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X); Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Các Chỉ thị, kế hoạch, quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình: Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 11/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 22/3/2016 về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kế hoạch số 28-KH/TU ngày 21/02/2017 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Các Kế hoạch, chương trình hành động của UBND tỉnh: Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; Chương trình số 445/CTr-UBND ngày 22/3/2017 về thực hiện Kế hoạch số 28-KH/TU ngày 21/02/2017 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chương trình hành động số 1593/CTr-UBND ngày 31/8/2017 về thực hiện giai đoạn III Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng (2016-2020) của tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm chủ động phòng ngừa, kiềm chế và từng bước đẩy lùi tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành trong công tác phòng, chống tham nhũng; tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng; góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để tiếp tục lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài; là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng gắn với quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1107/KH-UBND ngày 24/9/2013 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trong năm học 2017 - 2018.

2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thực hiện việc rà soát, thay thế, sửa đổi, bổ sung các văn bản trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thực tế. Tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đảm bảo công khai, minh bạch để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí; nhất là trong một số lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng như: đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản; quản lý sử dụng ngân sách, mua sắm tài sản công; thuế, ngân hàng; công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng công chức, viên chức; luân chuyển cán bộ, giải quyết các thủ tục hành chính,…

3. Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị“về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”. Thực hiện kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; báo cáo kết quả minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết triệt để các vụ tố cáo có liên quan đến tham nhũng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra.

5. Nâng cao năng lực hoạt động và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ vụ việc, vụ án tham nhũng; kịp thời thu hồi tài sản vi phạm do tham nhũng.

6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tập trung thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm dễ phát sinh tham nhũng và tố cáo hành vi tham nhũng; kịp thời phát hiện, chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

7. Tăng cường xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng, tận tụy, gương mẫu, liêm chính, chuyên nghiệp. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật.

8. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên, các cơ quan thông tin đại chúng và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế, xây dựng Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2018 để triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả; thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định gửi Thanh tra tỉnh để tổng hợp chung, báo cáo UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ.

2. Yêu cầu các sở, ban, ngành rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quy trình nghiệp vụ công tác trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm về tham nhũng, báo cáo UBND tỉnh.

3. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.

4. Giao Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh.

5. Giao Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính; chủ trì phối hợp với Thanh tra tỉnh và các sở, ban, ngành chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý; xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; ban hành quy chế quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

6. Giao Thanh tra tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai việc kê khai minh bạch tài sản; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp chung và báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2017 của toàn tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, kịp thời tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ theo quy định.

- Đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tổ chức quán triệt, tập huấn Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung) và các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong việc chỉ đạo và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường: Chính trị tỉnh, Đại học Quảng Bình, Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1107/KH-UBND ngày 24/9/2013 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trong năm học 2017 - 2018; báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh).

8. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về công tác phòng, chống tham nhũng, đưa tin rộng rãi gương người tốt, việc tốt, những cá nhân tiêu biểu trong phòng, chống tham nhũng.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ Kế hoạch này để triển khai thực hiện nghiêm túc, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Ủy ban kiểm tra Trung ương;
- Thanh tra Chính phủ;
- Cục Chống tham nhũng - TTCP;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Uỷ ban MTTQVN tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hoài

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2305/KH-UBND năm 2017 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của tỉnh Quảng Bình

  • Số hiệu: 2305/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 07/12/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Nguyễn Hữu Hoài
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản