Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/KH-UBND | Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2022 |
Thực hiện Luật Giáo dục ngày 14/6/2019; Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (Nghị định số 71/2020/NĐ-CP); Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT);
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2021- 2026 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:
1. Mục tiêu chung
- Triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng quy định lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm nhằm thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu để đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đạt được các chỉ tiêu sau:
- Đến năm 2025, 100% giáo viên trung học cơ sở trong độ tuổi được cử đi đào tạo, hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng cử nhân;
- Đến năm 2026, 100% giáo viên tiểu học trong độ tuổi được cử đi đào tạo, hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng cử nhân; 100% giáo viên mầm non trong độ tuổi được cử đi đào tạo, hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng cao đẳng sư phạm trở lên.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nguyên tắc, cách thức chọn cử giáo viên tham gia đào tạo
- Đối tượng cử tham dự khóa đào tạo nâng trình độ chuẩn (được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP): Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) trong các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục, bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông);
- Đối tượng tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn cần đảm bảo về độ tuổi, trình độ đào tạo (quy định tại Điều 2 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP);
- Việc chọn cử giáo viên tham dự đào tạo hằng năm phải được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 3 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP để duy trì chất lượng giáo dục của từng trường, đồng thời đáp ứng chỉ tiêu đào tạo từng năm và cả giai đoạn. Công khai danh sách giáo viên được cử tham dự đào tạo để đạt chuẩn hằng năm;
- Đối với giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Ngoài các quy định về đối tượng như trên phải đảm bảo điều kiện là giáo viên đã được cơ sở giáo dục ngoài công lập ký hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/7/2020 (thời điểm Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực) trở về trước.
- Trên cơ sở thực trạng đội ngũ giáo viên và đề xuất của cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (công lập và ngoài công lập), theo phân cấp quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt số lượng giáo viên tham dự đào tạo nâng chuẩn về trình độ theo chỉ tiêu của từng năm và giai đoạn 2021 - 2026; chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện Kế hoạch hằng năm đảm bảo đúng chỉ tiêu và tiến độ. Việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP; có phương án dự phòng trước các tình huống xấu như thiên tai, dịch bệnh để đảm bảo tiến độ thực hiện lộ trình nâng chuẩn;
- Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (công lập và ngoài công lập) rà soát các trường hợp giáo viên đã chủ động xin đi học và đang thực hiện đào tạo trong khoảng thời gian từ khi Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực (ngày 01/7/2020) đến thời điểm Kế hoạch này được ban hành, nếu có nhu cầu chuyển sang tham gia đào tạo nâng chuẩn theo Kế hoạch của UBND Thành phố thì đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc UBND các quận, huyện, thị xã (theo phân cấp quản lý) để bổ sung vào diện được cử đi đào tạo theo Kế hoạch hằng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc UBND các quận, huyện, thị xã.
Sở Giáo dục và Đào tạo và các phòng Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý chỉ đạo các cơ sở giáo dục căn cứ vào Kế hoạch đào tạo hằng năm, chủ động có phương án bố trí, sắp xếp giáo viên hợp lý, bảo đảm có đủ giáo viên giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên được cử tham dự đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.
4. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên
- Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ sở giáo dục (công lập và ngoài công lập) theo phân cấp quản lý thực hiện đầy đủ 100% lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách hiện hành đối với giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn, đảm bảo kịp thời và đúng quy định;
- Giáo viên được cử tham dự khóa đào tạo nâng trình độ chuẩn có trách nhiệm thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP và đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP. Giáo viên phải cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ tiếp tục công tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tối thiểu gấp 02 lần thời gian được cử đi đào tạo.
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông
- UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên. Các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt cho giáo viên các quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ; Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch của Thành phố để giáo viên hiểu và thực hiện đúng quy định. Các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở đào tạo kịp thời giải đáp thắc mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện;
- Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông cần phát huy vai trò của chi bộ Đảng, công đoàn tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ giáo viên khi tham gia đào tạo nâng chuẩn.
- Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng cơ chế phối hợp kiểm tra, giám sát và nắm bắt thông tin thường xuyên với cơ sở đào tạo và giáo viên được cử đi đào tạo trong suốt quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch để bảo đảm chất lượng đào tạo;
- Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả đào tạo của từng năm, từng khóa; kịp thời điều chỉnh và khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong việc cử giáo viên đi đào tạo.
III. THỜI GIAN, PHƯƠNG THỨC VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện giai đoạn 2021 - 2026
- Ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2021-2026 theo quy định;
- Thực hiện công tác truyền thông về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên, Các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt cho giáo viên các quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ; Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch của Thành phố để giáo viên hiểu và thực hiện đúng quy định;
- Cử giáo viên đi đào tạo theo Kế hoạch, đảm bảo 100% giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (trong diện phải tham gia đào tạo) đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.
(Có Phụ lục lộ trình thực hiện kèm theo)
2. Phương thức thực hiện
- Theo phân cấp quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai việc cử giáo viên đi đào tạo nâng trình độ chuẩn theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để lựa chọn các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên theo đúng quy định hiện hành;
- Việc lựa chọn cơ sở đào tạo giáo viên phải đảm bảo chất lượng và thời gian thực hiện kế hoạch theo đúng lộ trình;
- Hình thức đào tạo được thực hiện linh hoạt theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp, tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh tại các địa phương;
- Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên chuẩn bị điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình để thực hiện đào tạo theo hợp đồng đã được ký kết.
3. Kinh phí
Căn cứ vào Kế hoạch cử giáo viên đi đào tạo để nâng trình độ chuẩn hằng năm, theo phân cấp quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các quận, huyện, thị xã đảm bảo kinh phí để tổ chức các khóa đào tạo cho giáo viên (công lập và ngoài công lập) như sau:
- Kinh phí đào tạo (học phí đào tạo) chi trả cho các cơ sở đào tạo đối với giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục do UBND quận, huyện, thị xã quản lý: Do ngân sách quận, huyện, thị xã đảm bảo theo phân cấp;
- Kinh phí đào tạo (học phí đào tạo) chi trả cho các cơ sở đào tạo đối với giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý: Do ngân sách Thành phố đảm bảo;
- Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nội vụ
- Là cơ quan chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo hằng năm tham mưu UBND Thành phố phê duyệt để thực hiện các chỉ tiêu theo giai đoạn đảm bảo mục tiêu, yêu cầu Kế hoạch này;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo: định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo UBND Thành phố về việc thực hiện Kế hoạch và những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND Thành phố.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo hằng năm để thực hiện các chỉ tiêu theo giai đoạn đảm bảo mục tiêu, yêu cầu Kế hoạch;
- Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch cử giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trực thuộc Sở tham gia nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện Kế hoạch của UBND các quận, huyện, thị xã; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
3. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo hằng năm;
- Tham mưu UBND Thành phố đảm bảo kinh phí cho các đơn vị thuộc Thành phố thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên theo phân cấp;
- Phối hợp với các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo giải quyết các vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
4. UBND các quận, huyện, thị xã
- Hằng năm, chỉ đạo phòng Nội vụ và phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (công lập và ngoài công lập) trực thuộc đăng ký chỉ tiêu đào tạo giáo viên đi học nâng trình độ đạt chuẩn; tổng hợp xây dựng Kế hoạch từng năm; rà soát, bổ sung vào Kế hoạch đối với các giáo viên đã chủ động xin đi học và đang thực hiện đào tạo có nhu cầu chuyển sang tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn theo Kế hoạch của Thành phố theo quy định;
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm các chế độ, chính sách đối với giáo viên theo quy định; thực hiện bố trí sắp xếp giáo viên vừa đảm bảo nhiệm vụ dạy học, vừa đảm bảo nhiệm vụ đi đào tạo nâng trình độ chuẩn;
- Cân đối và bố trí ngân sách hằng năm để triển khai tổ chức đào tạo nâng chuẩn trình độ cho đội ngũ giáo viên đúng đối tượng và đúng quy định;
- Thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để lựa chọn cơ sở giáo dục đào tạo nâng trình độ chuẩn cho giáo viên các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý;
- Phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tại địa phương tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch của UBND Thành phố có hiệu quả;
- Tăng cường công tác quản lý và kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch tại địa phương, định kỳ báo cáo với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện.
5. Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (công lập và ngoài công lập) trên địa bàn Thành phố
- Căn cứ hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, hằng năm xây dựng Kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo cho giáo viên phù hợp với nguyện vọng của giáo viên, thực trạng đội ngũ của cơ sở và đảm bảo lộ trình. Các cơ sở giáo dục lập danh sách giáo viên thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn, gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND quận, huyện, thị xã (qua phòng Giáo dục và Đào tạo) theo phân cấp quản lý để tổng hợp và phê duyệt;
- Ban hành Quyết định cử giáo viên đi đào tạo đúng Kế hoạch và danh sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bảo đảm các chế độ, chính sách đối với giáo viên theo quy định. Bố trí sắp xếp công việc của giáo viên thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn được đào tạo cho phù hợp để đảm bảo việc cử giáo viên đi học luân phiên không ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của nhà trường;
- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập chịu trách nhiệm chọn và cử giáo viên đi đào tạo đúng đối tượng, quản lý giáo viên được hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng chuẩn sau khi học xong đúng quy định. Trường hợp phải chấm dứt hợp đồng với giáo viên do dừng hoạt động, giải thể hoặc lý do khác phải báo cáo UBND quận, huyện, thị xã xem xét và giải quyết đền bù chi phí đào tạo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2021- 2026, trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh, báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ tổng hợp chung) để xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LỘ TRÌNH CỬ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ CHƯA ĐẠT TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐI HỌC NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐÀO TẠO
(Kèm theo Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 19/01/2022 của UBND thành phố Hà Nội)
TT | Nội dung | Tổng số CBQL, GV chưa đạt chuẩn (thuộc đối tượng phải cử đi đào tạo nâng chuẩn) tại thời điểm 01/7/2020 | Số CBQL, GV (thuộc đối tượng phải cử đi đào tạo nâng chuẩn) đang đi học tính từ 01/7/2020 đến 31/5/2021 | Số CBQL, GV (thuộc đối tượng phải cử đi đào tạo nâng chuẩn) chưa đi học tính từ 01/6/2021 | Lộ trình cử CBQL, GV (thuộc đối tượng phải cử đi đào tạo nâng chuẩn) đi đào tạo nâng chuẩn | ||
Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| TỔNG CỘNG (I+II+III) | 17,156 | 8,668 | 8,488 | 6,611 | 1,181 | 696 |
| Khối công lập | 11,219 | 6,736 | 4,483 | 3,922 | 359 | 202 |
| Khối ngoài công lập | 5,937 | 1,932 | 4,005 | 2,689 | 822 | 494 |
I | MẦM NON | 7,477 | 3,059 | 4,418 | 3,040 | 876 | 502 |
| Khối công lập | 2,005 | 1,409 | 596 | 533 | 55 | 8 |
| Khối ngoài công lập | 5,472 | 1,650 | 3,822 | 2,507 | 821 | 494 |
II | TIỂU HỌC | 7,197 | 4,544 | 2,653 | 2,356 | 205 | 92 |
| Khối công lập | 6,750 | 4,278 | 2,472 | 2,176 | 204 | 92 |
| Khối ngoài công lập | 447 | 266 | 181 | 180 | 1 | 0 |
III | TRUNG HỌC CƠ SỞ | 2,482 | 1,065 | 1,417 | 1,215 | 100 | 102 |
| Khối công lập | 2,464 | 1,049 | 1,415 | 1,213 | 100 | 102 |
| Khối ngoài công lập | 18 | 16 | 2 | 2 | 0 | 0 |
- 1Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2021 thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Kế hoạch 02/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2021 thực hiện Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Kế hoạch 9242/KH-UBND năm 2021 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022
- 5Kế hoạch 258/KH-UBND năm 2020 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025) do tỉnh Long An ban hành
- 6Quyết định 2923/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch đào tạo giáo viên mầm non tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 345/KH-UBND năm 2021 về nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đạt chuẩn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1 (2022-2025)
- 8Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 9Kế hoạch 19/KH-UBND thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022
- 10Kế hoạch 148/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022 (giai đoạn 2021-2025)
- 11Kế hoạch 800/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 12Quyết định 670/QĐ-UBND về Kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022
- 1Luật giáo dục 2019
- 2Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
- 3Kế hoạch 681/KH-BGDĐT năm 2020 về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2021 thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Kế hoạch 02/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2021 thực hiện Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 7Kế hoạch 9242/KH-UBND năm 2021 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022
- 8Kế hoạch 258/KH-UBND năm 2020 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025) do tỉnh Long An ban hành
- 9Quyết định 2923/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch đào tạo giáo viên mầm non tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 345/KH-UBND năm 2021 về nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đạt chuẩn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1 (2022-2025)
- 11Kế hoạch 50/KH-UBND thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 12Kế hoạch 19/KH-UBND thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022
- 13Kế hoạch 148/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022 (giai đoạn 2021-2025)
- 14Kế hoạch 800/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 15Quyết định 670/QĐ-UBND về Kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022
Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2022 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2021-2026
- Số hiệu: 22/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 19/01/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chử Xuân Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra