- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật giáo dục 2019
- 3Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
- 4Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT quy định về việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Kế hoạch 681/KH-BGDĐT năm 2020 về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 345/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 11 tháng 12 năm 2021 |
Thực hiện Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ Quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (gọi tắt là Nghị định số 71/2020/NĐ-CP); Kế hoạch số 681/KH- BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2022 - 2025), Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC, GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ
- Cấp học mầm non là 3.621 người, trong đó số giáo viên cần đào tạo nâng trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 là 78 người;
- Cấp học tiểu học là 7.388 người, trong đó số giáo viên cần phải đào tạo nâng trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 là 494 người;
- Cấp học trung học cơ sở là 5.102 người, trong đó số giáo viên cần phải đào tạo nâng trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 là 223 người.
(Chi tiết Phụ lục I kèm theo)
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LỘ TRÌNH NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN GIÁO VIÊN
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Triển khai thực hiện nâng cao trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP, đạt các chỉ tiêu đào tạo nâng trình độ chuẩn giai đoạn 1 (2021-2025) theo quy định.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
- Ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
- Ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
2. Yêu cầu
- Việc chọn, cử giáo viên tham gia nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của nhà nước và của tỉnh.
- Giáo viên tham gia nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải thực hiện nghiêm các quy định về đào tạo; sau khi hoàn thành khóa đào tạo, giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đối tượng
a) Giáo viên mầm non: Chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
b) Giáo viên tiểu học: Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
c) Giáo viên trung học cơ sở: Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
4. Nguyên tắc lựa chọn cử giáo viên để đào tạo, nâng trình độ chuẩn
- Phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện của các cơ sở giáo dục, địa phương; không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.
- Xác định đối tượng giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn phải bảo đảm đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên; ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP tham gia đào tạo trước. Trường hợp giáo viên không còn đủ năm công tác, không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo thì thực hiện theo Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng và hiệu quả.
5. Phương thức thực hiện: Việc đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ- CP của Chính phủ.
III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 1 (2021 - 2025)
1. Nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non: 166 người (trong đó, năm 2022: 80 người; năm 2023: 44 người; năm 2024: 42 người; năm 2025: 00 người)
2. Nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học: 498 người (trong đó, năm 2022: 333 người; năm 2023: 97 người; năm 2024: 68 người; năm 2025: 00 người)
3. Nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở: 223 người (trong đó, năm 2022: 126 người; năm 2023: 50 người; năm 2024: 47 người; năm 2025: 00 người)
(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo)
1. Truyền thông tạo sự đồng thuận trong đội ngũ giáo viên: Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức phù hợp về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn giáo viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP, Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT nhằm tạo sự đồng thuận trong đội ngũ.
2. Bố trí, sắp xếp giáo viên; thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên
- Bố trí, sắp xếp giáo viên, cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm.
- Giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng 100% lương, các chế độ, phụ cấp và thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật, được bảo đảm các quyền và thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
3. Lựa chọn cơ sở đào tạo; xác định hình thức đào tạo; giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo cho cơ sở đào tạo giáo viên được lựa chọn
Căn cứ vào chỉ tiêu, số lượng giáo viên tham gia đào tạo theo kế hoạch này, thông báo tuyển sinh và các chính sách trong tuyển sinh, đào tạo của các trường hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan lựa chọn các cơ sở đào tạo phù hợp để thực hiện đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo nâng trình độ chuẩn lộ trình theo đúng quy định.
4. Kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo; sơ kết, đánh giá tình hình, chất lượng đào tạo
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, giám sát và phối hợp cơ sở đào tạo thường xuyên nắm bắt thông tin trong suốt quá trình triển khai đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên, bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả đào tạo từng khóa, hằng năm và cả giai đoạn; kịp thời điều chỉnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc.
1. Kinh phí thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên từ năm 2022 đến năm 2025 được bố trí trong định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của ngân sách cấp huyện. Riêng năm 2021, các huyện, thành phố tự bảo đảm kinh phí thực hiện.
2. Việc thanh toán kinh phí đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch này.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào tình hình thực tế hằng năm, tổng hợp nhu cầu của đơn vị, lựa chọn và cử giáo viên tham gia nâng trình độ chuẩn.
- Lựa chọn cơ sở giáo dục đủ uy tín và năng lực theo quy định để tổ chức nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên.
- Theo dõi, rà soát trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, kịp thời điều chỉnh chỉ tiêu, lộ trình đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị, địa phương.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên; định kỳ và hằng năm, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng trình độ chuẩn của giáo viên theo quy định.
2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên theo kế hoạch; tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh trình Hội đồng nhân dân Tỉnh cùng với dự toán ngân sách hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Căn cứ hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, hằng năm, xây dựng kế hoạch lựa chọn và cử giáo viên thuộc đơn vị quản lý tham gia nâng trình độ chuẩn theo lộ trình đề ra; tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục cấp huyện: Lập danh sách giáo viên thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện để tổng hợp, xây dựng kế hoạch hằng năm; bố trí, sắp xếp giáo viên phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vừa làm, vừa học; bảo đảm các chế độ, chính sách đối với giáo viên theo quy định; quán triệt cho giáo viên các trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.
- Trước ngày 10 tháng 12 hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp.
Trên đây là Kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đạt chuẩn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1 (2021 - 2025). Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 345/KH-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)
Cấp học | CBQL/ Giáo viên | Tổng | Trình độ | Số phải thực hiện đào tạo trong giai đoạn 1 | Số đang đào tạo | Số cần được đào tạo trong giai đoạn 1 | ||
Đại học trở lên | Cao đẳng | Trung cấp | ||||||
Mầm non | CBQL | 462 | 462 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Giáo viên | 3.159 | 2.373 | 566 | 220 | 132 | 54 | 78 | |
Tổng | 3.621 | 2.835 | 566 | 220 | 132 | 54 | 78 | |
Tiểu học | CBQL | 591 | 591 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Giáo viên | 6.797 | 5.403 | 1.171 | 223 | 697 | 203 | 494 | |
Tổng | 7.388 | 5.994 | 1.171 | 223 | 697 | 203 | 494 | |
THCS | CBQL | 257 | 257 | 0 | 0 |
|
|
|
Giáo viên | 4.845 | 4.387 | 458 | 0 | 275 | 52 | 223 | |
Tổng | 5.102 | 4.644 | 458 | 0 | 275 | 52 | 223 |
LỘ TRÌNH NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN GIAI ĐOẠN 1 (2022 - 2025)
(Kèm theo Kế hoạch số 345/KH-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)
Stt | NĂM | NỘI DUNG ĐÀO TẠO | SỐ LƯỢNG | GHI CHÚ |
1 | 2022 | Cấp Mầm non: Từ trung cấp lên cao đẳng | 80 |
|
Cấp Tiểu học: Từ trung cấp lên đại học: Từ cao đẳng lên đại học: | 333 37 296 |
| ||
Cấp THCS: Từ cao đẳng lên đại học | 126 |
| ||
2 | 2023 | Cấp Mầm non: Từ trung cấp lên cao đẳng | 44 |
|
Cấp Tiểu học: Từ trung cấp lên đại học: Từ cao đẳng lên đại học: | 97 12 87 |
| ||
Cấp THCS: Từ cao đẳng lên đại học | 50 |
| ||
3 | 2024 | Cấp Mầm non: Từ trung cấp lên cao đẳng | 42 |
|
Cấp Tiểu học: Từ trung cấp lên đại học: Từ cao đẳng lên đại học: | 68 12 56 |
| ||
Cấp THCS: Từ cao đẳng lên đại học | 47 |
| ||
4 | 2025 | Cấp Mầm non: Từ trung cấp lên cao đẳng |
| Các trường hợp giáo viên không đi học trong giai đoạn 2022 - 2024 vì lý do khách quan, chuyển sang đào tạo năm 2025 nhằm bảo đảm lộ trình đào tạo theo quy định |
Cấp Tiểu học: Từ trung cấp lên đại học: Từ cao đẳng lên đại học: |
| |||
Cấp THCS: Từ cao đẳng lên đại học |
|
- 1Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2022 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2021-2026
- 2Kế hoạch 148/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022 (giai đoạn 2021-2025)
- 3Kế hoạch 800/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật giáo dục 2019
- 3Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
- 4Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT quy định về việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Kế hoạch 681/KH-BGDĐT năm 2020 về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2022 thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giai đoạn 2021-2026
- 7Kế hoạch 148/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022 (giai đoạn 2021-2025)
- 8Kế hoạch 800/KH-UBND thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Kế hoạch 345/KH-UBND năm 2021 về nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đạt chuẩn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1 (2022-2025)
- Số hiệu: 345/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Đoàn Tấn Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định