Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 213/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT GỖ LỚN CÁC LOÀI KEO GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu; Quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây Keo lai và Keo tai tượng; trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1729/TTr-SNNPTNT ngày 28/8/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch trồng rừng sản xuất gỗ lớn các loài keo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung như sau:

1. Mục tiêu

- Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 phát triển thêm khoảng 9.900ha rừng trồng sản xuất gỗ lớn các loài keo, trong đó có khoảng 1.200 ha rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng trồng gỗ lớn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

2. Phạm vi, đối tượng

Đất trống, đất rừng trồng thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất có điều kiện lập địa phù hợp để phát triển rừng trồng keo gỗ lớn.

3. Khối lượng thực hiện

Tổng diện tích tham gia rừng trồng sản xuất gỗ lớn các loài keo giai đoạn 2021-2025 là 9.900 ha.

a) Diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn của các địa phương

* Tổng diện tích là 7.800 ha, trong đó:

- Trồng mới, trồng lại rừng: 4.000 ha.

(chi tiết xem Phụ lục I đính kèm).

- Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn: 3.800 ha. Chia ra:

+ Chuyển tiếp giai đoạn 2017-2020: 2.590 ha.

+ Chuyển hóa mới rừng trồng: 1.210 ha (chi tiết xem Phụ lục II đính kèm)

* Diện tích rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng trồng gỗ lớn vào năm 2025: 1.200 ha (chi tiết xem Phụ lục III đính kèm).

b) Diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn của các chủ rừng nhà nước Tổng diện tích là 2.100 ha (thuộc diện trồng mới, trồng lại rừng), trong đó:

- Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy: 125 ha.

- Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hương: 260 ha.

- Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới: 195 ha.

- Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân: 40 ha.

- Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Nam Hòa: 750 ha.

- Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong: 500 ha.

- Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Phong Điền: 200 ha.

- Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền: 30 ha.

(chi tiết xem Phụ lục IV đính kèm)

4. Khái toán nhu cầu vốn và nguồn vốn:

- Tổng vốn dự kiến thực hiện kế hoạch phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn các loài keo giai đoạn 2021-2025 khoảng 488.800 triệu đồng.

TT

Phương thức

Diện tích phân theo năm (ha)

Đơn giá bình quân tạm tính (triệu đồng)

Tổng nhu cầu vốn (triệu đồng)

Tổng

2021

2022

2023

2024

2025

1

Trồng mới, trồng lại rừng

6.100

1.245

1.229

1.196

1.200

1.230

72

439.200

2

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

3.800

740

1.100

730

610

620

12

45.600

Tổng cộng

9.900

1.985

2.329

1.926

1.810

1.850

 

484.800

- Nhu cầu nguồn vốn phân theo năm:

STT

Phương thức

Nguồn vốn phân theo năm (triệu đồng)

Tổng

2021

2022

2023

2024

2025

1

Trồng mới, trồng lại rừng

439.200

89.640

88.488

86.112

86.400

88.560

2

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn

45.600

8.880

13.200

8.760

7.320

7.440

Tổng

484.800

98.520

101.688

94.872

93.720

96.000

- Nguồn vốn từ nguồn kinh phí khai thác rừng trồng sản xuất có nguồn gốc ngân sách nhà nước, vốn sản xuất kinh doanh của đơn vị; vốn tự có; vốn vay, liên doanh liên kết và huy động từ các chương trình, dự án.

5. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu cơ chế chính sách để thực hiện kế hoạch này. Tập trung ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án vào nhiệm vụ phát triển, rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng FSC nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái; ưu tiên sử dụng các loại giống chất lượng cao, giống nuôi cấy mô.

- Tổ chức xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Tổ chức quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; ưu tiên lựa chọn các giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao phù hợp với yêu cầu trồng rừng sản xuất gỗ lớn.

- Lập quy hoạch quỹ đất trồng rừng sản xuất gỗ lớn các loài cây trồng rừng kinh tế phù hợp với điều kiện lập địa theo từng vùng sinh thái.

- Phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất với mục tiêu gắn kết chặt chẽ sản xuất với thị trường; nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết, từng bước hình thành vùng sản xuất gỗ lớn tập trung.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả của trồng rừng kinh doanh gỗ lớn nhằm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường sinh thái; phối hợp với các địa phương vận động chủ rừng tham gia thực hiện trồng rừng gỗ lớn một cách có hiệu quả.

- Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng, địa phương nghiêm túc thực hiện kế hoạch trồng rừng gỗ lớn, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế theo giai đoạn, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện.

b) Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh các giải pháp phát triển thị trường lâm sản, phát triển làng nghề chế biến lâm sản; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

c) Các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp

Xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm để triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch.

d) Chính quyền địa phương cấp huyện, xã

- Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng địa phương hạn chế khai thác rừng non, thực hiện kinh doanh gỗ lớn để bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời tạo được nguồn gỗ có đường kính lớn phục vụ cho sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng theo hướng bền vững, tiếp cận chứng chỉ rừng FSC.

- Chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo mô hình chuỗi sản phẩm, trong đó doanh nghiệp làm trung tâm đầu mối liên kết các hợp tác xã, nhóm hộ gia đình, cá nhân có rừng trồng, đất lâm nghiệp để trồng rừng./.

 


Nơi nhận:
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: NN&PTNT, KH&ĐT, TC, CT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- Các Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp;
- Các BQL Rừng phòng hộ, đặc dụng;
- Chi cục Kiểm lâm;
- VP: LĐ và các CV: KH, TC, ĐC;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT GỖ LỚN CÁC LOÀI KEO GIAI ĐOẠN 2021-2025 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Địa phương

Tổng diện tích (ha)

Diện tích phân theo năm (ha)

2021

2022

2023

2024

2025

I

Huyện Phong Điền

100

20

20

20

20

20

1

Xã Phong Xuân

100

20

20

20

20

20

II

Huyện Phú Lộc

1.400

190

240

270

290

410

1

Xã Xuân Lộc

200

30

35

40

40

55

2

Xã Lộc Bổn

300

50

50

60

60

80

3

Xã Lộc Sơn

165

20

30

35

40

40

4

Xã Lộc An

75

15

15

15

15

15

5

Xã Lộc Hòa

130

15

20

25

30

40

6

Xã Lộc Điền

90

10

20

20

20

20

7

Xã Lộc Trì

115

15

20

20

25

35

8

Xã Lộc Thủy

100

10

15

15

15

45

9

Xã Lộc Tiến

105

10

15

15

15

50

10

Thị trấn Lăng Cô

25

5

5

5

5

5

11

Thị trấn Phú Lộc

60

5

10

15

15

15

12

Xã Lộc Bình

35

5

5

5

10

10

III

Huyện Nam Đông

250

40

45

45

55

65

1

Xã Hương Phú

50

5

5

10

15

15

2

Xã Hương Sơn

30

 

5

5

10

10

3

Xã Thượng Lộ

50

10

10

10

10

10

4

Xã Thượng Quảng

60

15

10

10

10

15

5

Xã Thượng Long

60

10

15

10

10

15

IV

Huyện A Lưới

750

150

150

150

150

150

1

Xã Lâm Đớt

100

20

20

20

20

20

2

Thị trấn A Lưới

5

1

1

1

1

1

3

Xã A Ngo

5

1

1

1

1

1

4

Xã A Roàng

40

8

8

8

8

8

5

Xã Trung Sơn

45

9

9

9

9

9

6

Xã Đông Sơn

75

15

15

15

15

15

7

Xã Hồng Bắc

15

3

3

3

3

3

8

Xã Hồng Hạ

45

9

9

9

9

9

9

Xã Hồng Kim

10

2

2

2

2

2

10

Xã Quảng Nhâm

70

14

14

14

14

14

11

Xã Hồng Thái

40

8

8

8

8

8

12

Xã Hồng Thượng

100

20

20

20

20

20

13

Xã Hồng Thủy

25

5

5

5

5

5

14

Xã Hồng Vân

40

8

8

8

8

8

15

Xã Hương Nguyên

40

8

8

8

8

8

16

Xã Hương Phong

60

12

12

12

12

12

17

Xã Phú Vinh

10

2

2

2

2

2

18

Xã Sơn Thủy

25

5

5

5

5

5

V

Thị xã Hương Trà

1.500

300

300

300

300

300

1

Phường Hương Hồ

250

50

50

50

50

50

2

Xã Bình Tiến

250

50

50

50

50

50

3

Xã Bình Thành

250

50

50

50

50

50

4

Xã Hương Bình

250

50

50

50

50

50

5

Xã Hương Thọ

250

50

50

50

50

50

6

Phường Hương Vân

250

50

50

50

50

50

 

Tổng

4.000

700

755

785

815

945

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG GỖ NHỎ SANG GỖ LỚN CÁC LOÀI KEO GIAI ĐOẠN 2021-2025 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Địa phương/cấp tuổi hiện thời

Diện tích chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn giai đoạn 2021-2025 (ha)

Tổng

Chuyển tiếp giai đoạn 2017-2020

Chuyển hóa mới

Tổng

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng

2021

2022

2023

2024

2025

 

Tổng

3.800,0

2.590,0

600,0

880,0

480,0

370,0

260,0

1.210,0

140,0

220,0

250,0

240,0

360,0

1

Cấp tuổi I (từ 1-3 năm)

1.130,0

470,0

220,0

60,0

160,0

30,0

 

660,0

140,0

220,0

100,0

100,0

100,0

2

Cấp tuổi II (từ 4-6 năm)

1.810,0

1.260,0

170,0

170,0

320,0

340,0

260,0

550,0

 

 

150,0

140,0

260,0

3

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

860,0

860,0

210,0

650,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Huyện Phong Điền

750,0

750,0

150,0

182,0

118,0

150,0

150,0

 

 

 

 

 

 

1

Cấp tuổi I (từ 1-3 năm)

105,0

105,0

 

 

74,0

31,0

 

 

 

 

 

 

 

2

Cấp tuổi II (từ 4-6 năm)

313,0

313,0

 

 

44,0

119,0

150,0

 

 

 

 

 

 

3

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

332,0

332,0

150,0

182,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Huyện Phú Lộc

440,0

440,0

80,0

60,0

90,0

100,0

110,0

 

 

 

 

 

 

1

Cấp tuổi I (từ 1-3 năm)

230,0

230,0

80,0

60,0

90,0

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cấp tuổi II (từ 4-6 năm)

210,0

210,0

 

 

 

100,0

110,0

 

 

 

 

 

 

III

Huyện Nam Đông

860,0

110,0

40,0

70,0

 

 

 

750,0

70,0

70,0

200,0

200,0

210,0

1

Cấp tuổi I (từ 1-3 năm)

480,0

40,0

40,0

 

 

 

 

440,0

70,0

70,0

100,0

100,0

100,0

2

Cấp tuổi II (từ 4-6 năm)

310,0

 

 

 

 

 

 

310,0

 

 

100,0

100,0

110,0

3

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

70,0

70,0

 

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Huyện A Lưới

750,0

290,0

74,0

 

100,0

116,0

 

460,0

70,0

150,0

50,0

40,0

150,0

1

Cấp tuổi I (từ 1-3 năm)

285,0

65,0

65,0

 

 

 

 

220,0

70,0

150,0

 

 

 

2

Cấp tuổi II (từ 4-6 năm)

456,0

216,0

 

 

100,0

116,0

 

240,0

 

 

50,0

40,0

150,0

3

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

9,0

9,0

9,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Thị xã Hương Thủy

1.000,0

1.000,0

250,0

570,0

180,0

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cấp tuổi I (từ 1-3 năm)

30,0

30,0

30,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cấp tuổi II (từ 4-6 năm)

520,0

520,0

170,0

170,0

180,0

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

450,0

450,0

50,0

400,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

DỰ KIẾN DIỆN TÍCH RỪNG ĐẠT TIÊU CHUẨN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN VÀO NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Địa phương/cấp tuổi hiện thời

Diện tích rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng trồng gỗ lớn đến năm 2025 (ha)

 

Tổng

1.200,0

1

Cấp tuổi II (từ 4-6 năm)

340,0

2

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

860,0

I

Huyện Phong Điền

331,0

1

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

331,0

II

Huyện Nam Đông

70,0

1

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

70,0

III

Huyện A Lưới

9,0

1

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

9,0

IV

Thị xã Hương Thủy

790,0

1

Cấp tuổi II (từ 4-6 năm)

340,0

2

Cấp tuổi III (từ 7-9 năm)

450,0

 

PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT GỖ LỚN CÁC LOÀI KEO GIAI ĐOẠN 2021-2025 CÁC CHỦ RỪNG NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Đơn vị

Tổng diện tích (ha)

Diện tích phân theo năm (ha)

2021

2022

2023

2024

2025

1

Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy

125,0

50,0

20,0

15,0

15,0

25,0

2

Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hương

260,0

80,0

40,0

60,0

35,0

45,0

3

Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới

195,0

45,0

50,0

30,0

45,0

25,0

4

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân

40,0

30,0

10,0

 

 

 

5

Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Nam Hòa

750,0

200,0

200,0

150,0

150,0

50,0

6

Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong

500,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

7

Công ty TNHH Nhà nước 1 Thành viên Lâm nghiệp Phong Điền

200,0

40,0

40,0

40,0

40,0

40,0

8

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền

30,0

 

14,0

16,0

 

 

 

Tổng

2.100,0

545,0

474,0

411,0

385,0

285,0

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2020 về phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn các loài keo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu: 213/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 25/09/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/09/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản