Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/KH-UBND | Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Căn cứ Luật Đất đai 2013;
Căn cứ Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020;
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố như sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
(1) Tổ chức, triển khai có hiệu quả Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo sát với thực tiễn và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố;
(2) Thông qua việc thực hiện Đề án, bằng các giải pháp cụ thể để ngăn chặn, và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai;
(3) Tăng cường năng lực cho Thanh tra chuyên ngành đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) Thanh tra Nhà nước các quận, huyện và thị xã, công chức địa chính cấp xã trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai;
(4) Thông qua việc thực hiện Đề án để tuyên truyền, giáo dục pháp luật đất đai, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân.
2. Yêu cầu
(1) Thực hiện đầy đủ các nội dung của Đề án, các sản phẩm của Đề án báo cáo đầy đủ với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thủ tướng Chính phủ;
(2) Khi thực hiện Đề án, tiến hành rà soát đánh giá hệ thống pháp luật đất đai và đánh giá tình hình chấp hành pháp luật đất đai; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai;
(3) Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã xác định việc thực hiện Đề án là nhiệm vụ quan trọng từ nay đến năm 2020.
II- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi:
Thực hiện tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng:
(1) Đối tượng tăng cường năng lực thực hiện thanh tra gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội; Thanh tra quận, huyện, thị xã; Công chức địa chính xã, phường, thị trấn.
(2) Đối tượng thanh tra:
- UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn trong việc quản lý đất đai (trọng tâm là việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân và việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất);
- UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan chuyên môn trực thuộc về quản lý đất đai, tài chính, thuế, xây dựng trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; việc quản lý đất trồng lúa và việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp;
- Các tổ chức sử dụng đất tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài Khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai
(1) Kiện toàn tăng cường năng lực cho Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, Thanh tra quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ thanh tra; rà soát, phân công, luân chuyển cán bộ từ đơn vị khác nhằm tăng cường lực lượng cho tổ chức thực hiện chức năng thanh tra về đất đai mà không làm tăng biên chế của từng địa phương;
(2) Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra đất đai;
(3) Trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra.
2. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội; phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã công bố địa chỉ tiếp nhận, hình thức tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cả cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo phân cấp và người sử dụng đất; đồng thời tổ chức tiếp nhận, xử lý đầy đủ các thông tin đã tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật.
3. Tổ chức thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai
Căn cứ tình hình quản lý, sử dụng đất đai hiện nay và tình hình thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai trên phạm vi toàn Thành phố trong thời gian qua, xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm, thường xuyên, định kỳ để thanh tra không chồng chéo, không trùng lặp về đối tượng, nội dung trong một số năm liên tiếp và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm. Việc thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai được thực hiện đồng loạt trên phạm vi toàn Thành phố, tập trung đối với một số nhóm đối tượng quản lý, sử dụng đất đang có nhiều nổi cộm; mỗi năm sẽ thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định. Cụ thể như sau:
3.1. Năm 2016, Tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai đối với một số UBND quận, huyện, thị xã và UBND xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn Thành phố.
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra tối thiểu 05 đơn vị cấp huyện và 02 đơn vị cấp xã của mỗi huyện (đơn vị thanh tra do Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn); Tổng hợp, báo cáo kết quả chung toàn Thành phố gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2016;
- Giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thanh tra tối thiểu 05 đơn vị cấp xã thuộc mỗi quận, huyện, thị xã (đơn vị thanh tra do UBND các quận, huyện, thị xã tự lựa chọn), tổng hợp, báo cáo kết quả gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2016
3.2. Năm 2017, tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp, trong đó:
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Thành phố chủ động phối hợp, cung cấp các hồ sơ, tài liệu phục vụ yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thanh tra thực hiện thủ tục hành chính và đất đai tại Thành phố Hà Nội và 02 đơn vị cấp huyện.
- Giao Thanh tra Thành phố chủ trì cùng Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường và tại 05 đơn vị cấp huyện, tổng hợp, báo cáo kết quả chung gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thanh tra Thành phố có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2016 để triển khai thực hiện trong năm 2017.
3.3. Năm 2018, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại 03-05 khu công nghiệp, cụm công nghiệp có dấu hiệu vi phạm, tổng hợp, báo cáo kết quả chung toàn Thành phố gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2017 để triển khai thực hiện trong năm 2018.
3.4. Năm 2019, tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra 20 cơ sở, tổ chức kinh tế sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai, tổng hợp, báo cáo kết quả chung gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2018 để triển khai thực hiện trong năm 2019.
3.5. Năm 2020, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo quy định của pháp luật.
Giao Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại các cơ quan nhà nước có liên quan ở cấp Thành phố và tại 05 đơn vị cấp huyện, tổng hợp, báo cáo kết quả chung gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thanh tra Thành phố có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 31/12/2019 để triển khai thực hiện trong năm 2020.
4. Đánh giá và đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trên cơ sở kết quả thực hiện các nội dung (1) (2) và (3) nêu trên, thực hiện việc tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện và những tồn tại, vướng mắc trong việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với các loại đối tượng thanh tra; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai và các quy định khác có liên quan đến các nội dung thanh tra.
Việc đánh giá, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai được thực hiện sau khi thực hiện định kỳ vào cuối quý 1 và quý 3 hằng năm (từ năm 2017 đến năm 2020); Cuối năm 2020 đánh giá và đề xuất tổng thể cho cả thời kỳ thực hiện Đề án.
5. Báo cáo các sản phẩm của Đề án
Hàng năm, trên cơ sở kết quả thực hiện, kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện (gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố) theo đề cương hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trong đó phải phản ánh rõ từng nội dung tồn tại, vi phạm của từng đối tượng thanh tra đã phát hiện trong năm; kết quả thực hiện xử lý tồn tại vi phạm đối với các trường hợp đã phát hiện trong năm trước), gồm các sản phẩm sau:
(1) Báo cáo kết quả kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai các cấp, trong đó thể hiện rõ về chất lượng cán bộ, số cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra được bổ sung và được đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; số lượng từng loại thiết bị được đầu tư;
(2) Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra hàng năm (theo năm):
+ Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất của UBND cấp huyện, cấp xã;
+ Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp;
+ Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên phạm vi toàn Thành phố;
+ Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài Khu công nghiệp;
+ Báo cáo tổng hợp kết quả thanh chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
(3) Báo cáo tổng hợp những tồn tại, vướng mắc và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai liên quan đến thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trong quá trình thực hiện;
(4) Báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch này và Đề án theo Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp đề cương báo cáo (do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập) và hướng dẫn các đơn vị xây dựng báo cáo.
6. Kinh phí thực hiện
1- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện, thị xã lập dự kinh phí thực hiện, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và bố trí vốn theo nguyên tắc: Ngân sách các quận, huyện, thị xã bố trí vốn để thực hiện các nội dung công việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cấp huyện, cấp xã (trừ nội dung tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra và UBND các phường, xã, thị trấn); Bố trí ngân sách Thành phố để thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố và nhiệm vụ của các Sở, ngành Thành phố.
2- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm căn cứ kế hoạch và dự toán kinh phí được phê duyệt để cân đối, bố trí vốn ngân sách thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Chủ động làm việc, xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện;
- Chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nội dung của Kế hoạch này;
- Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi toàn Thành phố.
- Đánh giá và đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm và báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch này gửi UBND Thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan cân đối ngân sách, bố trí kinh phí, xây dựng dự toán chi tiết trình UBND Thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Giao Sở Nội vụ hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường năng lực cho cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai.
4. Giao Thanh tra Thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai theo phân cấp.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện ngay Kế hoạch này và Đề án của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo hiệu quả, chất lượng, thời gian. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND thành phố Hà Nội (qua sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp) theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 17/2013/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 2Quyết định 03/2016/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Kế hoạch 1560/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 943/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của các huyện, thành phố để thực hiện công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 2831/QĐ-UBND hủy kế hoạch sử dụng đất năm 2016 đối với Dự án Heaven Peace - Hồ Núi Cốc do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 6Quyết định 2958/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 1365/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- 8Kế hoạch 7084/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2020
- 9Quyết định 2314/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Đắk Nông, giai đoạn đến 2020
- 10Quyết định 101/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
- 11Kế hoạch 3008/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 12Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 1Quyết định 17/2013/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 2Luật đất đai 2013
- 3Quyết định 03/2016/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 1675/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 1560/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Quyết định 943/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của các huyện, thành phố để thực hiện công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 2831/QĐ-UBND hủy kế hoạch sử dụng đất năm 2016 đối với Dự án Heaven Peace - Hồ Núi Cốc do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 8Quyết định 2958/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 1365/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
- 10Kế hoạch 7084/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2020
- 11Quyết định 2314/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Đắk Nông, giai đoạn đến 2020
- 12Quyết định 101/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
- 13Kế hoạch 3008/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 14Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2016 tổ chức thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 210/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/11/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra