Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 198/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 28 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Nhằm nâng cao chất lượng cung cấp nước sạch cho người dân và thực hiện định hướng tăng cường khai thác nước mặt, hạn chế khai thác nước ngầm (nước dưới đất), tiến tới chuyển nước ngầm thành nguồn dự phòng, dự trữ trong cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

I. Hiện trạng cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

1. Hiện trạng về số lượng trạm cấp nước, số hộ dân, tỷ lệ hộ dân được cấp nước

Tổng số trạm cấp nước (tính đến tháng 12/2020) là 413 trạm cấp nước (TCN), bao gồm 62 TCN mặt và 351 TCN ngầm. Tỷ lệ hộ dân được cấp nước năm 2020 đạt 85,66% (đính kèm Phụ lục 1).

2. Hiện trạng chất lượng nước tại các TCN năm 2019 - 2020

2.1. Hiện trạng chất lượng nước tại các TCN năm 2019

- Tổng số TCN có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên được kiểm tra là 35 TCN. Kết quả 35/35 TCN đều đạt chất lượng nước theo QCVN 01:2009/BYT.

- Tổng số TCN có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm được giám sát chất lượng (trong 02 đợt) là 341 TCN. Kết quả, 204/341 TCN không đạt chất lượng nước theo QCVN 02:2009/BYT, trong đó có 89 TCN (đợt I) và 104 TCN (đợt II) không đạt chỉ tiêu về asen, chủ yếu tập trung tại địa bàn các huyện: Tháp Mười, Tam Nông và Tân Hồng (đính kèm Phụ lục 2).

2.2. Hiện trạng chất lượng nước cấp tại các TCN năm 2020

- Tổng số TCN có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên được kiểm tra là 41 TCN. Kết quả, 07/41 TCN không đạt chất lượng nước theo QCVN 01:2009/BYT.

- Tổng số TCN có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm được giám sát chất lượng (trong 2 đợt) là 320 trạm. Kết quả, có 167/320 TCN không đạt chất lượng nước theo QCVN 02:2009/BYT, trong đó có 113 TCN không đạt chỉ tiêu về asen, chủ yếu tập trung tại địa bàn các huyện: Tháp Mười, Tam Nông, Tân Hồng và Cao Lãnh (đính kèm Phụ lục 2).

3. Đánh giá hiện trạng công tác cung cấp nước sạch

- Tỉnh Đồng Tháp thuận lợi trong khai thác nước mặt để cung cấp nước sạch do tiếp giáp với sông Tiền, sông Hậu và có hệ thống các kênh thủy lợi lớn. Tuy nhiên, số TCN ngầm vẫn chiếm tỷ lệ rất cao (xấp xỉ 85%) trong tổng số các TCN trên địa bàn tỉnh năm 2020.

- Do thiếu hệ thống xử lý hoàn chỉnh, chất lượng nước tại các TCN ngầm và TCN mặt có công suất thiết kế dưới 1.000 m3/ngày đêm thường xuyên không đạt QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. Thậm chí, những TCN ngầm được đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý asen cũng không hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, hầu hết các TCN có công suất thiết kế từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên, với tần suất giám sát 02 tháng/lần, hầu hết đạt chất lượng nước theo QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế trong năm 2019 và năm 2020, với tỷ lệ rất cao (trên 90%).

- Chất lượng nước ngầm từ các địa bàn các huyện vùng sâu (Tháp Mười, Tân Hồng, Tam Nông và một phần huyện Cao Lãnh) đang suy giảm. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ, thực hiện các dự án đầu tư công các hệ thống cấp nước hợp lý cho các khu vực này.

- Nhiều đơn vị cấp nước tại khu vực nông thôn đã chủ động chuyển đổi việc cung cấp nước sạch từ nguồn nước ngầm sang nước mặt khi xây dựng TCN mặt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên, với công nghệ xử lý hiện đại đảm bảo chất lượng nước đạt QCVN 01:2009/BYT hoặc QCVN 01-1:2018/BYT theo quy định và thay thế các trạm cấp nước ngầm hiện hữu. Để việc chuyển đổi cung cấp nước sạch từ nguồn nước ngầm sang nước mặt được khả thi thì cần nguồn kinh phí rất lớn, trong khi đó, nguồn vốn hỗ trợ (kể cả việc cấp bù phương án giá nước sạch), đầu tư công từ ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế.

- Việc thực hiện mô hình mua, bán nước sạch qua đồng hồ tổng chưa được tổng kết, đánh giá để áp dụng rộng rãi nên gây khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi cung cấp nước sạch từ nguồn nước ngầm sang nước mặt.

- Việc quản lý nhà nước về công tác cấp nước trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua còn phân tán theo khu vực (đô thị và nông thôn) và theo từng công đoạn (nước thô đầu vào, chất lượng nước đầu ra, giá nước, …), thiếu văn bản pháp lý về quản lý công tác cấp nước để phân cấp, phân công các cơ quan nhà nước và chưa xây dựng, thống nhất cơ sở dữ liệu dùng chung lĩnh vực cấp nước.

II. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện

1. Mục tiêu

- Đảm bảo công tác cung cấp nước sạch từ nguồn nước mặt đạt chất lượng, lưu lượng và cột áp để đảm bảo sức khỏe của người dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, chuyển nước ngầm thành nguồn nước dự trữ và hạn chế hiện tượng sụt lún nền đất do khai thác nước ngầm quá mức.

- Cung cấp nước sạch không phân biệt khu vực đô thị và nông thôn, không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Phấn đấu toàn tỉnh Đồng Tháp luôn được sử dụng nước sạch đạt chuẩn chất lượng theo quy định. Đồng thời, hướng đến giám sát chất lượng nước một cách liên tục (quan trắc online) và công khai kết quả giám sát chất lượng nước.

- Hướng tới quản lý công tác cấp nước đồng bộ, hiệu quả, chủ động, kịp thời và công khai.

2. Nguyên tắc thực hiện

- Khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý nước hiện đại, đáp ứng chất lượng nước theo quy định và tiết kiệm diện tích đất. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, phát triển cấp nước và quản lý hoạt động cấp nước.

- Các đồ án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, các công trình thủy lợi phải xét đến hệ thống cấp nước có liên quan (hiện hữu, dự kiến) để bảo đảm tính đồng bộ với hệ thống cấp nước này, cũng như chuẩn bị kinh phí, phương án tài chính hỗ trợ có liên quan, nếu có (khảo sát, di dời đường ống cấp nước, …).

- Giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch (bao gồm cả chi phí duy trì đấu nối) nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước. Thực hiện hỗ trợ, cấp bù phương án giá nước sạch đối với các dự án cấp nước của đơn vị cấp nước đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, chấp thuận theo quy định.

III. Kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025

1. Định hướng cấp nước tại các thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và huyện Lấp Vò

- Trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND các thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc và Hồng Ngự thực hiện lộ trình chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt trong cung cấp nước sạch tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Kế hoạch này; rà soát, thực hiện phương án đầu tư đường ống cấp nước tại các tiểu khu chưa có đường ống cấp nước và thực hiện ký hợp đồng cấp nước (thỏa thuận cấp nước) với các đơn vị cấp nước theo quy định để cung cấp nước sạch cho các tiểu khu này.

- UBND huyện Lấp Vò đánh giá, tổng kết Kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn đến năm 2020, tiếp tục ban hành Kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện lộ trình chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt trong cung cấp nước sạch tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Kế hoạch này; tiếp tục rà soát, thực hiện phương án đầu tư đường ống cấp nước tại các tiểu khu chưa có đường ống cấp nước và thực hiện ký hợp đồng cấp nước (thỏa thuận cấp nước) với các đơn vị cấp nước theo quy định để cung cấp nước sạch cho các tiểu khu này.

2. Định hướng phân vùng cấp nước tại huyện còn lại

- Định hướng phân vùng cấp nước tại các huyện còn lại được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Kế hoạch này.

- Trên cơ sở định hướng phân vùng cấp nước nêu trên, UBND các huyện có trách nhiệm ban hành Kế hoạch cung cấp nước sạch tại địa phương giai đoạn 2021 - 2025, xác định cụ thể các đơn vị cấp nước mặt hoặc kêu gọi đầu tư tại các vùng cấp nước trên địa bàn và thực hiện lộ trình chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt trong cung cấp nước sạch theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Kế hoạch này. Trong đó, lưu ý:

Các TCN mặt hiện hữu trên địa bàn huyện được tiếp tục thực hiện dịch vụ cấp nước sạch nếu đảm bảo chất lượng nước, lưu lượng và cột áp theo quy định. Nếu không đảm bảo điều kiện vừa nêu, các TCN mặt này phải đấu nối, mua nước mặt giá sỉ (qua đồng hồ tổng) từ các đơn vị cấp nước mặt trên địa bàn, hoặc chuyển nhượng lại trạm, mạng lưới cấp nước của mình cho đơn vị cấp nước mặt khác (thực hiện theo quy định hiện hành).

Các TCN ngầm hiện hữu trên địa bàn huyện thực hiện sắp xếp việc kinh doanh nước sạch của mình, lựa chọn thực hiện một trong các phương án sau: tự chuyển đổi qua nguồn nước mặt (nếu khả thi và phải đảm bảo chất lượng nước, lưu lượng và cột áp theo quy định); đấu nối, mua nước mặt giá sỉ (qua đồng hồ tổng) từ các đơn vị cấp nước mặt trên địa bàn; chuyển nhượng lại trạm, mạng lưới cấp nước của mình cho đơn vị cấp nước mặt (thực hiện theo quy định hiện hành) để chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt trong cung cấp nước sạch theo lộ trình quy định.

Đối với các tiểu khu chưa có đường ống cấp nước trên địa bàn, UBND các huyện rà soát, thực hiện phương án phát triển đường ống cấp nước tại các tiểu khu này và thực hiện ký hợp đồng cấp nước (thỏa thuận cấp nước) với các đơn vị cấp nước theo quy định để cấp nước cho các tiểu khu này.

3. Lộ trình chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt trong cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh

- Lộ trình chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt trong cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Kế hoạch này.

- Trong quá trình thực hiện lộ trình nêu trên, chỉ cho phép khai thác đối với giếng khoan hiện hữu có chất lượng nước đạt chuẩn theo quy định, ưu tiên phục vụ cấp nước sinh hoạt, nhưng chưa thể đấu nối được với trạm cấp nước mặt; từng trường hợp cụ thể phải phù hợp với kết quả công bố Danh mục khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất và phải có ý kiến bằng văn bản của UBND Tỉnh; không cho phép khoan (thăm dò) giếng mới đối với tất cả các công trình sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài công ích.

- Nếu phát sinh những trường hợp đặc biệt không thể thực hiện theo lộ trình này, UBND huyện, thành phố và các cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định.

4. Nguồn vốn thực hiện

Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm:

- Vốn ngân sách nhà nước. Trong đó, ngân sách Tỉnh không quá 25 tỷ đồng, theo Nghị quyết số 330/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc thông qua phương án lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Tỉnh quản lý và phân bổ (lần 2).

- Vốn khác: vốn của đơn vị cấp nước; vốn vay; vốn hợp pháp khác, …

IV. Tổ chức thực hiện

- Ngoài chức năng, nhiệm vụ đã được quy định, yêu cầu các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan tập trung thực hiện danh mục công việc trọng tâm tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Kế hoạch này.

- Để thực hiện Kế hoạch cung cấp nước sạch toàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 đồng bộ, khả thi và hiệu quả, yêu cầu UBND các huyện, thành phố chủ động, tích cực tổ chức xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch cung cấp nước sạch tại địa phương giai đoạn 2021 - 2025. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ đầu tư các dự án cấp nước và phát triển cấp nước trên địa bàn để đảm bảo thực hiện mục tiêu cung cấp nước sạch trên địa bàn và lộ trình chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt đã đề ra.

- Định kỳ vào tháng 12 hàng năm, UBND các huyện, thành phố báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch cung cấp nước sạch tại địa phương, gửi về Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh (b/c);
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các Sở, ngành Tỉnh;
- Đài THĐT, Báo Đồng Tháp;
- UBND các huyện, thành phố;
- Công ty CP Cấp nước và MTĐT ĐT;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, NC/KT.lgv.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Minh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

HIỆN TRẠNG SỐ TRẠM CẤP NƯỚC, SỐ HỘ DÂN VÀ TỶ LỆ HỘ DÂN ĐƯỢC CẤP NƯỚC NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(kèm theo Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

TT

Huyện, Thành phố

Số trạm cấp nước

Nguồn nước khai thác

Tổng số hộ dân (hộ)

Số hộ dân được cấp nước (hộ)

Tỷ lệ hộ dân được cấp nước (%)

Số hộ dân CHƯA được cấp nước (hộ)

Tỷ lệ hộ dân CHƯA được cấp nước (%)

Ghi chú

Nước mặt

Nước ngầm

1

Thành phố Cao Lãnh

15

3

12

43.304

43.254

99,88

50

0,12

 

2

Thành phố Sa Đéc

4

2

2

29.091

28.701

98,66

390

1,34

 

3

Thành phố Hồng Ngự

3

3

0

20.778

20.707

99,66

71

0,34

 

4

Huyện Lấp Vò

38

5

33

46.417

43.347

93,39

3.070

6,61

 

5

Huyện Lai Vung

60

2

58

41.943

29.714

70,84

12.229

29,16

 

6

Huyện Châu Thành

23

8

15

37.422

27.880

74,50

9.542

25,50

 

7

Huyện Hồng Ngự

14

14

0

33.854

33.505

98,97

349

1,03

 

8

Huyện Tân Hồng

34

5

29

22.096

12.058

54,57

10.038

45,43

 

9

Huyện Tam Nông

41

6

35

22.489

12.058

53,62

10.431

46,38

 

10

Huyện Thanh Bình

28

10

18

38.505

33.732

86,67

5.133

13,33

 

11

Huyện Tháp Mười

91

2

89

31.538

28.275

89,65

3.263

10,35

 

12

Huyện Cao Lãnh

62

2

60

52.296

39.213

74,98

13.083

25,02

 

 

Toàn Tỉnh

413

62

351

426.764

365.560

85,66

61.204

14,34

 

 

PHỤ LỤC 2

HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC TRẠM CẤP NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2019 VÀ NĂM 2020
(kèm theo Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

1. Hiện trạng chất lượng nước cấp tại các TCN năm 2019

- Kết quả kiểm tra chất lượng nước của các trạm cấp nước (TCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2019 được tổng hợp tại bảng sau:

STT

Huyện, Thành phố

Số TCN

Nguồn nước khai thác

Số TCN ĐẠT chất lượng nước (năm 2019)

Số TCN KHÔNG ĐẠT chất lượng nước (năm 2019)

Ghi chú

Nước mặt

Nước ngầm

Tổng

Nước mặt

Nước ngầm

1

Thành phố Cao Lãnh

15

3

12

12

3

0

3

 

2

Thành phố Sa Đéc

4

2

2

4

0

0

0

 

3

Thành phố Hồng Ngự

3

3

0

3

0

0

0

 

4

Huyện Lấp Vò

38

5

33

28

10

4

6

 

5

Huyện Lai Vung

60

2

58

42

18

1

17

 

6

Huyện Châu Thành

23

8

15

7

16

2

14

 

7

Huyện Hồng Ngự

14

14

0

5

9

9

0

 

8

Huyện Tân Hồng

34

5

29

8

26

5

21

 

9

Huyện Tam Nông

41

6

35

15

26

1

25

 

10

Huyện Thanh Bình

28

10

18

16

12

6

6

 

11

Huyện Tháp Mười

91

2

89

23

68

0

68

 

12

Huyện Cao Lãnh

62

2

60

46

16

1

15

 

Toàn Tỉnh

413

62

351

209

204

29

175

 

a) Hiện trạng chất lượng nước tại các TCN có công suất trên 1.000 m3/ngày đêm năm 2019

Năm 2019, 35 TCN có công suất trên 1.000 m3/ngày đêm được kiểm tra tra, với chất lượng nước đều đạt theo quy chuẩn 01:2009/BYT.

b) Hiện trạng chất lượng nước tại các TCN có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm

Năm 2019, 341 TCN có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm được kiểm tra hai đợt, đối chiếu với với QCVN 02:2009/BYT. Kết quả như sau:

TT

Huyện, Thành phố

Tổng số TCN được giám sát năm 2019 (hai đợt)

Tổng số TCN

Đạt

Không đạt

1

Thành phố Cao Lãnh

6

3

3

2

Huyện Tháp Mười

84

16

68

3

Huyện Tam Nông

36

10

26

4

Huyện Thanh Bình

21

9

12

5

Huyện Cao Lãnh

48

32

16

6

Huyện Tân Hồng

31

5

26

7

Huyện Lấp Vò

35

25

10

8

Huyện Lai Vung

46

28

18

9

Huyện Châu Thành

22

6

16

10

Huyện Hồng Ngự

10

1

9

11

Thành phố Hồng Ngự

2

2

0

Tổng cộng

341

137

204

- Kết quả kiểm tra chất lượng nước đối với các TCN (công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm) đợt I năm 2019:

STT

Tên huyện

ĐỢT I năm 2019

Kết quả kiểm tra chất lượng nước (01 mẫu/ TCN)

Tổng số (TS) mẫu không đạt

TS mẫu

Đạt

Không đạt

Lý hóa

Vi sinh

Lý hóa và vi sinh

1

Thành phố Cao Lãnh

6

4

2

1

0

1

2

Huyện Tháp Mười

85

24

61

51

1

9

3

Huyện Tam Nông

37

17

20

12

5

3

4

Huyện Thanh Bình

24

16

8

6

1

1

5

Huyện Cao Lãnh

54

44

10

7

3

0

6

Huyện Tân Hồng

31

5

26

19

3

4

7

Huyện Lấp Vò

39

37

2

0

2

0

8

Huyện Lai Vung

49

42

7

7

0

0

9

Huyện Châu Thành

22

7

15

13

2

0

10

Huyện Hồng Ngự

10

1

9

1

4

4

11

Thành phố Hồng Ngự

2

2

0

0

0

0

TỔNG

359

199

160

117

21

22

Tỷ lệ %

 

55,43

44,57

73,13

13,13

13,75

- Kết quả chi tiết các chỉ tiêu không đạt tại các TCN có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm trong đợt I năm 2019 như sau:

STT

Huyện, thành phố

ĐỢT I năm 2019

Chỉ tiêu không đạt/ 01 mẫu

Asen

Sắt tc

TSS

Clorua

Độ đục

Coliforms

E.Coli

Amoni

Chất hữu cơ

1

Thành phố Cao Lãnh

 

2

 

 

 

1

 

 

 

2

Huyện Tháp Mười

57

7

 

1

 

6

5

 

 

3

Huyện Tam Nông

6

8

1

 

1

1

7

 

 

4

Huyện Thanh Bình

 

1

6

 

4

1

2

 

 

5

Huyện Cao Lãnh

6

 

 

1

 

1

3

 

 

6

Huyện Tân Hồng

17

3

2

 

 

5

4

1

2

7

Huyện Lấp Vò

 

 

 

 

 

2

1

 

 

8

Huyện Lai Vung

3

 

 

4

1

 

 

1

 

9

Huyện Châu Thành

 

1

2

11

3

2

 

 

 

10

Huyện Hồng Ngự

 

 

 

 

5

5

6

 

 

11

Thành phố Hồng Ngự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG

89

22

11

17

14

24

28

2

2

Riêng chỉ tiêu Asen (ngưỡng cho phép là 10µg/l): có 89 cơ sở nhiễm ở các nồng độ khác nhau. Cụ thể như sau:

STT

Huyện, Thành phố

Mức độ nhiễm Asen

>10-20µg/l

20-<30µg/l

30-<40µg/l

1

Huyện Tháp Mười

54

3

 

2

Huyện Tam Nông

6

 

 

3

Huyện Tân Hồng

12

4

1

4

Huyện Cao Lãnh

6

 

 

5

Huyện Lai Vung

3

 

 

Tổng cộng

81

7

1

- Kết quả kiểm tra chất lượng nước đối với TCN có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm đợt II năm 2019:

STT

Huyện, thành phố

ĐỢT II năm 2019

Kết quả kiểm tra chất lượng nước (01 mẫu/ TCN)

Tổng số (TS) mẫu không đạt

TS mẫu

Đạt

Không đạt

Lý hóa

Vi sinh

Lý hóa và vi sinh

1

Thành phố Cao Lãnh

6

4

2

2

0

0

2

Huyện Tháp Mười

84

21

63

52

5

6

3

Huyện Tam Nông

37

20

17

14

0

3

4

Huyện Thanh Bình

21

10

11

4

4

3

5

Huyện Cao Lãnh

50

39

11

6

3

2

6

Huyện Tân Hồng

31

8

23

21

0

2

7

Huyện Lấp Vò

35

26

9

6

2

1

8

Huyện Lai Vung

48

29

19

10

6

3

9

Huyện Châu Thành

22

8

14

13

1

0

10

Huyện Hồng Ngự

10

4

6

2

1

3

11

Thành phố Hồng Ngự

2

2

0

0

0

0

TỔNG

346

171

175

130

22

23

Tỷ lệ %

 

49,42

50,58

74,29

12,57

13,14

- Kết quả chi tiết các chỉ tiêu không đạt tại TCN có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm trong đợt II năm 2019:

STT

Huyện, thành phố

ĐỢT II năm 2019

Chỉ tiêu không đạt/ 01 mẫu

Asen

Coliforms

E.coli

Amoni

Clorua

Sắt tc

TSS

Độ đục

pH

1

Thành phố Cao Lãnh

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

Huyện Tháp Mười

56

5

6

 

1

4

 

 

 

3

Huyện Tam Nông

12

 

3

 

 

7

1

 

 

4

Huyện Thanh Bình

1

5

5

2

 

2

3

3

 

5

Huyện Cao Lãnh

8

1

3

 

 

1

 

 

1

6

Huyện Tân Hồng

19

1

2

 

 

2

 

 

 

7

Huyện Lấp Vò

2

1

3

 

 

2

3

 

 

8

Huyện Lai Vung

3

7

5

1

8

1

1

1

 

9

Huyện Châu Thành

3

1

1

 

10

 

2

1

2

10

Huyện Hồng Ngự

 

3

3

1

 

 

5

5

 

11

Thành phố Hồng Ngự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

104

24

31

4

19

21

15

10

3

Riêng chỉ tiêu Asen (ngưỡng cho phép là 10µg/l): có 104 cơ sở nhiễm ở các nồng độ khác nhau. Cụ thể như sau:

STT

Huyện, Thành phố

Mức độ nhiễm Asen

>10-20µg/l

20-<30µg/l

30-<40µg/l

1

Huyện Tháp Mười

53

3

 

2

Huyện Tam Nông

12

 

 

3

Huyện Tân Hồng

9

6

4

4

Huyện Châu Thành

3

 

 

5

Huyện Thanh Bình

1

 

 

6

Huyện Cao Lãnh

8

 

 

7

Huyện Lấp Vò

2

 

 

8

Huyện Lai Vung

3

 

 

Tổng cộng

91

9

4

2. Hiện trạng chất lượng nước cấp tại các TCN năm 2020

a) Hiện trạng chất lượng nước tại các TCN có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên

Tổng số TCN có công suất trên 1.000 m3/ngày được kiểm tra đợt I năm 2020 là 41 TCN. Kết quả, 07/41 TCN không đạt chất lượng nước theo QCVN 01:2009/BYT. Cụ thể, 07 mẫu đều không đạt về lý hóa, bao gồm:

- 01 mẫu không đạt về chỉ tiêu Asen (TCN nước ngầm, mức độ nhiễm nhẹ (10,44 µg/l) so với mới quy định (≤ 10 µg/l));

- 02 mẫu không đạt về chất hữu cơ;

- 05 mẫu không đạt về độ đục.

b) Hiện trạng chất lượng nước tại các TCN có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm

- Trong đợt I năm 2020, tổng số trạm cấp nước được giám sát chất lượng là 320 trạm, bao gồm: nước mặt: 33/33 trạm, nước ngầm: 287/308 trạm. Kết quả kiểm tra chất lượng nước như sau:

STT

Huyện, thành phố

ĐỢT I năm 2020

Kết quả kiểm tra chất lượng nước (01 mẫu/ TCN)

TS mẫu không đạt

TS mẫu

Đạt

Không đạt

Lý hóa

Vi sinh

Lý hóa và vi sinh

1

Thành phố Cao Lãnh

5

5

0

 

 

 

2

Huyện Tháp Mười

84

22

62

54

3

5

3

Huyện Tam Nông

35

17

18

11

1

6

4

Huyện Thanh Bình

22

13

9

1

8

 

5

Huyện Cao Lãnh

50

26

24

20

3

1

6

Huyện Tân Hồng

26

5

21

19

 

2

7

Huyện Lấp Vò

28

26

2

2

 

 

8

Huyện Lai Vung

45

34

11

10

1

 

9

Huyện Châu Thành

13

2

11

8

1

2

10

Huyện Hồng Ngự

10

5

5

1

2

2

11

Thành phố Hồng Ngự

2

1

1

 

 

1

TỔNG

320

156

164

126

19

19

Tỷ lệ %

 

48,75

51,25

76,83

11,59

11,59

- Qua đợt giám sát, các chỉ tiêu không đạt thường gặp gồm: Asen, sắt, Clorua, Amoni, Chất hữu cơ, độ đục, Coliform và E.Coli. Kết quả chi tiết các chỉ tiêu không đạt tại các TCN có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm trong đợt I năm 2020 như sau:

STT

Huyện, thành phố

ĐỢT I năm 2020

Chỉ tiêu không đạt/01 mẫu

Asen

Sắt tc

Màu sắc

pH

Clorua

Độ đục

Coliforms

E.Coli

Amoni

Chất hữu cơ

1

Thành phố Cao Lãnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện Tháp Mười

57

3

 

 

1

 

2

7

 

 

3

Huyện Tam Nông

14

7

 

 

 

 

3

6

 

 

4

Huyện Thanh Bình

 

 

 

1

 

 

8

3

 

 

5

Huyện Cao Lãnh

16

1

 

4

 

 

2

2

 

 

6

Huyện Tân Hồng

18

3

1

 

 

 

1

2

1

 

7

Huyện Lấp Vò

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

8

Huyện Lai Vung

5

2

 

 

4

 

1

1

2

 

9

Huyện Châu Thành

2

3

 

1

6

 

2

2

 

1

10

Huyện Hồng Ngự

 

2

 

 

 

2

3

3

 

 

11

Thành phố Hồng Ngự

 

 

 

 

 

 

1

 

1

 

TỔNG

113

21

1

6

12

2

23

26

4

1

Riêng chỉ tiêu Asen (ngưỡng cho phép là 10µg/l): có 113 cơ sở nhiễm ở các nồng độ khác nhau. Cụ thể như sau:

STT

Huyện, Thành phố

Mức độ nhiễm Asen (đợt I năm 2020)

>10-20µg/l

20-<30µg/l

30-<50µg/l

1

Huyện Tháp Mười

48

9

 

2

Huyện Tam Nông

12

1

1

3

Huyện Tân Hồng

10

5

3

4

Huyện Cao Lãnh

16

 

 

5

Huyện Lai Vung

5

 

 

6

Huyện Lấp Vò

1

 

 

7

Huyện Châu Thành

2

 

 

Tổng

94

15

4

Các trạm có lắp đặt hệ thống xử lý Asen được giám sát trong đợt I năm 2020 là 54/60 trạm. Số trạm không đạt là: 29/54 trạm. Trong đó, số TCN không đạt chỉ tiêu Asen là 29 trạm và số TCN không đạt chỉ tiêu sắt là 07 trạm. Còn lại 06 trạm có lắp đặt hệ thống xử lý Asen nhưng không giám sát được.

Lý do: 01 TCN ở thành phố Cao Lãnh đã giao lại cho Công ty Dowasen, 01 TCN ở huyện Tân Hồng không khai thác nước ngầm mà đấu nối với trạm nước mặt. Còn lại, 03 trạm ở huyện Lấp Vò và 01 trạm ở huyện Tam Nông không giám sát được vì bị mất điện ngay tại thời điểm giám sát.

- Trong đợt II năm 2020, tổng số trạm cấp nước được giám sát chất lượng là 309 trạm, bao gồm: nước mặt: 37/37 trạm, nước ngầm: 272/272 trạm. Kết quả kiểm tra chất lượng nước như sau:

STT

Huyện, thành phố

ĐỢT II năm 2020

Kết quả kiểm tra chất lượng nước (01 mẫu/ TCN)

Tổng số (TS) mẫu không đạt

TS mẫu

Đạt

Không đạt

Lý hóa

Vi sinh

Lý hóa và vi sinh

1

Thành phố Cao Lãnh

3

2

1

1

 

 

2

Huyện Tháp Mười

85

23

62

50

6

6

3

Huyện Tam Nông

36

15

21

13

3

5

4

Huyện Thanh Bình

20

7

13

9

2

2

5

Huyện Cao Lãnh

51

40

11

7

3

1

6

Huyện Tân Hồng

28

4

24

21

2

1

7

Huyện Lấp Vò

21

18

3

2

1

 

8

Huyện Lai Vung

41

24

17

11

5

1

9

Huyện Châu Thành

13

5

8

5

2

1

10

Huyện Hồng Ngự

10

4

6

 

3

3

11

Thành phố Hồng Ngự

1

 

1

 

 

1

TỔNG

309

142

167

119

27

21

Tỷ lệ %

 

45,95

54,05

71,26

16,17

12,57

Qua đợt giám sát, các chỉ tiêu không đạt thường gặp gồm: Asen, sắt, Clorua, Amoni, độ đục, Coliform và E.Coli. Kết quả chi tiết như sau:

STT

Huyện, thành phố

ĐỢT II năm 2020

Chỉ tiêu không đạt/ 01 mẫu

Asen

Sắt tc

Độ cứng

pH

Clorua

Độ đục

Coliforms

E.Coli

Amoni

1

Thành phố Cao Lãnh

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện Tháp Mười

55

1

 

 

1

 

4

9

 

3

Huyện Tam Nông

10

12

 

 

 

 

4

6

 

4

Huyện Thanh Bình

1

6

1

2

1

6

2

3

 

5

Huyện Cao Lãnh

7

 

 

 

 

1

2

3

 

6

Huyện Tân Hồng

19

4

 

 

 

1

3

3

 

7

Huyện Lấp Vò

 

 

 

 

2

 

1

1

 

8

Huyện Lai Vung

3

2

 

1

7

 

4

2

1

9

Huyện Châu Thành

 

1

 

 

4

 

1

3

1

10

Huyện Hồng Ngự

 

1

 

 

 

2

6

2

 

11

Thành phố Hồng Ngự

 

 

 

 

 

 

1

1

1

TỔNG

95

28

1

3

15

10

28

33

3

Riêng chỉ tiêu Asen (ngưỡng cho phép là 10µg/l): có 95 cơ sở nhiễm ở các nồng độ khác nhau. Cụ thể như sau:

STT

Huyện, Thành phố

Mức độ nhiễm Asen

10-20µg/l

20-<30µg/l

30-<50µg/l

1

Huyện Tháp Mười

53

02

 

2

Huyện Tam Nông

10

 

 

3

Huyện Thanh Bình

1

 

 

4

Huyện Cao Lãnh

7

 

 

5

Huyện Tân Hồng

13

05

01

6

Huyện Lai Vung

3

 

 

Tổng

87

7

1

Các trạm có lắp đặt hệ thống xử lý Asen được giám sát là: 50/60 trạm. Số trạm không đạt là 35/50 trạm, trong đó, không đạt về chỉ tiêu Asen là 20 trạm và sắt là 11 trạm. Còn lại, 10/60 trạm không giám sát do ngưng khai thác nước ngầm và đấu nối đường ống với trạm khác.

 

PHỤ LỤC 3

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC TẠI CÁC HUYỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(kèm theo Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

1. Định hướng phân vùng cấp nước giai đoạn 2021 - 2025 tại các huyện: Lai Vung, Châu Thành, Tháp Mười, Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh

1.1. Định hướng phân vùng cấp nước trên địa bàn huyện Lai Vung bao gồm 05 vùng cấp nước, cụ thể theo bảng sau:

TT

Phân vùng cấp nước

Xã, Thị trấn

Ghi chú

1

Vùng 1

Thị trấn Lai Vung

 

2

Xã Tân Dương

3

Xã Hòa Thành

4

Xã Hòa Long

5

Xã Long Thắng

6

Vùng 2

Xã Long Hậu

 

7

Vùng 3

Xã Tân Thành

 

8

Xã Tân Phước

9

Vùng 4

Xã Vĩnh Thới

 

10

Xã Tân Hòa

11

Xã Định Hòa

12

Vùng 5

Xã Phong Hòa

 

1.2. Định hướng phân vùng cấp nước trên địa bàn huyện Châu Thành bao gồm 03 vùng cấp nước, cụ thể theo bảng sau:

TT

Phân vùng cấp nước

Xã, Thị trấn

Ghi chú

1

Vùng 1

Thị trấn Cái Tàu Hạ

 

2

Xã Tân Bình

3

Xã Phú Hựu

4

Xã An Phú Thuận

5

Xã Phú Long

6

Xã Tân Phú Trung

7

Xã An Nhơn

8

Xã An Hiệp

9

Xã An Khánh

10a

Một phần xã Tân Nhuận Đông

10b

Vùng 2

Một phần xã Tân Nhuận Đông

 

11

Xã Hòa Tân

12

Vùng 3

Xã Tân Phú

 

1.3. Định hướng phân vùng cấp nước trên địa bàn huyện Tháp Mười bao gồm 08 vùng cấp nước, cụ thể theo bảng sau:

TT

Phân vùng cấp nước

Xã, Thị trấn

Ghi chú

1

Vùng 1

Thị trấn Mỹ An

 

2

Xã Trường Xuân

3a

Một phần xã Mỹ Hòa

4

Vùng 2

Xã Thanh Mỹ

 

4a

Vùng 3

Một phần xã Thanh Mỹ

 

5

Xã Phú Điền

6a

Một phần xã Mỹ An

7

Vùng 4

Xã Mỹ Quí

 

8

Xã Mỹ Đông

9

Xã Láng Biển

10

Vùng 5

Xã Đốc Binh Kiều

 

6b

Một phần xã Mỹ An

11

Vùng 6

Xã Tân Kiều

 

3b

Một phần xã Mỹ Hòa

12

Vùng 7

Xã Hưng Thạnh

 

2a

Một phần xã Trường Xuân

13

Vùng 8

Xã Thạnh Lợi

 

1.4. Định hướng phân vùng cấp nước trên địa bàn huyện Hồng Ngự bao gồm 03 vùng cấp nước, cụ thể theo bảng sau:

TT

Phân vùng cấp nước

Xã, Thị trấn

Ghi chú

1

Vùng 1

Thị trấn Thường Thới Tiền

 

2

Xã Thường Thới Hậu A

3

Xã Thường Phước 2

4

Xã Thường Phước 1

5

Xã Thường Lạc

6

Vùng 2

Xã Long Khánh A

 

7

Xã Long Khánh B

8

Vùng 3

Xã Long Thuận

 

9

Xã Phú Thuận A

10a

Xã Phú Thuận B

10b

Vùng 3a

Một phần xã Phú Thuận B

Khu vực tiếp giáp với 05 xã cù lao huyện Thanh Bình

1.5. Định hướng phân vùng cấp nước trên địa bàn huyện Tân Hồng bao gồm 02 vùng cấp nước, cụ thể theo bảng sau:

TT

Phân vùng cấp nước

Xã, Thị trấn

Ghi chú

1

Vùng 1

Thị trấn Sa Rài

 

2

Xã Bình Phú

3

Xã Tân Công Chí

4a

Một phần Xã Tân Hộ Cơ

4b

Vùng 2

Một phần Xã Tân Hộ Cơ

 

5

Xã An Phước

6

Xã Tân Phước

7

Xã Tân Thành A

8

Xã Tân Thành B

9

Xã Thông Bình

1.6. Định hướng phân vùng cấp nước trên địa bàn huyện Tam Nông bao gồm 02 vùng cấp nước, cụ thể theo bảng sau:

TT

Phân vùng cấp nước

Xã, Thị trấn

Ghi chú

1

Vùng 1

Thị trấn Tràm Chim

 

2

Xã An Hòa

3

Xã An Long

4

Xã Phú Ninh

5

Xã Phú Thành A

6

Xã Phú Thành B

7

Xã Phú Thọ

8

Xã Phú Cường

9

Xã Phú Đức

10

Xã Phú Hiệp

11

Vùng 2

Xã Hòa Bình

 

12

Xã Tân Công Sính

1.7. Định hướng phân vùng cấp nước trên địa bàn huyện Thanh Bình bao gồm 09 vùng cấp nước, cụ thể theo bảng sau:

TT

Phân vùng cấp nước

Xã, Thị trấn

Ghi chú

1

Vùng 1

Thị trấn Thanh Bình

 

2

Xã Tân Phú

3

Vùng 2

Xã An Phong

 

4

Xã Tân Thạnh

5a

Một phần xã Phú Lợi

5b

Vùng 3

Một phần xã Phú Lợi

 

6

Xã Tân Mỹ

7

Vùng 4

Xã Bình Thành

 

8

Vùng 5

Xã Bình Tấn

 

9

Vùng 6

Xã Tân Huề

 

10a

Một phần xã Tân Quới

11a

Một phần xã Tân Hòa

10b

Vùng 7

Một phần xã Tân Quới

 

11b

Một phần xã Tân Hòa

13a

Một phần xã Tân Long

12

Vùng 8

Xã Tân Bình

 

13b

Vùng 9

Một phần xã Tân Long

 

1.8. Định hướng phân vùng cấp nước trên địa bàn huyện Cao Lãnh bao gồm 04 vùng cấp nước, cụ thể theo bảng sau:

TT

Phân vùng cấp nước

Xã, Thị trấn

Ghi chú

1

Vùng 1

Thị trấn Mỹ Thọ

 

2

Xã Phong Mỹ

3

Xã Tân Nghĩa

4

Xã Phương Trà

5

Xã Nhị Mỹ

6

Xã An Bình

7

Xã Mỹ Thọ

8

Xã Mỹ Hội

9

Xã Bình Hàng Trung

10

Xã Mỹ Long

11

Xã Mỹ Hiệp

12

Xã Tân Hội Trung

13

Xã Ba Sao

14

Xã Gáo Giồng

15

Xã Phương Thịnh

16

Vùng 2

Xã Mỹ Xương

 

17

Vùng 3

Xã Bình Hàng Tây

 

18

Vùng 4

Xã Bình Thạnh

 

2. Lưu ý:

UBND huyện phải xác định rõ phạm vi cấp nước của các một phần xã trong Kế hoạch cung cấp nước sạch giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương.

 

PHỤ LỤC 4

LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ NƯỚC NGẦM SANG NƯỚC MẶT TRONG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
 (kèm theo Kế hoạch số 198 /KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

TT

Huyện, thành phố

Lộ trình chuyển đổi từ nước ngầm sang nước mặt trong cung cấp nước sạch

Ghi chú

1

Thành phố Cao Lãnh

Đến hết 31/12/2021

Nếu phát sinh những trường hợp đặc biệt không thể thực hiện theo lộ trình này, UBND các huyện, thành phố kịp thời báo cáo UBND Tỉnh xem xét, quyết định.

2

Thành phố Sa Đéc

Đến hết 31/12/2021

3

Huyện Lấp Vò

Đến hết 31/12/2021

4

Huyện Châu Thành

Đến hết 31/12/2022

5

Huyện Lai Vung

Đến hết 31/12/2022

6

Huyện Tân Hồng

Đến hết 31/12/2023

7

Huyện Cao Lãnh

Đến hết 31/12/2023

8

Huyện Thanh Bình

Đến hết 31/12/2023

9

Huyện Tam Nông

Đến hết 31/12/2023

10

Huyện Tháp Mười

Đến hết 31/12/2023

11

Thành phố Hồng Ngự

Không còn TCN ngầm trên địa bàn

Không cho phép khoan (thăm dò) giếng mới

12

Huyện Hồng Ngự

Không còn TCN ngầm trên địa bàn

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÔNG VIỆC TRỌNG TÂM
(kèm theo Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

TT

Danh mục công việc trọng tâm

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp thực hiện

Thời gian dự kiến hoàn thành

Ghi chú

1

Ban hành Kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện, thành phố giai đoạn 2021 - 2025

UBND huyện, thành phố

- Các đơn vị cấp nước/Nhà đầu tư cấp nước;

- Các đơn vị khác có liên quan.

31/08/2021

 

2

Xây dựng Quy chuẩn chất lượng nước sạch tỉnh Đồng Tháp

Sở Y tế

- Các Sở: XD, NNPTNT, TNMT, TC, KHĐT, KHCN;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị khác có liên quan.

30/6/2021

 

3

Tham mưu, kiến nghị UBND Tỉnh về việc tổ chức thực hiện việc ký hợp đồng cấp nước (thỏa thuận cấp nước) trên địa bàn các huyện, thành phố

- Sở Xây dựng;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các Sở: NNPTNT, TNMT, YT, KHĐT, TC, KHCN;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị khác có liên quan.

30/09/2021

- Sở Xây dựng phụ trách địa bàn đô thị;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách địa bàn nông thôn.

4

Ký kết hợp đồng cấp nước (thỏa thuận cấp nước) với các đơn vị cấp nước theo Kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện, thành phố đã ban hành

UBND huyện, thành phố

- Các đơn vị cấp nước/Nhà đầu tư cấp nước;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

Thực hiện theo quy định hiện hành (Nghị định 117/2007/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 01/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng)

5

Xây dựng Phương án thực hiện lộ trình hạn chế khai thác nước dưới đất trong cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Các Sở: XD, NNPTNT, TC, KHĐT, YT, KHCN;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

 

6

Xây dựng, tham mưu UBND Tỉnh chính sách về đất đai để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trạm cấp nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Các Sở: XD, NNPTNT, TC, KHĐT, KHCN, GTVT;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị cấp nước/Nhà đầu tư cấp nước.

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

 

7

Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời đường ống cấp nước khi thực hiện các dự án công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Các Sở: XD, NNPTNT, GTVT, TC, KHĐT, KHCN;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

 

8

Đề xuất xây dựng chương trình quan trắc chất lượng nước mặt tự động (online)

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Các Sở: XD, NNPTNT, TC, KHĐT, YT, KHCN;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

Nghiên cứu, tổ chức thực hiện đúng theo quy định

9

Đề xuất xây dựng chương trình giám sát chất lượng nước sạch tự động (online)

Sở Y tế

- Các Sở: XD, NNPTNT, TNMT, TC, KHĐT, KHCN;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

Nghiên cứu, tổ chức thực hiện đúng theo quy định

10

Đề xuất xây dựng, tổng hợp cơ sở dữ liệu sử dụng chung về công tác cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh

- Sở Xây dựng;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các Sở: NNPTNT, TNMT, TC, KHĐT, KHCN, YT, GTVT;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị cấp nước/Nhà đầu tư cấp nước;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

- Sở Xây dựng phụ trách địa bàn đô thị;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách địa bàn nông thôn.

11

Điều tra cập nhật, báo cáo Bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch theo Quyết định số 4826/QĐ-BNN-TCTL ngày 07/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch nông thôn và tài liệu hướng dẫn triển khai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025 (Định kỳ hàng năm)

 

12

Đề xuất giải pháp xử lý các trạm cấp nước bị nhiễm asen và triển khai thực hiện

- Sở Y tế;

- UBND huyện, thành phố.

- Các Sở: XD, NNPTNT, KHCN, TNMT;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

 

13

Đề xuất danh mục đầu tư công các dự án cấp nước

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Sở Xây dựng;

- UBND huyện, thành phố.

- Các Sở: TNMT, TC, KHĐT, KHCN, YT;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

 

14

Tham mưu, kiến nghị UBND Tỉnh về việc xem xét, hỗ trợ, cấp bù phương án giá nước sạch do đơn vị cấp nước xây dựng khi dự án các công trình, trạm cấp nước của đơn vị cấp nước được xây dựng mới hoặc chuyển đổi công nghệ mới đảm bảo theo chuẩn chất lượng quy định

Sở Tài chính

- Các Sở: XD, NNPTNT, TNMT, YT, KHĐT, KHCN;

- UBND huyện, thành phố.

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

 

15

Xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn trên địa bàn Tỉnh đến 2025

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Sở Xây dựng;

- Các Sở: TNMT, TC, KHĐT, KHCN, YT;

- UBND huyện, thành phố;

- Các đơn vị khác có liên quan.

2021 - 2025

- Sở Xây dựng phụ trách địa bàn đô thị;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách địa bàn nông thôn.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2021 về cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 198/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 28/06/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Huỳnh Minh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/06/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản