Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 158/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM CUNG CẤP NƯỚC SẠCH MÙA HÈ NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ chương trình công tác của UBND thành phố Hà Nội năm 2019;

Căn cứ Thông báo số 471/TB-UBND ngày 23/4/2019 về Kết luận của Tập thể UBND Thành phố tại phiên họp xem xét Kế hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 trên địa bàn Thành phố;

Căn cứ Thông báo số 2073-TB/TU ngày 08/7/2019 thông báo Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy- HĐND- UBND Thành phố với lãnh đạo quận, huyện, thị xã Quý II năm 2019;

Xét báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội tại văn bản số 6011/SXD-HT ngày 10/7/2019 về việc Ban hành Kế hoạch cấp nước mùa hè 2019 và Kế hoạch thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Hà Nội năm 2019, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Bảo đảm cung cấn nước sạch mùa hè năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

I. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC:

1. Về nguồn cấp:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy, sự vào cuộc quyết liệt của UBND Thành phố, các cấp, các ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và chung tay của toàn xã hội, trong năm 2018 đã có 04 dự án cấp nguồn hoàn thành (1) thì nguồn nước sạch cấp cho Thành phố năm 2019 đã tăng lên đáng kể (công suất tăng thêm khoảng 335.000m3/ngđ). Tổng công suất nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đạt khoảng 1.370.000m3/ngđ (Phụ lục 1), bao gồm:

+ Nguồn cấp từ các Nhà máy nước do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội quản lý với công suất khoảng 670.200m3/ngđ trên tổng công suất thiết kế là 792.600m3/ngđ (trong đó nguồn nước ngầm khoảng 520.200m3/ngđ; nguồn nước mặt từ nhà máy Bắc Thăng Long - Vân Trì 150.000m3/ngđ).

+ Nguồn cấp từ nhà máy nước mặt sông Đà do Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản lý với lưu lượng cấp cho Hà Nội trung bình khoảng 250.000-260.000m3/ngđ trên tổng công suất Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 1 là 300.000 m3/ngđ (có thể nâng công suất lên 330.000m3/ngđ).

+ Nguồn cấp từ 03 trạm cấp nước (Hà Đồng cơ sở 1, cơ sở 2 và trạm Dương Nội) do Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đồng quản lý với công suất khoảng 70.000 m3/ngđ.

+ Nguồn cấp từ 2 trạm cấp nước (Sơn Tây 1 và 2) do Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây quản lý với công suất khoảng 27.000 m3/ngđ trên công suất thiết kế Nhà máy 30.000 m3/ngđ,

+ Nguồn cấp từ Nhà máy nước mặt sông Đuống có khả năng cung cấp sản lượng theo công suất thiết kế giai đoạn 1 là 150.000 m3/ngđ (có thể nâng công suất lên 165.000m3/ngđ).

+ Các nguồn cấp nước cục bộ như: Nhà máy nước Ba Vì 15.000m3/ngđ; Trạm cấp nước Văn Điển 6.000m3/ngđ...

- Nhu cầu sử dụng nước tại khu vực đã được đầu tư hệ thống mạng lưới cấp nước hiện nay trung bình là khoảng từ 1.100.000 ÷ 1,200.000m3/ngđ, do vậy với tổng công suất các nguồn cấp hiện nay có thể đạt 1.370.000m3/ngđ là cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước của nhân dân với chỉ tiêu khoảng 100 ÷ 150 1/người/ngày (thời gian cao điểm nắng nóng đầu hè vừa qua nhu cầu sử dụng nước ngày cao điểm là khoảng 1.160.000m3/ngđ)

2. Về công tác quản lý, vận hành cung cấp nước sạch theo địa bàn:

Dự kiến trong năm 2019 số lượng khách hàng tại khu vực đô thị tăng khoảng 6% do các khu đô thị mới được đưa vào sử dụng tại khu vực nội đô, Đồng Anh, Gia Lâm... dự kiến khoảng 60.000 hộ; Mặt khác các dự án phát triển mạng khu vực nông thôn hoàn thành trong năm 2019 với quy mô khoảng 250.000 hộ (theo Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 01/3/2019 của UBND Thành phố).

a. Khu vực 12 quận nội thành và các xã ven đô: Việc cung cấp dịch vụ cấp nước cho khu vực 12 quận nội thành và khu vực các xã ven đô hiện nay chủ yếu do các Công ty: TNHH MTV nước sạch Hà Nội; Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội; Cổ phần sản xuất và kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội; Cổ phần Viwaco; TNHH MTV nước sạch Hà Đồng với khoảng 1.200.000 khách hàng, với khoảng trên 5.320.000 người dân (tăng khoảng 5% so với năm 2018); tỷ lệ người dân khu vực 12 quận nội thành và các xã ven đô được cung cấp nước sạch cơ bản đạt gần 100%; tỷ lệ nước thất thoát thất thu chung trên hệ thống là dưới 18%, cụ thể như sau:

- Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội:

+ Quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 692.000 hộ dân, tại khu vực các quận : Ba Đình, Hai Bà Trưng, một phần quận Hoàng Mai, Đống Đa, cầu Giấy, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Long Biên và một xã lân cận thuộc các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đồng Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

+ Nhu cầu sử dụng nước trung bình mùa hè: 670.000m3/ngđ, vào các đợt nắng nóng có thể tăng 5 ÷ 10% tương ứng 740.000m3/ngđ.

+ Nguồn cấp: Sử dụng nguồn do Công ty sản xuất (sau khi giảm khai thác nước ngầm khoảng 80.000m3/ngđ) hiện nay công suất cấp nước ổn định khoảng 670.000m3/ngđ và tiếp nhận nguồn nước mặt sông Đuống khoảng 60.000 ÷ 80.000m3/ngđ

- Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội:

+ Quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 173.426 khách hàng, tại khu vực quận: Long Biên và một xã lân cận thuộc các huyện Gia Lâm, Đồng Anh, Sóc Sơn.

+ Nhu cầu sử dụng nước trung bình khoảng: 130.000m3/ngđ, vào các đợt nắng nóng có thể tăng 5 ÷ 10% tương ứng 150.000m3/ngđ.

+ Nguồn cấp: Sử dụng nguồn do Công ty nước sạch Hà Nội cung cấp; nguồn từ các trạm cấp nước do Công ty sản xuất khoảng 120.000m3/ngđ và nguồn nước mặt sông Đuống khoảng 10.000 ÷ 25.000m3/ngđ.

- Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội:

+ Quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 36.202 khách hàng, tại khu vực quận Hoàn Kiếm.

+ Nhu cầu sử dụng nước trung bình khoảng: 45.500m3/ngđ, vào các đợt nắng nóng có thể tăng 5 ÷ 10% tương ứng 47.000m3/ngđ.

+ Nguồn cấp: Sử dụng nguồn do Công ty nước sạch Hà Nội cung cấp; nguồn từ các trạm cấp nước do Công ty sản xuất khoảng 10.000m3/ngđ (trạm Đồn Thủy).

- Công ty cổ phần Viwaco :

+ Quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 147.000 khách hàng, tại khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, cầu Giấy, Thanh Trì (phía Tây Quốc lộ 1A).

+ Nhu cầu sử dụng nước trung bình khoảng: 200.000m3/ngđ, vào các đợt nắng nóng có thể tăng 5 ÷ 10% tương ứng 210.000m3/ngđ.

+ Nguồn cấp: Sử dụng nguồn nước sạch do Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà cung cấp khoảng 200.000 ÷ 210.000m3/ngđ và nguồn cấp từ trạm Văn Điển với công suất 5.000m3/ngđ; Dự phòng bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống khi nguồn nước sông Đà không đáp ứng nhu cầu, đảm bảo cấp nước an toàn.

- Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông:

+ Quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 150.000 khách hàng, năm 2019 sẽ tăng lên khoảng 165.000 khách hàng tại khu vực quận Hà Đông, một phần Nam Từ Liêm, một số xã của huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Ứng Hòa...

+ Nhu cầu sử dụng nước trung bình khoảng: 115.000m3/ngđ, vào các đợt nắng nóng có thể tăng 5 ÷ 10% tương ứng 130.000 ÷ 145.000m3/ngđ.

+ Nguồn cấp: Sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước do Công ty sản xuất khoảng 80.000m3/ngđ và nguồn sạch sông Đà cung cấp khoảng 40.000 ÷ 50.000m3/ngđ; Dự phòng bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống cấp cho các khu vực Đồng Nam quận Hà Đồng, đảm bảo cấp nước an toàn khi các nguồn cấp không đáp ứng nhu cầu.

b. Khu vực nông thôn dọc Đại lộ Thăng Long (các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức):

Việc cung cấp dịch vụ cấp nước cho khu vực là do Công ty TNHH Đồng tiến thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải thực hiện :

+ Quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 80.000 khách hàng.

+ Nhu cầu sử dụng nước trung bình khoảng: 30.000m3/ngđ, vào các đợt nắng nóng có thể tăng 5 ÷ 10% tương ứng 32.000m3/ngđ.

+ Nguồn cấp: Sử dụng nguồn nước sạch sông Đà

c. Khu vực Sơn Tây và một số xã của huyện Phúc Thọ:

Việc cung cấp dịch vụ cấp nước cho khu vực là do Công ty cổ phần nước sạch Sơn Tây thực hiện:

+ Quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 37.000 khách hàng, tại khu vực thị xã Sơn Tây, một số xã của huyện Phúc Thọ...

+ Nhu cầu sử dụng nước trung bình khoảng: 25.000m3/ngđ, vào các đợt nắng nóng có thể tăng 5 ÷ 10% tương ứng 27.000m3/ngđ.

+ Nguồn cấp: Sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước do Công ty sản xuất với công suất thiết kế 30.000m3/ngđ.

d. Khu vực huyện Ba Vì:

Việc cung cấp dịch vụ cấp nước cho khu vực Ba Vì hiện nay chủ yếu là do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì thực hiện:

+ Quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 20.000 khách hàng.

+ Nhu cầu sử dụng nước trung bình khoảng: 5.000m3/ngđ.

+ Nguồn cấp: Sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước do Công ty sản xuất với công suất thiết kế 15.000m3/ngđ.

e. Khu vực huyện Phú Xuyên:

Việc cung cấp dịch vụ cấp nước cho khu vực là do Công ty cổ phần cấp nước Hà Nam đang triển khai thực hiện theo dự án cấp nước sạch cho huyện Phú Xuyên; sử dụng nguồn nước sạch từ Nhà máy nước Hà Nam công suất 200.000m3/ngđ.

g. Khu vực nông thôn còn lại:

Khu vực nông thôn còn lại hiện nay sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước cục bộ, và nguồn nước do hộ gia đình tự khai thác sử dụng (nguồn giếng khoan, giếng đào, nước mưa, sông, suối, ao hồ...)

3. Đánh giá chung về thực trạng hệ thống cấp nước:

- Năm 2018 đã có 04 dự án cấp nguồn hoàn thành với công suất tăng thêm khoảng 335.000m3/ngđ, nâng tổng nguồn cấp hiện nay lên trên 1.370.000m3/ngđ, trong khi nhu cầu sử dụng bình quân hiện nay khoảng 1.100.000 ÷ 1.200.000m3/ngđ. Do đó với tốc độ phát triển đô thị (số khách hàng đấu nối tăng thêm trên 6%) và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân vào thời gian cao điểm mùa hè tăng khoảng 5 ÷ 10% thì với sản lượng có thể khai thác là 1.37.000m3/ngđ là cơ bản đảm bảo đủ nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân (khu vực đô thị, nông thôn liền kề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung) hè 2019 với tỷ lệ cấp nước đạt 100% và chỉ tiêu là khoảng 100 ÷ 1501/người/ngày.

- Trường hợp có sự cố, hoặc bảo dưỡng sửa chữa đường ống số 1 nước sạch sông Đà: Với việc đưa vào vận hành trạm bơm tăng áp Tây Mỗ (có bể chứa 30.000m3/ngđ) và đấu nối bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống cho khu vực Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đồng thì thời gian cấp nước ổn định trở lại cho người dân khu vực sử dụng nguồn nước mặt sông Đà (Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đồng...) sẽ được rút ngắn xuống khoảng 01 ngày.

- Hiện nay, một số khu đô thị mới đang đưa vào sử dụng, trong khi hệ thống mạng lưới cấp nguồn chưa được đầu tư đồng bộ, một số khu vực sử dụng nguồn từ các trạm cấp nước cục bộ vào thời gian cao điểm mùa hè có thể thiếu nước cục bộ.

- Để đảm bảo công tác cung cấp nước sạch mùa hè 2019, yêu cầu các Công ty nước sạch phải rà soát kỹ và xây dựng các giải pháp, biện pháp cụ thể, chi tiết nhằm khắc phục tình trạng khó khăn về nước sạch mùa hè 2019, đặc biệt đối với tình huống sự cố vỡ tuyến ống số 1 sông Đà.

II. KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC MÙA HÈ 2019

Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng, thủy văn Trung ương, nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình các năm, nhiệt độ trung bình từ tháng 4 ÷ 8/2019 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ khoảng 0,5 ÷ 1,0°C.

Căn cứ thực trạng tình hình sản xuất, cung cấp nước sạch và dự báo nhu cầu sử dụng nước mùa hè năm 2019, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 khu vực đô thị Thành phố Hà Nội với nội dung như sau:

1. Mục đích, yêu cầu:

- Đảm bảo duy trì sản xuất, vận hành tối đa công suất các nhà máy nước, các trạm cấp nước, đáp ứng với khả năng cao nhất về nhu cầu sử dụng nước của 100% hộ dân thuộc hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố và một số khu vực lân cận thuộc huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đồng Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì...; duy trì tối đa lưu lượng, áp lực cho toàn bộ hệ thống với chất lượng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế;

- Cải tạo nâng cấp các trạm cấp nước hiện có nhằm nâng cao chất lượng nước sau xử lý phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế;

- Tập trung đầu tư cải tạo mạng lưới cấp nước lắp đặt đồng hồ đo nước cấp C với độ chính xác cao, chống gian lận, giảm thất thoát thất thu nước sạch, có khả năng kết nối mạng không dây ứng dụng công nghệ 4.0 về quản lý khách hàng; duy trì vận hành các trạm bơm tăng áp cục bộ, vận hành mạng lưới cấp nước hợp lý kết hợp tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên sử dụng nước cho nhu cầu ăn, uống;

- Thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện và sẵn sàng, kịp thời sửa chữa khắc phục các sự cố rò rỉ, vỡ ống, đặc biệt là tuyến truyền dẫn nước sạch sông Đà số 1 hiện có, nhằm cấp nước ổn định trong thời gian nhanh nhất;

- Tập trung tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành đúng tiến độ các dự án nguồn; các dự án phát triển mạng nhằm mở rộng cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn.

2. Nội dung Kế hoạch đảm bảo cấp nước hè 2019:

a. Về nguồn cấp:

- Đảm bảo duy trì sản xuất, cung cấp tổng công suất khoảng 1.235.000 - 1.370.000 m3/ngđ (Phụ lục 1), trong đó:

+ Công ty Nước sạch Hà Nội: Duy trì sản lượng nước sản xuất là: 670.200 m3/ngđ (trong đó nước ngầm là 520.200m3/ngđ; nguồn nước mặt từ Nhà máy Bắc Thăng Long - Vân Trì là 150.000m3/ngđ);.Bổ sung nguồn nước sạch từ Nhà máy nước mặt sông Đuống khoảng 80.000m3/ngđ.

+ Công ty CP đầu tư nước sạch sông Đà Viwasupco: Duy trì sản lượng cấp nước khoảng 250.000 ÷ 300.000m3/ngđ; duy trì vận hành trạm điều tiết Tây Mỗ đảm bảo vận hành hệ thống cấp nước sông Đà đạt công suất 300.000m3/ngđ;

+ Công ty Nước sạch Hà Đồng: 80.000 m3/ngđ (tại cơ sở 1, cơ sở 2 và trạm Dương Nội);

+ Công ty CP cấp nước Sơn Tây: 27.000 ÷ 30.000 m3/ngđ;

+ Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống: Bổ sung, hỗ trợ nguồn cấp cho khu vực nội đô khoảng 100.000-150.000m3/ngđ (tùy vào nhu cầu sử dụng của các đơn vị bán lẻ trong khu vực).

+ Duy trì các nguồn cấp nước cục bộ như: Nhà máy nước Ba Vì 15.000m3/ngđ; Trạm cấp nước Văn Điển 5.000m3/ngđ...

- Bảo đảm chất lượng nước sản xuất, cung cấp, được Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội kiểm tra, giám sát và đánh giá đạt Quy chuẩn kỹ thuật quy định QCVN 01:2009/BYT và tiến tới QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế.

b. Về mạng lưới:

- Đảm bảo hệ thống mạng lưới vận hành ổn định, duy trì đủ áp lực cấp nước cho toàn bộ khách hạng hiện có.

- Đảm bảo cung cấp nước sạch cho các khách hàng mới nằm trong phạm vi khu vực đã có hệ thống mạng cấp nước.

- Kịp thời khắc phục những điểm rò rỉ, vỡ ống gây mất nước, thất thoát nước sạch.

3. Giải pháp vận hành cấp nước khi có sự cố vỡ ống hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đà:

- Công ty VIWASUPCO: Vận hành tối ưu nhà máy và van điều tiết đảm bảo tuyến ống truyền dẫn số 1; chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ vật tư, vật liệu, ống dự phòng, phương tiện, thiết bị và nhân lực thi công thực hiện sửa chữa, khắc phục sự cố vỡ ống để cung cấp nước cho nhân dân nhanh nhất. Thời gian sửa chữa, khắc phục không kéo dài quá 10 giờ/1điểm vỡ; Vận hành điều tiết trạm bơm tăng áp Tây Mỗ và đoạn tuyến từ trạm tăng áp đến vành đai 3 để duy trì nguồn cấp cho khu vực nội đô và tăng áp, bổ sung lưu lượng cấp nước cho khu vực khi sửa chữa, bảo dưỡng tuyến số 1 sông Đà; bổ sung công trình thu, trạm bơm nước thô từ sông Đà (khi mực nước thấp) để lấy nước cho nhà máy hoạt động; cải tạo kênh dẫn nước thô đảm bảo ổn định cấp nước...

- Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống: Điều tiết bổ sung nguồn cấp cho Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông.

- Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông phối hợp cùng Công ty nước mặt sông Đuống: Xây dựng phương án bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống để đảm bảo cung cấp nước, giảm thiểu ảnh hưởng về cấp nước cho địa bàn quản lý khi có sự cố đường ống cấp nước từ NMN mặt sông Đà và trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục.

4. Giải pháp vận hành cấp nước khi có sự cố hoặc bảo dưỡng, sửa chữa đường ống truyền dẫn của NMN mặt sông Đuống (dự phòng):

- Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống: xây dựng phương án sửa chữa khắc phục sự cố đường ống truyền tải nước mặt sông Đuống, đặc biệt các đường ống qua sông để đảm bảo kế hoạch cấp nước an toàn, xây dựng phương án cấp nước giảm thiểu ảnh hưởng do thiểu nguồn cấp từ nhà máy nước mặt sông Đuống.

- Công ty nước sạch Hà Nội: vận hành tối đa công suất các nhà máy công ty đang quản lý để bổ sung nguồn thiếu hụt từ nhà máy nước mặt sông Đuống.

- Công ty Cổ phần nước đầu tư nước sạch sông Đà: Tăng công suất, bổ sung nguồn cấp cho Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội bù đắp nguồn nước sạch từ nhà máy nước mặt sông Đuống.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Các Công ty cấp nước:

- Thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy nước, thay thế bơm, thổi rửa giếng (hoặc công trình thu), nâng công suất để duy trì sản xuất, vận hành an toàn tối đa công suất các nhà máy nước, các trạm cấp nước xong trước 15/4/2019, đảm bảo tổng lượng nước sản xuất, cung cấp đạt khoảng 1.100.000 đến 1.250.000m3/ngđ, nhằm phấn đấu đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước của nhân dân tại các khu vực có hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố; thực hiện chế độ nội kiểm chất lượng nước theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.

- Đầu tư nâng cấp cải tạo mạng lưới, khảo sát, đề xuất giải pháp lắp đặt bổ sung thiết bị nâng cấp các trạm cấp nước hiện có đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước uống tại vòi...

- Xây dựng phương án cấp nước bằng xe stec: Đối với các khu vực ở cuối nguồn nước, các khu chung cư, vị trí có cốt địa hình cao, bất lợi và trường hợp sửa chữa khắc phục sự cố...

- Thực hiện một số giải pháp đồng bộ như vận hành van, điều tiết cấp nước, lắp đặt bơm tăng áp di động, vận hành mạng lưới cấp nước phân khu theo giờ, huy động các xe stec hỗ trợ cấp nước những đối tượng ưu tiên như bệnh viện, trường học...

- Phối hợp xây dựng phương án bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống để đảm bảo cung cấp nước, giảm thiểu ảnh hưởng về cấp nước cho địa bàn quản lý khi có sự cố đường ống cấp nước từ NMN mặt sông Đà và trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục (nếu có).

- Nghiên cứu, lắp đặt đồng hồ đo nước cấp C với độ chính xác cao, chống gian lận, giảm thất thoát thất thu nước sạch, có khả năng kết nối mạng không dây ứng dụng công nghệ 4.0 về quản lý khách hàng; xây dựng phương án quản lý, thu tiền nước không sử dụng tiền mặt.

- Cập nhật tiêu chuẩn cấp nước sạch do Bộ Y tế ban hành để điều chỉnh, bổ sung công nghệ cho phù hợp; xây dựng kế hoạch sản xuất cấp nước, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng cấp nước, kế hoạch triển khai thay thế đường ống đã xuống cấp, đảm bảo yêu cầu chất lượng nước của Bộ Y tế.

- Chủ động tổ chức thực hiện Kế hoạch cấp nước hè 2019 của đơn vị; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sát thực tế điều kiện của đơn vị; phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Điện lực Hà Nội và các Công ty Điện lực Quận, Huyện đảm bảo cung cấp điện ổn định, đảm bảo chất lượng, phục vụ sản xuất, cấp nước; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai thực hiện ngay tổng kiểm tra, rà soát tình hình cung cấp nước, có giải pháp đảm bảo ổn định cấp nước về số lượng và chất lượng đối với các khách hàng dùng nước, đặc biệt là các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học mầm non, ký túc xá, khu nhà ở cao tầng ...

- Khi xảy ra sự cố về mạng, nguồn cấp nước, sự cố về điện, thường gây ra mất nước cục bộ và thiếu nước tại các điểm có cốt địa hình cao, xa nguồn cấp nước... Các công ty cần kịp thời thông báo cho nhân dân và khách hàng, có biện pháp, giải pháp để giải quyết ngay trong thời gian sớm nhật, đảm bảo ổn định tình hình cấp nước trong địa bàn; Điều tiết phối hợp hỗ trợ bổ sung nguồn cấp giữa các nguồn cấp đảm bảo cấp nước an toàn.

- Tổ chức phân công trực điều hành sản xuất, điều hành mạng lưới phục vụ cấp nước hè 2019 tại đơn vị; Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch cấp nước luân phiên cũng như sự cố mất nước để người dân biết và có phương án tích trữ nước sinh hoạt;

- Tổ chức ứng trực tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin của khách hàng về tình hình cấp nước; Công bố công khai, rộng rãi số điện thoại đường dây nóng của đơn vị, cá nhân trực cấp nước hè cho nhân dân và khách hàng trên địa bàn để tiện liên hệ, giải quyết (Phụ lục 2); thực hiện báo cáo kịp thời UBND Thành phố, Sở Xây dựng tình hình sự cố gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước cho nhân dân trên địa bàn quản lý và cung cấp nước sạch của đơn vị, phương án và tiến độ khắc phục;

- Phối hợp, hướng dẫn các Chủ đầu tư, Ban quản lý tòa nhà, Ban quản trị các khu đô thị mới, khu chung cư, nhà ở trong công tác quản lý, vận hành vệ sinh bể chứa ngầm, bể chứa mái, xúc xả thổi rửa hệ thống đường ống cấp nước, bảo dưỡng máy bơm nhằm kiểm soát lưu lượng, chất lượng nước sạch sinh hoạt sau đồng hồ tổng, đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quy định;

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, đặc biệt trong thời điểm thời tiết nắng nóng mùa hè;

- Chủ động nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước thuộc địa bàn được giao vận hành quản lý, phù hợp các quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước Thủ đô, các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình cấp nước;

- Trong thời gian cấp nước hè, định kỳ ngày 20 hàng tháng gửi báo cáo UBND Thành phố, Sở Xây dựng về tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch cấp nước hè 2019 của đơn vị, kiểm điểm đánh giá những công tác đã và chưa thực hiện so với kế hoạch, nguyên nhân chậm trễ, vướng mắc khó khăn, kiến nghị;

2. Các nhà đầu tư:

Tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các Dự án phát triển nguồn, mạng cấp nước đã được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư theo Chỉ thị số 04/CT UBND ngày 01/3/2019:

a. Đối với nhà đầu tư triển khai dự án phát triển nguồn:

Đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các Dự án cấp nguồn tập trung trong năm 2019 đối với 05 dự án, công suất tăng thêm khoảng 525.000m3/ngđ, nâng tổng nguồn nước sạch cấp cho hệ thống lên khoảng 1.700.000m3/ngđ, cụ thể như sau:

- Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống: Tập trung triển khai, hoàn thành Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống - Giai đoạn 2 nâng công suất nhà máy từ 150.000m3/ngđ lên 300.000m3/ngđ.

- Công ty Cổ phần Nước mặt sông Hồng: Tập trung triển khai, hoàn thành, đưa vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy nước mặt sông Hồng với công suất 150.000m3/ngđ.

- Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco): Thực hiện Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II, nâng công suất cấp nước của hệ thống cấp nước sông Đà từ 300.000m3/ngđ lên 450.000m3/ngđ.

- Liên danh Công ty cổ phần Ao Vua và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì: Hoàn thành Dự án Nâng công suất Nhà máy nước Ba Vì từ 10.000m3/ngđ lên 60.000m3/ngđ.

- Công ty Cổ phần cấp nước Mê Linh: Hoàn thành Dự án xây dựng Nhà máy nước 25.000m3/ngđ cấp nước cho 12 xã của huyện Mê Linh.

b. Đối với nhà đầu tư triển khai dự án phát triển mạng: (Phụ lục 3)

- Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước các dự án đã được chấp thuận; phối hợp UBND các huyện, xã tuyên truyền, vận động người dân đấu nối sử dụng nước sạch.

- Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai các Dự án phát triển mạng hoàn thành trong năm 2019, phấn đấu nâng tỷ lệ người dân được cấp nước sạch từ 55,5% lên khoảng 73%- 75%, cụ thể:

+ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội: Hoàn thành mạng lưới cấp nước cho 4 xã (Tiền Phong, Tráng Việt, Mê Linh và Đại Thịnh) của huyện Mê Linh thuộc Dự án nâng công suất nhà máy Bắc Thăng Long lên 150.000m3/ngđ với quy mô khoảng 12.000 hộ.

+ Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đồng và Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà: hoàn thành cấp nước cho 03 xã (Bình Minh, Thanh Cao, Thanh Mai) huyện Thanh Oai với quy mô khoảng 7.500 hộ

+ Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam: Hoàn thành xây dựng hệ thống mạng cấp nước cho 03 xã (Hòa Thạch, Phú Cát, Đồng Yên) của huyện Thạch Thất với quy mô khoảng 7.000 hộ.

+ Công ty Cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội - Wadaco: Phối hợp UBND huyện Hoài Đức tuyên truyền người dân trên địa bàn huyện thực hiện đấu nối sử dụng nước sạch; Năm 2019 hoàn thành đấu nối bổ sung cho khoảng 10.000 hộ.

+ Công ty Cổ phần Cấp nước Sơn Tây: Hoàn thành đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước cho xã Cổ Đông, Sơn Đồng, thị xã Sơn Tây với quy mô cấp nước 6.400 hộ; Hoàn thành phủ kín mạng cấp nước thị xã Sơn Tây; thực hiện đấu nối cấp nước khi người dân yêu cầu; mở rộng mạng cấp nước cho người dân một số xã của huyện Phúc Thọ khoảng 3.500 hộ; phối hợp tuyến truyền người dân đấu nối sử dụng nước sạch.

+ Liên danh Công ty CP Ao Vua và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì: Hoàn thành xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước cho toàn bộ huyện Ba Vì; thực hiện đấu nối cấp nước bổ sung cho khoảng 28.167 hộ trên địa bàn huyện Ba Vì.

+ Công ty Cổ phần Viwaco: Hoàn thành mạng lưới cấp nước cho 03 xã (Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Tam Hiệp) của huyện Thanh Trì với quy mô dự án khoảng 12.700 hộ (bao gồm cả 2.000 hộ tại khu vực thôn Tả Thanh Oai); cấp nước bổ sung cho khu vực thôn

+ Liên danh Công ty Cổ phần Nước Aqua One và Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống: Tập trung nguồn lực hoàn thành mạng lưới cấp nước cho khu vực: 05 xã huyện Gia Lâm; 09 xã huyện Đồng Anh; 03 xã huyện Thanh Trì; và một số xã của huyện Thanh Oai, Thường Tín (dọc quốc lộ 1A), một số xã của huyện Sóc Sơn (dọc quốc lộ 3)... sử dụng nguồn nước mặt sông Đuống; Thực hiện đấu nối cấp nước cho khoảng 107.700 hộ (tương đương khoảng 36% quy mô dự án đã được chấp thuận với tiến độ hoàn thành 2020).

+ Công ty Cổ phần Cấp nước Hà Nam: Khẩn trương triển khai hoàn thành mạng phân phối, dịch vụ cấp nước cho 28 xã của huyện Phú Xuyên và đấu nối cấp nước cho khoảng 35.000 hộ (tương đương 65% dự án).

+ Công ty Cổ phần Cấp nước Mê Linh: triển khai thi công mạng lưới cấp nước truyền dẫn và phân phối cho khu vực 12 xã còn lại của huyện Mê Linh, thực hiện đấu nối cấp nước cho khoảng 15.000 hộ (tương đương 50% dự án).

3. Các Sở ngành:

a. Sở Xây dựng:

- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị xây dựng phương án cấp nước kịp thời bằng xe stéc cho các khu vực khi mất nước cục bộ; đảm bảo đủ áp lực để phục vụ cấp nước cho các hộ dân khu vực cuối nguồn.

- Tổ chức giao ban hàng tháng tình hình thực hiện kế hoạch cấp nước hè năm 2019 với các đơn vị cấp nước, nắm bắt và phối hợp giải quyết những vướng mắc, khó khăn của các đơn vị về nhiệm vụ đảm bảo cung cấp nước;

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch cấp nước hè 2019 của từng đơn vị cấp nước, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố khi được yêu cầu;

- Tăng cường phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng Thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch đô thị đặc biệt tại các cơ sở sản xuất lớn, các khu đô thị mới, khu chung cư...

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư các dự án, công trình trên địa bàn Thành phố phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cấp nước trong quá trình thi công, giám sát các công trình hạ tầng kỹ thuật, tránh gây sự cố đường ống và phối hợp khắc phục khẩn trương sự cố nhằm cung cấp nước cho nhân dân nhanh nhất.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước được UBND Thành phố giao về lĩnh vực cấp nước đô thị; phối hợp các đơn vị cấp nước nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước phù hợp các quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước Thủ đô và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố...

b. Sở Y tế:

- Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thực hiện định kỳ và tăng tần suất kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất cấp nước, trên mạng lưới tiêu thụ nước và đặc biệt tại các khu đô thị theo quy chuẩn quy định; kịp thời phát hiện, đôn đốc nhắc nhở và xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm về chất lượng nước ăn uống sản xuất cung cấp cho nhân dân...

- Có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu nước để xét nghiệm đảm bảo chất lượng nước theo quy định.

c. Sở Công Thương và Tổng Công ty Điện lực Hà Nội:

Ưu tiên cung cấp điện ổn định cho các nhà máy sản xuất nước và các trạm bơm tăng áp; phối hợp và thông báo trước từ 1 đến 2 ngày lịch tạm ngừng cấp điện sửa chữa để các đơn vị cấp nước chủ động thông tin cho khách hàng có kế hoạch dự trữ và sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý;

d. Sở Thông tin truyền thông:

Chủ trì cùng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, phối hợp với UBND các quận, huyện tuyên truyền cho người dân cho người dân về lợi ích của việc sử dụng nước sạch, khuyến khích người dân đấu nối sử dụng nước sạch...

4. UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây:

- Tuyên truyền người dân về lợi ích của việc sử dụng nước sạch với sức khỏe nhân dân và cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Tăng cường công tác quản lý các công trình cấp nước sau đầu tư, đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng nước sau xử lý, thực hiện tốt quy trình quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình đảm bảo cấp nước an toàn, bền vững.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban ngành, các đơn vị cấp nước, các nhà đầu tư, các đơn vị có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai Kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 trên địa bàn Thành phố Hà Nội./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy (để báo cáo);
- Thường trực Thành ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND Thành phố (để báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố (để báo cáo);
- Các Đ/c PCT UBND Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các Sở: XD, Y tế, NN&PTNT, TNMT, CT, TTTT, KH&ĐT, TC;
- Tổng Cty Điện lực Hà Nội;
- Các Công ty cấp nước, các Nhà đầu tư,
- VPUB: CVP, PCVP P.V. Chiến, ĐT, TH, TKBT;
- Lưu: VT, ĐT(Quyết)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Hùng

 

PHỤ LỤC 1

CÔNG SUẤT CÁC NHÀ MÁY NƯỚC DỰ KIẾN SẢN XUẤT NƯỚC NĂM 2019

STT

Các nhà máy sản xuất nước

Công suất thiết kế (m3/ngđ)

Công suất khai thác thực tế (m3/ngđ)

Dự kiến khai thác hè 2019

Ghi chú

I

Nguồn nước sạch Hà Nội

792.600

670.200

670.200

 

1

Nhà máy nước Yên Phụ

100.000

82.000

82.000

 

2

Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên

60.000

45.000

45.000

 

3

Nhà máy nước Mai Dịch

60.000

50.000

50.000

 

4

Nhà máy nước Tương Mai

30.000

21.000

21.000

Dự kiến giảm sản lượng

5

Nhà máy nước Pháp Vân

30.000

21.000

21.000

Dự kiến giảm sản lượng

6

Nhà máy nước Hạ Đình

30.000

25.000

25.000

Dự kiến giảm sản lượng

7

Nhà máy nước Ngọc Hà

30.000

27.000

27.000

 

8

Nhà máy nước Lương Yên

50.000

40.000

40.000

 

9

Nhà máy nước Cáo Đỉnh

60.000

51.500

51.500

 

10

Nhà máy nước Nam Dư

60.000

53.000

53.000

 

11

Nhà máy nước Gia Lâm

60.000

45.000

45.000

 

12

Nhà máy nước Bắc Thăng Long- Vân Trì

150.000

150.000

150.000

nước mặt

13

14 trạm sản xuất nước cục bộ (Vân Đồn, Quỳnh Mai...)

72.600

59.700

59.700

 

II

Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đồng

82.000

80.000

80.000

 

1

Nhà máy nước Hà Đông cơ sở 1

22.000

20.000

20.000

 

2

Nhà máy nước Hà Đông cơ sở 2

30.000

30.000

30.000

 

II

Nhà máy nước Sơn Tây (gồm Sơn Tây I+II)

30.000

27.000

30.000

 

IV

Nhà máy nước mặt sông Đà

300.000

249.254

290.000

 

1

Cấp cho nước sạch Hà Nội

 

 

10.000

 

2

Cấp cho Viwaco

 

180.000

210.000

 

3

Cấp cho nước sạch Hà Đông

 

38.132

40.000

 

4

Các khách hàng khác

 

31.122

30.000

 

V

Công ty cổ phần Viwaco (trạm Văn Điển)

6.000

5.000

5.000

 

VI

Nhà máy nước mặt sông Đuống

150.000

70.000

150.000

 

 

Tổng cộng (I-V):

1.370.600

1.106.454

1.235.200

 

 

Làm tròn

 

1.100.000

1.235.000

 

 

PHỤ LỤC 02

DANH BẠ ĐIỆN THOẠI CÁC CÔNG TY CẤP NƯỚC CẤP NƯỚC

1. Công ty TNHH MTV Nước sạch HN.

1.1 Trực cấp nước:

TT

Họ và Tên

Chức danh

Địa điểm trực

Điện thoại

I

Trực điều độ Công ty (đường dây nóng)

 

Số 44 Yên Phụ

3.8293166

1

Ban giám đốc

 

 

 

 

Nguyễn Bảo Vinh

Tổng giám đốc

Chỉ đạo chung

3.8293179

 

Trần Quốc Hùng

Phó Tổng giám đốc

Điều hành sản xuất các nhà máy

3.7152884

 

Đặng Ngọc Hải

Phó Tổng giám đốc

Điều hành đôn đốc thực hiện kế hoạch

3.7152883

2

Phòng Kỹ thuật

 

 

 

 

Lê Minh Tuấn

Trưởng phòng

 

0903255925

3

Phòng Kế hoạch

 

 

 

 

Trương Tiến Hưng

Trưởng phòng

 

0906252768

III

Các đơn vị trực thuộc

 

 

 

1

Khối văn phòng

 

 

 

 

Phạm Hằng

TP HC

Số 44 Yên Phụ

091 3583 344

 

Diệp Hoài Nam

TP TC ĐT

nt

090 8215 966

 

Trần Quốc Đạt

TP Thanh Tra

nt

091 323 1888

2

Cty CP NS số 3(HK)

 

8 Đinh Công Tráng

 

 

Nguyễn Đình Tiến

 

3.8257670

3

XN KDNS Đống Đa

 

Số 1 Quốc Tử Giám

 

 

Vũ Ngọc Hải

PGĐ

 

090 4475 875

4

XN KDNS Ba Đình

 

Số 1 Cửa Bắc

 

 

Nguyễn Quốc Huy

 

090 3463 483

5

XN KDNS Hai Bà Trưng

 

NMN Lương Yên

 

 

Phùng Ngọc Minh

 

3.8211638

6

XNKDNS Hoàng Mai

 

NMN Lương Yên

 

 

Phạm Việt Phương

 

0906214466

7

XN KDNS Cầu Giấy

 

Cánh đồng xa Mai Dịch

 

 

Trần Xuân Cương

 

090 4998 338

8

Cty CP NS số 2

 

XN Gia Lâm, Đông Anh

 

 

Tổng đài tiếp nhận thông tin, chăm sóc khách hàng

 

 

1900400002

 

Tạ Kỳ Hưng

 

0944771191

 

Xí nghiệp NS Long Biên

 

 

02439992129

 

Xí nghiệp NS Gia Lâm

 

 

02439069699

 

Xí nghiệp NS Đồng Anh

 

 

02439983979

9

XN Cơ điện Vận Tải

 

Số 1 Quốc Tử Giám

 

 

Kiều Đình Thịnh

PGĐ

 

3.7473398

10

Cty CP ĐTXD Hạ Tầng NS HN

 

Kho Ngô Sỹ Liên

 

 

Nguyễn Phi Hoài

 

0913532932

1.2. Thiết bị:

- Xe stec (5-10)m3: Số lượng 7 cái

- Các thiết bị thi công chuyên dụng

2. Công ty Viwaco

2.1 Trực cấp nước

- Nguyễn Văn Tới - Tổng Giám đốc: 0903438793

- Đinh Hoàng Lân - Phó TGĐ: 091 2152880;

- Cao Hải Tháp - Phó TGĐ: 0973344988;

- Bế Thành - TP Kỹ thuật: 0983.780.219

2.2 Thiết bị:

- Xe Stec: (4-6)m3: 2 xe

- Các thiết bị thi công chuyên dụng

3. Công ty Nước sạch Hà Đông

3.1. Trực cấp nước:

- Lại Văn Thịnh - Chủ tịch Công ty: 0979817363

- Hoàng Văn Thắng - Tổng giám đốc: 091 7848080;

- Trần Đình Quang, TP KH SX: 098 2043159 ;

3.2. Phương tiện, thiết bị

- Xe Stec: (6-10) m3: 4 xe

- Các thiết bị thi công chuyên dụng

4. Công ty Cổ phần cấp nước Sơn Tây

4.1. Trực cấp nước:

- Trực điều độ: 024.33832462

- Trần Đình Vinh - Phó giám đốc: 0904128649

4.2. Phương tiện, thiết bị

- Xe Stec: (6-10) m3: 2 xe (thuê)

- Các thiết bị thi công chuyên dụng

5. Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống

- Phạm Mạnh Hùng - Phó tổng giám đốc: 0989799089

- Đỗ Hoàng Long - Giám đốc Nhà máy: 0904569796

 

PHỤ LỤC 3

CÁC DỰ ÁN NƯỚC SẠCH DỰ KIẾN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2019
(kèm Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 01/3/2019 của UBND Thành phố)

STT

Chủ đầu tư dự án, phạm vi đầu tư

Quy mô dự án

Tiến độ thực hiện (cấp nước cho các hộ)

Tình hình triển khai thực hiện

Số xã

Công suất

Số hộ

Dân số

Đã thực hiện 2018

Thực hiện 2019

Hộ

người

I

Các dự án phát triển nguồn (5 dự án)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống:

Tập trung triển khai, hoàn thành Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống - Giai đoạn 2 nâng công suất nhà máy từ 150.000m3/ngđ lên 300.000m3/ngđ.

 

300.000

 

 

150.000

 

150.000

Đang thực hiện

2

Công ty cổ phần nước mặt sông Hồng:

Tập trung triển khai hoàn thành, đưa vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy nước mặt sông Hồng với công suất 150.000m3/ngđ.

 

300.000

 

 

 

 

150.000

 

3

Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco):

Thực hiện Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II, nâng công suất cấp nước của hệ thống cấp nước sông Đà từ 300.000m3/ngđ lên 450.000m3/ngđ

 

600.000

 

 

300.000

 

150.000

Đang thực hiện

4

Liên danh Công ty Cổ phần Ao Vua và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì:

Hoàn thành Dự án Nâng công suất Nhà máy nước Ba Vì từ 10.000m3/ngđ lên 60.000m3/ngđ

 

60.000 đến 100.000

 

 

10.000

 

50.000

Đang thực hiện

5

Công ty cổ phần cấp nước Mê Linh:

Hoàn thành Dự án xây dựng Nhà máy nước 25.000m3/ngđ cấp nước cho 12 xã của huyện Mê Linh.

 

25.000

 

 

 

 

25.000

Đang thực hiện

II

Các Dự án phát triển mạng

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án nâng công suất nhà máy Bắc Thăng Long lên 150.000m3/ngđ cấp nước cho 4 xã Tiền Phong, Tráng Việt, Mê Linh và Đại Thịnh thuộc huyện Mê Linh

4

6000

12000

48000

 

12000

48000

Đang thực hiện

2

Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoàn thành giai đoạn 2 của Dự án Xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Quốc Oai gồm các xã: Hòa Thạch, Phú Cát, Đồng Yên (03 xã giai đoạn 2)

11

30000

24000

96000

17000

7000

28000

Đang thực hiện

3

Công ty CP hạ tầng kỹ thuật VTS (CT CP nước sạch Tây Hà Nội - Wadaco)

 

 

 

 

 

 

 

 

Nối mạng, cấp nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức

15

30000

25200

100800

16000

9200

36800

Đang thực hiện

4

Công ty TNHH cấp nước Sơn Tây

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án cấp nước cho 2 xã Cổ Đông và Sơn Đồng thị xã Sơn Tây (sử dụng nguồn từ nhà máy nước Sơn Tây)

2

3200

6400

31600

2500

3900

15600

 

5

Liên danh Công ty CP Ao Vua và Công ty CP đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì

 

 

 

 

 

28167

 

 

Nhà máy, hệ thống cấp nước sạch nông thôn huyện Ba Vì (các xã Thái Hòa, Đồng Thái, Phú Sơn, Vật Lại, Cẩm Lĩnh, Chu Minh, Đồng Quang và một số xã lân cận)

7

30.000

20375

81.500

3000

8000

32000

Đang thực hiện

Cấp nước sinh hoạt cho 4 xã thu hồi đất phục vụ dự án mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ gồm các xã Thái Hòa, Phú Sơn, Cẩm Lĩnh, Vật Lại; xã lân cận là xã Đồng Thái và xã Tản Lĩnh bị ảnh hưởng bởi bãi rác khu vực

6

10.900

18167

72.667

 

10167

40667

Đang thực hiện

Dự án Nâng cấp, mở rộng nhà máy nước Sông Đà Ba Vì lên 60.000- 100.000 m3/ngđ cung cấp nước sạch cho toàn bộ huyện Ba Vì và bổ sung nguồn cấp cho thị xã Sơn Tây, huyện Phúc Thọ

16

60000

35000

140000

 

10000

40000

Đang thực hiện

6

Công ty cổ phần Viwaco

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án CN Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Tam Hiệp

3

14500

10700

42800

 

10700

42800

Đang thực hiện

7

Dự án do Công ty cổ phần nước Aqua One và Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống thực hiện

125

255133

298703,3

1194813

 

107.700

430.800

 

7.1

Dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn (18 xã), Đồng Anh (9 xã), Gia Lâm (5 xã), Hà Nội

32

107.500

113.358

453.430

 

 

 

 

Huyện Sóc Sơn: 18 xã: Đồng Xuân, Phú Minh, Xuân Giang, Đức Hòa, Việt Long, Xuân Thu, Kim Lũ, Thanh Xuân, Hiền Ninh, Phú Cường, Tân Hưng, Bắc Phú, Quang Tiến, Minh Trí, Tân Dân, Trung Giã, Phù Linh, Tân Minh;

 

 

 

 

 

10000

40000

Chưa thực hiện

+ Huyện Đồng Anh: 9 xã: Thụy Lâm, Vân Hà, Liên Hà, Việt Hùng, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm, Bắc Hồng, Nam Hồng;

 

 

 

 

 

30000

120000

Chưa thực hiện

+ Huyện Gia Lâm: 5 xã: Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Trung Mầu và Văn Đức;

 

 

 

 

 

20000

80000

Đang thực hiện tại 02 xã

7.2

Xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng lưới mạng lưới phân phối nước sạch cho một các xã Đại Áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh thuộc huyện Thanh Trì

3

12.000

10.700

42.800

 

10700

42800

Chưa thực hiện

7.3

Dự án đầu tư phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai

90

135.633

174.646

698.583

 

 

 

 

+ Huyện Thường Tín: 26 xã: Ninh Sở, Nhị Khê, Duyên Thái, Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang, Hồng Vân, Vân Tảo, Liên Phương, Tự Nhiên, Tiền Phong, Hà Hồi, Thư Phú, Nguyễn Trãi, Quất Động, Chương Dương, Lê Lợi, Thắng Lợi, Tân Minh, Dũng Tiến, Thống Nhất, Nghiêm Xuyên, Tô Hiệu, Văn Tự, Vạn Điểm, Minh Cường;

 

 

 

 

 

20000

80000

Chưa thực hiện

+ Huyện Mỹ Đức: 20 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá;

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Huyện Ứng Hòa: 27 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Liên Bạt, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội;

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Huyện Thanh Oai: 17 xã: Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư; Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Văn, Xuân Dương

 

 

 

 

 

17000

68000

Đang chuẩn bị thực hiện tại 03 xã

8

Công ty Cổ phần cấp nước Hà Nam triển khai thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án cấp nước cho 28 đơn vị hành chính huyện Phú Xuyên và vùng phục cận

28

35000

53750

215000

1000

35000

140000

Dang thực hiện

9

Công ty cổ phần cấp nước Mê Linh

 

 

 

 

 

 

0

 

Dự án Xây dựng Hệ thống cấp nước sạch liên xã: Văn Khê, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thịnh, Vạn Yên, Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Tam Đồng, Kim Hoa, huyện Mê Linh

12

25000

30000

120000

 

15000

60000

Chưa thực hiện

 

Tổng cộng

229

499.733

534.295

2.143.180

39.500

256.833

914.667

tương đương 21%

 



1 Dự án xây dựng trạm cấp nước Dương Nội công suất 30.000m3/ngđ; Dự án cải tạo Nâng công suất nhà máy nước mặt Bắc Thăng Long - Vân Trì đạt công suất 150.000m3/ngđ; Dự án xây dựng nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1 công suất 150.000m3/ngđ; Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II sau khi hoàn thành trạm bơm tăng áp và 6,4km truyền dẫn nâng khả năng cấp nước cho nội đô Hà Nội từ 220.000m3/ngđ lên (280.000-300.000)m3/ngđ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 158/KH-UBND về bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 158/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/07/2019
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Thế Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản