Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/KH-UBND | Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2024 |
BẢO ĐẢM CUNG CẤP NƯỚC SẠCH MÙA HÈ NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tình trạng nắng nóng mùa hè năm 2024 rất phức tạp (nhiệt độ phổ biến cao hơn cùng kỳ các năm từ 1,0 - 1,50C). Dự kiến nhu cầu sử dụng nước trung bình của năm 2024 tăng khoảng 3.6% so với năm 2023, mùa hè tăng khoảng trên 6,5% so với trung bình năm 2023. Thời gian cao điểm nắng nóng mùa hè nhu cầu sử dụng nước tăng cao so với nhu cầu trung bình (khoảng 5-10%) gây ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại những khu vực cuối nguồn, cốt địa hình cao, khu vực chỉ có một nguồn cấp…
Để đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định, an toàn và ứng phó với các tình huống thiếu nước cục bộ có thể xảy ra… UBND Thành phố ban hành Kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
1. Đảm bảo duy trì sản xuất, vận hành tối đa công suất các nhà máy nước, các trạm cấp nước, đáp ứng với khả năng cao nhất về nhu cầu sử dụng nước của 100% hộ dân khu vực nội thành và một số khu vực của các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Phú Xuyên, Phúc Thọ... đã đầu tư hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố; duy trì tối đa lưu lượng, áp lực cho toàn bộ hệ thống với chất lượng nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế.
2. Phân bổ điều tiết nguồn nước đảm bảo hài hòa giữa nguồn cấp và nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận nguồn nước của từng khu vực , ưu tiên nguồn cấp cho khu vực chỉ có 01 nguồn cấp, không để xảy ra mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
3. Cải tạo nâng cấp các trạm cấp nước hiện có nhằm nâng cao chất lượng nước sau xử lý phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế, tăng tối đa nguồn cung cho hệ thống.
4. Tiếp tục thực hiện đầu tư cải tạo mạng lưới cấp nước, giảm thất thoát thất thu nước sạch, ứng dụng công nghệ 4.0 về quản lý khách hàng; duy trì vận hành các trạm bơm tăng áp cục bộ, vận hành mạng lưới cấp nước hợp lý kết hợp tuyên truyền vận động Nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên sử dụng nước cho nhu cầu ăn, uống.
5. Thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện và sẵn sàng, kịp thời sửa chữa khắc phục các sự cố rò rỉ, vỡ ống, nhằm cấp nước ổn định trong thời gian nhanh nhất.
6. Tập trung tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành đúng tiến độ các dự án nguồn; các dự án phát triển mạng nhằm mở rộng cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn.
7. Tăng cường kiểm soát chất lượng nước nguồn, nước sau xử lý, cập nhật về trung tâm quan trắc chất lượng nước của Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý, điều tiết, giám sát hệ thống cấp nước sạch; điều tiết nguồn cấp giữa các Nhà máy nước tập trung trong trường hợp sự cố, nhu cầu sử dụng tăng cao, đảm bảo cấp nước an toàn.
8. Tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm, nhất là thời điểm nắng nóng mùa hè, nhu cầu sử dụng tăng đột biến.
1.1. Về nguồn cấp:
- Đảm bảo duy trì sản xuất, cung cấp tổng công suất khoảng 1.434.985m3/ngđ - 1.611.600 m3/ngđ (Phụ lục 1).
- Phối hợp điều tiết nguồn cấp trên toàn hệ thống đảm bảo ổn định.
- Lắp đặt trạm bơm cục bộ khi áp lực yếu.
- Triển khai các giải pháp cấp nước cục bộ bằng xe stec.
1.2. Về chất lượng nước:
Các đơn vị cấp nước duy trì bảo đảm chất lượng nước sản xuất, cung cấp, được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố kiểm tra, giám sát và đánh giá đạt Quy chuẩn kỹ thuật quy định QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế.
1.3. Về mạng lưới:
- Đảm bảo hệ thống mạng lưới vận hành ổn định, duy trì đủ áp lực cấp nước cho toàn bộ khách hàng hiện có.
- Đảm bảo cung cấp nước sạch cho các khách hàng mới nằm trong phạm vi khu vực đã có hệ thống mạng cấp nước.
- Sử dụng các thiết bị tân tiến phát hiện kịp thời và khắc phục những điểm rò rỉ, vỡ ống gây mất nước, thất thoát nước sạch.
- Vận hành van, điều tiết cấp nước, lắp đặt bơm tăng áp di động, vận hành mạng lưới cấp nước phân khu theo giờ, huy động các xe stec hỗ trợ cấp nước những đối tượng ưu tiên như bệnh viện, trường học…
- Đối với các khu vực cuối nguồn bất lợi về nguồn nước: các đơn vị cấp nước xây dựng phương án giải pháp cấp nước chi tiết cho từng khu vực (bổ sung bơm tăng áp di động vận hành van cấp nước theo giờ…) để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nước cấp an toàn, liên tục với chất lượng theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
1.4. Về đầu tư:
- Hoàn thành các dự án nguồn tập trung theo Quy hoạch cấp nước đã được duyệt trong giai đoạn 2024-2025 (bao gồm: Nhà máy nước mặt sông Hồng; Nhà máy nước sạch sông Đà giai đoạn 2; Nhà máy nước mặt Xuân Mai; nâng công suất nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì).
- Hoàn thiện mạng cấp nước truyền dẫn kết nối các Nhà máy nước mặt (sông Đà -sông Hồng - sông Đuống) với hệ thống cấp nước do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty cổ phần Viwaco đang quản lý, tuyến D600 đường trục phía Nam và đoạn tuyến D700 tại nút Yên Duyên ,...
2. Các giải pháp cụ thể về điều tiết phân bổ nguồn: (Chi tiết tại Phụ lục 2)
2.1. Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội:
- Là đầu mối điều tiết chung toàn hệ thống cấp nước của Thành phố. Duy trì sản lượng nước sản xuất là: 547.000-578.500 m3/ngđ; sẵn sàng triển khai phương án cấp nước dự phòng bổ sung 100.000 ÷ 110.000 m3/ngđ từ nguồn nước ngầm trong công suất dự kiến giảm trung bình (175.000 -196.500)m3/ngđ so với công suất thiết kế.
- Sẵn sàng bổ sung nguồn nước mặt từ Nhà máy Bắc Thăng Long với công suất 150.000-160.00m3/ngđ và có thể tăng lên 180.000m3/ngđ.
- Cân đối điều tiết giảm tối đa sử dụng nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đuống, Nhà máy nước sạch sông Đà xuống mức 100.000-120.000m3/ngđ để bù đắp nguồn thiếu hụt cho khu vực Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty cổ phần Viwaco quản lý.
STT | Tên khách hàng | Đơn vị tính | Dự kiến Kế hoạch sản xuất và phân phối nguồn cấp trung bình năm 2024 | Dự kiến Kế hoạch sản xuất và phân phối nguồn cấp cao điểm năm 2024 |
I | Tổng nguồn | m3/ngđ | 675.025 | 724.324 |
1 | Nguồn Công ty Nước sạch Hà Nội tự khai thác | m3/ngđ | 547.000 | 578.500 |
2 | Nguồn mua của Nhà máy Nước mặt sông Đuống | m3/ngđ | 120.000 | 139.000 |
3 | Nguồn mua của Nhà máy nước sông Đà | m3/ngđ | 8.025 | 8.824 |
II | Phân bổ nguồn | m3/ngđ | 675.025 | 726.324 |
1 | Cấp cho khách hàng của Công ty Nước sạch Hà Nội quản lý | m3/ngđ | 552.025 | 587.824 |
2 | Công ty Nước sạch Hà Nội phân phối cho Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội | m3/ngđ | 100.000 | 108.500 |
3 | Công ty Nước sạch Hà Nội phân phối cho Công ty Nước sạch số 3 Hà Nội | m3/ngđ | 18.000 | 20.000 |
4 | Công ty Nước sạch Hà Nội phân phối cho Công ty cổ phần Viwaco | m3/ngđ | 5.000 | 10.000 |
- Phối hợp điều tiết nguồn cấp cho Công ty cổ phần Viwaco tại các điểm kết nối mạng cấp nước giữa 2 đơn vị (tại khu vực đường: Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu; Mễ Trì - Phạm Hùng; Lê Văn Lương - Nguyễn Ngọc Vũ; Đầu ngõ 75 Nguyễn Trãi; Đầu cầu Phương Liệt).
2.2. Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà:
- Tập trung đầu tư bổ sung cải tạo các công trình đầu mối đảm bảo duy trì an toàn hệ thống cấp nước với sản lượng trung bình ngày 315.129m3/ngđ, thời gian cao điểm mùa hè vận hành với công suất 323.265 m3/ngđ, đồng thời xem xét bổ sung giải pháp kỹ thuật phương án quy trình vận hành nhà máy với hệ số Kmax=1,2 để có thể nâng nguồn cấp cho hệ thống lên khoảng 360.000m3/ngđ (nếu đủ điều kiện).
- Ưu tiên nguồn cấp cho khu vực chỉ sử dụng một nguồn duy nhất từ nguồn Nhà máy nước sông Đà, các khách hàng dọc Đại lộ Thăng Long.
- Duy trì vận hành Trạm điều tiết Tây Mỗ đảm bảo vận hành hệ thống cấp nước ổn định, vận hành điều tiết hệ thống mạng lưới đáp ứng nguồn cho các khách hàng trong phạm vi dự án trong thời gian cao điểm, thực hiện điều tiết nguồn cấp đồng bộ giữa các khách hàng,...
- Phương án phân bổ nguồn cấp cho các đơn vị cấp nước nằm trong phạm vi cấp nguồn của nhà máy, ưu tiên nguồn cấp cho các đơn vị sử dụng duy nhất nguồn cấp từ Nhà máy nước sông Đà.
STT | Tên khách hàng | Đơn vị tính | Dự kiến Kế hoạch phân phối nguồn cấp trung bình năm 2024 của Nhà máy nước sông Đà | Dự kiến Kế hoạch phân phối nguồn cấp cao điểm năm 2024 của Nhà máy nước sông Đà |
1 | Công ty cổ phần Viwaco | m3/ngđ | 176.290 | 177.792 |
2 | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội | m3/ngđ | 28.079 | 8.824 |
3 | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông | m3/ngđ | 46.665 | 48.134 |
4 | Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Thủ Đô | m3/ngđ | 32.440 | 34.311 |
5 | Công ty cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội | m3/ngđ | 28.079 | 29.042 |
6 | Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ địa chất | m3/ngđ | 13.518 | 13.518 |
7 | Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô | m3/ngđ | 174 | 706 |
8 | Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Ngọc Hải | m3/ngđ | 5.304 | 5.602 |
9 | Tổng công ty Vinaconex | m3/ngđ | 47 | 47 |
10 | Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai | m3/ngđ | 4.587 | 5.336 |
| Tổng công suất | m3/ngđ | 315.129 | 323.265 |
- Về đầu tư: Khẩn trương triển khai giai đoạn 2 của dự án nâng công suất nhà máy lên 600.000m3/ngđ. Giai đoạn trước mắt nghiên cứu phương án bổ sung công nghệ, điều chỉnh quy trình quản lý vận hành... nâng công suất nhà máy lên 350.000-360.000m3/ngđ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khách hàng trong phạm vi cấp nước của nhà máy.
2.3. Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống:
- Điều tiết tối đa nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đuống với công suất 300.000m3/ngđ để cung cấp nước cho các khu vực khách hàng trong phạm vi dự án, đặc biệt khu vực phía Nam sông Hồng.
- Phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội điều tiết tối đa nguồn cấp từ Nhà máy nước mặt sông Đuống qua hệ thống cấp nước do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội quản lý để điều tiết bổ sung nguồn cấp cho khu vực các quận: Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.
- Khẩn trương triển khai đoạn tuyến D700 tại nút Yên Duyên; vận hành hiệu quả Trạm bơm tăng áp trên đường 70 cấp nguồn bổ sung cho khu vực quận Hà Đông...
- Phối hợp với Công ty cổ phần Viwaco và Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông hoàn thiện tuyến D600 trên đường trục phía Nam.
- Phương án phân bổ nguồn cấp: điều tiết, phát huy tối đa công suất cấp nguồn cho khu vực phía Nam sông Hồng để bổ sung nguồn cấp cho khu vực các quận: Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.
STT | Tên khách hàng | Đơn vị tính | Dự kiến Kế hoạch phân phối nguồn cấp trung bình năm 2024 của Nhà máy nước mặt sông Đuống | Dự kiến Kế hoạch phân phối nguồn cấp cao điểm năm 2024 của Nhà máy nước mặt sông Đuống |
1 | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội | m3/ngđ | 120.000 | 133.000-139.000 |
2 | Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội | m3/ngđ | 27.500 | 32.000 |
3 | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông | m3/ngđ | 28.000 | 30.000-32.000 |
4 | Công ty cổ phần Viwaco | m3/ngđ | 60.000 | 65.000-67.000 |
5 | Các khách hàng nhỏ lẻ khác | m3/ngđ | 42.500 | 45.000 |
| Tổng công suất | m3/ngđ | 275.000 | 305.000-315.000 |
- Phối hợp với các đơn vị cấp nguồn: Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà, Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội để đảm bảo đủ nguồn cấp cho các khu vực trong phạm vi quản lý của Công ty.
- Đồng thời điều tiết phân bổ nguồn của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà, Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cấp qua mạng cấp nước của Công ty quản lý để điều tiết nguồn bổ sung cho khu vực quận Hà Đông.
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Dự kiến tiếp nhận, phân bổ các nguồn trung bình năm 2024 | Dự kiến tiếp nhận, phân bổ các nguồn cao điểm năm 2024 |
I | Tổng nguồn tiếp nhận từ các nguồn | m3/ngđ | 246.290 | 262.116 |
1 | Tiếp nhận nguồn từ Nhàmáy nước sông Đuống | m3/ngđ | 60.000 | 65.000-67.000 |
2 | Tiếp nhận nguồn từ Nhà máy nước sông Đà | m3/ngđ | 176.290 | 177.792 |
3 | Tiếp nhận nguồn từ Công ty Nước sạch Hà Nội | m3/ngđ | 5.000 | 10.000 |
II | Phân bổ nguồn cho khu vực quận Hà Đông |
|
|
|
1 | Phân bổ nguồn cho Công ty Nước sạch Hà Đông | m3/ngđ | 3.000 | 5.000 |
2.5. Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông: duy trì khai thác công suất khoảng 80.000 m3/ngđ (tại cơ sở 1, cơ sở 2 và trạm Dương Nội) và các trạm cấp nước tại các huyện: Đan Phượng, Ứng Hòa, Phú Xuyên công suất khoảng 10.000 m3/ngđ; Phối hợp với Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống, Công ty cổ phần Viwaco, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà điều tiết nguồn cấp đảm bảo cấp nước ổn định.
- Phối hợp với Công ty cổ phần Viwaco, Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống, Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm tiếp nhận tối đa nguồn nước để điều tiết cấp cho khu vực các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Oai,....
STT | Tên khách hàng | Đơn vị tính | Dự kiến Kế hoạch sản xuất và tiếp nhận nguồn cấp trung bình năm 2024 | Dự kiến Kế hoạch sản xuất và tiếp nhận nguồn cấp cao điểm năm 2024 |
I | Tổng nguồn khai thác và tiếp nhận từ các nguồn | m3/ngđ | 151.665 | 162.134 |
1 | Nguồn Công ty Nước sạch Hà Đông tự khai thác | m3/ngđ | 54.000 | 54.000 |
2 | Mua nguồn của Sơn Hà (Trạm Dương Nội) | m3/ngđ | 20,000 | 25,000 |
3 | Mua của Công ty cổ phần Viwaco | m3/ngđ | 3.000 | 5.000 |
4 | Mua của Nhà máy nước mặt sông Đuống | m3/ngđ | 28.000 | 30.000-32.000 |
5 | Mua của Nhà máy nước sông Đà | m3/ngđ | 46.665 | 48.134 |
2.6. Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội:
Duy trì khai thác các trạm cấp nước do Công ty quản lý với tổng công suất khoảng 40.220m3/ngđ; Phối hợp với Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội điều tiết nguồn cấp đảm bảo cấp nước ổn định. Đồng thời điều tiết phân bổ nguồn cấp cho Công ty cổ phần Nước sạch số 3 Hà Nội.
STT | Tên khách hàng | Đơn vị tính | Dự kiến Kế hoạch sản xuất và tiếp nhận nguồn cấp trung bình năm 2024 | Dự kiến Kế hoạch sản xuất và tiếp nhận nguồn cấp cao điểm năm 2024 |
I | Tổng nguồn khai thác và tiếp nhận từ các nguồn | m3/ngđ | 167.220 | 180.720 |
1 | Nguồn Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội tự khai thác | m3/ngđ | 40.220 | 40.220 |
2 | Mua nguồn của Công ty Nước sạch Hà Nội | m3/ngđ | 100.000 | 108.500 |
3 | Mua của Nhà máy Nước mặt sông Đuống | m3/ngđ | 27.000 | 32.000 |
II | Phân bổ nguồn cấp cho Công ty Nước sạch số 3 Hà Nội | m3/ngđ | 11.000 | 11.000 |
2.7. Công ty cổ phần Nước sạch số 3 Hà Nội:
Duy trì khai thác trạm cấp nước do Công ty quản lý với tổng công suất khoảng 9.000 m3/ngđ; Phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội và Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội điều tiết nguồn cấp đảm bảo cấp nước ổn định.
STT | Tên khách hàng | Đơn vị tính | Dự kiến Kế hoạch sản xuất và tiếp nhận nguồn cấp trung bình năm 2024 | Dự kiến Kế hoạch sản xuất và tiếp nhận nguồn cấp cao điểm năm 2024 |
I | Tổng nguồn khai thác và tiếp nhận từ các nguồn | m3/ngđ | 38.000 | 40.000 |
1 | Nguồn Công ty Nước sạch số 3 tự khai thác | m3/ngđ | 9.000 | 9.000 |
2 | Mua nguồn của Công ty Nước sạch Hà Nội | m3/ngđ | 18.000 | 20.000 |
3 | Mua nguồn của Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội | m3/ngđ | 11.000 | 11.000 |
2.8. Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai, Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Thủ Đô, Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Ngọc Hải và Công ty cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội: là các đơn vị sử dụng duy nhất nguồn Nhà máy nước sông Đà dọc Đại lộ Thăng Long để cung cấp nước sạch cho các huyện (Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức) sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn Nhà máy Nước sông Đà, do đó các đơn vị cấp nước cần triển khai thực hiện các biện pháp:
- Phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà tiếp nhận tối đa nguồn cấp.
- Triển khai các giải pháp kỹ thuật như bổ sung bể chứa, trạm bơm tăng áp để tiếp nhận nguồn nước vào thời gian thấp điểm, điều tiết cấp bổ sung cho khách hàng vào thời gian cao điểm.
- Cải tạo, sửa chữa khắc phục các điểm rò rỉ, giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch,…
- Triển khai các giải pháp cấp nước luân phiên, cấp nước theo giờ, cấp bổ sung bằng xe stec tại những khu vực cuối nguồn, cốt địa hình cao…
2.9. Công ty cổ phần Cấp nước Sơn Tây: duy trì ổn định nguồn cấp tự khai thác tại 2 trạm cấp nước với công suất 27.000÷30.000 m3/ngđ và mua bổ sung nguồn cấp từ Nhà máy nước Ba Vì công suất 60.000 m3/ngđ đảm bảo cấp nước cho khu vực thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ.
2.10. Liên danh Công ty cổ phần Ao Vua và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì: Vận hành Nhà máy nước Ba Vì công suất 60.000 m3/ngđ cấp nguồn bổ sung cho khu vực các huyện, thị xã: Sơn Tây, Phúc Thọ, kết nối bổ sung nguồn cấp cho khu vực huyện Thạch Thất...
2.11. Công ty cổ phần Cấp nước Mê Linh: vận hành Nhà máy nước Mê Linh công suất 25.000 m3/ngđ đảm bảo cấp nguồn cho khu vực huyện Mê Linh.
2.12. Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam: vận hành Nhà máy nước Hà Nam bổ sung nguồn cấp cho khu vực các huyện: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của người dân.
2.13. Đối với khu vực cấp nước từ Trạm nước sạch nông thôn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, các đơn vị cấp nước tổ chức triển khai quản lý vận hành ổn định các trạm cấp nước nông thôn đang được giao quản lý.
3. Giải pháp khắc phục về mạng:
- Đầu tư bổ sung các tuyến ống phân phối, dịch vụ tăng cường cấp nước cho các khu vực dự báo thiếu nước để đảm bảo kết cấu mạng, vận hành cấp nước luân phiên.
- Bố trí đủ xe stec phục vụ Nhân dân trong trường hợp có sự cố mất nước: Đối với các khu vực ở cuối nguồn nước, các khu chung cư, vị trí có cốt địa hình cao, bất lợi và trường hợp sửa chữa khắc phục sự cố… trường hợp nguồn cấp tập trung bị gián đoạn.
- Thực hiện một số giải pháp đồng bộ như vận hành van, điều tiết cấp nước, lắp đặt trạm bơm tiếp áp cố định, bơm tăng áp di động, vận hành mạng lưới cấp nước phân khu theo giờ, …
- Đẩy mạnh công tác cải tạo mạng lưới cấp nước giảm thất thoát nước cơ học, đặc biệt tại các khu vực quận nội thành như: Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Đông…
4. Xử lý tình huống khi có sự cố vỡ ống hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn từ Nhà máy nước sông Đà:
4.1. Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà:
- Duy trì vận hành tối ưu Nhà máy nước sông Đà và van điều tiết đảm bảo tuyến ống truyền dẫn số 1, tuyến số 2.
- Chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ vật tư, vật liệu, ống dự phòng, phương tiện, thiết bị và nhân lực thi công thực hiện sửa chữa, khắc phục sự cố vỡ ống để cung cấp nước cho Nhân dân nhanh nhất. Thời gian sửa chữa, khắc phục không kéo dài quá 10 giờ/1điểm vỡ.
- Vận hành Trạm điều tiết Tây Mỗ và đoạn tuyến ống từ Trạm điều tiết Tây Mỗ đến đường Vành đai 3.5 để duy trì nguồn cấp cho khu vực nội thành và tăng áp, bổ sung lưu lượng cấp nước cho khu vực khi sửa chữa, bảo dưỡng tuyến số 1 sông Đà; vận hành công trình thu, trạm bơm nước thô từ sông Đà (khi mực nước thấp) để lấy nước cho nhà máy hoạt động; cải tạo kênh dẫn nước thô đảm bảo ổn định cấp nước, vận hành nhà máy với công suất ngày max...
4.2. Công ty cổ phần Viwaco:
- Phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà điều tiết, sử dụng nguồn nước sạch 30.000m3 từ bể chứa Trạm điều tiết Tây Mỗ để điều tiết cấp nước cho các khu vực.
- Phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống để điều tiết sử dụng tối đa nguồn từ Nhà máy nước mặt sông Đuống cho đơn vị tại các điểm kết nối hỗ trợ cấp nước giữa các đơn vị nhằm đảm bảo việc cấp nước ổn định.
4.3. Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội
Triển khai phương án khai thác nguồn cấp dự phòng, điều tiết bổ sung nguồn cấp cho Công ty cổ phần Viwaco tại các điểm kết nối hỗ trợ:
Vận hành van hỗ trợ cấp nước cho Công ty cổ phần Viwaco qua điểm số 1 - đồng hồ S6 Linh Đàm (Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ), điểm số 5 - đồng hồ tại nút Big C, điểm số 7 - lắp đặt lại đồng hồ (Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ), cụ thể như sau:
- Mở thêm van D800 trước đồng hồ S6 Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ điều chỉnh lưu lượng cấp qua thêm 25.000 đến 30.000m3/ngđ.
- Mở van D800 Phạm Hùng (cạnh tường rào BigC) điều chỉnh lưu lượng cấp qua 3.500m3/ngđ từ Nhà máy nước Mai Dịch.
- Lắp đặt lại đồng hồ tại vị trí điểm (Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ) điều chỉnh lưu lượng cấp qua 1.500m3/ngđ từ Nhà máy nước Mai Dịch.
- Huy động xe stéc của Công ty để hỗ trợ cấp nước cho khu vực trong địa bàn cấp nước của Công ty cổ phần Viwaco bị thiếu nước.
4.4. Các đơn vị cấp nước phối hợp điều tiết:
- Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống: Điều tiết bổ sung nguồn cấp cho Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
- Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông phối hợp cùng Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống: Xây dựng phương án bổ sung nguồn Nhà máy Nước mặt sông Đuống để đảm bảo cung cấp nước, giảm thiểu ảnh hưởng về cấp nước cho địa bàn quản lý khi có sự cố đường ống cấp nước từ Nhà máy nước sông Đà và trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục hoặc Nhà máy nước sông Đà không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng do nhu cầu tăng cao.
5. Khi có sự cố hoặc bảo dưỡng, sửa chữa đường ống truyền dẫn của Nhà máy nước mặt sông Đuống:
5.1. Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống: xây dựng phương án sửa chữa khắc phục sự cố đường ống truyền tải của Nhà máy Nước mặt sông Đuống, đặc biệt các đường ống qua sông để đảm bảo kế hoạch cấp nước an toàn; xây dựng phương án cấp nước giảm thiểu ảnh hưởng do thiếu nguồn cấp từ Nhà máy Nước mặt sông Đuống; đưa vào vận hành đoạn tuyến ống số 2 đã hoàn thành; khẩn trương hoàn thành đầu tư đoạn tuyến ống DN700 sau tuyến ống DN1400 qua sông Hồng đấu nối bổ sung nguồn cấp cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội; vận hành hiệu quả Trạm bơm tăng áp trên đường 70 cấp nguồn cho khu vực cá quận, huyện: Hà Đông, Thanh Oai,...
5.2. Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội: Triển khai phương án khai thác nguồn cấp nước dự phòng, phát huy tối đa công suất thiết kế để bổ sung nguồn thiếu hụt từ Nhà máy Nước mặt sông Đuống.
5.3. Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà: Tăng công suất, bổ sung nguồn cấp cho Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội bù đắp nguồn nước sạch từ Nhà máy Nước mặt sông Đuống.
- Thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy nước, thay thế bơm, thổi rửa giếng (hoặc công trình thu), nâng công suất để duy trì sản xuất, vận hành an toàn tối đa công suất các nhà máy nước, các trạm cấp nước xong trước 15/4/2023, đảm bảo tổng lượng nước sản xuất, cung cấp đạt khoảng (1.350.000-1.450.000)m3/ngđ, phấn đấu đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước của Nhân dân tại các khu vực có hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố; thực hiện chế độ nội kiểm chất lượng nước theo QCVN 01-1:2018 của Bộ Y tế.
- Đầu tư nâng cấp cải tạo mạng lưới, khảo sát, đề xuất giải pháp lắp đặt bổ sung thiết bị nâng cấp các trạm cấp nước hiện có đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế,...
- Bố trí đủ xe stec phục vụ Nhân dân trong trường hợp có sự cố mất nước: Đối với các khu vực ở cuối nguồn nước, các khu chung cư, vị trí có cốt địa hình cao, bất lợi và trường hợp sửa chữa khắc phục sự cố… trường hợp nguồn cấp tập trung bị gián đoạn.
- Thực hiện một số giải pháp đồng bộ như vận hành van, điều tiết cấp nước, lắp đặt bơm tăng áp di động, vận hành mạng lưới cấp nước phân khu theo giờ, huy động các xe stéc hỗ trợ cấp nước cho những đối tượng ưu tiên như: bệnh viện, trường học…
- Phối hợp xây dựng phương án bổ sung nguồn từ Nhà máy Nước mặt sông Đuống để đảm bảo cung cấp nước, giảm thiểu ảnh hưởng về cấp nước cho địa bàn quản lý khi có sự cố đường ống cấp nước từ Nhà máy nước sông Đà và trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục (nếu có) theo mạng vòng.
- Nghiên cứu, lắp đặt đồng hồ đo nước cấp C với độ chính xác cao, chống gian lận, giảm thất thoát, thất thu nước sạch, ứng dụng công nghệ 4.0 về quản lý khách hàng; xây dựng phương án quản lý, thu tiền nước không sử dụng tiền mặt.
- Cập nhật tiêu chuẩn cấp nước sạch do Bộ Y tế ban hành để điều chỉnh, bổ sung công nghệ cho phù hợp; xây dựng kế hoạch sản xuất cấp nước, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng cấp nước, kế hoạch triển khai thay thế đường ống đã xuống cấp, đảm bảo yêu cầu chất lượng nước của Bộ Y tế; bảo đảm an ninh an toàn nguồn nước và kịp thời khuyến cáo người dân trong trường hợp chất lượng nước không đảm bảo và kịp thời khắc phục.
- Chủ động tổ chức thực hiện Kế hoạch cấp nước hè năm 2024 của đơn vị; rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sát thực tế với điều kiện của đơn vị; phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Điện lực Hà Nội và các Công ty Điện lực quận, huyện, thị xã đảm bảo cung cấp điện ổn định, phục vụ sản xuất, cấp nước; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai thực hiện ngay tổng kiểm tra, rà soát tình hình cung cấp nước, có giải pháp đảm bảo ổn định cấp nước các về số lượng và chất lượng với các khách hàng dùng nước, đặc biệt là các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, khu nhà ở cao tầng …
- Khi xảy ra sự cố về mạng, nguồn cấp nước, sự cố về điện, thường gây ra mất nước cục bộ và thiếu nước tại các điểm có cốt địa hình cao, xa nguồn cấp nước... Các Công ty cần kịp thời thông báo cho Nhân dân và khách hàng, có biện pháp, giải pháp để giải quyết ngay trong thời gian sớm nhất, đảm bảo ổn định tình hình cấp nước trong địa bàn; điều tiết, phối hợp hỗ trợ bổ sung nguồn cấp giữa các nguồn cấp đảm bảo cấp nước an toàn.
- Tổ chức phân công trực điều hành sản xuất, điều hành mạng lưới phục vụ cấp nước hè năm 2024 tại đơn vị; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch cấp nước luân phiên cũng như sự cố mất nước để người dân biết và có phương án tích trữ nước sinh hoạt.
- Tổ chức ứng trực tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin của khách hàng về tình hình cấp nước; công bố công khai, rộng rãi số điện thoại đường dây nóng của đơn vị, cá nhân trực cấp nước hè cho Nhân dân và khách hàng trên địa bàn để tiện liên hệ, giải quyết (Phụ lục 3); báo cáo kịp thời UBND Thành phố, Sở Xây dựng tình hình sự cố gây ảnh hưởng lớn đến cấp nước cho Nhân dân trên địa bàn quản lý và phương án cung cấp nước sạch của đơn vị, tiến độ khắc phục.
- Phối hợp, hướng dẫn các Chủ đầu tư, Ban quản lý tòa nhà, Ban quản trị các Khu đô thị mới, khu chung cư, Nhà ở trong công tác quản lý, vận hành, vệ sinh bể chứa ngầm, bể chứa mái, xúc xả thổi rửa hệ thống đường ống cấp nước, bảo dưỡng máy bơm nhằm kiểm soát lưu lượng, chất lượng nước sạch sinh hoạt sau đồng hồ tổng, đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động Nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, đặc biệt trong thời điểm thời tiết nắng nóng mùa hè.
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước thuộc địa bàn được giao vận hành quản lý, phù hợp các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước của Thành phố, các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình cấp nước.
- Định kỳ ngày 20 hàng tháng gửi báo cáo về UBND Thành phố (qua Sở Xây dựng để tổng hợp, tham mưu, báo cáo) về tình hình tổ chức thực hiện kế hoạch cấp nước hè năm 2024 của đơn vị, đánh giá những công tác đã và chưa thực hiện so với kế hoạch, nguyên nhân chậm trễ, vướng mắc khó khăn, kiến nghị.
2.1. Đối với các dự án nguồn: Tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các Dự án phát triển nguồn cấp nước đã được UBND Thành phố giao.
- Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000m3/ngđ: Công ty cổ phần Nước mặt sông Hồng tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng Dự án, hoàn thành đưa Nhà máy vào vận hành trong quý IV/2024, bổ sung nguồn cấp cho khu vực các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoài Đức, Đan Phượng,…
- Nhà máy nước sạch sông Đà giai đoạn II nâng công suất lên 600.000m3/ngđ (Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà): Tập trung nâng công suất nhà máy lên 600.000m3/ngđ trong giai đoạn 2024-2025.
- Dự án đầu tư xây dựng nâng công suất Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì lên 200.000-250.000m3/ngđ: Tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư và giải pháp kỹ thuật để nâng công suất nhà máy từ 150.000m3/ngđ hiện nay lên 200.000m3/ngđ trên cơ sở các hạng mục công trình hiện có, hoàn thành trong giai đoạn 2024-2025.
- Nhà máy nước Xuân Mai tại Hòa Bình công suất 300.000m3/ngđ (Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Nước Aqua One): Tập trung hoàn thành xây dựng nhà máy với công suất giai đoạn 1 là 150.000m3/ngđ để bổ sung nguồn nước cho khu vực các quận, huyện: Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức trong giai đoạn 2024-2025.
2.2. Đối với các dự án mạng: Tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các Dự án phát triển mạng cấp nước đã được UBND Thành phố giao.
Các Nhà đầu tư và UBND huyện Ba Vì: tập trung triển khai 124 xã trên địa bàn 12 huyện, tổng mức 7.305 tỷ đã được UBND Thành phố chấp thuận phân vùng.
- Năm 2024: hoàn thành 54 xã với khoảng 59.110 hộ tương đương 236.440 người.
- Năm 2025: hoàn thành 70 xã còn lại với khoảng 58.116 hộ tương đương 232.465 người.
- Là cơ quan thường trực, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình tổ chức thực hiện Kế hoạch này của UBND Thành phố; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị xây dựng phương án cấp nước kịp thời bằng xe stéc cho các khu vực khi mất nước cục bộ; đảm bảo đủ áp lực để phục vụ cấp nước cho các hộ dân khu vực cuối nguồn.
- Tổ chức giao ban hàng tháng tình hình thực hiện Kế hoạch cấp nước hè năm 2024 với các đơn vị cấp nước, nắm bắt và phối hợp giải quyết những vướng mắc, khó khăn của các đơn vị về nhiệm vụ đảm bảo cung cấp nước.
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch cấp nước hè năm 2024 của từng đơn vị cấp nước, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố khi được yêu cầu.
- Tăng cường phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch đô thị đặc biệt tại các cơ sở sản xuất lớn, các Khu đô thị mới, Khu chung cư… theo quy chế phối hợp tại Quyết định số 28/2021/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND Thành phố.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các Chủ đầu tư các dự án, công trình trên địa bàn Thành phố phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cấp nước trong quá trình thi công, giám sát các công trình hạ tầng kỹ thuật, tránh gây sự cố đường ống và phối hợp khắc phục khẩn trương sự cố nhằm cung cấp nước cho Nhân dân nhanh nhất.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước được UBND Thành phố giao về lĩnh vực cấp nước đô thị; rà soát toàn bộ hệ thống cấp nước, phối hợp các đơn vị cấp nước cân đối khả năng nguồn cấp nước các khu vực để nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống cấp nước phù hợp quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước Thành phố, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; phối hợp điều tiết nguồn cấp giữa các đơn vị cấp nước đảm bảo việc cung cấp nước sạch ổn định, liên tục trên địa bàn toàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện và các đơn vị có liên quan, thường xuyên kiểm tra, rà soát tiến độ triển khai các Dự án cấp nước, chủ động giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền và kịp thời tham mưu, đề xuất báo cáo UBND Thành phố những nội dung vượt thẩm quyền (đặc biệt đối với các Dự án nguồn có Nhà máy đặt tại tỉnh Hòa Bình).
- Chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án cấp nước hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư hệ thống cấp nước đã có quyết định chủ trương giao cho các Nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành Thành phố có liên quan, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cấp nước trên địa bàn Thành phố, bố trí, cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ hoặc đầu tư phát triển các công trình, dự án phát triển hệ thống cấp nước báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định (đặc biệt khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa...).
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan, xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư cấp nước nông thôn trên địa bàn Thành phố, đặc biệt khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa...
- Thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của các dự án đầu tư với các dự án đầu tư chậm triển khai, không triển khai thực hiện theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố thực hiện định kỳ và tăng tần suất thanh tra, kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước tại các cơ sở sản xuất cấp nước, trên mạng lưới tiêu thụ nước và đặc biệt tại các khu đô thị theo quy định; kịp thời phát hiện, đôn đốc, nhắc nhở và xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sản xuất cung cấp cho nhân dân.
- Có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, lấy mẫu nước để xét nghiệm đảm bảo chất lượng nước theo quy định.
- Hướng dẫn Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng nước tại các trạm cấp nước cục bộ và công trình cấp nước hộ gia đình...
3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành Thành phố, các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật Tài nguyên nước đối với các đơn vị khai thác sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố; Tiếp nhận thông tin về chất lượng nước từ hệ thống cấp nước của các đơn vị cấp nước, chia sẻ thông tin liên quan đến công tác giám sát tự động online chất lượng nước cho các Sở, ngành Thành phố, các đơn vị cấp nước để khắc phục, xử lý theo quy định đối với những chỉ tiêu chất lượng nước không đảm bảo quy chuẩn.
- Chủ trì phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, các Nhà đầu tư trong việc xử lý, giải quyết các thủ tục liên quan đến thu hồi đất, thuê đất, trưng dụng đất… để thực hiện các dự án cấp nước; kịp thời tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết đối với các nội dung vượt thẩm quyền (nếu có).
- Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị cấp nước xây dựng phương án giá bán nước sạch trên địa bàn quản lý đảm bảo tính đúng, tính đủ làm cơ sở xây dựng, điều chỉnh giá bán nước sạch cho phù hợp; kịp thời tham mưu, đề xuất UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh phương án giá bán nước sạch phù hợp với thực tiễn.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xem xét hỗ trợ giá bán nước sạch cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa… tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
3.6. Sở Công Thương và Tổng Công ty Điện lực Hà Nội:
Ưu tiên cung cấp điện ổn định cho các Nhà máy sản xuất nước và các Trạm bơm tăng áp; phối hợp và thông báo trước từ 1 đến 2 ngày lịch tạm ngừng cấp điện sửa chữa để các đơn vị cấp nước chủ động thông tin cho khách hàng có kế hoạch dự trữ và sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý.
3.7. Sở Thông tin truyền thông:
Chủ trì cùng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tuyên truyền cho người dân về lợi ích của việc sử dụng nước sạch, khuyến khích người dân đấu nối sử dụng nước sạch; sử dụng nước sạch tiết kiệm và hiệu quả…
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cấp nước, các Chủ đầu tư dự án cấp nước trong việc cấp phép thi công, sửa chữa các tuyến ống cấp nước đảm bảo sớm được thi công các tuyến ống cấp nước.
3.9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì hướng dẫn các đơn vị cấp nước, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thực hiện thủ tục cấp phép thi công các tuyến ống qua đê.
- Phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tuyên truyền người dân (khu vực chưa có nguồn nước sạch tập trung) triển khai các giải pháp khai thác hiệu quả các nguồn nước hiện có, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đáp ứng yêu cầu trước khi sử dụng.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị cấp nước nắm bắt tình hình, thực hiện phòng ngừa, kịp thời phát hiện, giải quyết không để xảy ra các hoạt động khủng bố, phá hoại, gây mất an ninh hệ thống cấp nước và các hành vi khiếu kiện, tụ tập đông người cản trở công tác khai thác, sản xuất, phân phối nước sạch trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị cấp nước trên địa bàn Thành phố làm tốt công tác tuyên truyền trong việc bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về cấp nước.
3.11. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Tuyên truyền người dân về lợi ích của việc sử dụng nước sạch với sức khỏe Nhân dân và cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; khuyến khích người dân đấu nối sử dụng nước sạch; sử dụng nước sạch tiết kiệm và hiệu quả…
- Tăng cường công tác quản lý các công trình cấp nước sau đầu tư, đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng nước sau xử lý, thực hiện tốt quy trình quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình đảm bảo cấp nước an toàn, bền vững.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị cấp nước trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng nguồn nước (đặc biệt là các trạm cấp nước cục bộ khai thác nước ngầm). Đối với các trạm cấp nước không đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và lưu lượng nước không đảm bảo nhu cầu của người dân, đề nghị chính quyền địa phương kiểm tra, yêu cầu các đơn vị cấp nước thay thế, bổ sung đấu nối nguồn nước từ hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố phục vụ sinh hoạt của Nhân dân (đặc biệt đối với khu vực các quận nội thành Hà Nội).
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường kiểm tra chất lượng nước tại các công trình cấp nước cục bộ và hộ gia đình; tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân khai thác, xử lý nước đảm bảo yêu cầu trước khi sử dụng…
- Cấp phép thi công, sửa chữa các tuyến ống cấp nước đảm bảo tạo điều kiện cho Nhà đầu tư sớm được thi công các tuyến ống cấp nước./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÔNG SUẤT CÁC NHÀ MÁY NƯỚC DỰ KIẾN SẢN XUẤT NƯỚC NĂM 2024
(kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày / /2024 của UBND Thành phố)
STT | Các nhà máy sản xuất nước | Công suất thiết kế (m3/ngđ) | Công suất khai thác TB năm 2023 (m3/ngđ) | Dự kiến khai thác TB năm 2024 (m3/ngđ) | Dự kiến khai thác lớn nhất năm 2024 (m3/ngđ) | Ghi chú |
I | Nguồn Công ty Nước sạch Hà Nội | 743.500 | 537.500 | 547.000 | 578.500 |
|
1 | Nhà máy nước Yên Phụ | 100.000 | 73.500 | 76.500 | 80.000 | Khoan thay thế 02 giếng |
2 | Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên | 60.000 | 44.000 | 44.500 | 45.000 | Khoan thay thế 02 giếng |
3 | Nhà máy nước Mai Dịch | 60.000 | 49.000 | 56.000 | 57.000 | Khoan thay thế 02 giếng |
4 | Nhà máy nước Tương Mai | 30.000 | 8.000 | 8.000 | 10.000 | giảm đảm bảo chất lượng nước |
5 | Nhà máy nước Pháp Vân | 30.000 | 2.500 | 2.500 | 2.500 | giảm đảm bảo chất lượng nước |
6 | Nhà máy nước Hạ Đình | 30.000 | 10.000 | 9.000 | 10.000 | giảm đảm bảo chất lượng nước |
7 | Nhà máy nước Ngọc Hà | 30.000 | 22.000 | 22.000 | 25.000 |
|
8 | Nhà máy nước Lương Yên | 50.000 | 33.000 | 33.000 | 35.000 | giảm đảm bảo chất lượng nước |
9 | Nhà máy nước Cáo Đỉnh | 60.000 | 45.000 | 45.000 | 45.000 |
|
10 | Nhà máy nước Nam Dư | 60.000 | 46.500 | 46.500 | 50.000 | giảm đảm bảo chất lượng nước |
11 | Nhà máy nước Gia Lâm | 60.000 | 41.000 | 41.000 | 45.000 | giảm đảm bảo chất lượng nước |
12 | Nhà máy nước Bắc Thăng Long- Vân Trì | 150.000 | 150.000 | 150.000 | 160.000 |
|
13 | Trạm Vân Đồn | 5.000 | 3.500 | 3.500 | 3.500 | không có nguồn phải vận hành |
14 | Đông Mỹ | 10.000 | 6.500 | 6.000 | 7.000 | giảm đảm bảo chất lượng nước |
15 | Quỳnh Mai | 2.500 | 1.000 | 1.500 | 1.500 |
|
16 | Bạch Mai | 6.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | giảm đảm bảo chất lượng nước |
II | Các trạm sản xuất Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội | 41.100 | 40.120 | 40.220 | 40.220 |
|
1 | Gia Lâm | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 |
|
2 | Đông Anh | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 |
|
3 | Yên Viên | 7.200 | 7.200 | 7.200 | 7.200 |
|
4 | Kiêu Kỵ | 3.500 | 3.000 | 3.000 | 3.000 |
|
5 | Ngọc Thụy | 3.500 | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
|
6 | 3 xã Sóc Sơn | 2.900 | 1.720 | 1.720 | 1.720 |
|
7 | Trạm Giang Cao, Bát Tràng | 2.800 | 2.700 | 2.800 | 2.800 |
|
III | Trạm sản xuất Công ty cổ phần Nước sạch số 3 Hà Nội | 12.000 | 9.000 | 9.000 | 9.000 |
|
| Trạm Đồn Thủy | 12.000 | 9.000 | 9.000 | 9.000 | Giấy phép khai thác 9000 |
IV | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông | 85.000 | 73.700 | 79.000 | 79.000 |
|
1 | Nhà máy nước Hà Đông cơ sở 1 | 22.000 | 21.800 | 22.000 | 22.000 |
|
2 | Nhà máy nước Hà Đông cơ sở 2 | 22.000 | 21.900 | 22.000 | 22.000 |
|
3 | Nhà máy nước Dương Nội | 30.000 | 20.000 | 25.000 | 25.000 |
|
4 | Các trạm cấp nước tại huyện Đan Phượng, Ứng Hòa, Phú Xuyên | 11.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | (Trạm CN Phú Minh ngừng khai thác từ tháng 10/2023, tiếp nhận nguồn nước mặt Hà Nam) |
V | Nhà máy nước Sơn Tây (gồm Sơn Tây I+II) | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 |
|
VI | Nhà máy nước sông Đà | 300.000 | 305.447 | 315.129 | 323.265 |
|
VII | Nhà máy nước mặt sông Đuống | 300.000 | 258.500 | 275.000 | 315.000 |
|
VIII | Nhà máy nước Ba Vì | 60.000 | 22.000 | 25.000 | 25.000 |
|
IX | Nhà máy nước Mê Linh | 25.000 | 10.000 | 12.000 | 15.000 |
|
X | Nhà máy nước Hà Nam | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 20.000 |
|
| Tổng cộng (I-X): | 1.611.600 | 1.301.267 | 1.347.349 | 1.434.985 |
|
CÔNG SUẤT CÁC NHÀ MÁY NƯỚC DỰ KIẾN SẢN XUẤT NƯỚC NĂM 2024
(kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày / /2024 của UBND Thành phố)
STT | Tên đơn vị | Nguồn | Sản lượng trung bình năm 2023 | Theo KHCN các đơn vị đăng ký 2024 | Nhà máy nước ông Đà phân bổ | Nhà máy nước mặt sông Đuống phân bổ | thiếu hụt nguồn Nhà máy nước sông Đà | thiếu hụt nguồn Nhà máy nước mặt sông Đuống | Ghi chú | ||||||
Sản lượng trung bình | Sản lượng lớn nhất | Sản lượng trung bình | Sản lượng lớn nhất | Sản lượng trung bình | Cao điểm hè trước 15/7 (chưa hoàn thành ống D700 Yên Duyên) | Cao điểm hè sau 15/7 (chưa hoàn thành ống D700 Yên Duyên) | Sản lượng trung bình | Sản lượng lớn nhất | Sản lượng trung bình | Sản lượng lớn nhất | |||||
Đvt: m3/ngđ | |||||||||||||||
1 | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| tự khai thác | 537.500 | 547.000 | 578.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| mua sông Đuống | 113.000 | 118.000 | 130.000 |
|
| 120.000 | 133.000 | 139.000 |
|
| 2.000 | 9.000 |
|
|
| Mua sông Đà | 7.075 | 7.000 | 15.000 | 8.025 | 8.824 |
|
|
| 1.025 | -6.176 |
|
|
|
|
| TỔNG | 657.575 | 672.000 | 723.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| Tự khai thác | 53.700 | 54.000 | 54.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Mua của Công ty Sơn Hà | 20.000 | 20.000 | 25.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Mua của Công ty cổ phần Viwaco | 1.500 | 1.500 | 1.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Mua của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà | 44.532 | 47000 | 59.200 | 46.665 | 48.134 |
|
|
| -335 | -11.066 |
|
|
|
|
| Mua của Công ty cổ phần | 25.000 | 29.000 | 32.000 |
|
| 28.000 | 30.000 | 32.000 |
|
| -1.000 | 0 |
|
|
| Nước mặt sông Đuống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| TỔNG | 144.732 | 151.500 | 171.700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Công ty cổ phần Viwaco |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| Mua của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà | 174.334 | 182.000 | 194.000 | 176.290 | 177.792 |
|
|
| -5.710 | -16.208 |
|
|
|
|
| Mua của Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống | 57.000 | 65.000 | 75.000 |
|
| 60.000 | 65.000 | 67.000 |
|
| -5.000 | -8.000 |
|
|
| Mua của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| TỔNG | 232.334 | 248.000 | 270.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| Mua của Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống | 24.500 | 31.300 | 39.924 |
|
| 27.500 | 32.000 | 32.000 |
|
| -3.800 | -7.924 |
|
|
| Mua của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (từ Nhà máy nước Gia Lâm+ Nhà máy nước Bắc Thăng Long) | 89.900 | 100.000 | 108.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Nguồn từ các Trạm cấp nước | 40.120 | 40.220 | 40.220 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| TỔNG | 154.520 | 171.520 | 188.644 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Thủ Đô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| mua từ Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà | 32.815 | 47.000 | 52.640 | 32.440 | 34.311 |
|
|
| -14.560 | -18.329 |
|
|
|
6 | Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Hải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| mua của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà | 5.293 | 5.800 | 6.380 | 5.304 | 5.602 |
|
|
| -496 | -778 |
|
|
|
7 | Công ty cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| mua của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà | 23.541 | 28.000 | 31.000 | 28.079 | 29.042 |
|
|
| 79 | -1.958 |
|
|
|
8 | Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| mua của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà | 4.674 | 7.000 | 12.000 | 4.587 | 5.336 |
|
|
| -2.413 | -6.664 |
|
|
|
9 | Công ty Mê Linh | 10.000 | 12.000 | 15.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
10 | Liên danh Công ty cổ phần Ao Vua - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì | 22.000 | 22.000 | 25.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
11 | Công ty cổ phần Cấp nước Sơn Tây | 30.000 | 35.000 | 40.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
12 | Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam | 15.000 | 15.000 | 20.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
13 | Khách lẻ của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà | 13.183 | 13.739 | 14.224 | 13.739 | 14.224 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
14 | Khách lẻ của Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống | 39.000 | 42.500 | 45.000 |
|
| 42.500 | 45.000 | 45.000 |
|
|
|
|
| |
15 | Công ty cổ phần Nước sạch số 3 Hà Nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
| tự khai thác | 9.000 | 9.000 | 9.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Mua của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội | 18.000 | 18.000 | 20.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| mua của Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội | 11.000 | 11.000 | 11.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| TỔNG | 38.000 | 38.000 | 40.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| Tổng | 1.301.267 | 1.377.559 | 1.513.088 | 315.129 | 323.265 | 278.000 | 305.000 | 315.000 | -22.410 | -61.179 | -7.800 | -6.924 |
| |
| Tổng thiếu hụt từ 2 nguồn |
|
|
|
|
|
|
| Trung bình = | -30.210 | Max = | -68.103 |
|
|
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI CÁC CÔNG TY CẤP NƯỚC CẤP NƯỚC
(kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày / /2024 của UBND Thành phố)
1. Công ty TNHH MTV Nước sạch HN.
1.1 Trực cấp nước:
STT | Họ và Tên | Chức danh | Địa điểm trực | Điện thoại |
I | Trực điều độ Công ty (đường dây nóng) |
| Số 44 Yên Phụ | 3.8293166 |
1 | Ban giám đốc |
|
|
|
| Trần Quốc Hùng | Tổng giám đốc | Chỉ đạo chung | 3.8293179 |
| Đặng Ngọc Hải | Phó Tổng giám đốc | Điều hành đôn đốc thực hiện kế hoạch | 3.7152883 |
| Trương Tiến Hưng | Phó Tổng giám đốc | Điều hành đôn đốc thực hiện kế hoạch | 0906252768 |
| Trần Xuân Cương | Phó Tổng giám đốc | Điều hành đôn đốc thực hiện kế hoạch | 0904998338 |
2 | Phòng Kỹ thuật |
|
|
|
| Lữ Chí Linh | Trưởng phòng |
| 0989335679 |
3 | Phòng Kế hoạch |
|
|
|
| Lê Minh Tuấn | Trưởng phòng |
| 0903255925 |
II | Các đơn vị trực thuộc |
|
|
|
1 | Khối văn phòng |
|
|
|
| Trần Thị Lan Anh | TP HCQT | Số 44 Yên Phụ | 0989085176 |
| Diệp Hoài Nam | TP TCĐT | nt | 090 8215 966 |
| Trần Quốc Đạt | TP Thanh Tra | nt | 091 323 1888 |
| Trần Quốc Bình | GĐ Ban QLDA | nt | 0903277888 |
| Phạm Thị Kim Thanh | Phó phòng phụ trách HTPT | nt | 0904160435 |
| Bùi Anh Thư | TP KTCL | nt | 0918654599 |
2 | XN KDNS Đống Đa |
| Số 1 Quốc Tử Giám |
|
| Vũ Ngọc Hải | GĐ |
| 090 4475 875 |
3 | XN KDNS Ba Đình |
| Số 18 Núi Trúc |
|
| Nguyễn Quốc Huy | GĐ |
| 090 3463 483 |
4 | XN KDNS Hai Bà Trưng |
| Số 1 Trần Khát Chân |
|
| Cù Huy Phong | PGĐ phụ trách |
| 3.8211638 |
5 | XN KDNS Hoàng Mai |
| Số 1 Trần Thủ Độ |
|
| Phạm Việt Phương | GĐ |
| 0906214466 |
6 | XN KDNS Cầu Giấy |
| Số 1 Phạm Thuật Duật |
|
| Trần Ngọc Quang | GĐ |
| 0913 563 229 |
7 | Đội KDNS Bắc Thăng Long |
| Nhà máy Bắc Thăng Long, Xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội |
|
| Nguyễn Đức Trường | GĐ NMN Bắc Thăng Long |
| 0912354195 |
| Tổng đài tiếp nhận thông tin |
|
| 0981302424 19004600 |
8 | Cty CP NS số 2 |
| Đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội |
|
| Tổng đài tiếp nhận thông tin, chăm sóc khách hàng |
|
| 1900400002 |
| Tạ Kỳ Hưng | GĐ |
| 0944771191 |
| Xí nghiệp NS Long Biên |
|
| 02439992129 |
| Xí nghiệp NS Gia Lâm |
|
| 02439069699 |
| Xí nghiệp NS Đông Anh |
|
| 02439983979 |
9 | XN Cơ điện Vận Tải |
| Số 1 Quốc Tử Giám |
|
| Kiều Đình Thịnh | GĐ |
| 0903436389 |
I | Trực điều độ Công ty (đường dây nóng) |
| Số 44 Yên Phụ | 3.8293166 |
1.2. Thiết bị:
- Xe stec (5-10)m3: Số lượng 7 cái
- Các thiết bị thi công chuyên dụng
2. Công ty Viwaco
2.1 Trực cấp nước
- Nguyễn Văn Tới - Tổng Giám đốc: 0903438793
- Đinh Hoàng Lân - Phó TGĐ: 091 2152880;
- Cao Hải Tháp - Phó TGĐ: 0973344988;
- Bế Thành- TP Kỹ thuật: 0983.780.219
2.2 Thiết bị:
- Xe Stec: (4-6)m3: 2 xe
- Các thiết bị thi công chuyên dụng
3. Công ty Nước sạch Hà Đông
3.1. Trực cấp nước:
- Lại Văn Thịnh - Chủ tịch Công ty: 0979817363
- Hoàng Văn Thắng - Tổng giám đốc: 0962932468;
- Trần Đình Quang, TP KHKT: 098 2043159;
3.2. Phương tiện, thiết bị
- Xe Stec: (5-10) m3: 4 xe
- Các thiết bị thi công chuyên dụng
4. Công ty Cổ phần cấp nước Sơn Tây
4.1. Trực cấp nước:
- Trực điều độ: 024.33832462
- Nguyễn Trung Kiên - Đội trưởng ĐQL mạng: 0983721911
- Trần Đình Vinh - Giám đốc: 0904128649
4.2. Phương tiện, thiết bị
- Xe Stec: (6-10) m3: 2 xe (thuê)
- Các thiết bị thi công chuyên dụng
5. Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống
- Đỗ Hoàng Long - Tổng Giám đốc: 0904569796
- Bùi Quang Huy - Phó tổng giám đốc: 0911686776
- Nguyễn Văn Tùng - P.GĐ XN tuyến ống Sông Đuống: 0987420785
6. Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà
- Nguyễn Xuân Quý - Tổng giám đốc: 0973773366
- Lưu Việt Thịnh - Phó Tổng giám đốc: 0903715338
7. Công ty Cổ phần nước sạch Tây Hà Nội
- Nguyễn Đình Hà - Tổng giám đốc : 0904215555
8. Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Thủ Đô
- Vũ Đức Toản - Giám đốc: 0975.667.748
- Dương Huy Nguyện - Trưởng phòng kỹ thuật: 0962.824.185
9. Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội
- Lê Văn Luyện - Giám đốc : 0981266969
- 1Kế hoạch 158/KH-UBND về bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Thông báo 375/TB-UBND kết luận của tập thể Ủy ban nhân dân thành phố tại phiên họp xem xét Kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 2572/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2024 về nâng cao tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đến năm 2025 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Kế hoạch 158/KH-UBND về bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Thông báo 375/TB-UBND kết luận của tập thể Ủy ban nhân dân thành phố tại phiên họp xem xét Kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 28/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 2572/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2024 về nâng cao tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đến năm 2025 do tỉnh Phú Yên ban hành
Kế hoạch 125/KH-UBND về bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 125/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 23/04/2024
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Dương Đức Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/04/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra