Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1891/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 04 tháng 4 năm 2018 

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1163/QĐ-TTG NGÀY 08/8/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG, GIAI ĐOẠN 2018 - 2021

Thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2018 - 2021” (sau đây gọi tt là Quyết định số 11 63/QĐ-TTg); Văn bản số 808/UBDT-TT ngày 15/8/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc xây dựng nhiệm vụ Kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ; UBND tỉnh Lâm Đồng xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch; góp phần thực hiện tốt công tác dân tộc, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; góp phần nâng cao nhận thức cho đồng bào, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ;

b) Phát huy, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch; nâng cao trách nhiệm, từng bước hình thành thói quen chủ động học tập, tự giác tuân thủ pháp luật của đồng bào các dân tộc; chú trọng nắm bắt dư luận xã hội và định hướng tuyên truyền vùng dân tộc thiểu số. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, dễ hiểu, dễ thực hiện những nội dung cơ bản của các Luật, văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống các chính sách dân tộc để đồng bào vùng dân tộc thiểu số từng bước nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của nhà nước; yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Yêu cầu:

a) Các hoạt động thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch phải bám sát các nội dung yêu cầu tại: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020.

b) Công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số thực hiện các quy định của pháp luật bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, có trọng tâm, trọng điểm (ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa) và phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của từng dân tộc. Kết hợp, lồng ghép có hiệu quả với các chương trình công tác dân tộc, chính sách dân tộc có liên quan trong triển khai thực hiện Kế hoạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và nhu cầu phát triển tại địa phương.

c) Lồng ghép với các dự án, đề án, chính sách, kế hoạch khác có liên quan để tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời nhằm đạt các mục tiêu của Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ để phát triển nhanh, toàn diện, bền vững về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trong vùng dân tộc và cả tỉnh.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN

1. Đối tượng:

a) Đồng bào các dân tộc sinh sống, cư trú ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa;

b) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan thực hiện công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở trên địa bàn tỉnh;

c) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2. Phạm vi, thời gian thực hiện:

a) Phạm vi: Triển khai thực hiện tại 53 xã/147 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có tỷ lệ từ 60% trở lên và các xã có nổi cộm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh (Chi tiết theo phụ lục I đính kèm).

b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến hết năm 2021.

3. Hình thức thực hiện:

a) Các hoạt động tuyên truyền miệng thông qua các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, bồi dưỡng có tính đặc thù về lĩnh vực công tác dân tộc, các chính sách dân tộc.

b) Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: Các ấn phẩm báo, tạp chí cấp không thu tiền cho đồng bào dân tộc thiểu số; tờ rơi, tờ gấp, sổ tay tuyên truyền; Báo Lâm Đồng; Đài PTHH Lâm Đồng và các địa phương; hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường, thị trấn; trên Trang Thông tin điện tử của Ban Dân tộc,...

c) Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số.

d) Thông qua các cuộc họp giao ban, sinh hoạt chi bộ, họp cơ quan, đơn vị, hội nghị, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ.

đ) Xây dựng các cụm panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu ở các khu vực trung tâm, khu vực đông dân cư vùng dân tộc thiểu số. Tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa, tổ chức các sự kiện,...

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật:

a) Phổ biến nội dung Hiến pháp, các Luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chú trọng các nội dung phù hợp với tình hình thực tế ở từng khu vực;

b) Tập trung phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số, nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách, pháp luật về: Quốc phòng an ninh, ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; phòng chống tham nhũng, lãng phí; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng, chống mua bán người và bạo lực gia đình; an toàn thực phẩm; an toàn giao thông; cải cách hành chính; hỗ trợ khởi nghiệp; quản lý bảo vệ rừng; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật,...

2. Nội dung tuyên truyền:

a) Tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; chú trọng nâng cao nhận thức về chính sách dân tộc, tạo niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng an ninh, ổn định chính trị vùng dân tộc thiểu số.

b) Tuyên truyền sâu rộng các chính sách dân tộc; chú trọng tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135; các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; chính sách về giáo dục, y tế, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu; hướng dẫn đồng bào áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các mô hình sản xuất nông nghiệp mới có hiệu quả vào sản xuất và đời sống văn hóa mới trong đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

c) Tuyên truyền việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc thiểu số (tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội của các dân tộc thiểu số, ẩm thực...) gắn với phát triển dịch vụ, du lịch; vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

d) Tuyên truyền, thông tin sâu rộng về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta; vận động, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển vào vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.

đ) Tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước ta; phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực phản động; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao nhận thức về chủ quyền, an ninh biên giới; đấu tranh chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, truyền đạo trái pháp luật. Tăng cường nắm bắt tình hình an ninh trật tự, nắm bắt tình hình tư tưởng và nguyện vọng của đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Đối với Ban Dân tộc:

a) Nhiệm vụ:

(1) Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc, nắm tình hình tư tưởng, nhận thức về công tác dân tộc, chính sách dân tộc của đồng bào vùng dân tộc thiểu số để lựa chọn địa phương trọng tâm, trọng điểm thực hiện, xây dựng và nhân rộng mô hình điểm.

(2) Phối hợp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức đang công tác tại cơ quan công tác dân tộc và đội ngũ báo cáo viên cấp huyện trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số tại 12 huyện, thành phố.

(3) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan: Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động về chính sách dân tộc cho đồng bào tại các xã trọng điểm, thông qua các hội nghị tuyên truyền trực tiếp, nói chuyện chuyên đề về pháp luật, chính sách dân tộc.

(4) Tổ chức biên soạn, biên dịch (tiếng dân tộc thiểu số Cơ ho, Mạ, Chu ru) tài liệu phổ biến pháp luật và tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, cung cấp cho 12 huyện, thành phố.

(5) Phối hợp xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc trên các báo, đài như: Báo Lâm Đồng, Báo Dân tộc và Phát triển; Đài PTTH Lâm Đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; dần loại trừ, tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.

(6) Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (đăng tải thông tin, tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các văn bản luật có liên quan đến vùng dân tộc thiểu số). Xây dựng chuyên mục đặc thù "Đối thoại trực tuyến về công tác dân tộc” trên Trang Thông tin điện tử của Ban Dân tộc tỉnh.

(7) Tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến, tôn vinh và nêu gương các điển hình tiêu biểu; các báo cáo điển hình gương người tốt, việc tốt trong đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

(8) Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại một số địa phương triển khai thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và có mô hình điểm hay để nhân rộng (nếu thực sự cần thiết).

(9) Thực hiện kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh theo quy định.

b) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

c) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố có liên quan.

2. Đối với UBND các huyện, thành phố:

a) Nhiệm vụ:

(1) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên cấp xã trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

(2) Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động về chính sách dân tộc cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa tại các xã đã chọn (chi tiết theo Phụ lục II đính kèm) thông qua các hoạt động tuyên truyền trực tiếp, câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề về pháp luật, chính sách dân tộc.

(3) Lựa chọn xây dựng mô hình điểm ở các xã, thôn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa; địa bàn trọng yếu và nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số cư trú (mỗi huyện lựa chọn từ 2 - 4 mô hình xã và 5 - 6 mô hình thôn) và tổ chức thực hiện về phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chính sách dân tộc; tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện mô hình thí điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm, làm cơ sở để triển khai nhân rộng.

(4) Xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc trên Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, đài truyền thanh xã nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; dần loại trừ, tiến tới xóa bỏ các tập tục lạc hậu.

(5) Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (đăng tải thông tin, tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; các văn bản luật có liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi) trên Trang Thông tin điện tử của UBND huyện.

(6) Lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; thông qua sinh hoạt cộng đồng tại các nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, tham quan học tập mô hình, triển lãm, pa nô, áp phích, tranh cổ động, băng rôn, khẩu hiệu, thông tin tại trung tâm thôn và trụ sở UBND xã.

b) Thời gian thực hiện: Hàng năm.

c) Đơn vị phối hợp: Ban Dân tộc, Sở Tư pháp; các Sở, ngành và UBND các xã có liên quan.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2018 - 2020: Khoảng 18.687,6 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương hỗ trợ theo quy định tại điểm 3 mục VI Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ và huy động các nguồn lực, nguồn kinh phí hợp pháp khác (từ các chương trình, dự án, tài trợ,...).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh:

a) Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan xây dựng cụ thể và triển khai Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.

b) Triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ tại điểm 1, mục IV Kế hoạch này.

c) Căn cứ vào nhu cầu thực tế, khả năng bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương; hàng năm, Ban Dân tộc xây dựng dự toán kinh phí, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện theo quy định.

d) Định kỳ sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài chính: Chủ trì thẩm định dự toán kinh phí của các đơn vị, căn cứ quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra chế độ quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định.

3. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc hướng dẫn, phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Chỉ đạo các cơ quan Đài PTTH Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng và các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

b) Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc trong việc xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin và các hình thức phù hợp khác trong triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.

5. Đài PTTH Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng; Đài Truyền thanh, Truyền hình các huyện, thành phố: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện, UBND các xã xây dựng các nội dung, đưa tin công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

6. Các sở, ban, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, phối hợp với Ban Dân tộc trong việc thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành; tổ chức lồng ghép với các dự án, chương trình, đề án liên quan của sở, ngành để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

7. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Hỗ trợ, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh trong việc chỉ đạo, định hướng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ tại điểm 2, mục IV Kế hoạch này.

b) Giao Phòng Dân tộc (hoặc) cơ quan thực hiện công tác dân tộc phối hợp với các phòng, ban, cơ quan, đơn vị có liên quan và chính quyền cấp xã xây dựng Kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đảm bảo thiết thực, kịp thời và có hiệu quả.

c) Xây dựng dự toán kinh phí báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng quy định; tổ chức lồng ghép với các dự án, chương trình, đề án liên quan ở địa phương đang triển khai thực hiện để tổ chức thực hiện hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.

d) Thực hiện kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ (6 tháng, năm) báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện gửi Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định.

Đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch này; trong quá trình thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Ban Dân tộc (Cơ quan thường trực) để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (để B/c);
- CT, các Phó CTUBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ban Dân tộc, HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Đài PT-TH tỉnh; Báo Lâm Đồng;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND 53 xã (theo danh sách);
- Lưu: VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm S

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐOẠN 2017 - 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1891/KH-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

NỘI DUNG

SỐ LƯỢNG

Chi tiết từng năm

2018

2019

2020

01

Tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu thông tin, tình hình tư tưởng, hiểu biết chính sách, pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện tại 12/12 huyện,TP.

50

50

50

02

Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan công tác dân tộc và đội ngũ cán bộ trực tiếp được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

300 CB,CC,VC

300

300

300

03

Tổ chức biên soạn, biên dịch song ngữ (Tiếng Việt - Tiếng DTTS), in ấn và cung cấp tài liệu phổ biến pháp luật và tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Cung cấp tài liệu cho 100.000 người/năm.

500

500

500

04

Tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động về chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tập huấn 2.000 người.500 ngườix4 đợt=850x4=3400

3.392,80

3.392,80

3.392,80

05

Tuyên truyền bằng hình thức trực quan: Triển lãm, pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu...Tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh.

Tại trung tâm thôn, xã vùng DTTS của 12/12 huyện,TP.

904,60

904,60

904,60

06

Xây dựng mô hình điểm về phổ biến pháp luật và tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Mỗi huyện, TP 01 mô hình (12 mô hình)

320

320

320

07

Hàng năm tổ chức hội nghị tôn vinh người tốt việc tốt.

Tôn vinh 100 người/năm

200

200

200

08

Tổ chức tham quan học tập mô hình ngoài tỉnh.

50 người/năm

481

481

481

09

Chỉ đạo, kiểm tra văn phòng phẩm Ban Dân tộc

 

80,8

80,8

80,8

 

TỔNG CỘNG

 

6.229,2

6.229,2

6.229,2

 

DANH SÁCH XÃ

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 1891/KH-UBND ngày 04/4/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Đơn vị hành chính

Số hộ

Số khẩu

Tỷ lệ %

Ghi chú

Tổng số

Trong đó DTTS

Tổng số

Trong đó DTTS

1

2

3

4

5

6

7

8

 

TP Đà Lạt

 

 

 

 

 

 

01

Xã Tà Nung

1.118

520

4.393

2.177

49,56

 

 

TP. Bảo Lộc

 

 

 

 

 

 

02

Xã Lộc Châu

4.123

230

17.323

1.138

6,57

 

 

Huyện Lạc Dương

 

 

 

 

 

 

03

Xã Đạ Nhim

869

738

4.284

3.775

88,12

 

04

Xã Đạ Sar

1.205

1.082

5.016

4.544

90,59

 

05

Xã Đạ Chais

439

366

1.802

1.555

86,29

 

06

Xã Đung K'Nớ

467

430

2.078

1.963

94,47

 

07

Xã Lát

593

428

2.445

1.905

77,91

 

 

Huyện Đơn Dương

 

 

 

 

 

 

08

Xã Tu Tra

2.564

1.504

12.898

8.197

63,55

 

09

Xã Đạ Ròn

2.054

830

8.448

3.660

43,32

 

10

Xã Ka Đơn

1.796

905

8.054

4.395

54,57

 

11

Xã Pró

1.376

848

5.868

3.598

61,32

 

 

Huyện Đức Trọng

 

 

 

 

 

 

12

Xã Phú Hội

4.316

1.645

19.522

8.340

42,72

 

13

Xã Tân Thành

1.387

714

5.875

2.692

45,82

 

14

Xã Đa Quyn

1.069

871

4.354

3.815

87,62

 

15

Xã N'Thôn Hạ

1.799

1.239

7.700

6.210

80,65

 

16

Xã Tà Hine

878

674

3,464

2,689

77,63

 

17

Xã Tà Năng

1.409

985

5.987

4.413

73,71

 

 

Huyện Lâm Hà

 

 

 

 

 

 

18

Xã Mê Linh

1.696

433

6.672

1.978

29,65

 

19

Xã Phi Tô

1.076

713

4.892

3.344

68,36

 

20

Xã Phúc Thọ

1.852

418

7.807

2.659

34,06

 

21

Xã Tân Thanh

2.791

1.168

12.552

5.846

46,57

 

 

Huyện Đam Rông

 

 

 

 

 

 

22

Xã Đạ K'Nàng

2.118

1.404

7.445

4.468

60,01

 

23

Xã Phi Liêng

1.623

1.230

5.815

4.236

72,85

 

24

Xã Liêng S' Rônh

1.315

1.065

7.218

6.239

86,44

 

25

Xã Rô Men

1.642

1.281

5.697

4.366

76,64

 

26

Xã Đạ M' Rông

970

932

4.316

4.186

96,99

 

27

Xã Đạ Tông

1.751

1.591

8.015

7.506

93,65

 

28

Xã Đạ Long

734

706

3.253

3.154

96,96

 

 

Huyện Di Linh

 

 

 

 

 

 

29

Xã Tam Bố

1.724

684

6.765

3.086

45,62

 

30

Xã Tân Châu

2.399

1.473

10.626

7.153

67,32

 

31

Xã Tân Thượng

1.330

1.119

5.512

5.292

96,01

 

32

Xã Tân Lâm

2.043

775

9.318

3.734

40,07

 

33

Xã Đỉnh Trang Thượng

919

660

3.582

2.804

78,28

 

34

Xã Bảo Thuận

1.605

1.489

6.826

6.389

93,60

 

35

Xã Gung Ré

1.545

604

5.736

2.965

51,69

 

36

Xã Sơn Điền

638

606

2.800

2.711

96,82

 

37

Xã Gia Bắc

569

254

2.721

2.628

96,58

 

38

Xã Liên Đầm

2.444

1.010

10.924

4.648

42,55

 

39

Xã Đinh Trang Hòa

3.723

1.840

14.638

8.178

55,87

 

 

Huyện Bảo Lâm

 

 

 

 

 

 

40

Xã Lộc Lâm

635

508

2.386

1.942

81,39

 

41

Xã Lộc Nam

3.285

1.159

12.872

4.753

36,93

 

42

Xã Lộc Bảo

980

539

3.681

2.177

59,14

 

43

Xã Lộc Bắc

1.220

956

4.631

3.680

79,46

 

44

Xã Lộc Tân

1.730

1.115

6.680

4.549

68,10

 

45

Xã B'Lá

791

583

3.185

2.412

75,73

 

 

Huyện Đạ Huoai

 

 

 

 

 

 

46

Xã Đoàn Kết

482

278

1.717

1.046

60,92

 

47

Xã Đạ P'loa

912

541

3.724

1.721

46,21

 

48

Xã Phước Lộc

702

572

2.950

2.471

83,76

 

 

Huyện Đạ Tẻh

 

 

 

 

 

 

49

Xã An Nhơn

916

630

4.218

2.994

70,98

 

50

Xã Quốc Oai

1,017

353

4.105

1.357

33,06

 

 

Huyện Cát Tiên

 

 

 

 

 

 

51

Xã Đồng Nai Thượng

408

355

1.719

1.541

89,65

 

52

Xã Phước Cát 2

603

351

2.748

1.667

60,66

 

53

Xã Phước Cát 1

1.784

675

8.112

3.213

39,61

 

Tổng cộng 53 xã.