- 1Quyết định 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 161/2002/QĐ-TTG về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 112/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 5Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 6Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 10Công văn 2658/BGDĐT-CSVCTBTH hướng dẫn xây dựng trường, lớp học mầm non thực hiện Quyết định 239/QĐ-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1843/KH-UBND | KonTum, ngày 21 tháng 10 năm 2011 |
PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.
Thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015;
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Kon Tum số 09-NQ/ĐH ngày 06 tháng 10 năm 2010;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015, như sau:
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON TOÀN TỈNH
1. Thuận lợi:
- Có sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục mầm non (GDMN): Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2; Quyết định 239/ QĐ-TTg ngày 09-02-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015; Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ngày 15-11-2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN; Quyết định 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015.
- Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể các cấp trên địa bàn và ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum có nhiều nỗ lực trong công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện phát triển GDMN trên địa bàn. Đến nay, GDMN Kon Tum đã có những kết quả nhất định về mạng lưới trường, lớp; đội ngũ cán bộ, giáo viên; chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học...
2. Khó khăn:
- Đời sống của phần lớn đồng bào DTTS cư trú ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều thiếu thốn; trình độ dân trí thấp, kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế; giao thông đi lại khó khăn; khí hậu khắc nghiệt.
- Trường mầm non có nhiều điểm lẻ gắn với thôn làng; đa số các điểm lẻ ở vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất nghèo nàn, tạm bợ; công tác quản lý giáo dục các điểm lẻ gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các lớp ở điểm lẻ vùng DTTS là lớp ghép nhiều độ tuổi nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi (PCGDMNTNT), thực hiện Chương trình GDMN mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25-7-2009.
- Số lượng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non hiện nay còn thiếu so với quy định, đặc biệt ở các trường, lớp vùng sâu, vùng xa.
- Chất lượng của một bộ phận giáo viên mầm non chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới về chương trình, phương pháp giáo dục mầm non hiện nay.
- Đặc thù của GDMN là 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đều là nữ, đây cũng là một khó khăn trong việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi còn khó khăn nhiều mặt, trong đó kể đến khó khăn về nhà ở, điều kiện sinh hoạt cho CBQL, GV nữ.
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON TOÀN TỈNH
1. Về quy mô trường, lớp
- Toàn tỉnh có 106 trường mầm non và mẫu giáo, trong đó có 98 trường mầm non, mẫu giáo công lập và 8 trường mầm non tư thục, dân lập; có 100% xã/phường có trường/lớp mầm non. Tuy nhiên, vẫn còn 9 xã chưa có trường mầm non riêng biệt (TP Kon Tum: xã Hoà Bình, xã Đăk Năng; huyện Kon Plông: xã Đăk Ring, Đăk Nên, Đăk Tăng, Ngọc Tem, Măng Bút 1, Măng Bút 2; huyện Đăk Glei: xã Đăk Man);
- Tổng số điểm trường là 670, trong đó 106 điểm trường chính, 564 điểm trường lẻ; bình quân mỗi trường mần non có 06 điểm trường, cá biệt có trường có đến 13 điểm trường (như trường MN ĐăkH’Ring- huyện Đăk Hà).
- Tổng số nhóm, lớp: 1.215, trong đó số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 814 lớp (trong đó riêng 5 tuổi: 195 lớp; ghép 5 tuổi với 3,4 tuổi: 619 lớp).
- Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp hiện nay (theo số liệu báo cáo đầu năm học 2010 - 2011): Trẻ nhà trẻ 12,1% (2.911/23.968); mẫu giáo 77,7% (24.284/31.261); riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,4% (10.315/10.382).
2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
2.1 Công tác chăm sóc:
- Những trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn được thuận lợi hơn trong việc tổ chức bán trú nhờ một phần vận dụng từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các cháu hộ gia đình nghèo từ Quyết định 112 của Chính phủ. Ở những nơi không có điều kiện tổ chức nấu ăn tại trường, vận động phụ huynh mang cơm đến, trẻ ở lại trường buổi trưa. Số trẻ còn lại học 2 buổi/ngày nhưng ăn trưa tại gia đình. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ ngày là 87,5 %.
- Có 72 trường, 439 nhóm, lớp; 10.518 cháu được tổ chức ăn ngủ tại trường, nhóm lớp, đạt tỷ lệ 38,7% trên tổng số trẻ ra lớp. Riêng trẻ 5 tuổi có 4.215 cháu được tổ chức ăn ngủ tại trường. Ngoài ra tổ chức được 22 trường, 109 lớp, 2.441 cháu được phụ huynh mang cơm đến ăn trưa tại trường, đạt tỷ lệ 9% trên tổng số trẻ ra lớp.
-Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở nhà trẻ: 13,8%, mẫu giáo: 13,5%; trong đó riêng trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng 11,8% so với tổng số trẻ 5 tuổi ra lớp.
- Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần ở mẫu giáo 5 tuổi đạt 90,2% .
2.2 Công tác giáo dục: Chỉ đạo triển khai thực hiện từng bước Chương trình GDMN mới cho tất cả các trường, lớp mầm non trong toàn tỉnh. Năm học 2010 - 2011 chỉ đạo thực hiện Chương trình GDMN mới ở 100% nhóm, lớp (vùng khó khăn thực hiện theo hướng Chương trình GDMN mới trên cơ sở Chương trình 26 tuần). Tổ chức dạy 2 buổi/ngày ở tất cả các cơ sở GDMN nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Biên soạn chương trình, tài liệu Tập nói tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi vùng DTTS và tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tại 100% trường, lớp vùng DTTS. Triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong GDMN, hiện có 72/106 trường (điểm chính) đã nối mạng Internet, các trường trọng điểm có phòng Kidsmart, 55% số giáo viên có khả năng và đã triển khai ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
3. Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
- Thực hiện tuyển giáo viên vào biên chế nhà nước, chỉ đạo trường CĐSP đào tạo 140 giáo viên mầm non cắm bản, tuyển vào biên chế để mở lớp cho các thôn/làng, xã thuộc huyện đặc biệt khó khăn theo Chương trình 37-CTr/TU ngày 17-9-2007 của Tỉnh uỷ và mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 73 giáo viên ở các nhóm tư thục. Đồng thời tăng cường chỉ đạo trường CĐSP mở các lớp chuẩn hoá, nâng chuẩn trình độ cho đội ngũ CB,GV và các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý.
- Số lượng CBQL, GV mầm non:
+ Tổng số CBQL, GV mầm non: 1.778 người, trong đó CBQL: 225 (CBQL trong biên chế: 216, CBQL ngoài công lập: 9, CBQL người DTTS :16), GV: 1.553 (GV biên chế: 1.153, GV ngoài biên chế: 400, GV người DTTS: 345). Số CBQL, GV người DTTS: 361, chiếm tỷ lệ 20,3%.
+ Theo quy định tại Điều lệ trường Mầm non và Thông tư số 71/2007/TTLT/BGDĐT-BNV, với quy mô trường, lớp hiện nay thì ngành học mầm non còn thiếu 59 CBQL và 180 giáo viên. Dự báo nhu cầu đến 2015 thiếu khoảng 400 CBQL, GV mầm non do mở các lớp mẫu giáo bán trú và phát triển nhóm, lớp.
(Biểu tổng hợp số liệu cán bộ quản lý, giáo viên mầm non - Phụ lục số 1)
- Về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (theo số liệu đầu năm học 2010 - 2011): CBQL đạt chuẩn trình độ đào tạo 97,7% (220/225), trong đó trên chuẩn 73,3% (165/225); CBQL dưới chuẩn 2,7% (6/225). Giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo 92% (1.291/1.403), trong đó trên chuẩn 41% (580/1.403); GV dưới chuẩn 8% (112/1.403).
Cụ thể về trình độ giáo viên mầm non:
Trình độ Loại hình | Đạt chuẩn trở lên | Trên chuẩn | Chưa đạt chuẩn |
Công lập | 1.135/1.205 | 555/1.205 | 70/1.205 (Trong đó: 62 đang học lớp GV cắm bản, 8 GV lớn tuổi chờ nghỉ chế độ) |
Tư thục | 156/198 | 25/198 | 42/198 (Số này các trường hợp đồng làm bảo mẫu) |
Tổng: | 1.291 | 580 | 112 |
- Kết quả đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp vào cuối năm học 2009 - 2010: Tổng số giáo viên: 1.505; số giáo viên được đánh giá, xếp loại: 1465, trong đó loại Xuất sắc: 408, tỷ lệ 27,1%; Khá: 527, tỷ lệ 35%; Trung bình: 446, tỷ lệ 29,6%; Kém: 84, tỷ lệ 5,6%. Giáo viên xếp loại từ khá trở lên đạt tỷ lệ 63,8% trên tổng số giáo viên được đánh giá, xếp loại.
4. Về cơ sở vật chất
- Trong những năm qua ngành học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư từ các nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí thực hiện Đề án 636 của tỉnh về phát triển giáo dục mầm non tỉnh Kon Tum đến 2010, Chương trình kiên cố hoá trường lớp, Chương trình 135 cho các xã đặc biệt khó khăn, Chương trình mục tiêu quốc gia về GD&ĐT, ngân sách tỉnh/huyện, các Sở ban ngành đỡ đầu xã theo Nghị quyết 01 Tỉnh uỷ,…nên cơ sở trường, lớp, thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cháu đã được cải thiện đáng kể:
+ Có 19 trường MN được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 17,9%.
+ Có 397 nhóm, lớp đạt yêu cầu theo danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu, đạt tỉ lệ 32,6%; riêng lớp 5 tuổi chỉ đạt tỷ lệ 2,5%.
+ Đối với lớp MG 5 tuổi, số phòng học kiên cố và bán kiên cố mới xây đạt 184/814 phòng, tỷ lệ 22,7%;
+ Tỷ lệ kinh phí đầu tư cho GDMN hàng năm là 14% so với tổng kinh phí chi cho giáo dục tỉnh KonTum.
- Tuy nhiên, GDMN tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều khó khăn. Chỉ tính riêng đối với lớp mẫu giáo 5 tuổi thì số phòng học tạm, học nhờ, phòng cấp 4 xuống cấp là 630 phòng, chiếm 77,3%; 794 lớp chưa có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị theo Danh mục tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định.
(Biểu thống kê cơ sở vật chất GDMN năm học 2010 - 2011 - Phụ lục số 2)
1. Mục tiêu chung:
Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi được đến lớp, được chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng cho trẻ vào lớp 1. Đến năm 2015, tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi với 100% số huyện, thành phố đạt tiêu chuẩn PCGDMN trẻ 5 tuổi.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi
- Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; trong đó có 90% số trẻ được học 2 buổi/ngày theo Chương trình GDMN mới (Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25-7-2009).
- 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi người DTTS được chuẩn bị tiếng Việt (được học Chương trình Tập nói tiếng Việt).
- Tỷ lệ chuyên cần của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt từ 95%.
- Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 10%.
2.2. Giáo viên
Đến năm học 2014 - 2015, 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ giáo viên theo quy định, có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; phấn đấu đến năm 2015 có từ 80% trở lên giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá.
2.3. Cơ sở vật chất
- 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ phòng học theo hướng kiên cố, đạt chuẩn.
- 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi có bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chương trình GDMN mới.
- 100% trường mẫu giáo vùng thuận lợi có các bộ đồ chơi ngoài trời, bộ thiết bị nội thất dùng chung lớp học, có phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với vi tính để học tập.
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo:
- Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, các đơn vị huyện, thành phố xây dựng chương trình PCGDMN trẻ 5 tuổi phù hợp với địa phương mình và triển khai thực hiện.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp (trong đó có bổ sung thành phần để thực hiện PCGDMN trẻ 5 tuổi).
- Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường mầm non bố trí cán bộ làm công tác PCGDMN trẻ 5 tuổi. Xây dựng hệ thống sổ sách, hồ sơ phổ cập từ tỉnh xuống huyện, xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm hằng năm về công tác PCGDMN trẻ 5 tuổi. Mỗi năm, Ban chỉ đạo phổ cập các cấp tham mưu chính quyền cùng cấp kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập theo lộ trình đã đề ra trong Đề án.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ PCGDMN trẻ 5 tuổi
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của PCGDMN trẻ 5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng GDMN và phát triển nguồn nhân lực thông qua các hình thức và các loại phương tiện thông tin đại chúng.
- Đổi mới nội dung, hình thức truyền thông về kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ phù hợp với nhiệm vụ của ngành học và điều kiện thực hiện ở các vùng, địa phương.
- Các cơ quan, đơn vị chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông bằng nhiều hình thức về kết quả và giải pháp phát triển GDMN của địa phương; phổ biến những quy định của ngành; phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ, nhất là đối với những vùng có tỷ lệ trẻ đi nhà trẻ thấp.
3. Tăng cường, củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới GDMN
- Duy trì, phát triển số trường, lớp mầm non công lập đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho 100% trẻ 5 tuổi đi học; tiếp tục tách và thành lập mới trường mầm non tại các xã, phường chưa có trường mầm non riêng biệt; đảm bảo tất cả các xã vùng khó khăn và vùng dân tộc đều có trường với quy mô ít nhất 3 lớp ở trung tâm và các điểm lớp lẻ.
- Thành lập và phát triển trường, lớp mầm non; tập trung một số điểm lớp lẻ (1, 2 lớp/điểm lẻ) gần nhau thành một điểm trường có ít nhất từ 2 - 3 lớp trở lên để thuận lợi trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, sân chơi. Mở lớp lẻ, xoá làng trắng về GDMN đối với vùng sâu, vùng xa.
- Khuyến khích phát triển và thành lập mới các trường mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện.
- Tiến hành rà soát quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh có đủ quỹ đất để xây dựng trường, lớp cho GDMN 5 tuổi và 3, 4 tuổi.
4. Tăng cường huy động trẻ em trong độ tuổi mầm non ra lớp
- Hằng năm huy động hầu hết trẻ em 5 tuổi đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày bằng Chương trình GDMN mới. Đến năm 2015 trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 99,8%; duy trì trên 75% trẻ 3,4 tuổi và 16% trẻ nhà trẻ đến lớp.
- Hàng năm, đưa chỉ tiêu PCGDMN trẻ 5 tuổi vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của từng huyện, thành phố và xã/phường/thị trấn để chỉ đạo thực hiện; đưa việc thực hiện PCGDMN trẻ 5 tuổi vào hương ước, quy ước của làng thôn; đưa kết quả thực hiện PCGDMN trẻ 5 tuổi vào tiêu chuẩn bình xét, đánh giá các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, bình xét gia đình văn hoá và đơn vị văn hoá. Cấp uỷ, chính quyền địa phương giao trách nhiệm cho các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn phối hợp vận động các gia đình đưa trẻ em trong độ tuổi mầm non đến trường, nhóm, lớp và vận động trẻ 5 tuổi đến trường, lớp học 2 buổi/ngày.
- Tăng cường cơ sở vật chất nhằm đảm bảo đủ phòng nhóm, lớp, đủ các điều kiện về đồ dùng, đồ chơi, phương tiện thiết bị dạy và học; tăng chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non đủ theo quy định số giáo viên/nhóm, lớp;…
5. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non
* Về chất lượng chăm sóc:
- Duy trì và phát triển hệ thống trường, lớp bán trú phù hợp tình hình thực tế tại địa phương nhằm cho trẻ được ăn, ngủ trưa tại trường, lớp học; đảm bảo cho việc thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày và giảm tỷ lệ trẻ suy dưỡng trong trường, lớp mầm non. Hỗ trợ ăn trưa 120.000đ/tháng/trẻ (9 tháng/năm) cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã vùng cao, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, trẻ tàn tật, khuyết tật khó khăn về kinh tế, trẻ em thuộc diện hộ nghèo theo quy định của nhà nước.
- Tăng cường các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng phòng lớp học 5 tuổi kiên cố theo hướng chuẩn hoá ở trung tâm và các điểm lẻ, đảm bảo đủ diện tích và các điều kiện sinh hoạt, học tập cho trẻ (nước sạch, công trình vệ sinh,…) theo quy định của Bộ GD&ĐT; xây dựng bếp ăn một chiều; trang bị các đồ dùng, thiết bị phục vụ bán trú,… nhằm đảm bảo yêu cầu về an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,…
* Về chất lượng giáo dục:
- Triển khai thực hiện đại trà Chương trình GDMN mới cho tất cả các lớp mẫu giáo 5 tuổi, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi. Với các lớp mẫu giáo 5 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS thực hiện Chương trình GDMN vùng khó.
- Với những trường mầm non vùng thuận lợi thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, cho trẻ làm quen với vi tính qua phần mềm Kidsmart.
- Triển khai chương trình dạy Tập nói tiếng Việt cho trẻ em DTTS nhằm chuẩn bị tốt vốn tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1.
- Triển khai sử dụng Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
* Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên:
- Đào tạo mới 400 giáo viên mầm non nhằm đảm bảo đủ giáo viên cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi theo quy định về định mức giáo viên/lớp theo Điều lệ trường mầm non và Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập, đáp ứng yêu cầu phát triển các lớp bán trú; giao chỉ tiêu biên chế nhằm đảm bảo định mức giáo viên/lớp và đảm bảo biên chế 02 giáo viên/lớp đối với các lớp mẫu giáo có tổ chức bán trú, tổ chức ăn trưa tại trường; đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lý cho mỗi hạng trường theo quy định.
- Tiếp tục tổ chức cho giáo viên dạy vùng DTTS học tiếng DTTS tại địa bàn công tác bằng giải pháp: Mở lớp học tiếng DTTS tại huyện, thực hiện học phần trong chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng sư phạm.
- Đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện Chương trình GDMN mới. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho giáo viên người DTTS.
- Tiếp tục thực hiện quản lí chất lượng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2008; có từ 80% GVMN xếp loại Chuẩn từ mức Khá trở lên.
- Bố trí giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi.
* Về cơ chế, chính sách:
- Thực hiện nghiêm túc việc đóng BHYT, BHXH cho giáo viên ngoài biên chế ở các loại hình trường.
- Xây dựng cơ chế học phí mới theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 - 2015, trong đó xây dựng cơ chế thu mức cao hơn với các trường mầm non chất lượng cao, nơi cha mẹ HS có khả năng chi trả và có nhu cầu.
- Các cơ sở GDMN tư thục, dân lập bảo đảm chế độ lương cho giáo viên không thấp hơn ở các cơ sở GDMN công lập và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho giáo viên theo quy định hiện hành.
7. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, bảo đảm ngân sách cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi.
- Hằng năm ưu tiên dành nguồn kinh phí bố trí đủ từ ngân sách huyện, tỉnh, trung ương để thực hiện nhu cầu xây dựng phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi đến năm 2015 là 630 phòng và 26.200m2 khối phòng chức năng theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều lệ trường mầm non và Công văn số 2658/BGDĐT-CSVCTBTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 17/5/2010 về hướng dẫn xây dựng trường, lớp mầm non thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện có hiệu quả nguồn vốn kiên cố hoá trường lớp giai đoạn 2011-2015.
- Xây dựng 02 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I tại 02 huyện khó khăn trong Danh mục tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (Kon Plông, Tu Mơ Rông) .
- Trang bị đủ bộ thiết bị tối thiểu cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi để thực hiện Chương trình GDMN mới.
- Trang bị đồ chơi ngoài trời cho các điểm trường.
- Từng bước nâng định mức chi thường xuyên cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi hàng năm để đạt gần với mức quy định của Đề án Chính phủ vào năm 2015, đảm bảo khoảng 20% ngân sách GDMN được chi cho hoạt động chuyên môn.
- Các trường mầm non công lập vùng khó khăn, vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa được nhà nước đảm bảo 100% kinh phí từ ngân sách để chi thường xuyên, bố trí đủ biên chế giáo viên để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
8. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục mầm non
- Lồng ghép các chương trình dự án và huy động nguồn lực hợp lý của nhân dân để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi; cha mẹ có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập theo tinh thần Nghị định số 69/2008/NQ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
- Tại các vùng khó khăn thực hiện tuyên truyền, huy động sự đóng góp công sức lao động của nhân dân cùng với ngân sách nhà nước để xây dựng trường, lớp; kết hợp chính sách của địa phương với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tổ chức ăn bán trú hoặc thực hiện chương trình bữa ăn học đường tại lớp cho trẻ mẫu giáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi để dạy tiếng Việt cho trẻ.
- Năm 2015 toàn tỉnh được công nhận đạt tiêu chuẩn PCGDMN trẻ 5 tuổi.
- Đảm bảo tỷ lệ xã/phường/thị trấn phấn đấu được công nhận chuẩn PCGDMN trẻ 5 tuổi hàng năm như sau:
Năm 2011: 5/97 xã, phường/thị trấn, tỷ lệ 5,2%
Năm 2012: 23/97 xã, phường/thị trấn, tỷ lệ 23,7%
Năm 2013: 30/97 xã, phường/thị trấn, tỷ lệ 30,9%
Năm 2014: 28/97 xã, phường/thị trấn, tỷ lệ 28,9%
Năm 2015: 11/97 xã, phường/thị trấn, tỷ lệ 11,3%
(Lộ trình thực hiện - Phụ lục số 3).
1. Ước tính số kinh phí thực hiện PCGDMN trẻ 5 tuổi cả giai đoạn: 477.454 triệu đồng (Phụ lục số 4b, Phân kỳ đầu tư Phụ lục 6).
2. Nguồn kinh phí:
2.1. Ngân sách trung ương:
- Kinh phí Đề án PCGDMN trẻ 5 tuổi của Chính phủ cấp cho tỉnh.
- Kiên cố hóa trường lớp từ nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015.
- Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo.
- Các dự án khác (nếu có).
2.2. Ngân sách địa phương:
- Ngân sách hằng năm của tỉnh, huyện.
- Các chương trình, dự án khác (nếu có).
2.3. Nguồn kinh phí xã hội hóa của địa phương
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng chương trình PCGDMN trẻ 5 tuổi phù hợp với từng địa phương.
- Phối hợp với các Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ kinh phí hàng năm để thực hiện kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi.
- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi có hiệu quả.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi; tổng hợp nhu cầu kinh phí để thực hiện kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ các nguồn vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi.
3. Sở Tài chính
- Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí ngân sách thường xuyên cho GDMN huyện, thành phố để bảo đảm tiến độ thực hiện kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi; kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan triển khai cơ chế chính sách, chế độ tài chính mới kịp thời cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở GD&ĐT, các Sở, ngành, các địa phương tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội để thực hiện PCGDMN trẻ 5 tuổi và phát triển GDMN, bảo vệ quyền trẻ em được học đầy đủ Chương trình GDMN trước khi vào học lớp một.
- Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT giám sát việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác đối với giáo viên và trẻ mầm non.
5. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng và hoàn thiện các chương trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng lồng ghép trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non;
- Phối hợp với Sở GD&ĐT kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong các trường, lớp mầm non năm tuổi theo các mục tiêu phổ cập; phổ biến kiến thức, kỹ năng và cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục tại gia đình.
6. Sở Nội vụ
Hướng dẫn về việc thực hiện các chính sách mới đối với CBQL, giáo viên mầm non. Tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ giáo viên cho các cơ sở GDMN.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường học được cấp có thẩm quyền phê duyệt và văn bản giới thiệu địa điểm của UBND cấp huyện, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường lập thủ tục giao đất theo quy định.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi của tỉnh để chỉ đạo, triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi hiệu quả.
- Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, huy động trẻ đến trường trên địa bàn.
- UBND huyện, thành phố có trách nhiệm thỏa thuận, giới thiệu địa điểm đất phục vụ xây dựng trường mầm non theo công văn số 2123/UBND-KTN ngày 08/10/2009 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thỏa thuận, giới thiệu địa điểm xây dựng công trình; đảm bảo quỹ đất xây dựng đủ phòng học, thuận tiện cho việc thu hút trẻ em đi học trên địa bàn; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDMN mới.
- Thực hiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và các chế độ, chính sách khác đối với giáo viên mầm non trên địa bàn theo quy định;
- Bố trí kinh phí hàng năm và huy động các nguồn lực, triển khai thực hiện đồng bộ, có chất lượng kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi đúng theo lộ trình về cơ sở vật chất, giáo viên và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện PCGDMN trẻ 5 tuổi trên địa bàn.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh, các tổ chức, đoàn thể khác liên quan tham gia tích cực trong việc tuyên truyền, vận động trẻ em đến lớp, thực hiện kế hoạch PCGDMN trẻ 5 tuổi.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ để triển khai thực hiện và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm gửi về UBND tỉnh thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1886/QĐ-UBND điều chỉnh phân bổ ngân sách tỉnh đợt 2 năm 2015 để trả nợ các dự án hoàn thành và hỗ trợ các dự án chuyển tiếp Đề án Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2015
- 2Kế hoạch 23/KH-UBND củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2016 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 tổng kết đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định tỉnh Hà Giang đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
- 1Quyết định 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 161/2002/QĐ-TTG về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 112/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 5Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 6Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015
- 10Công văn 2658/BGDĐT-CSVCTBTH hướng dẫn xây dựng trường, lớp học mầm non thực hiện Quyết định 239/QĐ-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11Quyết định 1886/QĐ-UBND điều chỉnh phân bổ ngân sách tỉnh đợt 2 năm 2015 để trả nợ các dự án hoàn thành và hỗ trợ các dự án chuyển tiếp Đề án Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2015
- 12Kế hoạch 23/KH-UBND củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2016 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 13Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2016 tổng kết đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định tỉnh Hà Giang đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
Kế hoạch 1843/KH-UBND năm 2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015
- Số hiệu: 1843/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/10/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/10/2011
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định