Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 179/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 09 tháng 10 năm 2015 |
THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2014/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ; Kế hoạch số 107-KH/TU ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tinh giản biên chế từ nay đến hết năm 2021 như sau:
1. Mục đích
- Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo hiệu lực, hiệu quả phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và chương trình cải cách hành chính nhà nước của tỉnh.
- Đảm bảo bố trí đúng người, đúng việc theo vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực; từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đáp ứng yêu cầu cải cách chế độ công vụ, công chức.
2. Yêu cầu
- Đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
- Việc thực hiện phải trên cơ sở rà soát, phân loại, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Quá trình thực hiện phải công khai, dân chủ công bằng không làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức.
- Đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách. Không áp dụng chính sách tinh giản biên chế đối với những người vì lý do cá nhân hoặc không thuộc đối tượng tinh giản biên chế xin được vận dụng chính sách tinh giản biên chế.
- Việc chi trả chế độ chính sách cho các đối tượng tinh giản biên chế phải kịp thời, đầy đủ và đúng quy định.
- Đến năm 2021, cơ quan, đơn vị phải tinh giảm được ít nhất 10% biên chế (tính theo số biên chế đã tạm giao cho các cơ quan, đơn vị trong năm 2015).
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ
1. Tổ chức quán triệt và hướng dẫn thực hiện Nghị định và các văn bản hướng dẫn có liên quan:
- Tổ chức phổ biến, quán triệt trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương mình nội dung quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản có liên quan của Trung ương, Kế hoạch số 107-KH/TU ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện tinh giản biên chế.
- Thông qua hội nghị quán triệt, tập huấn để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa, yêu cầu của công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó, nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
2. Phạm vi, đối tượng tinh giản.
- Cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã.
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
- Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên trong các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu (không bao gồm các đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động); Cán bộ, công chức được cử làm đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
- Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.
3. Thực hiện xây dựng đề án và kế hoạch tinh giản biên chế:
- Xây dựng đề án tinh giản biên chế trong 7 năm (từ 2015 đến 2021):
- Các sở ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; các hội đặc thù cấp tỉnh được giao biên chế; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các công ty TNHH một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu (gọi chung là các cơ quan, tổ chức, đơn vị) thực hiện xây dựng đề án tinh giản biên chế trong 7 năm (từ năm 2015 đến năm 2021) gửi UBND tỉnh để xem xét, phê duyệt (qua Sở Nội vụ tổng hợp). Đồng thời chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện trong cơ quan đơn vị theo đúng nội dung, lịch trình thời gian quy định. Trong đó phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức từ nay đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế được giao của cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong từng năm:
+ Căn cứ Đề án được phê duyệt, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong từng năm; Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Nội vụ thẩm định; chỉ đạo, hướng dẫn các sở ngành, tổ chức hội cấp tỉnh, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh tổ chức thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật và theo kế hoạch đã được thẩm định;
+ Thời gian thực hiện: Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
- Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí cho từng đối tượng được tinh giản:
+ Thủ trưởng Sở ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; các hội đặc thù cấp tỉnh được giao biên chế; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các công ty TNHH một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo hướng dẫn các biểu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính gửi về Sở Nội vụ và Sở Tài chính thẩm định tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, trình Bộ Nội vụ thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế, để đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
+ Thời gian thực hiện: Hai lần/năm, cụ thể như sau:
. Trước ngày 01/10 gửi danh sách đối tượng tinh giản biên chế đợt I gồm những đối tượng tinh giản biên chế 06 tháng đầu năm sau liền kề.
. Trước ngày 01/4 gửi danh sách đối tượng tinh giản biên chế đợt II gồm những đối tượng tinh giản biên chế 06 tháng cuối năm.
4. Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ và báo cáo tình hình thực hiện:
- Trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ đạo tổ chức chi trả kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách.
- Định kỳ vào ngày 30 tháng 11 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo biểu số 3 (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính), tổng hợp số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định của pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo biểu số 4 (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính), gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, trình Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Phương pháp tính toán các chính sách và nguồn kinh phí: Thực hiện theo hướng dẫn tại Chương II và Chương III Thông tư số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
1. Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; tổ chức Hội được giao biên chế, Công ty TNHH một thành viên (gọi chung là cơ quan, đơn vị, địa phương) có trách nhiệm:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP , Kế hoạch số 107-KH/TU ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
- Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác. Sắp xếp lại các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo hướng thu gọn đầu mối.
- Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động, trong đó:
+ Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm.
+ Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức gắn với đánh giá trình độ, năng lực, kết quả công tác và phẩm chất đạo đức, sức khỏe của từng người.
+ Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất để giữ lại làm việc ổn định, lâu dài.
+ Xác định và lập danh sách số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng cần tinh giản biên chế để xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế theo quy định.
- Xây dựng Đề án tinh giản biên chế từng năm gửi Sở Nội vụ trước ngày 01 tháng 4 hàng năm để thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Trường hợp có thay đổi Đề án đã được phê duyệt, thì đơn vị phải có văn bản giải trình, thuyết minh cụ thể gửi Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế gửi Sở Nội vụ và Sở Tài chính thẩm định.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức quán triệt và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và các văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
- Là cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND tỉnh phê duyệt đề án tinh giản biên chế (7 năm, từ năm 2015 đến năm 2021) các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh.
- Giúp UBND tỉnh thẩm định kế hoạch tinh giản biên chế trong từng năm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan để thẩm tra, tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định danh sách các đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện của cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh theo từng đợt trong năm, gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính theo quy định.
- Đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh;
- Tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế, số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định của pháp luật của các cơ quan, đơn vị, địa phương, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính theo quy định.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức quán triệt và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
- Cùng với Sở Nội vụ, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan có liên quan thẩm tra danh sách các đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện của cơ quan, đơn vị, địa phương trình UBND tỉnh quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh nguồn kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế; bố trí kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt danh sách các đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện (sau khi được Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thẩm tra).
- Có trách nhiệm hướng dẫn việc quyết toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị.
- Giúp UBND tỉnh tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế với Trung ương theo quy định.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm:
- Căn cứ vào hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ của đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
- Giải quyết kịp thời, đúng chế độ về bảo hiểm xã hội đối với các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn, đôn đốc, thẩm định trình phê duyệt Đề án tinh giản biên chế và tổng hợp đối tượng tinh giản biên chế của các cơ quan Đảng, Đoàn thể trong tỉnh.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ảnh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ và Sở Tài chính) để xem xét giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 33/2011/QĐ-UBND quy định về quản lý biên chế công chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Nghị quyết 41/NQ-HĐND về giao biên chế công chức năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3Quyết định 35/2014/QĐ-UBND về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Tiền Giang
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2016 về đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2015 thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2017 về thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2018 do tỉnh Sơn La ban hành
- 1Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 2Quyết định 33/2011/QĐ-UBND quy định về quản lý biên chế công chức trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3Nghị quyết 41/NQ-HĐND về giao biên chế công chức năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 5Quyết định 35/2014/QĐ-UBND về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Tiền Giang
- 6Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2016 về đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2015 thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 10Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2017 về thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2018 do tỉnh Sơn La ban hành
Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 179/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Kim Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra