Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 4 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 16/4/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Đề án thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2025, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh với mức tăng trưởng cao, gắn với thích ứng, linh hoạt trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.
- Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.
- Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
2. Mục tiêu đến năm 2025
- Áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh trong các dịch vụ phổ biến như: Thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, dịch vụ vệ sinh môi trường, ...; sử dụng vé điện tử tại các điểm tham quan, du lịch; Khuyến khích 100% công chức, viên chức và người lao động thanh toán không dùng tiền mặt qua nền tảng Hue-S và các nền tảng công nghệ khác.
- Số doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn ở mức từ 70-80% trở lên trong tổng số doanh nghiệp thanh toán qua hệ thống ngân hàng.
- Các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ POS, ứng dụng mã QR Code được lắp đặt, triển khai trong thanh toán phí và lệ phí tại Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh và các Trung tâm Hành chính công huyện, thị xã, thành phố Huế; 100% bộ phận một cửa hiện đại cấp xã, phường tại thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế ứng dụng mã QR Code trong thanh toán phí và lệ phí.
- Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM đạt 20-25%/năm; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng trưởng bình quân 50- 80%/năm về số lượng và 80-100%/năm về giá trị giao dịch; giao dịch qua kênh Internet tăng trưởng bình quân 35-40%/năm về số lượng và giá trị giao dịch.
- Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 50%
- Từ 90 - 100% các trường đại học, cao đẳng chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 80 - 90% các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở; 60 - 70% trường tiểu học trên địa bàn triển khai thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt;
- 60% các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến huyện trên địa bàn tỉnh chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tăng tỷ lệ chi trả trợ cấp xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng: phấn đấu trên 90% đối tượng nhận chính sách trợ giúp xã hội, 50% đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công được chi trả qua các hình thức không dùng tiền mặt.
II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Áp dụng hành lang pháp lý các cơ chế, chính sách
a) Triển khai áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm hành chính công các cấp và các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán.
b) Nghiên cứu, góp ý dự thảo, phổ biến, triển khai chính sách về phí dịch vụ thanh toán, mức phí nộp rút tiền mặt tại các tổ chức trung gian, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán di động; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền.
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán.
c) Nghiên cứu, góp ý dự thảo, phổ biến, triển khai các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin thanh toán qua POS, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao; tăng cường cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán điện tử quan trọng, các dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ cao.
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Công an tỉnh.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán.
a) Nâng cao chất lượng, sắp xếp hợp lý, hiệu quả mạng lưới ATM, POS, mPOS và các thiết bị chấp nhận thẻ khác trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường; khuyến khích các ngân hàng đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM tới khu vực nông thôn, khu vực khó tiếp cận các điểm giao dịch của ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy ATM tính năng hiện đại.
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế và các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và các cá nhân, đơn vị liên quan
b) Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nhằm hướng đến hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác.
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế và các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội (Viettel),... và các cá nhân, đơn vị liên quan
c) Xây dựng và triển khai thực hiện dự án thanh toán trực tuyến trên Hue-S (Dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế) và các loại thẻ điện tử, trong thanh toán không dùng tiền mặt, như: thẻ cư dân, thẻ công chức, thẻ du lịch,...
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và các cá nhân, đơn vị liên quan
a) Đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (tokenization), thanh toán di động (Mobile payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), Ví điện tử; sắp xếp hợp lý và gia táng chức năng, tiện ích trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS) với các hình thức phù hợp, hiệu quả; ngân hàng cần tăng cường hỗ trợ người dân đăng ký tài khoản và tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng, tích cực giới thiệu với người dân về thanh toán di động, dần dần làm quen với các hình thức giao dịch, thanh toán mới; đẩy mạnh sự vào cuộc của các doanh nghiệp trung gian nhằm phát triển mạng lưới các địa điểm giao dịch chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bằng mã QR, tăng thêm nhiều đại lý dịch vụ để thuận lợi hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng về ứng dụng thanh toán, giải quyết các sự cố phát sinh.
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,... và các cơ quan, đơn vị liên quan
b) Triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money); tổng kết, đánh giá, đề xuất xử lý phù hợp đối với dịch vụ Mobile - Money.
- Cơ quan chủ trì: Các doanh nghiệp viễn thông được Ngân hàng Nhà nước cấp phép chấp thuận triển khai thí điểm dịch vụ MobileMoney có hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và các cá nhân, đơn vị liên quan
4. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dịch vụ công
a) Tăng cường công tác phối hợp trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan trong ngành Tài chính (Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế tỉnh, Hải quan tỉnh) với hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử; nhất là thu, nộp thuế điện tử để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế điện tử.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và các cá nhân, đơn vị liên quan
b) Phối hợp, hỗ trợ, triển khai lắp đặt thiết bị POS, mPOS, ứng dụng phương thức thanh toán điện tử tiên tiến, thanh toán qua Mobile Money, đồng thời sử dụng mã QR Code trong thanh toán đối với các đơn vị hành chính (Trung tâm hành chính công các cấp), các đơn vị sự nghiệp công để thực hiện việc thu phí, lệ phí các thủ tục hành chính, dịch vụ công, y tế, giáo dục và các dịch vụ công khác.
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm hành chính công các cấp.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế và các cá nhân, đơn vị liên quan.
c) Tăng tỷ lệ mở rộng phạm vi chi trả trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng thông qua các phương tiện thanh toán điện tử; tài khoản thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng, kết hợp với mở rộng các điểm tiếp cận tiền mặt (bưu điện, đại lý) và các hình thức thanh toán mới, hiện đại, tiện lợi, có chi phí hợp lý.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cá nhân, đơn vị liên quan.
d) Khuyến khích để cán bộ, công chức, người lao động tăng cường sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt (sử dụng thanh toán qua POS, Internet Banking, Mobile Banking, sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại sử dụng ứng dụng QR Code, Hue-S...).
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán và các cơ quan, đơn vị liên quan.
đ) Khuyến khích các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán để thu học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Đại học Huế, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán và các cơ quan, đơn vị liên quan.
e) Khuyến khích các bệnh viện, cơ sở y tế, quầy thuốc trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán và các cơ quan, đơn vị liên quan.
g) Áp dụng vé điện tử tại các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan.
a) Các tổ chức tín dụng tăng cường các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, an ninh, an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao, thường xuyên rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ về an ninh, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin nhằm hạn chế các rủi ro trong hoạt động thanh toán.
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Công an tỉnh;
b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán tại các ngân hàng thương mại, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm soát giao dịch, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc đảm bảo an ninh an toàn, hiệu quả hoạt động ngân hàng, phòng chống tội phạm ngân hàng, tạo niềm tin đối với người dân khi sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng.
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Ngân hàng thương mại và các cá nhân, đơn vị liên quan
c) Xây dựng công cụ thu thập, phân tích thông tin giám sát theo hướng tự động hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng giám sát; nâng cao hiệu quả giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro phát sinh; Nghiên cứu, cập nhật, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật; ngăn ngừa rủi ro phát sinh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
d) Nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động đánh giá, giám sát các hệ thống thanh toán; tăng cường cơ chế hợp tác, phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán; chia sẻ thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong hoạt động thanh toán để kịp thời cảnh báo, khuyến nghị với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, người sử dụng dịch vụ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp.
- Cơ quan chủ trì: Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Công an tỉnh
a) Tăng cường các hoạt động truyền thông tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp có tính lan tỏa, với các hình thức đa dạng, phong phú, ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0, nội dung tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ,... qua đó giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế và các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
b) Đẩy mạnh tuyên truyền đến công dân, tổ chức về thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống cung ứng dịch vụ công bằng việc phối hợp, xã hội hóa với các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, điện tử trên địa bàn tỉnh thông qua hình thức thanh toán QR code được đặt tại các quầy của Bộ phận một cửa.
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền Thông, Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch được bảo đảm từ các nguồn: ngân sách nhà nước; vốn và tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ tại kế hoạch này thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.
3. Kinh phí thực hiện được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán năm 2022 theo quy định.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo dõi việc thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp viễn thông và các cơ quan truyền thông địa phương để tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tập huấn hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức thiết thực, hiệu quả.
- Xây dựng chương trình truyền thông về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công, tập trung trước hết cho lĩnh vực y tế, giáo dục.
- Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện , dự án thanh toán trực tuyến trên Hue-S và các loại thẻ điện tử, trong thanh toán không dùng tiền mặt, như: thẻ cư dân, thẻ công chức, thẻ du lịch,...
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại tăng cường các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi ngân hàng số, đẩy mạnh công tác truyền thông, nhất là người dân sinh sống ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, góp phần hoàn thành các Chương trình hành động, Kế hoạch của ngành, của tỉnh và của ngân hàng Nhà nước, Chính phủ liên quan đến thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động thanh toán tại các Ngân hàng thương mại, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc đảm bảo an ninh an toàn hoạt động ngân hàng, phòng chống tội phạm ngân hàng, tạo niềm tin đối với người dân khi sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng.
- Tiếp tục phối hợp với các sở ban ngành, chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn triển khai, đánh giá việc thực hiện Quyết định 1000/QĐ-UBND ngày 16/4/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến ứng dụng những giải pháp công nghệ mới trong thanh toán không dùng tiền mặt triển khai trên địa bàn tỉnh.
4. Văn phòng UBND tỉnh
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dịch vụ hành chính công.
- Nghiên cứu đưa vào Trung tâm Hành chính công các cấp thu phí, lệ phí không sử dụng tiền mặt bằng 03 giải pháp sử dụng máy POS, giải pháp QR code, Mobile Banking.
5. Cục Thuế tỉnh
- Báo cáo cho UBND tỉnh trong việc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu với Kho bạc Nhà nước, hệ thống ngân hàng để đánh giá công việc nộp thuế điện tử theo yêu cầu của Tổng Cục Thuế. Hỗ trợ hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân người nộp thuế trong việc thực hiện nộp thuế điện tử.
- Cập nhật thông tin về ứng dụng tin học hỗ trợ người nộp thuế, trao đổi thông tin thông qua cơ chế phối hợp để đảm bảo người nộp thuế thực hiện khai thuế, nộp thuế điện tử.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện hóa đơn điện tử; phối hợp xây dựng quy chế trách nhiệm quản lý, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu để phục vụ việc tra cứu thông tin theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
6. Đại học Huế
- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các trường Đại học, cơ sở giáo dục phối hợp với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để chấp nhận thanh toán học phí và phí dịch vụ giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo:
Các trường Đại học, cơ sở giáo dục sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho tối thiểu 3 trong 4 phương thức sau: mã vuông QR (Chuyển khoản/Thanh toán), qua website (Chuyển khoản/Thanh toán), Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý trường học, cơ sở giáo dục;
Các trường Đại học, cơ sở giáo dục và các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán thống nhất mẫu thông tin thanh toán không dùng tiền mặt đối với học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục có tối thiểu các trường thông tin sau để tạo thuận lợi đối với việc xử lý: Họ và tên người trả tiền; Họ và tên người thụ hưởng; Lý do thanh toán; Mã/số hóa đơn thanh toán;
Các trường Đại học, cơ sở giáo dục bố trí đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán học phí và các dịch vụ phục vụ nhà trường; tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng số lượng và giá trị thanh toán của trường Đại học, cơ sở giáo dục.
Tăng cường tuyên truyền, vận động khuyến khích học sinh, sinh viên thực hiện thanh toán học phí không dùng tiền mặt.
7. Bệnh viện Trung ương Huế
Tích cực phối hợp với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để chấp nhận thanh toán viện phí và phí dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo:
Sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho tối thiểu 3 trong 4 phương thức sau: mã vuông QR (Chuyển khoản/Thanh toán), qua website (Chuyển khoản/Thanh toán), Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý bệnh viện.
Thống nhất mẫu thông tin thanh toán không dùng tiền mặt đối với phí dịch vụ y tế, viện phí có tối thiểu các trường thông tin sau để tạo thuận lợi đối với việc xử lý: Họ và tên người trả tiền; Họ và tên người thụ hưởng (nếu có); Lý do thanh toán; Mã/số hóa đơn thanh toán, tạo thuận lợi cho người dân trong thanh toán viện phí.
Bố trí đầu mối, nhân lực hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí và các dịch vụ phục vụ bệnh viện, cơ sở y tế; tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng số lượng và giá trị thanh toán của mình.
8. Sở Công Thương
- Lồng ghép các nội dung về thanh toán không dùng tiền mặt vào Kế hoạch triển khai phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thực hiện các giải pháp khuyến khích, tuyên truyền thúc đẩy các doanh nghiệp lớn trong ngành và các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ trên địa bàn ứng dụng việc thanh toán không dùng tiền mặt.
9. Sở Y tế
- Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích, vận động hướng dẫn cho người dân về thanh toán không dùng tiền mặt bằng các hình thức phù hợp - (liên quan đến y tế).
- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các bệnh viện, cơ sở y tế phối hợp với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để chấp nhận thanh toán viện phí và phí dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo:
Các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho tối thiểu 3 trong 4 phương thức sau: mã vuông QR (Chuyển khoản/Thanh toán), qua website (Chuyển khoản/Thanh toán), Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý bệnh viện, cơ sở y tế.
Các bệnh viện, cơ sở y tế và các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán thống nhất mẫu thông tin thanh toán không dùng tiền mặt đối với phí dịch vụ y tế, viện phí có tối thiểu các trường thông tin sau để tạo thuận lợi đối với việc xử lý: Họ và tên người trả tiền; Họ và tên người thụ hưởng (nếu có); Lý do thanh toán; Mã/số hóa đơn thanh toán, tạo thuận lợi cho người dân trong thanh toán viện phí.
Các bệnh viện, cơ sở y tế bố trí đầu mối, nhân lực hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí và các dịch vụ phục vụ bệnh viện, cơ sở y tế; tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng số lượng và giá trị thanh toán của mình.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các trường học, cơ sở giáo dục phối hợp với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để chấp nhận thanh toán học phí và phí dịch vụ giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo:
Các trường học, cơ sở giáo dục sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho tối thiểu 3 trong 4 phương thức sau: mã vuông QR (Chuyển khoản/Thanh toán), qua website (Chuyển khoản/Thanh toán), Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý trường học, cơ sở giáo dục.
Các trường học, cơ sở giáo dục và các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán thống nhất mẫu thông tin thanh toán không dùng tiền mặt đối với học phí và các khoản thu dịch vụ giáo dục có tối thiểu các trường thông tin sau để tạo thuận lợi đối với việc xử lý: Họ và tên người trả tiền; Họ và tên người thụ hưởng; Lý do thanh toán; Mã/số hóa đơn thanh toán.
Các trường học, cơ sở giáo dục bố trí đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh, học sinh và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán học phí và các dịch vụ phục vụ nhà trường; tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng số lượng và giá trị thanh toán của trường học, cơ sở giáo dục.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích, vận động, hướng dẫn cán bộ, công chức, phụ huynh, học sinh về thanh toán di động bằng các hình thức phù hợp.
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Xây dựng các tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đối tượng hưởng chính sách, thân nhân đối tượng và cộng đồng về việc chuyển đổi hình thức chi trả an sinh xã hội bằng tiền mặt sang hình thức chi trả không dùng tiền mặt.
- Phối hợp với các địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng phương án, quy trình chi trả phù hợp; đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho công tác triển khai chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.
12. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch.
13. Sở Nội vụ
Tham mưu UBND tỉnh đưa tiêu chí thực hiện thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt các dịch vụ công, dịch vụ công ích vào tiêu chí xét hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá kết quả hoạt động đối với các đơn vị, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
14. Công an tỉnh
- Khảo sát hoạt động các điểm cung cấp dịch vụ công của lực lượng Công an, nghiên cứu giải pháp, lộ trình thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lực lượng Công an và kết nối thông suốt với hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị thông minh, hệ thống thanh toán điện tử, trực tuyến của tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng, các sở, ngành liên quan khác trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử; phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
15. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán di động đến các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh, kể cả người dân ở khu vực nông thôn. Sử dụng mạng xã hội, thông qua các điểm bưu điện văn hóa xã tại các khu vực nông thôn, miền núi để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về hoạt động thanh toán di động.
- Vận động các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức khuyến khích người tiêu dùng thanh toán di động.
16. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Xây dựng kế hoạch triển khai hoặc lồng ghép các nội dung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào các dự án, đề án, kế hoạch.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích, phổ biến kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: các cá nhân, hộ gia đình ở cơ quan đơn vị, người dân địa phương mình thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt.
17. Các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị như hệ thống mạng, máy chủ, máy trạm, hệ thống dự phòng... thường xuyên kiểm tra, bảo trì, nâng cấp đường truyền đảm bảo hoạt động giao dịch thanh toán được vận hành thông suốt 24/24.
- Đẩy mạnh kế hoạch phát triển, mở rộng thêm mạng lưới ATM và POS trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2022 để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt tại chỗ của nhân dân; gia tăng số lượng ATM, POS tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ thip và đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ mới, tiến đến thay thế toàn bộ hệ thống ATM, POS trước đây.
- Tiếp tục triển khai cũng như phối hợp các tổ chức trung gian thanh toán triển khai rộng rãi nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: Internet banking, mobile banking, thanh toán qua ATM, POS, liên kết ví điện tử, QR Code, dịch vụ ngân hàng số đa tiện ích..., các gói sản phẩm đặc thù. Đồng thời, nâng cao số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán thông qua giải pháp eKYC.
- Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt với các đơn vị cung ứng dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội. Đồng thời có tăng cường lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ tại các đơn vị công như bệnh viện, trường học… để người dân dễ dàng sử dụng các dịch vụ công mà không cần thanh toán bằng tiền mặt. Phối hợp Trung tâm phục vụ Hành chính công triển khai thanh toán phí và lệ phí dịch vụ Hành chính công bằng hình thức Mobile Money.
- Tiếp tục triển khai các gói sản phẩm với các chương trình ưu đãi cho các đối tượng khách hàng. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán; đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật; Phát triển nhiều dịch vụ gia tăng trên kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng từ thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác.
- Thường xuyên cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật các hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ thanh toán được triển khai nhiều tầng bảo mật an ninh hiện đại; rà soát hệ thống máy giao dịch tự động và các thiết bị chấp nhận thẻ.
- Phối hợp với cơ quan Công an trong phòng chống tội phạm thẻ ngân hàng, thường xuyên cảnh báo khách hàng các rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ; chủ động theo dõi, tiếp nhận, rút ngắn thời gian xử lý tra soát, khiếu nại của khách hàng.
1. Căn cứ nội dung nêu tại Kế hoạch triển khai Đề án thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025, các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện thông qua Sở Thông tin và Truyền thông vào ngày 05 tháng 12 hàng năm để tổng hợp.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch của các sở, ban, ngành. Định kỳ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (báo cáo tổng kết năm trước ngày 15 tháng 12 hàng năm).
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) xem xét quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 304/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3Kế hoạch 63/KH-UBND về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2022
- 4Kế hoạch 1466/KH-UBND năm 2022 về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6Kế hoạch 524/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 7Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2022 về kế hoạch thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 9Kế hoạch 892/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 10Kế hoạch 877/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 11Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2022 về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 12Quyết định 2408/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- 2Quyết định 1000/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
- 3Quyết định 1813/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 304/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Kế hoạch 63/KH-UBND về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2022
- 7Kế hoạch 1466/KH-UBND năm 2022 về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 9Kế hoạch 524/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 10Quyết định 849/QĐ-UBND năm 2022 về kế hoạch thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 12Kế hoạch 892/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 13Kế hoạch 877/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 14Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2022 về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 15Quyết định 2408/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 164/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra