Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 159/KH-UBND | Quận 11, ngày 01 tháng 7 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 1425/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Phê duyệt Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 trong năm 2022;
Căn cứ Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Quận 11 về triển khai Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn Quận, Ủy ban nhân dân Quận ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn Quận giai đoạn 2020 - 2030 trong năm 2022 như sau:
Tiếp tục phát huy kết quả tích cực đã đạt được trong triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 và kết quả thực hiện năm 2021; rà soát và đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thành các nhóm mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
a) Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, điều phối và triển khai các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Quận. Trong đó tập trung vào các nội dung trọng tâm như: Quản lý chất thải rắn; giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác ra đường và kênh rạch; hạn chế tiếng ồn và tuân thủ các quy định về tiếng ồn trong khu dân cư; hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần; trồng và bảo vệ cây xanh, phát triển mảng xanh; tiêu dùng bền vững và sống thân thiện với môi trường; phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Liên hệ và tiếp nhận các nội dung truyền thông từ Sở Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phổ biến quy định về bảo vệ môi trường trong khu dân cư và nơi công cộng để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thông qua các tổ dân phố, Ban Điều hành khu phố.
- Phối hợp truyền thông về các chủ đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong công tác truyền thông.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai nhân rộng mô hình Trường học xanh nhằm thúc đẩy công tác giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu tại các trường học trên toàn địa bàn Quận.
b) Phòng Văn hóa và Thông tin:
- Lồng ghép trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả chất thải bừa bãi tại khu vực công cộng, khu vực tổ chức hoạt động, lễ hội, sự kiện... trên địa bàn Quận, thực hiện lối sống xanh, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đưa các tiêu chí về bảo vệ môi trường vào việc bình xét các danh hiệu văn hóa như danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu phố văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, doanh nghiệp văn hóa...; liên hệ với Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận các tài liệu tuyên truyền giao tiếp ứng xử trong cộng đồng, trong hoạt động lễ hội; Phối hợp phổ biến quy định về bảo vệ môi trường trong khu dân cư và nơi công cộng để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thông qua các tổ dân phố của các phường.
- Tham mưu Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Quận triển khai các nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng các tuyến đường văn minh, mỹ quan đô thị, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, ứng xử có văn hóa với môi trường, hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần, tăng cường tái sử dụng, phân loại chất thải để hỗ trợ thu gom, tái chế chất thải nhựa, giảm ô nhiễm môi trường... lồng ghép hình thức tuyên truyền qua các hội thi, hội diễn, triển lãm tranh ảnh, vận động sáng tác âm nhạc, phim ảnh, văn học nghệ thuật có chủ đề về bảo vệ môi trường;
- Chủ trì triển khai các hoạt động truyền thông, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường đến các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Quận.
c) Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục, truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong trường học thuộc phạm vi quản lý; Phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai, nhân rộng mô hình Trường học Xanh trên địa bàn Quận.
d) Phòng Kinh tế:
- Chủ trì, phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các phường và các tổ chức đoàn thể triển khai các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu đến các tổ chức, cá nhân bán lẻ và các đơn vị trong phạm vi quản lý.
- Chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường vận động các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, nhà sách, cửa hàng,... có lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần hoặc thay thế bằng các sản phẩm thân thiện môi trường; phấn đấu thực hiện chỉ tiêu đến hết năm 2022: 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại,... sử dụng các bao bì thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy; các tiểu thương tại các chợ dân sinh giảm 50% sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong việc đóng gói, đựng sản phẩm cho khách hàng.
e) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận và các tổ chức chính trị - xã hội Quận:
- Chủ trì triển khai các giải pháp nhằm phát huy vai trò của đoàn viên, hội viên và người dân trong công tác giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường để ngăn ngừa phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động vi phạm quy định tiếng ồn góp phần giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh môi trường tại địa phương.
- Đẩy mạnh các hoạt động triển khai Chương trình liên tịch bảo vệ môi trường giữa Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận và các tổ chức chính trị - xã hội Quận trên địa bàn, trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, chức sắc, chức việc, người có uy tín trong các cơ sở tôn giáo, học sinh, giáo viên và người dân tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
f) Ủy ban nhân dân 16 phường:
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu với các nội dung trọng tâm: Quản lý chất thải rắn; giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác ra đường và kênh rạch; hạn chế tiếng ồn và tuân thủ các quy định về tiếng ồn trong khu dân cư; hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần; trồng và bảo vệ cây xanh, phát triển mảng xanh; tiêu dùng bền vững và sống thân thiện với môi trường; phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
- Phát triển, nhân rộng các mô hình, sáng kiến hiệu quả về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, đặc biệt là các mô hình bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng; Tổ chức khen thưởng và đề xuất khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Tổ chức đối thoại với người dân, các tổ chức, doanh nghiệp về thực trạng vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn để lắng nghe ý kiến góp ý, hiến kế trong công tác quản lý lĩnh vực môi trường.
a) Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp Quỹ Bảo vệ môi trường triển khai cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu vay vốn ưu đãi đối với các hoạt động tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, nghiên cứu, xử lý chất thải, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và các dự án, đề án, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
- Rà soát, tham mưu về xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường theo quy định
- Phối hợp triển khai Đồ án Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận triển khai công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.
- Hướng dẫn triển khai thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo quy định hiện hành;
- Cử nhân sự tham gia bồi dưỡng về Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các quy định mới có liên quan.
b) Phòng Kinh tế:
- Phối hợp triển khai có hiệu quả và lồng ghép các yếu tố ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường khi thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 trên địa bàn Quận.
- Tiếp tục duy trì, vận động các doanh nghiệp thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận và áp dụng các giải pháp tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giảm thiểu chất thải tại nguồn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế ưu đãi cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, sử dụng các vật liệu, sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường.
- Chủ trì, phối hợp các phòng ban liên quan, Công ty điện lực Phú Thọ, Ủy ban nhân dân 16 phường thực hiện cơ chế ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng điện mặt trời trên mái nhà) tại các trụ sở công trên địa bàn Quận.
- Tham mưu các giải pháp khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư công trình bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu (xử lý nước thải đô thị; kết cấu hạ tầng giao thông góp phần giảm ô nhiễm không khí; phát triển hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cho từng giai đoạn).
c) Phòng Quản lý đô thị:
- Phối hợp với Sở Xây dựng triển khai thực hiện phương án giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025 ban hành theo Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 01 tháng 06 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố, mục tiêu đảm bảo duy trì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
- Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Quận 11, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ủy ban nhân dân phường kiểm tra, thực hiện nạo vét, duy tu, bảo dưỡng kênh rạch, hệ thống thoát nước; kịp thời cải tạo, sửa chữa, bổ sung, thay thế và xây dựng mới các hệ thống thoát nước bị hư hỏng, lún sụp, có đường kính nhỏ tại các tuyến đường, hẻm do Quận quản lý.
- Phối hợp Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật rà soát quy hoạch tổng thể về thoát nước trên địa bàn.
d) Ủy ban nhân dân 16 phường:
- Triển khai hiệu quả các quy định, quy hoạch, chính sách, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, kiểm soát ô nhiễm môi trường, phối hợp di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch trên địa bàn (nêu có).
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự (Đặc biệt là nhân sự lĩnh vực quản lý môi trường) để thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch này.
a) Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi xả khí thải, nước thải vượt quy chuẩn cho phép ra môi trường.
- Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân Quận ban hành kế hoạch kiểm tra các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tiến tới năm 2030, hoàn thành việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm xen cài trong khu dân cư.
- Điều tra, đánh giá, phân loại nguồn thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải; trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải đảm bảo đồng bộ, thống nhất và được tích hợp với cơ sở dữ liệu của thành phố về môi trường, đáp ứng yêu cầu cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Tham mưu triển khai thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố và hướng dẫn của các Sở ngành của Thành phố.
- Hàng năm thực hiện điều tra, thống kê, rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về chủ nguồn thải, hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ quét dọn vệ sinh, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận.
- Tham mưu, đề xuất đầu tư đồng bộ các công trình, trang thiết bị, phương tiện, thùng rác công cộng, điểm tập kết, quét dọn, thu gom, vận chuyển, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo mô hình, định hướng của Thành phố để đảm bảo các phương tiện thu gom, vận chuyển đạt tiêu chuẩn môi trường và trạm trung chuyển được đầu tư theo công nghệ tiên tiến, hiện đại, khép kín, đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm kê các nguồn phát thải khí nhà kính, đánh giá tác động, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra trên địa bàn.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận ban hành và thực hiện kế hoạch tuần thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình và chất thải cồng kềnh trên địa bàn.
b) Phòng Văn hóa và Thông tin:
- Thực hiện tuyên truyền các quy định pháp luật về tiếng ồn của nhà nước và của Thành phố đến các khu phố, tổ dân phố...
- Tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tiếng ồn đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa gây ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn quận. Việc tổ chức kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, khoanh vùng khu vực thường xuyên có hoạt động gây tiếng ồn bị phản ánh (như vũ trường, quán bar, beer club, nhà hàng; karaoke, hát với nhau trong nhà và ngoài trời; dịch vụ phát nhạc để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; dịch vụ ăn uống có sử dụng loa di động, loa phát thanh,...).
c) Phòng Kinh tế: Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản kinh doanh hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, xăng dầu, khí dầu hóa lỏng theo quy định của pháp luật.
d) Phòng Quản lý đô thị:
- Kiểm tra chủ dự án thi công công trình xây dựng, giao thông, yêu cầu thực hiện nghiêm biện pháp ngăn ngừa, giảm phát tán bụi, khí thải ra môi trường.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch tăng cường cây xanh, mảng xanh đô thị. Thống kê diện tích mảng xanh trên địa bàn, lập danh mục cụ thể từng khu đất được quy hoạch là đất công viên, cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan thuộc các đồ án quy hoạch phân khu đã phê duyệt có khả năng tổ chức trồng cây và các vị trí mảng xanh hiện hữu đã xuống cấp và chưa có dự án cải tạo nâng cấp, nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu về cây xanh đô thị trên địa bàn.
e) Chi Cục Thuế Quận 11:
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân sản xuất túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn Quận theo quy định.
f) Công an Quận:
- Tăng cường công tác nắm tình hình; kịp thời phát hiện, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn
g) Ủy ban nhân dân 16 phường:
- Phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an Quận trong công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền về vệ sinh môi trường, lấn chiếm cửa xả, hầm ga thoát nước, lấp bít miệng thu nước, công trình lấn chiếm trên kênh rạch.
- Thường xuyên rà soát, duy trì chất lượng vệ sinh môi trường tại các khu vực ô nhiễm đã được chuyển hóa, cải tạo và không để phát sinh điểm ô nhiễm mới đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và hệ thống thu gom riêng biệt các nhóm chất thải sau phân loại. Triển khai các giải pháp kiểm soát tỷ lệ phân loại chất thải đúng tại nguồn thải, có chuyển biến rõ rệt và tăng dần qua các năm.
- Triển khai thu giá dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho các hộ gia đình và chủ nguồn thải trên địa bàn trong năm 2021-2022 theo Kế hoạch chung của Quận. Quản lý việc thu giá dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo đúng giá dịch vụ đã được Ủy ban nhân dân Quận ban hành. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thu giá của lực lượng vệ sinh môi trường tư nhân.
a) Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Triển khai thực hiện lộ trình giảm khai thác nước dưới đất và thực hiện trám lấp giếng hư, không sử dụng, không phép theo kế hoạch chung của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Thường xuyên tham mưu Ủy ban nhân dân Quận tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn để phục vụ cho công tác quản lý môi trường của Quận hoặc cung cấp dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan để nghiên cứu, phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý môi trường mang tầm vĩ mô.
b) Phòng Y tế:
- Rà soát, nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải nguy hại trong lĩnh vực y tế. Thường xuyên kiểm tra việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn.
- Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc cung cấp đầy đủ, chính xác danh sách, ngành nghề các cơ sở y tế; phối hợp trong hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế trên địa bàn.
c) Phòng Quản lý đô thị:
- Phối hợp Sở Xây dựng triển khai Đề án chống ngập và xử lý nước thải Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2045 và Kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020 - 2030.
- Yêu cầu các chủ dự án thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai công trình xây dựng trên địa bàn Quận.
- Tiếp tục chủ trì triển khai các giải pháp phát triển diện tích cây xanh, mảng xanh, công viên trên địa bàn Quận.
1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Quận bố trí dự toán kinh phí cho các cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch chi tiết phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ của đơn vị, địa phương; bố trí nguồn lực triển khai các Chương trình/Dự án được phân công; Có báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường về Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Quận, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 10 năm 2022. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch triển khai Chương trình này, các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Quận xem xét, quyết định.
2. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận và các Tổ chức chính trị xã hội phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch đề ra.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này, các phòng, ban, Ủy ban nhân dân 16 phường gửi kiến nghị về Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Quận xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- 3Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”
- 4Kế hoạch 6396/KH-UBND năm 2022 về phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh tỉnh Bến Tre
- 5Kế hoạch 134/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
- 6Báo cáo 108/BC-UBND năm 2012 về sơ kết thực hiện chương trình đột phá của Thành ủy về giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015
- 7Quyết định 1200/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 trong năm 2023 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 2Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Quyết định 17/2021/QĐ-UBND về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025
- 4Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND về điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 1425/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 trong năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025”
- 8Kế hoạch 6396/KH-UBND năm 2022 về phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh tỉnh Bến Tre
- 9Kế hoạch 134/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
- 10Báo cáo 108/BC-UBND năm 2012 về sơ kết thực hiện chương trình đột phá của Thành ủy về giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015
- 11Quyết định 1200/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 trong năm 2023 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 159/KH-UBND về triển khai Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 trong năm 2022 trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 159/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 01/07/2022
- Nơi ban hành: Quận 11
- Người ký: Trần Thúc Chương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra