Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 159/KH-UBND | Phú Yên, ngày 10 tháng 10 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CHO VỊ THÀNH NIÊN/THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 2017-2020”
Ngày 15/3/2017 Bộ Y tế có V/v phê duyệt Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016-2020.
Để triển khai các hoạt động tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số, Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) cho vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
I. Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Pháp lệnh Dân số năm 2003;
- Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số;
- Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế V/v phê duyệt Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN giai đoạn 2016 - 2020.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của VTN/TN về KHHGĐ: 55% VTN/TN hiểu biết cơ bản về một số vấn đề DS-KHHGĐ như các biện pháp tránh thai, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân…
b) Mục tiêu 2: Tăng cường cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN:
- Giảm nhu cầu KHHGĐ chưa được đáp ứng của VTN/TN xuống còn 15% vào năm 2020.
- Giảm 30% số VTN/TN có thai ngoài ý muốn vào năm 2020 so với năm 2016.
- Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thân thiện với VTN/TN lên 25% tại địa bàn triển khai vào năm 2020 so với năm 2017.
c) Mục tiêu 3: Môi trường gia đình, xã hội thân thiện đối với VTN/TN được cải thiện:
- 80% cấp ủy đảng, chính quyền có văn bản chỉ đạo môi trường xã hội thân thiện, ủng hộ VTN/TN.
- 50% cha mẹ có con trong tuổi VTN/TN ủng hộ, hướng dẫn, hỗ trợ con cái chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ DS-KHHGĐ.
III. Thời gian, phạm vi và đối tượng thực hiện
1. Thời gian: Từ năm 2017-2020.
2. Phạm vi: Các hoạt động được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Trong đó ưu tiên các địa phương có tỷ lệ VTN/TN cao.
3. Đối tượng:
- Đối tượng đích: VTN/TN (tuổi từ 10-24 tuổi).
- Đối tượng tham gia:
+ Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể.
+ Gia đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội.
+ Cán bộ DS-KHHGĐ.
+ Cơ quan DS-KHHGĐ.
IV. Giải pháp, nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu
1. Giải pháp thứ nhất: Lãnh đạo, tổ chức và quản lý
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ cho VTN/TN:
- Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra trong Kết luận 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư, Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX). Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan đến công tác DS-KHHGĐ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương; huy động sự tham gia của toàn xã hội nhằm thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra.
- Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp ủy đảng, chính quyền, các Sở, ban ngành, đoàn thể. Đưa công tác DS-KHHGĐ cho VTN/TN thành một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Xem đây là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Giải pháp thứ hai
Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi:
a) Các hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ chung:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho VTN/TN trong hệ thống DS-KHHGĐ các cấp.
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan (Ngành Y tế, Ngành Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho VTN/TN, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa tại các trường Trung học phổ thông cho VTN/TN (với các hình thức phù hợp, như: Hội thi; hội diễn; tiết học giáo dục giới tính; tập huấn kiến thức, kỹ năng cho giáo viên; tạo góc thân thiện về DS-KHHGĐ cho học sinh tại nhà trường,…)
- Tuyên truyền rộng rãi trên các kênh truyền thông đại chúng (báo, phát thanh, truyền hình), sử dụng phương thức truyền thông trên các mạng xã hội, trang tin điện tử để truyền thông về DS-KHHGĐ cho VTN/TN.
b) Các hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ chuyên biệt, các mô hình tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN:
- Duy trì 42 Câu lạc bộ cha mẹ và VTN/TN về chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục hiện có tại các huyện, thị xã, thành phố.
- Duy trì góc truyền thông, tư vấn DS-KHHGĐ thân thiện, tủ sách cộng đồng về SKSS/SKTD/KHHGĐ tại các Câu lạc bộ cha mẹ và VTN/TN.
- Ngành Tư pháp thực hiện tư vấn, hướng dẫn khám sức khỏe tiền hôn nhân.
- Ngành Y tế và Liên đoàn lao động phối hợp tổ chức tuyên truyền, tư vấn, cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho công nhân lao động trong độ tuổi VTN/TN tại các Khu công nghiệp.
3. Giải pháp thứ ba
Cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ đối với VTN/TN:
- Hoàn thiện các điểm tư vấn, cung cấp dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ có sẵn trong hệ thống y tế.
- Hướng dẫn các tổ chức kinh doanh, hiệu thuốc, người bán lẻ bảo đảm tính bí mật, riêng tư khi cung cấp các phương tiện tránh thai, hàng hóa KHHGĐ cho VTN/TN.
- Tập huấn, đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn quy trình khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám phát hiện bệnh tan máu bẩm sinh, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh … cho VTN/TN.
- Thử nghiệm xây dựng điểm cung cấp dịch vụ thân thiện kiểu mới với VTN/TN: “Điểm dịch vụ thân thiện cho VTN/TN” tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.
4. Giải pháp thứ tư
Tạo môi trường gia đình, xã hội thân thiện với VTN/TN:
- UBND các cấp tham mưu cấp ủy cùng cấp quan tâm chỉ đạo đối với các hoạt động của Đề án nói riêng cũng như các vấn đề về VTN/TN nói chung.
- Tổ chức hội thảo với các nhà quản lý về thực trạng và biện pháp nâng cao năng lực cho VTN/TN.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ truyền thông, tư vấn của hệ thống DS-KHHGĐ các cấp, các ban ngành, đoàn thể liên quan về kỹ năng truyền thông, tư vấn và đặc điểm phát triển tâm, sinh lý, thể chất của lứa tuổi VTN/TN, kỹ năng làm việc với VTN/TN.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho người cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ các cấp về kiến thức cập nhật các loại dịch vụ, quy trình dịch vụ, các thủ tục cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN và đặc điểm phát triển tâm, sinh lý, thể chất của lứa tuổi VTN/TN, kỹ năng làm việc với VTN/TN.
- Cung cấp thông tin, vận động, huy động các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng thôn, buôn, người có uy tín trong cộng đồng tham gia truyền thông DS-KHHGĐ, thay đổi quan niệm không tích cực với VTN/TN, ủng hộ VTN/TN được chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và kỹ năng thực hiện các dịch vụ DS-KHHGĐ và giáo dục lối sống lành mạnh cho VTN/TN.
- Cung cấp thông tin, truyền thông cho các bậc cha mẹ, ông bà, anh chị của VTN/TN về lợi ích của việc bảo đảm cho VTN/TN được chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và kỹ năng thực hiện các dịch vụ DS-KHHGĐ.
- Cung cấp thông tin và vận động các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo đảm cho VTN/TN được chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức, thực hiện dịch vụ DS-KHHGĐ.
- Rà soát, hoàn thiện chính sách trợ giúp VTN/TN thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách xã hội, cư trú vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn được các dịch vụ miễn phí về tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám phát hiện bệnh, dị tật bẩm sinh và các yếu tốt nguy cơ đến bệnh, tật bẩm sinh.
- Tăng cường xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN.
5. Giải pháp thứ năm
Tài chính cho việc thực hiện đề án:
Tổng kinh phí thực hiện trong 04 năm (2017-2020): 1.201.000.000 đồng; trong đó:
+ Nguồn kinh phí từ trung ương hỗ trợ: 1.000.000.000 đồng;
+ Nguồn kinh phí từ Ngân sách địa phương hỗ trợ: 201.000.000 đồng.
(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế và UBND tỉnh trong tổ chức triển khai thực hiện toàn diện Kế hoạch này trên phạm vi toàn tỉnh. Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án khác có liên quan nhằm đạt chỉ tiêu Kế hoạch đề ra;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các các cơ quan, đơn vị liên quan; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch báo cáo kết quả UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối ngân sách hàng năm, phối hợp với Sở Y tế để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phù hợp để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục về tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN.
4. Các Sở, ban ngành tỉnh có liên quan: Tham gia thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Y tế; lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án khác có liên quan trên địa bàn; đưa các nội dung của kế hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Y tế để tổng hợp báo cáo chung.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và hội, đoàn thể tỉnh:
Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên và người dân nâng cao nhận thức về hoạt động tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN; tham gia giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
Các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 170/2015/NQ-HĐND quy định chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND thông qua đề án về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 3Quyết định 84/2017/QĐ-UBND quy định chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 1908/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 6Kế hoạch 2072/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 7Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án "Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020"
- 8Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2017-2020 tỉnh Nam Định
- 1Pháp lệnh dân số năm 2003
- 2Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 170/2015/NQ-HĐND quy định chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Kết luận 119/KL-TW năm 2016 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Quyết định 1387/QĐ-TTg năm 2016 Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND thông qua đề án về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 7Quyết định 84/2017/QĐ-UBND quy định chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2017 về triển khai Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Quyết định 1908/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 10Kế hoạch 2072/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 11Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án "Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020"
- 12Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2017-2020 tỉnh Nam Định
Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án "Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2017-2020" do tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 159/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Nguyễn Chí Hiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra