Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1576/KH-UBND

Điện Biên, ngày 03 tháng 06 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Tình hình sức khỏe

Trong 5 năm qua, tình trạng sức khỏe của người dân tỉnh Điện Biên tiếp tục có những cải thiện đáng kể, thể hiện qua các chỉ số sức khỏe cơ bản: Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh tiếp tục tăng hàng năm, từ 66,3 tuổi năm 2010 lên 67,4 tuổi năm 2015 (64,5 tuổi ở nam và 70,4 tuổi ở nữ); Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 36,6‰ năm 2011 xuống còn 32,8‰ năm 2015; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 45,9‰ năm 2011 xuống còn 38,2‰ năm 2015; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 22,03% năm 2011 xuống 18,84% năm 2015. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng chênh lệch cao về các chỉ số sức khỏe cơ bản giữa tỉnh Điện Biên với toàn quốc, như: Tuổi thọ trung bình thấp hơn toàn quốc 5,9 tuổi, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi cao gấp 2,23 lần, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cao gấp 1,73 lần, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 1,34 lần so với toàn quốc.

Mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng như tại tỉnh hiện nay đang phải đối diện với mô hình bệnh tật “kép”, bên cạnh gánh nặng của các bệnh lây nhiễm, một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường, các bệnh không lây nhiễm có xu hướng ngày càng tăng.

2. Đánh giá chung kết quả thực hiện

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự quan tâm của Bộ Y tế, công tác y tế của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và cơ bản đạt các mục tiêu, chỉ tiêu y tế trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh XII nhiệm kỳ 2010 - 2015, như: Hệ thống y tế từ tỉnh đến xã và thôn, bản được củng cố, các cơ sở khám chữa bệnh đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ chuyên khoa, người bệnh đã được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao. Tình hình dịch bệnh ổn định, các loại bệnh truyền nhiễm gây dịch được khống chế; các chỉ số sức khỏe được cải thiện, góp phần thành công chung trong ổn định an ninh, chính trị; xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều các khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân như: (1) Nhu cầu của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngày càng lớn, trong khi ngân sách và nguồn lực dành cho ngành y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; (2) Tổ chức bộ máy và nhân lực y tế: Hệ thống tổ chức mạng lưới y tế vẫn còn có những hạn chế về quản lý nhà nước ở tuyến huyện. Thiếu bác sĩ chuyên khoa sâu, kỹ thuật viên tại tuyến tỉnh, huyện; Tuyến y tế cơ sở còn bất cập về biên chế, thành phần và cơ cấu cán bộ (thiếu cán bộ dược). Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế về chuyên môn, quản lý; (3) Chất lượng dịch vụ y tế và các chỉ số sức khỏe nhân dân còn thấp so với toàn quốc; (4) Hệ thống thông tin y tế chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý; (5) Công tác xã hội hóa về y tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

(Chi tiết tại phụ lục 01 kèm theo)

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Cung ứng dịch vụ y tế

1.1. Y tế dự phòng

- Công tác phòng chống dịch bệnh: Kiểm soát và khống chế các vụ dịch trên địa bàn, không có dịch lớn xảy ra; tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch và xử lý kịp thời, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong do dịch bệnh.

- Triển khai thực hiện toàn diện, đầy đủ và hiệu quả 04 Chương trình mục tiêu quốc gia: Y tế; Phòng, chống HIV/AIDS; Vệ sinh an toàn thực phẩm, Dân số kế hoạch hóa gia đình và Dự án Vệ sinh nông thôn thuộc CTMTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các hoạt động y tế do ngành Y tế quản lý, cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản như sau:

Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin hằng năm đều đạt trên 90%; Tỷ lệ trẻ < 15 tuổi mắc các bệnh có vắc xin bảo vệ trên 100.000 trẻ dưới 15 tuổi giảm đi rõ rệt giảm từ 153 (năm 2011) xuống còn 51,7 (năm 2015) và tỷ lệ chết các bệnh có vắc xin bảo vệ giảm từ 2,92 (năm 2011) xuống còn 1,63 (năm 2015); Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và duy trì được thanh toán bệnh phong ở cấp tỉnh.

Tỷ lệ mắc mắc sốt rét/1.000 dân giảm từ 2,44‰ (năm 2010) xuống còn 0,44‰ (năm 2015); tỷ lệ mắc lao mới được phát hiện giảm từ 33,9 (năm 2010) xuống 29,8/100.000 dân (năm 2015);

Vệ sinh an toàn thực phẩm: Tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về VSATTP với nhiều hình thức đa dạng; tăng cường giám sát, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, dịp Tết Trung thu, những ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng của tỉnh. Kết quả: 100% các cơ sở kinh doanh, sản xuất chế biến thực phẩm, nhà hàng được quản lý, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; trên 93% cơ sở do tuyến tỉnh và huyện quản lý được cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm; 100% các ca, vụ ngộ độc thực phẩm được giám sát, điều tra, xác minh, báo cáo; Trong những năm qua số vụ ngộ độc giảm, không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn tập thể xảy ra.

Phòng chống HIV/AIDS: Tăng cường thông tin giáo dục truyền thông; Đẩy mạnh việc giám sát phát hiện HIV/AIDS; Tích cực thực hiện các can thiệp giảm hại, triển khai có hiệu quả mô hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; nâng cao chất lượng các Phòng khám tư vấn, xét nghiệm tự nguyện HIV và các Phòng khám, điều trị ngoại trú, góp phần giảm lây nhiễm HIV/AIDS, giảm tệ nạn xã hội. Kết quả: Đã điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại 08 cơ sở cho 2.621 người; tỷ lệ người nhiễm HIV được tiếp cận và điều trị bằng ARV đạt 71,9%; tỷ lệ phụ nữ có thai và con của họ được điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đạt 95,5%. Số HIV mắc mới được phát hiện giảm từ 1.247 (năm 2010) xuống còn 350 (năm 2015); số mới chuyển AIDS giảm từ 608 (năm 2010) xuống còn 565 (năm 2015); Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống/dân số giảm từ 0,75% (năm 2010) xuống còn 0,64% (năm 2015).

1.2. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng

- Mạng lưới khám, chữa bệnh từ tỉnh đến xã được quan tâm đầu tư, từng bước nâng cấp về cơ sở vật chất và trang thiết bị; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh từng bước được cải thiện.

- Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh. Thực hiện tốt các quy định về thủ tục khám chữa bệnh tại các tuyến. Đặc biệt là công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách. Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị sẵn có phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện; một số kỹ thuật mới được chuyển giao, thực hiện tại các bệnh viện theo đề án bệnh viện vệ tinh và đề án 1816. Y đức, tinh thần thái độ phục vụ và quy tắc ứng xử của nhân viên y tế được nâng lên, không có tình trạng bức xúc, khiếu kiện của người dân về y đức và tinh thần thái độ phục vụ, ứng xử của nhân viên y tế. Hằng năm đã khám bệnh cho trên 962.000 lượt bệnh nhân; điều trị nội trú cho trên 81.700 lượt, điều trị ngoại trú cho trên 5.600 lượt, kê đơn cấp thuốc tuyến xã trên 406.000 lượt; tăng cường công tác khám chữa bệnh ngoại trú thông qua các đợt khám ngoại viện; trung bình 1 người dân được khám 1,82 lượt/năm. Thực hiện các dịch vụ theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đã tăng lên đáng kể, từ 50% năm 2010 lên 84,1% năm 2015.

- Công tác Y dược cổ truyền: Công tác khám chữa bệnh y học cổ truyền được thực hiện ngày càng có hiệu quả, đặc biệt sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Hằng năm đã thực hiện khám bệnh bằng y học cổ truyền cho trên 190 nghìn lượt bệnh nhân. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại chiếm 19,7% so với tổng số lần khám bệnh toàn tỉnh.

1.3. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em

Dân số - KHHGĐ: Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, chuyển đổi hành vi, tổ chức thực hiện tốt 02 đợt Chiến dịch "truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/ KHHGĐ" đến các xã đặc biệt khó khăn có mức sinh cao. Chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các chính sách, giải pháp phấn đấu giảm tỷ lệ sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh. Từng bước nâng cao chất lượng dân số. Kết quả: Quy mô dân số đến 2015 là 54,7 vạn dân; tuổi thọ bình quân tăng từ 66,3 tuổi (năm 2010) lên 67,4 tuổi (năm 2015); tốc độ tăng dân số giảm từ 2,12% (năm 2010) xuống còn 1,73% (năm 2015); tổng tỷ suất sinh giảm từ 2,57 con (năm 2010) xuống 2,36 con (năm 2015).

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể cân nặng/tuổi) giảm từ 22,03% (năm 2011) xuống còn 18,84% (năm 2015) và thể chiều cao/tuổi giảm từ 33,36% (năm 2011) xuống còn 29,3% (năm 2015).

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần/3 kỳ đạt 57,4%, tỷ lệ phụ nữ đẻ do CBYT đỡ đạt 76,8%, tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc tuần đầu sau sinh đạt 81,7%.

Tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi giảm từ 36,6‰ (năm 2011) xuống 32,8‰ (năm 2015) và dưới 5 tuổi giảm từ 45,9‰ (năm 2011) xuống 38,2‰ (năm 2015); Tỷ số chết mẹ giảm từ 71 (năm 2010) xuống 39,7/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2015).

2. Tổ chức bộ máy và công tác đào tạo, phát triển nhân lực

- Tổ chức bộ máy ngành Y tế tiếp tục được củng cố và kiện toàn ở tất cả các tuyến, trong đó, đặc biệt quan tâm đến củng cố, kiện toàn cho các huyện, xã mới thành lập, chia tách đảm bảo về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ theo các chức danh chuyên môn, thành phần và cơ cấu cán bộ. Cụ thể; Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 4.220 người. Trong đó: Bác sỹ 598 (CKII 18 , Ths 24, CKI 137, CK định hướng 33 , BSĐK 386), Dược sỹ ĐH 55 (CK II 01, CKI 11, DSĐH 43). Đạt 10,92 Bác sỹ/vạn dân (tăng 5,1 Bác sỹ/vạn dân so với năm 2010); DSĐH/vạn dân 1,0 (tăng 0,45 DSĐH /vạn dân so với năm 2010); đạt 29,9 giường bệnh/vạn dân (năm 2010 đạt 27,1).

- Công tác đào tạo, phát triển nhân lực được quan tâm; đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ theo hướng chuyên sâu, đào tạo lại và đào tạo tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ ở tất cả các tuyến, từ tuyến tỉnh đến thôn, bản theo các chuyên ngành, lĩnh vực; đa dạng hóa loại hình đào tạo; đẩy mạnh công tác đào tạo sau đại học.

Kết quả: Giai đoạn 2011 - 2015, Ngành Y tế đã cử 21.679 lượt cán bộ y tế tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng các chuyên khoa, chuyên ngành với các loại hình đào tạo như sau: Đào tạo dài hạn đại học 581 người và sau đại học 175 người các chuyên ngành Y - Dược; Cao đẳng, trung cấp 23; đào tạo bổ túc sau trung học cho 102 người; đào tạo ngắn hạn về chuyên môn cho 552 lượt người; đào tạo 206 nhân viên y tế thôn bản và 163 cô đỡ thôn bản; bồi dưỡng chuyên môn các chuyên khoa, chuyên ngành ở các tuyến cho 19.661 lượt người; Đào tạo về quản lý nhà nước, lý luận chính trị cho 216 người.

3. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng nghiên cứu khoa học

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác khám, chữa bệnh, giảm thủ tục, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh; nâng cao chất lượng điều trị; tổ chức cấp phép, chứng chỉ hành nghề trong các lĩnh vực y tế;

- Triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công tác khám, chữa bệnh, công tác y tế dự phòng và thống kê, thông tin y tế. Xây dựng các cơ sở dữ liệu về dân số, hệ thống y tế, hệ thống các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế. Kết quả như sau: Hiện tại ngành Y tế có 11 đơn vị có trang Website; 100% đơn vị có mạng LAN; 100% đơn vị có nối mạng Internet; 100% các đơn vị đã sử dụng phần mềm kế toán MISA; 100% các đơn vị trực thuộc sử dụng phần mềm quản lý văn bản; 84% các đơn vị trực thuộc sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong quản lý chuyên môn. Sở Y tế đã thực hiện việc giao ban trực tuyến với TTYT các huyện, thị xã, thành phố.

- Ứng dụng Khoa học trong khám chữa bệnh và dự phòng: Đã triển khai các kỹ thuật cao được chuyển giao trong bệnh viện theo Đề án 1816 và Đề án bệnh viện vệ tinh; Xét nghiệm kỹ thuật cao về y tế dự phòng: Sắc ký lỏng để chẩn đoán các phụ gia, chất bảo quản và dư lượng kháng sinh trong thực phẩm; xét nghiệm PCR để chẩn đoán cúm A(H1N1); kỹ thuật ELISA để chẩn đoán các loại vi rút như: Viêm não Nhật Bản B, Sởi, Rubella, sốt xuất huyết, viêm gan vi rút.

4. Thuốc, trang thiết bị và cơ s vật chất

- Công tác Dược: Đã đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc cho phòng chống dịch, khám chữa bệnh, phòng chống thiên tai thảm họa; Duy trì, củng cố hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị, tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Mạng lưới cung ứng thuốc được phát triển đáp ứng nhu cầu nhân dân, tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 145.000 đồng/người/năm (năm 2010) lên 360.000 đồng/người/năm (năm 2015).

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị ngành Y tế:

Tiếp tục được quan tâm đầu tư từ các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế xã. Giai đoạn 2011-2015, từ nhiều nguồn vốn (Trái phiếu Chính phủ, Tái định cư thủy điện Sơn La, Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư y tế tỉnh huyện, vốn chương trình 135, Xổ số kiến thiết). Bên cạnh nguồn vốn ngân sách Nhà nước, tỉnh đã huy động từ các nguồn vốn ODA, Phi Chính phủ, nguồn hỗ trợ, viện trợ để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho tuyến huyện và tuyến xã, góp phần đưa các dịch vụ y tế có chất lượng về gần người dân, cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Cụ thể: Triển khai thực hiện các dự án tiếp chi, đầu tư xây mới và nâng cấp 56 cơ sở y tế, gồm: 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện huyện, 2 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 2 trung tâm y tế và Dân số - KHHGĐ tuyến huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 31 trạm y tế xã, 2 hệ thống xử lý chất thải y tế, Khu điều trị Phong.

5. Về y tế cơ s

Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã đã được đầu tư, nâng cấp, xây mới; 100% xã, phường thị trấn có trạm y tế; Chất lượng cán bộ y tế cơ sở đã được nâng cao, cơ cấu cán bộ dần được đảm bảo, thể hiện qua tỷ lệ nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi, y sĩ y học cổ truyền, dược ... được tăng dần qua các năm. Hiện nay đã đảm bảo 100% xã có cán bộ y tế, mỗi trạm y tế xã có từ 5 - 6 cán bộ (định biên cán bộ theo Thông tư liên Bộ số 08/2007/TTLB-BYT-BNV ngày 05/6/2007). Trên 90% các thôn, bản (trừ tổ dân phố) có nhân viên y tế thôn bản hoạt động; chất lượng hoạt động của y tế cơ sở được nâng lên, đã thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Thực hiện có hiệu quả Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, đến hết năm 2015 đã có 44/130 xã đạt bộ tiêu chí, chiếm tỷ lệ 33,8%.

6. Tài chính y tế (Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

Công tác quản lý tài chính đảm bảo theo quy định, thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tổng chi ngân sách nhà nước cho y tế đã tăng dần qua các năm, giai đoạn 2011-2015 là 4.584.000 triệu đồng, trong đó:

- Chi thường xuyên 3.978.000 triệu đồng, trong đó: Chi quản lý nhà nước 38.000 triệu đồng; Sự nghiệp đào tạo y tế 44.000 triệu đồng; Chi thường xuyên sự nghiệp Y tế 1.489.000 triệu đồng; CTMTYT quốc gia 76.000 triệu đồng; Chi mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thất nghiệp: 1.183.000 triệu đồng; Nguồn thu được để lại 1.148.000 triệu đồng.

- Chi đầu tư phát triển 606.000 triệu đồng.

Giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện giá dịch vụ y tế theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Y tế; Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh, Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của liên Bộ, đã đảm bảo quyền lợi người bệnh khi đến khám, điều trị tại cơ sở y tế, tăng nguồn thu hỗ trợ chuyên môn, mua sắm trang thiết bị phục vụ, nâng cao chất lượng điều trị.

Trong thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách địa phương từ nguồn viện trợ nước ngoài khoảng 200 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này đã góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu y tế và hỗ trợ khám, chữa bệnh của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015.

III. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Một số tồn tại, hạn chế

- Tổ chức mạng lưới y tế tuyến cơ sở còn có những hạn chế về quản lý nhà nước, bất cập về biên chế, thành phần và cơ cấu cán bộ. Thiếu bác sĩ chuyên khoa sâu, kỹ thuật viên tại tuyến tỉnh, huyện; Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế về chuyên môn, quản lý.

- Các chỉ số sức khỏe đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với cả nước. An toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình: Chất lượng dân số còn hạn chế, tỷ lệ sinh cao, nhất là sinh con thứ 3, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước, trong sinh ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng khó khăn vẫn còn hạn chế. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao vào công tác khám chữa bệnh các tuyến còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân;

- Ngân sách đầu tư cho y tế chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Tuyến tỉnh, còn 1/5 bệnh viện chưa được cải tạo nâng cấp, 1 bệnh viện chưa có cơ sở để làm việc. Các chi cục, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh: 02 đơn vị chưa được đầu tư cơ sở vật chất để làm việc, phải ở nhờ các đơn vị khác trong ngành. Tuyến huyện: 1/10 bệnh viện đang được đầu tư nhưng thiếu vốn, 1/10 bệnh viện tuyến huyện chưa được đầu tư; 58/130 trạm y tế cơ sở nhà trạm không đạt chuẩn, xuống cấp, hư hỏng nặng hoặc chưa có nhà trạm; Cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn còn thấp (27%).

- Các chính sách, chế độ thu hút đãi ngộ đối với cán bộ y tế về công tác tại khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

2. Nguyên nhân

- Do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn;

- Mô hình bệnh tật thay đổi; Các nguy cơ dịch bệnh như: Sốt rét, lây nhiễm HIV/AIDS, cúm A(H5N1), thương hàn... và các bệnh dịch nguy hiểm khác vẫn còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, có thể bùng phát dịch, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới; tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên dân số còn cao, số nghiện các chất ma túy cao (9.555 người).

- Do tập quán của một số đồng bào vùng cao còn duy trì hủ tục lạc hậu, không tiếp cận dịch vụ y tế khi có bệnh, bên cạnh đó còn tình trạng di dịch cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật; trình độ dân trí đồng bào một số vùng cao, dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa tích cực tham gia các chương trình y tế để nâng cao sức khỏe;

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Kết luận số 118-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư, về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Kết luận số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư, về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh, về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Phát triển ngành Y tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến 2030;

- Kế hoạch số 139/KH-BYT ngày 01/3/2016 của Bộ Y tế về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, tỉnh Điện Biên.

II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

1. Cơ hội

- Đường lối, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân đối với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đầu tư cho sức khỏe được coi là đầu tư trực tiếp cho phát triển bền vững.

- Hệ thống pháp luật liên quan đến CSSK ngày càng được hoàn thiện; nhiều Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống y tế.

- Kinh tế tiếp tục phát triển trong điều kiện chính trị và xã hội ổn định;

- Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng, các phương tiện thông tin hiện đại phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cũng như các kiến thức về sức khỏe.

- Nhận thức và sự tham gia của người dân, các cấp ủy đảng, chính quyền vào công tác CSSK ngày càng sâu rộng; sự phối hợp liên ngành trong CSSK ngày càng rộng rãi và hiệu quả.

2. Thách thc

- Điện Biên vẫn là tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trình độ dân trí của người dân ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa hạn chế, còn tồn tại một số hủ tục, tập quán lạc hậu dẫn đến bất bình đẳng về tình trạng sức khỏe, gánh nặng bệnh tật và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Chi phí cho chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn trong khi tỉnh vẫn còn là một tỉnh nghèo, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe còn thấp (chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách trung ương) trong khi các nguồn viện trợ nước ngoài cho tỉnh ngày càng giảm.

- Mô hình bệnh tật thay đổi, một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng quay trở lại, các bệnh không lây nhiễm, tai nạn, thương tích ngày càng gia tăng, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn biến khó lường; các yếu tố tác động xấu đến sức khỏe ngày càng gia tăng.

- Các chỉ số sức khỏe đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với cả nước.

- Về các yếu tố hành vi, lối sống, tác động của các yếu tố theo hướng bất lợi cho sức khỏe gia tăng như hút thuốc lá; lạm dụng rượu, bia; sử dụng ma túy, mại dâm; an toàn thực phẩm và chế độ ăn không hợp lý; thiếu hoạt động thể lực.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, dịch bệnh, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo nền tảng vững chắc để phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng. Không để dịch bệnh lớn xảy ra; từng bước kiểm soát các yếu tố có hại đến sức khỏe liên quan đến môi trường, an toàn thực phẩm, lối sống và hành vi của người dân;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế; đảm bảo sự phối hợp, kết nối và lồng ghép giữa các tuyến, giữa dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và dịch vụ phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên; phát huy vai trò của các trung tâm y tế chuyên sâu, y tế kỹ thuật cao trong việc chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ chuyên môn cho toàn mạng lưới cung ứng dịch vụ; hiện đại hóa và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;

- Duy trì mức sinh hợp lý, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; giảm dị tật và bệnh bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số; đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ KHHGĐ của người dân; tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng;

- Bảo đảm cân đối hợp lý trong phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực y tế giữa các tuyến, giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế;

- Tăng nhanh tỷ trọng chi tiêu công cho y tế, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng ngân sách. Phát triển cơ sở hạ tầng y tế; phát triển y tế ở các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ cho người nghèo, các đối tượng chính sách trong khám chữa bệnh;

- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vác xin, sinh phẩm y tế và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc, trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả;

- Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở để đáp ứng cơ bản công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính để đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế của tỉnh trong giai đoạn mới. Củng cố và hoàn thiện tổ chức mạng lưới ngành y tế các tuyến, quy hoạch lại hệ thống các cơ sở y tế theo hướng thu gọn đầu mối để nâng cao hiệu quả hoạt động, đầu tư.

3. Các chỉ tiêu y tế bản

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020

I

DÂN SỐ

 

 

1

Dân số trung bình

Người

< 600.000

2

Tốc độ tăng dân số hằng năm

%

1,63

3

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

75,0

4

Tỷ số giới tính khi sinh

Số bé trai/100 bé gái

109,0

II

Y TẾ

 

 

5

Số giường bệnh/1 vạn dân (không tính giường của trạm y tế xã), trong đó:

 

 

 

- Số giường bệnh quốc lập/vạn dân

Giường

38,8

 

- Số giường bệnh tư/vạn dân

Giường

2,0

6

Số bác sỹ/10.000 dân

Bác sỹ

11,0

7

Tỷ số tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống

Bà mẹ

<52

8

Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi

11,0

9

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi

16,0

10

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi)

%

10,0

11

Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

%

80,0

12

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ các loại vaccine

%

>94

13

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ hoạt động

%

90,0

14

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

%

99

15

Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng

%

<0,3

16

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, trong đó:

%

49,7

 

- Thành thị

%

80,8

 

- Nông thôn

%

38,6

(Chi tiết theo tng năm như Phụ lục 03 đính kèm)

Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, ngoài 16 chỉ tiêu cơ bản nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nêu trên, thì giai đoạn 2016-2020 cần thiết phải bổ sung thêm một số chỉ tiêu để đánh giá tổng quát các hoạt động của ngành Y tế.

(Chi tiết như Phụ lục 04 đính kèm).

IV. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng

a) Triển khai các giải pháp tổng thể để giảm quá tải bệnh viện; kiện toàn các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; phát triển các chuyên khoa sâu, như: Ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản nhi, phục hồi chức năng; chú trọng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

b) Phát triển và triển khai có hiệu quả Đề án Bệnh viện vệ tinh tại tỉnh, với các Bệnh viện: Việt Đức, Bệnh viện Tim - Hà Nội, Bệnh viện K Trung ương và triển khai các chuyên khoa, chuyên ngành khác khi có đủ điều kiện.

c) Tăng cường mối quan hệ với các Bệnh viện tuyến trung ương trong việc triển khai thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh của tỉnh và thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới bằng nhiều hình thức: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh công lập; tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo, tập huấn; tư vấn khám chữa bệnh từ xa.

d) Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh các cấp và hệ thống đánh giá phản hồi của người dân; tổ chức thực hiện tốt các quy trình chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.

e) Kết hợp giữa chăm sóc sức khỏe ban đầu với các dịch vụ y tế chuyên sâu, dịch vụ y tế kỹ thuật cao, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.

f) Phát triển kỹ thuật ở tất cả các tuyến, bảo đảm thực hiện được các danh mục kỹ thuật theo phân tuyến của Bộ Y tế; bệnh viện tuyến tỉnh có thể thực hiện được một số kỹ thuật cao do các bệnh viện Trung ương chuyển giao, tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng ở nơi gần nhất. Phát triển mô hình quản lý các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản... tại cộng đồng, CSSK người cao tuổi tại cộng đồng, thí điểm thực hiện mô hình bác sỹ gia đình; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa y tế.

g) Từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh; và tăng cường liên kết giữa các tuyến, bảo đảm liên tục trong chăm sóc sức khỏe.

2. Phát triển mạng lưới y tế s, chú trọng công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe

a) Tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực, thuốc thiết yếu cho các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã, trong đó ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

b) Tổ chức thực hiện việc đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của mạng lưới Y tế cơ sở (YTCS) trong bối cảnh chuyển đổi dịch tễ học và thay đổi mô hình bệnh tật, có sự kết nối với các cơ sở y tế chuyên khoa tuyến trên theo quy định của Bộ Y tế; lồng ghép mô hình y học gia đình vào hoạt động của mạng lưới YTCS. Tiếp tục duy trì và thực hiện hiệu quả mô hình trạm y tế, phòng khám quân dân y ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa. Phát triển hoạt động của y tế trường học, y tế cơ quan theo hướng tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu.

c) Tổ chức thực hiện việc đổi mới cơ chế tài chính đối với mạng lưới YTCS khi có hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

d) Đổi mới cung ứng dịch vụ của mạng lưới YTCS, tăng cường quản lý sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ và phục hồi chức năng tại nhà, tại cộng đồng, đặc biệt đối với các bệnh không lây nhiễm. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, áp dụng mô hình quản lý sức khỏe hộ gia đình. Bảo đảm CSSK thường xuyên, liên tục, toàn diện; cung ứng các dịch vụ lồng ghép, phối hợp đối với cả 3 nhóm: bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm và tai nạn thương tích. Nâng cao năng lực trong khám, phát hiện, sàng lọc và chuyển người bệnh lên tuyến trên, và tiếp nhận, theo dõi, điều trị người bệnh từ tuyến trên chuyển về.

e) Triển khai công tác phòng chống dịch chủ động, dự báo, phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm tại các cửa khẩu quốc tế, không để dịch bệnh xâm nhập vào tỉnh bùng phát lây lan trong cộng đồng, xây dựng kế hoạch đáp ứng dịch khẩn cấp.

f) Tập trung chỉ đạo công tác tiêm chủng mở rộng để duy trì tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trên 94%, quản lý tốt hoạt động tiêm chủng dịch vụ; từng bước kiện toàn hệ thống an toàn sinh học trong xét nghiệm; đẩy mạnh công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm, tăng cường công tác y tế trường học và từng bước kiểm soát các yếu tố có hại đến sức khỏe.

g) Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị ARV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và các hình thức cai nghiện có hiệu quả. Giảm tỷ lệ mắc mới, kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dưới 0,3%, hướng đến mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020. Kiểm soát tình trạng sốt rét và lao kháng thuốc.

h) Triển khai tổng thể công tác vệ sinh môi trường: Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; triển khai hiệu quả hoạt động vệ sinh môi trường thuộc CTMTQG Xây dựng nông thôn mới. Triển khai hiệu hiệu quả công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp, CSSK người lao động, phòng chống tai nạn thương tích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với công tác quản lý chất thải y tế; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế.

k) Đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 của Quốc hội và Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Tăng cường phối hợp liên ngành, đến năm 2020 về cơ bản việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả.

3. Đẩy mạnh chăm sóc sc khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - KHHGĐ

a) Thúc đẩy các can thiệp giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tiếp tục tham mưu cho tỉnh về thu hút bác sỹ chuyên ngành sản, nhi về công tác tại các vùng khó khăn, chính sách đối với cô đỡ thôn bản; khuyến khích cung cấp dịch vụ ngoại trạm, tại nhà. Tổ chức mạng lưới cung ứng dịch vụ phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh thẩm định tử vong mẹ và tử vong sơ sinh, tập trung thực hiện các can thiệp đã được chứng minh có hiệu quả. Tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện quy trình chuyên môn: phòng ngừa, phát hiện, xử lý và chuyển các trường hợp cấp cứu sản khoa và sơ sinh; phối hợp giữa các bác sĩ sản, nhi và các chuyên khoa, các đơn vị chăm sóc tích cực.

b) Tăng cường phối hợp liên ngành trong thực hiện các can thiệp về vệ sinh và dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Đẩy mạnh huy động cộng đồng tham gia vào việc cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ trước và trong khi mang thai và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.

c) Tăng cường và đẩy mạnh dịch vụ CSSKSS nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân trên địa bàn, cung ứng đủ phương tiện tránh thai, bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là người vị thành niên, thanh niên chưa lập gia đình, người di cư, người có HIV, người tàn tật, người bị ảnh hưởng của thiên tai, người bán dâm.

d) Giảm sinh ở vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, và duy trì mức sinh thấp hợp lý ở các vùng có mức sinh thấp; giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; mở rộng các giải pháp dự phòng chủ động dị tật bẩm sinh, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

4. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ y tế

a) Xây dựng kế hoạch/đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành Y giai đoạn 2016-2020 và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đặc thù đào tạo nhân lực y tế; đổi mới toàn diện đào tạo y đa khoa, điều dưỡng và dược theo hướng hội nhập khu vực. Xây dựng cơ chế Viện - Trường để phối hợp giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành trong đào tạo nhân lực y tế tại tỉnh.

b) Xây dựng đội ngũ nhân viên y tế có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ năng lực thi hành nhiệm vụ, cụ thể hóa trong Đề án vị trí việc làm của từng đơn vị. Tổ chức thực hiện chuẩn năng lực cần thiết cho từng loại hình nhân viên y tế, tiêu chuẩn hóa kết quả đầu ra cho đào tạo nhân lực y tế theo quy định của Bộ Y tế.

c) Tiếp tục tham mưu triển khai các giải pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương để tăng cường thu hút cán bộ y tế làm việc lâu dài tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; thực hiện quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội đối với cán bộ y tế mới ra trường.

d) Tập trung đào tạo bác sỹ đa khoa, áp dụng tiếp cận y học gia đình, quản lý y tế. Tiếp tục đào tạo bác sĩ các chuyên khoa cho tuyến huyện, đào tạo chuyên khoa sâu cho các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh; Phối hợp với các Trường Đại học Y và Dược Trung ương đào tạo các bác sĩ chuyên khoa sâu sau đại học; hợp đồng với các trường đào tạo chuyên khoa cho các chuyên ngành (TMH, RHM, gây mê phẫu thuật...); Thường xuyên đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở.

e) Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo thông qua giám sát thường xuyên, kiểm định chất lượng đào tạo, áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo theo quy định, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về nhân lực y tế.

f) Tổ chức thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn thực hành đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

g) Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các lĩnh vực y học cơ bản, y học kỹ thuật cao, y học lâm sàng, y tế cộng đồng, quản lý y tế.

5. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, cải cách thủ tục hành chính

a) Tiếp tục tổ chức triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ và quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức ngành y tế; đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công chức, viên chức, người lao động ngành y tế.

b) Đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

c) Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực y tế.

6. Tiếp tục đi mi cơ chế tài chính y tế, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân

a) Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ chi tiêu công cho y tế (gồm Ngân sách nhà nước, Bảo hiểm Y tế và viện trợ) đạt tối thiểu 60% tổng chi tiêu xã hội cho y tế.

Huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội đầu tư cho y tế; Xây dựng và mở rộng các mô hình tự vay vốn đầu tư, hợp tác đầu tư, kết hợp công tư trong y tế.

b) Đẩy mạnh tuyên truyền về nghĩa vụ và quyền lợi khi mua BHYT. NSNN Trung ương và địa phương hỗ trợ cho các nhóm dân cư yếu thế, khó có khả năng đóng phí BHYT. Mở rộng đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình để đến năm 2020 trên 98% dân số tham gia BHYT.

c) Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước chi đầu tư cho y tế cơ sở, các bệnh viện ở vùng khó khăn, hệ y tế dự phòng các tuyến; ưu tiên phân bổ NSNN chi thường xuyên cho y tế dự phòng, các chương trình mục tiêu, các bệnh viện ở vùng khó khăn. Tiếp tục triển khai tốt chính sách BHYT và các chính sách khác về hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương.

d) Từng bước thực hiện phân bổ NSNN cho các cơ sở y tế theo kết quả hoạt động và đầu ra; chuyển ngân sách chi thường xuyên cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho các dịch vụ ngoại trú tuyến xã, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng, tại nhà, dịch vụ y tế dự phòng cho cá nhân.

c) Sử dụng hiệu quả nguồn tài chính công, đặc biệt là nguồn chi trả BHYT:

Tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn thiện cơ chế quản lý bệnh viện công theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả.

Nhân rộng mô hình thí điểm phương thức chi trả theo định suất, trọn gói theo trường hợp bệnh một cách phù hợp; đối mới việc tiếp nhận các nguồn ODA từ hình thức dự án sang hình thức hỗ trợ chương trình, ngân sách.

Tạo nguồn để thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương của viên chức y tế. Thực hiện việc giao tài sản cho các đơn vị để quản lý, sử dụng và phát triển để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí.

7. Đổi mi mô hình tổ chức, quản lý an toàn thực phẩm, dược, vắc-xin, sinh phm và trang thiết bị y tế

a) Áp dụng đổi mới phương thức quản lý, củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý và mạng lưới các cơ sở kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, vắc xin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế theo quy định.

b) Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.

c) Quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả. Tăng cường khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế và hạ tầng y tế. Nâng cao năng lực mạng lưới kiểm chuẩn và kiểm định trang thiết bị y tế.

d) Đẩy mạnh đấu thầu thuốc tập trung tại địa phương theo nhiệm vụ được giao trong Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

8. Tập trung đổi mi, củng cố và hoàn thiện hệ thống y tế, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về y tế, tăng cường hợp tác quốc tế

a) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế địa phương theo Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

- Duy trì mô hình Trung tâm y tế huyện thực hiện 2 chức năng là phòng bệnh, KCB, quản lý các Phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã.

- Từng bước sáp nhập các trung tâm, đơn vị làm nhiệm vụ dự phòng tuyến tỉnh thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, chuyển nhiệm vụ điều trị sang các bệnh viện.

b) Nâng cao năng lực hoạch định và vận động chính sách, tăng cường xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và người dân.

c) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống y tế, trong KCB, thanh toán BHYT và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

d) Tăng cường hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế, nhất là với các nước trong khu vực Cộng đồng ASEAN. Tiếp tục vận động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế. Phối hợp các nước có chung đường biên giới trong phòng, chống các bệnh dịch như HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm, mới nối khác. Thực hiện các giải pháp để chủ động đối phó với tác động bất lợi của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

9. Phát triển hệ thống thông tin y tế, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe

a) Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin y tế thông qua việc đẩy mạnh triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030, qua đó giúp cho các nhà quản lý theo dõi và hoạch định chính sách có đủ thông tin có chất lượng một cách hệ thống, thường xuyên và kịp thời.

b) Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác truyền thông y tế giữa ngành y tế và các Sở, Ngành liên quan và chính quyền các cấp, các cơ quan báo chí.

c) Nâng cao hiệu quả, tính chủ động của công tác truyền thông cung cấp thông tin, giáo dục sức khỏe để tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và sự vào cuộc của các cấp ủy, đảng, chính quyền, các cơ quan truyền thông, dư luận và mỗi người dân. Nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

d) Tăng cường và đẩy mạnh tuyên truyền về mục tiêu, Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020.

10. Giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất

- Tiếp tục kêu gọi, huy động các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện, các trạm y tế xã và các cơ sở y tế khác từ nguồn ngân sách nhà nước, từ các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hỗ trợ, viện trợ.

- Đảm bảo tiến độ và chất lượng các dự án đầu tư; Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các dự án ODA cho đầu tư phát triển y tế.

- Quản lý các nguồn vốn đầu tư đúng pháp luật và quy định hiện hành, thực hiện công khai dân chủ, chống tham ô lãng phí trong sử dụng kinh phí.

11. Giải pháp thực hiện xã hội hóa y tế

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác y tế, công tác y tế phải là một nội dung trọng tâm trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

- Đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể với các hoạt động y tế.

- Nâng cao năng lực của Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe và hệ thống truyền thông các cấp để nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc tham gia tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.

12. Tăng cường chỉ đạo xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá

- Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch, mục tiêu 5 năm 2016 - 2020, hằng năm xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014- 2020 và tầm nhìn đến 2030.

- Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu y tế tại tỉnh. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu được giao hằng năm, 5 năm làm cơ sở để xây dựng kế hoạch y tế cho năm tiếp theo.

V. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2016-2020 (Chi tiết tại Phụ lục 05, 06 kèm theo)

Dự toán ngân sách toàn ngành Y tế là giai đoạn 2016 - 2020 là 6.930.570 triệu đng. Trong đó:

1. Chi đầu tư phát triển

1.1. Nhu cầu 1.216.862 triệu đồng để hoàn chỉnh hệ thống y tế theo Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và định hướng đến 2030. Trong đó:

a) Tuyến xã:

Đến năm 2020, nhu cầu cần phải đầu tư xây dựng mới 58 trạm y tế xã và sửa chữa nâng cấp 35 trạm y tế. Nhu cầu 324.300 triệu đồng.

b) Tuyến huyện:

Trong giai đoạn tới, cần tập trung đầu tư cho các đơn vị tuyến huyện chưa có cơ sở hạ tầng, nhất là các bệnh viện huyện, PKĐKKV mới được thành lập, các cơ sở chưa được đầu tư giai đoạn 2006-2015 và nâng cấp sửa chữa các cơ sở đã xuống cấp. Nhu cầu đầu tư 387.445 triệu đồng.

c) Tuyến tỉnh:

Tiếp tục hoàn thiện đầu tư các cơ sở đã được đầu tư giai đoạn 2011-2015; Tập trung Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh giai đoạn II, đầu tư các cơ sở y tế tuyến tỉnh chưa có cơ sở hạ tầng và nâng cấp một số đơn vị đã xuống cấp. Nhu cầu: 417.017 triệu đồng.

d) Đầu tư xây dựng hệ thống chất thải y tế đạt tiêu chuẩn theo quy định (Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015):

Giai đoạn 2016-2020, tiếp tục hoàn thiện các công trình đầu tư giai đoạn 2011- 2015 và đầu tư 170 hệ thống chất thải y tế đạt tiêu chuẩn cho các sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện và xã. Nhu cầu 97.102 triệu đồng.

1.2. Nguồn vốn đầu tư

- Kinh phí dự kiến đã ghi trong Kế hoạch Đầu tư công giai đoạn 2016-2020 là: 315.231 triệu đồng (nguồn NSĐP 186.131 triệu đồng, NSTW 129.100 triệu đồng).

- Như vậy, kinh phí cần huy động thêm từ các nguồn để đầu tư các cơ sở y tế giai đoạn 2016-2020 là: 901.631.000 triệu đồng.

a) Ngân sách TW (Trái phiếu chính phủ, Chương trình mục tiêu (Y tế - Dân số + Đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương, Nguồn 30a, Quyết định 293/CP, Nông thôn mới): 575.681 triệu đồng.

b) Ngân sách địa phương (xây dựng cơ bản, Xổ số kiến thiết và hợp pháp khác): 230.252 triệu đồng.

c) Nguồn ODA, phi chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác: 95.698 triệu đồng.

2. Chi sự nghiệp y tế

Dự toán NSNN chi thường xuyên giai đoạn 2016 - 2020: 5.713.700 triệu đồng, trong đó:

Chi quản lý nhà nước 53.000 triệu đồng; Sự nghiệp đào tạo y tế 47.000 triệu đồng; Chi thường xuyên sự nghiệp Y tế 1.608.000 triệu đồng; CTMTYT 63.000 triệu đồng; Chi mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thất nghiệp: 1.373.000 triệu đồng; nguồn thu được để lại: 2.569.000 triệu đồng (trong đó: Dịch vụ khám chữa bệnh tính trực tiếp 334.000 triệu đồng; BHYT thanh toán viện phí 2.235.000 triệu đồng).

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch; huy động các nguồn viện trợ, nguồn vốn vay, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho thực hiện Kế hoạch; xây dựng kế hoạch hàng năm để thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020; chịu trách nhiệm điều phối, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch này theo kế hoạch hàng năm; Huy động các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế căn cứ khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn vốn khác quản lý qua ngân sách bố trí vốn để thực hiện Kế hoạch hằng năm và dài hạn.

4. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan triển khai quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh theo Quy hoạch.

5. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế: xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo cán bộ y tế, đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Y tế; triển khai thực hiện công tác y tế trường học.

7. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức y tế trên địa bàn.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo chính sách y tế cho các đối tượng dễ bị tổn thương như: người nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng bảo trợ xã hội;

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình vận động toàn dân luyện tập thể dục thể thao bảo vệ, nâng cao sức khỏe, xây dựng làng văn hóa sức khỏe.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

11. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Y tế thực hiện hiệu quả công tác kết hợp quân dân y trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội trên địa bàn tỉnh góp phần củng cố an ninh, quốc phòng tại mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh.

13. Công an tỉnh có trách nhiệm nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ sở y tế (theo địa bàn được phân công). Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực y tế, đảm bảo an ninh nội bộ ngành Y tế, đấu tranh ngăn chặn hoạt động phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia. Thực hiện tốt chuyên đề "Đảm bảo an ninh đối với Chương trình, dự án y tế có yếu tố nước ngoài và lĩnh vực Dược".

14. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

15. Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành Y tế trong việc tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT; tuyên truyền về Luật Bảo hiểm Y tế;

16. Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về công tác y tế; tuyên truyền công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tại cộng đồng.

17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội khác phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và huy động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; và triển khai thực hiện Quy hoạch thuộc các lĩnh vực liên quan.

18. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện Kế hoạch; tiếp tục ưu tiên đưa các mục tiêu y tế vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm và 5 năm; tăng cường đầu tư nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu thuộc địa phương quản lý. Chỉ đạo Phòng Y tế và các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND các xã trên địa bàn quản lý phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch tại địa phương; hằng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Điện Biên. Các cấp, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các nội dung liên quan tại Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị và tổ chức thực hiện, đảm bảo các nội dung, yêu cầu./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh;
- Đ/c Lê Văn Quý PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban ,ngành, đoàn thể tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, TH, VXYT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

PHỤ LỤC 01

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ CƠ BẢN GIAI ĐOẠN 2011-2015, TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 1576/KH-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tnh Điện Biên)

TT

Chỉ số

Mục tiêu KH 2011- 2015

Thực hiện 2011

Thc hiện 2012

Thc hiện 2013

Thực hiện 2014

Thc hiện 2015

So với mục tiêu KH 2011-2015

A

CHỈ TIÊU ĐU VÀO:

 

 

 

 

 

 

 

1

Số bác sỹ trên 10.000 dân

10,8

6,23

6,69

8,72

9,72

10,92

Đạt

2

Số dược sỹ đại học trên 10.000 dân

0,83

0,55

0,52

0,53

0,84

1,0

Đạt

3

Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động (%)

100

93,4

95,2

94,6

94,6

89,4

Không đạt

4

Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ làm việc(%)

60

18,8

22,3

31,5

43,8

67,7

Đạt

5

Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (%)

>95

95,5

97,3

86,9

87,7

96,9

Đạt

6

Số giường bệnh trên 10.000 dân (không bao gồm giường của TYT)

32,0

27,4

27,7

28,2

28,8

29,9

Không đạt

B

CHỈ TIÊU HOẠT ĐNG:

 

 

 

 

 

 

 

7

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin (%)

>94

93,4

93,3

90,2

89,4

92,1

Không đạt

8

Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế

25,0

 

9,8

13,8

23,1

33,8

Đạt

9

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (%)

>98,0

93,1

98,2

98,0

97,0

98,0

Đạt

C

CHỈ TIÊU ĐẦU RA:

 

 

 

 

 

 

 

10

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (tuổi)

67,6

67,0

66,8

66,9

67,2

67,4

Không đạt

11

Tỷ số tử vong mẹ (trên 100.000 ca sinh sống)

70,0

71,0

68,9

64,4

67,2

39,7

Đạt

12

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (trên 1.000 ca sinh sống)

23,5

36,6

36,8

46,5

36,8

32,8

Không đạt

13

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (trên 1.000 ca sinh sống)

32,0

45,9

43,5

54,9

44,3

38,2

Không đạt

14

Quy mô dân số (vạn người)

55,0

51,08

51,97

52,85

53,81

54,74

Đạt

15

Mức giảm tỷ lệ sinh (‰)

0,56

Tăng 0,5

Tăng 0,3

Giảm 0,7

Giảm 0,5

Tăng 1,97

Không đạt

16

Tốc độ tăng dân số (%)

1,53

1,92

1,74

1,69

1,82

1,73

Không đạt

17

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (trai/100 gái)

108,0

111,1

108,0

108,2

108,6

111,7

Không đạt

18

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) (%)

<20,0

22,03

21,17

20,23

19,77

18,84

Đạt

19

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)

<1,0

0,84

0,75

0,76

0,77

0,64

Đạt

 

PHỤ LỤC 02

TỔNG HỢP NGÂN SÁCH CHI CHO Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế hoạch s 1576/KH-UBND ngày 3/6/2016 của UBND tnh Điện Biên)

Đơn vị nh: Triệu đng

TT

NỘI DUNG

TNG CỘNG

NĂM 2011

NĂM 2012

NĂM 2013

NĂM 2014

NĂM 2015

 

TNG CỘNG

4.583.805

688.166

818.615

971.877

993.487

1.111.660

A

Chi quản lý nhà nước

38.215

5.717

7.655

7.621

8.611

8.611

B

Chi sự nghiệp đào tạo

43.718

7.530

10.720

8.549

7.653

9.266

C

Chi sự nghiệp Y tế

2.748.184

377.360

520.523

592.709

620.007

637.585

I

Ngành Y tế

1.550.318

210.886

287.692

336.192

346.425

369.123

1.1

Chi thường xuyên

1.474.269

193.591

266.942

317.920

336.083

359.733

 

Chi cho hoạt động khám chữa bệnh 520-521

1.053.106

124.879

189.133

234.249

245.535

259.310

 

Chi hoạt động y tế phòng khám đa khoa khu vực 520- 522

102.616

14.950

19.597

22.250

22.798

23.021

 

Chi hoạt động y tế dự phòng 520-523

273.013

45.269

48.849

52.251

58.402

68.182

 

Chi hoạt động y tế khác 520-526

19.238

4.687

3.326

3.796

3.685

3.744

 

Chi hoạt động DSKHHGĐ

24.480

3.506

5.337

4.754

5.507

5.376

 

Sự nghiệp môi trường 280-282

1.816

300

700

620

96

100

1.2

Chi chương trình mục tiêu Y tế quốc gia

76.049

17.295

20.750

18.272

10.342

9.390

1.2.1

Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

19.862

3.844

4.245

4.544

3.467

3.762

 

1. Chi cục Dân số - KHHGĐ

19.862

3.844

4.245

4.544

3.467

3.762

 

DA nâng cao chất lượng giống nòi

220

220

 

 

 

 

 

Dự án tuyền truyền giáo dục chuyển đổi hành vi

1.120

1.120

 

 

 

 

 

Dự án đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ

8.402

176

258

2.032

3.025

2.911

 

Tầm soát các dị dạng bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

880

 

150

378

203

149

 

Nâng cao năng lực truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện chương trình

9.240

2.328

3.837

2.134

239

702

1.2.2

Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế

39.343

8.939

11.283

9.462

5.572

4.087

 

1. TT Phòng chống sốt rét:

5.044

1.418

1.174

1.140

657

655

 

Dự án phòng, chống sốt rét

4.994

1.418

1.174

1.090

657

655

 

NCNLTT giám sát, đánh giá thực hiện chương trình

50

 

 

50

 

 

 

2. BV Lao & bệnh phổi:

1.067

200

177

231

82

377

 

Dự án phòng, chống bệnh lao

1.030

200

177

194

82

377

 

NCNLTT Giám sát, đánh giá thực hiện CT

37

 

 

37

 

 

 

3. TT Phòng, chống bệnh xã hội:

1.701

865

454

168

97

117

 

Dự án phòng, chống phong

883

307

194

168

97

117

 

BV sức khỏe tâm thần cộng đồng

818

558

260

 

 

 

 

4. TT Y tế dự phòng

11.034

2.499

3.156

2.165

1.775

1.439

 

TCNLKN chất lượng VSATTP

1.038

255

250

203

260

70

 

Dự án phòng, chống bệnh tăng huyết áp

1.019

360

239

219

101

100

 

Dự án phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

456

172

121

91

36

36

 

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

1.561

364

388

348

211

250

 

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

3.208

698

999

491

600

420

 

Dự án tiêm chủng mở rộng

2.960

587

640

603

567

563

 

Truyền thông y tế học đường

438

 

258

180

 

 

 

NCNLTT và GSĐGTHCT

61

 

31

30

 

 

 

Bệnh nghề nghiệp

230

 

230

 

 

 

 

Dự án phòng, chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm

63

63

 

 

 

 

 

5. TT Chăm sóc sức khỏe sinh sản

11.048

2.577

3.982

3.509

521

459

 

Dự án phòng, chống suy dinh dưỡng

3.730

1.032

 1.235

1.083

 156

224

 

Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản

3.904

789

1.311

1.394

175

235

 

Dự án đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ

3.414

756

1.436

1.032

190

 

 

6. BV Đa khoa tỉnh

2.492

631

616

625

240

380

 

Dự án an toàn truyền máu

863

355

195

193

40

80

 

Dự án phòng chống ung thư

1.629

276

421

432

200

300

 

7. TT Nội tiết

1.275

439

264

282

140

150

 

Dự án phòng, chống bệnh đái tháo đường

1.221

439

240

252

140

150

 

NCNLTT Đ. giá thực hiện CT

54

 

24

30

 

 

 

8. Văn phòng Sở Y tế

1.513

135

516

392

220

250

 

Dự án kết hợp quân - dân y

309

85

110

94

 

20

 

Phòng chống ma túy

220

50

40

40

40

50

 

NCNLTT, GS & ĐG THCT

897

 

316

221

180

180

 

CSSKSS & CTTTSDD TE

87

 

50

37

 

 

 

9. TT truyền thông GDSK

901

125

488

288

-

-

 

NCNLTT giám sát đánh giá thực hiện chương trình

576

 

288

288

 

 

 

Dự án phòng, chống suy dinh dưỡng

275

75

200

 

 

 

 

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

50

50

 

 

 

 

 

10. Bệnh viện tâm thần

1.408

-

406

582

210

210

 

BV sức khỏe tâm thần cộng đồng

1.408

 

406

582

210

210

 

10. Trường cao đẳng y

270

50

50

80

40

50

 

Phòng chống ma túy

270

50

50

80

40

50

 

11. Trung tâm phòng chống HIV

1.590

-

-

-

1.590

-

 

Phòng chống ma túy

1.590

 

 

 

1.590

 

1.2.3

Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS

12.055

3.425

3.702

3.059

844

1.025

 

1. TT phòng chống HIV/AIDS

12.055

3.425

3.702

3.059

844

1.025

 

TTGDTT thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS (0411)

3.051

880

960

795

193

223

 

A GS dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại DP lây nhiễm HIV/AIDS (0412)

4.896

1.640

1.178

1.161

475

442

 

DA Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và DP lây truyền từ mẹ sang con (0413)

4.108

905

1.564

1.103

176

360

1.2.4

Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm

4.789

1.087

1.520

1.207

459

516

 

1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

4.789

1.087

1.520

1.207

459

516

 

Nâng cao năng lực quản lý chất lượng VSATTP

1.984

466

700

476

161

181

 

Thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo VSATTP

1.483

364

400

439

130

150

 

Dự án phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm

1.322

257

420

292

168

185

II

Chi bảo vệ sức khỏe tỉnh

14.890

1.900

3.100

1.590

5.000

3.300

 

- Ban Bảo vệ sức khoản tỉnh Điện Biên

14.890

1.900

3.100

1.590

5.000

3.300

III

Bo him xã hội tỉnh

1.182.976

164.574

229.731

254.927

268.582

265.162

1

Chi mua thẻ BHYT cho TE< 6 tuổi

217.215

26.406

45.090

44.814

49.078

51.827

2

Chi mua thẻ BHYT cho Người nghèo

924.645

131.606

177.452

198.150

206.995

210.442

3

Chi mua thẻ BHYT cho người cận nghèo

4.901

 

86

706

2.030

2.079

4

Học sinh, sinh viên

9.997

1642

1537

3886

2142

790

5

Bảo hiểm thất nghiệp

26.218

4920

5566

7371

8337

24

D

Nguồn thu được để lại

1.147.583

168.720

194.491

243.522

253.876

286.974

 

Dịch vụ khám chữa bệnh

1.080.071

159.785

181.247

229.241

237.525

272.273

 

Phí, thu khác

67.512

8.935

13.244

14.281

16.351

14.701

E

Chi đầu tư phát triển

606.105

128.839

85.226

119.476

103.340

169.224

 

PHỤ LỤC 03

CÁC CHỈ TIÊU ĐƯA VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TÌNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch 1576/KH-UBND ngày 3/6/2016 của UBND tnh Điện Biên)

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Chỉ tiêu KH 2016- 2020

Chỉ tiêu KH 2016- 2020 (Toàn quốc)

1

Dân số trung bình (năm cuối kỳ)

Vạn

55,66

56,60

57,54

58,48

59,44

<60

<97 triệu

2

Tốc độ tăng dân số (năm cuối kỳ)

%

1,69

1,68

1,66

1,64

1,63

1,63

1,0

3

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh

Tuổi

68,9

70,4

71,9

73,4

75,0

75,0

73,8

4

Tỷ số giới tính khi sinh

Số bé trai/100 bé gái

109,5

109,0

109,0

109,0

109,0

109,0

<115

5

Số giường bệnh trên 10.000 dân (không bao gồm giường của TYT)

Giường

30,1

31,2

33,9

35,7

38,8

38,8

26,5

 

- Số giường bệnh công lập trên

Giường

30,1

31,2

33,9

35,7

38,8

38,8

24,5

 

- Số giường bệnh tư trên 10.000

Giường

 

 

 

 

 

2,0

2

6

Số bác sỹ trên 10.000 dân

Bác sỹ

11,1

11,0

11,0

11,0

11,0

11,0

9

7

Tỷ số tử vong mẹ (trên 100.000 trẻ

Người

62,0

61,0

57,0

54,0

<52,0

<52,0

52

8

Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi (trên 1.000 trẻ đẻ sống)

31,0

23,0

15,0

13,0

11,0

11,0

14

9

Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi (trên 1.000 trẻ đẻ sống)

43,0

32,0

24,0

18,0

16,0

16,0

20,4

10

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cân nặng theo tuổi

%

18,3

15,8

13,4

11,2

10,0

10,0

12

 

- Chiều cao theo tuổi

%

28,9

28,2

27,5

27,0

26,5

26,5

21,8

11

Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia về y

%

43,1

50,8

62,3

73,1

80

80,0

80

12

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

%

>94

>94

>94

>94

>94

>94

>90

13

Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ làm việc

%

70,0

75,0

81,0

86,0

90,0

90

90

14

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y

%

98

≥98

≥98

≥98

99,0

99,0

84,3

15

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng

%

0,8

0,7

0,6

0,5

0,3

0,3

<0,3

16

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp

%

41,5

43,4

45,5

47,6

49,7

49,7

83,3

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thành thị

%

76,6

76,9

80,2

80,5

80,8

80,8

100

 

- Nông thôn

%

31,8

33,6

34,6

36,6

38,6

38,6

75

 

PHỤ LỤC 04

CÁC CHỈ TIÊU THUỘC KẾ HOẠCH BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN, ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 1576/KH-UBND ngày 3 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Chỉ số

Chỉ tiêu năm 2020
(Điện Biên)

Chỉ tiêu năm 2020
(Toàn quốc)

A

CHỈ S ĐẦU VÀO:

 

 

1

Số dược sỹ đại học trên 10.000 dân

2,0

2,5

2

Tỷ lệ thôn bản (nông thôn) có nhân viên y tế hoạt động (%)

100,0

90

3

Tỷ lệ TYT xã, phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi (%)

>95,0

95

B

CHỈ SỐ ĐẦU RA VÀ KẾT QUẢ:

 

 

4

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ (%)

80,0

98

5

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai >=4 lần trong 3 thời kỳ (≥3 lần/3 kỳ thai nghén)

63,0

85

6

Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh

94,0

95

7

Tỷ lệ tiếp cận dịch vụ CSSKSS của các nhóm dân số đặc thù (%)

45,0

50

8

Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại (%)

25,0

25

9

Tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi 15-49 áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại (%)

73,0

71,9

10

Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh (%)

10,0

50

11

Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh (%)

20,0

80

12

Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn (%)

100,0

100

13

Tỷ lệ người bị bệnh đái tháo đường được phát hiện (%)

50,0

50

14

Tỷ lệ người phát hiện bệnh đái tháo đường được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn (%)

50,0

50

15

Tỷ lệ người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm (%)

50,0

50

16

Tỷ lệ người phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn (%)

50,0

50

17

Tỷ lệ người mắc bệnh hen phế quản được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm (%)

50,0

50

18

Tỷ lệ người bệnh hen phế quản được điều trị đạt kiểm soát hen (%)

50,0

50

19

Tỷ lệ người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm (%)

40,0

40

20

Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi 30-54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung (%)

30,0

50

21

Tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi đang sàng lọc ung thư vú

30,0

50

22

Tỷ lệ người bị tăng huyết áp được phát hiện (%)

50,0

50

23

Tỷ lệ người phát hiện bị tăng huyết áp được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn (%)

30,0

30

24

Tỷ lệ người cao tuổi được chăm sóc dự phòng toàn diện, khám sức khỏe định kỳ và được điều trị khi ốm đau tại các cơ sở y tế (%)

70,0

70

25

Tỷ lệ người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ PHCN phù hợp tại các trung tâm y tế huyện/trạm y tế xã hoặc dịch vụ chăm sóc tại nhà (%)

90,0

90

C

CHỈ SỐ TÁC ĐNG:

 

 

26

Tốc độ tăng dân số (%)

1,63

1,0

27

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS

80,0

80,0

28

Tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị (%)

90,0

80,0

29

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con (%)

2,0

2,0

30

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người 30-69 tuổi (%)

<8,0

<8,0

31

Số người bị ngộ độc thực phẩm cấp tính trên 100.000 dân

<7

7,0

32

Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét trên 1.000 dân

<1

0,15

33

Tỷ lệ tử vong do sốt rét trên 100.000 dân

0,0

0,02

34

Tỷ lệ hiện mắc lao trên 100.000 dân

<74

131

35

Tỷ lệ tử vong do lao trên 100.000 dân

<10

10

36

Tỷ lệ chết/mắc do sốt xuất huyết hàng năm (%)

0,0

0,09

37

Tỷ lệ bị tăng huyết áp ở người trưởng thành (%)

30,0

30

38

Tỷ lệ phá thai (%)

25,0

25,0

39

Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên (%)

8,1

4

 

PHỤ LỤC 05

TỔNG HỢP NGÂN SÁCH CHI CHO Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch 1576/KH-UBND ngày 3/6/2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

 Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

TNG CỘNG

NĂM 2016

NĂM 2017

NĂM 2018

NĂM 2019

NĂM 2020

 

Tng cộng

6.930.570

978.515

1.063.214

1.138.434

1.220.761

1.312.785

A

Quản lý nhà nước

52.966

9.263

9.417

10.358

11.394

12.534

B

Sự nghiệp đào tạo

47.277

8.268

8.405

9.246

10.170

11.187

C

Chi sự nghiệp Y tế

3.044.412

653.349

557.022

582.394

609.928

641.719

I

Ngành Y tế

1.653.585

385.540

276.148

300.979

329.683

361.235

I.1

Chi thường xuyên

1.590.525

375.211

264.786

288.481

315.935

346.112

1

Chi cho hoạt động khám chữa bệnh 520-521

581.299

232.998

75.049

82.554

90.809

99.890

2

Chi hoạt động y tế phòng khám đa khoa khu vực 520-522

136.047

22.969

25.266

26.529

29.182

32.100

3

Chi thực hiện tinh giảm biên chế

10.101

3.636

1.500

1.500

1.650

1.815

4

Chi hoạt động y tế dự phòng 520- 523

477.136

54.419

91.083

100.191

110.211

121.232

5

Chi hoạt động y tế khác 520-526

28.706

4.702

5.172

5.689

6.258

6.884

6

Chi hoạt động DSKHHGĐ

34.237

5.608

6.169

6.786

7.464

8.211

7

Ước Hỗ trợ y tế khác: bổ sung ngân sách nhà nước cho y tế cơ sở trạm y tế xã, hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số: tiền ăn, tiền đi lại theo QĐ 14/2012/QĐ-TTg

244.204

40.000

44.000

48.400

53.240

58.564

8

Nhu cầu tiền tăng lương tăng thêm từ 1150 ngàn đồng lên 1021 ngàn đồng

78.184

10.779

16.437

16.710

16.988

17.270

9

Sự nghiệp môi trường 280-282

611

100

110

121

133

146

1.2

Chi chương trình mục tiêu Y tế - Dân số

63.060

10.329

11.362

12.498

13.748

15.123

II

Chi bảo vệ sức khỏe tỉnh

18.100

3.000

4.000

3.500

3.600

4.000

 

Ban Bảo vệ sức khỏe tỉnh Điện Biên

18.100

3.000

4.000

3.500

3.600

4.000

III

Bảo him xã hội tỉnh

1.372.727

264.809

276.873

277.915

276.645

276.485

1

Chi mua thẻ BHYT cho TE< 6 tuổi

279.117

51.827

55.427

56.347

57.283

58.233

2

Chi mua thẻ BHYT cho Người nghèo

1.065.086

207.642

215.836

215.836

213.505

212.267

3

Chi mua thẻ BHYT cho người cận nghèo

11.689

2.079

2.297

2.366

2.437

2.510

4

Học sinh, sinh viên

16.835

3261

3.313

3.366

3.420

3.475

D

Nguồn thu được để lại

2.569.053

307.635

488.370

536.435

589.268

647.344

 

Dịch vụ khám chữa bệnh

2.487.821

292.934

472.934

520.227

572.250

629.475

 

Phí, thu khác

81.232

14.701

15.436

16.208

17.018

17.869

E

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển

1.216.862

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 06

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 1576/KH-UBND ngày 3/6/2016 của UBND tnh Điện Biên)

TT

Đơn vị

Quy mô/số cơ

Giai đoạn

Nội dung đầu tư

Tổng số vốn

Dự kiến vốn 2016-2020

Ghi chú

 

Tng cộng:

 

 

 

1.216.862

1.216.862

 

A

Tuyến tỉnh:

 

 

 

 

 

 

a

Hệ điu tr

 

 

 

 

 

 

-

Các dự án tiếp chi:

 

 

 

 

 

 

 

Bệnh viện y học cổ truyền giai đoạn II

100

2016-2020

Cải tạo, nâng cấp

7.256

7.256

NSĐP

 

Nâng cấp, cải tạo Khu điều trị phong K10 Nậm Din huyện Tuần Giáo

30

2015-2016

Cải tạo, nâng cấp

3.580

3.580

NSĐP

-

Các dự án mới:

 

 

 

-

 

 

 

Cải tạo, nâng cấp BVĐK tỉnh giai đoạn II

500

2016-2020

Cải tạo, nâng cấp

200.000

200.000

NSTW

b

Hệ dự phòng và các đơn vị sự nghiệp:

 

 

 

 

 

 

-

Các dự án tiếp chi:

 

 

 

 

 

 

 

Cải tạo, nâng cấp Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Điện Biên

 

2015-2016

Cải tạo, nâng cấp

4.681

4.681

NSĐP (3,6 tỉ), TW (1,081 tỉ)

-

Các dự án mới:

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm Pháp Y

 

2016-2020

Đầu tư xây mới

45.000

45.000

NSTW

 

Đầu tư xây mới Chi cục ATTP, TT Nội tiết, TT Giám định y khoa

 

2016-2020

Đầu tư xây mới

75.000

75.000

NSTW

 

Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp CSVC, TTB các trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh (Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Y tế dự phòng, sốt rét,

 

2016-2020

Cải tạo, nâng cấp

63.500

63.500

NSTW

c

Trường Cao đẳng Y tế:

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới Khoa Tiền lâm sàng và sửa chữa, nâng cấp một số khoa, phòng và các hạng mục phụ trợ Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên

 

2016-2020

Cải tạo, nâng cấp

15.000

15.000

NSĐP

d

Chi cc Dân số - KHHGĐ:

 

 

 

 

 

 

 

Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trụ sở Chi cục Dân số - KHHGĐ

 

2016-2020

Cải tạo, nâng cấp

3.000

3.000

NSĐP

B

Tuyến huyện:

 

 

 

-

 

 

a

Các bệnh viện huyện thuộc TTYT:

 

 

 

-

 

 

-

Các dự án tiếp chi:

 

 

 

-

 

 

 

BVĐK huyện Điện Biên

80

2009-2013

Xây mới

16.578

16.578

NSĐP

 

BVĐK huyện Mường Ảng

50

2013-2015

Xây mới

65.000

65.000

NSĐP, tài trợ

 

BVĐK huyện Mường Chà

50

2009-2013

Cải tạo, nâng cấp

15.200

15.200

NSĐP

 

BVĐK thành phố ĐBPhủ

50

2009-2013

Xây mới

12.679

12.679

NSĐP

-

Các dự án mới:

 

 

 

-

 

 

 

Cải tạo, nâng cấp PKĐKKV Nà Hỳ thành cơ sở tạm TTYT và BVĐK huyện Nậm Pồ

50

2016-2018

Cải tạo, nâng cấp

12.922

12.922

NSĐP

 

BVĐK huyện Nậm Pồ

50

2016-2020

Xây mới

100.000

100.000

NSTW

b

Các phòng khám đa khoa khu vực:

 

 

 

-

 

 

-

Các dự án đã hoàn thành, nhưng còn thiếu

 

 

 

-

 

 

1

PKĐK khu vực Búng Lao, M.Ảng

10

2008-2010

Đầu tư xây mới

417

417

NSĐP

2

PKĐK khu vực Si Pa Phìn, M. Chà

10

2008-2010

Đầu tư xây mới

114

114

NSĐP

3

PKĐK khu vực Sáng Nhè, T.Chùa

10

2008-2010

Đầu tư xây mới

183

183

NSĐP

-

Các dự án đầu tư xây mới:

 

 

 

-

 

 

1

PKĐKKV Mường Nhà, huyện Điện Biên

15

2016-2020

Đầu tư xây mới

13.400

13.400

NSĐP

2

Thành lập mới PKĐKKV Leng Su Sìn - Mường Nhé

10

2016-2020

Đầu tư xây mới

14.000

14.000

NSĐP

3

PKĐKKV Ba Chà huyện Nậm Pồ

30

2016-2020

Đầu tư xây mới

14.300

14.300

NSĐP

4

PKĐKKV Huổi Lèng, huyện Mường Chà

10

2016-2020

Đầu tư xây mới

15.000

15.000

Các nguồn vốn hợp pháp khác

5

PKĐKKV Pa Ham, huyện Mường Chà

12

2016-2020

Đầu tư xây mới

15.000

15.000

Các nguồn vốn hợp pháp khác

6

PKĐKKV Nà Tấu, huyện Điện Biên

10

2016-2020

Đầu tư xây mới

15.000

15.000

Các nguồn vốn hợp pháp khác

7

PKĐKKV Huổi Loóng, huyện Tuần Giáo

15

2016-2020

Đầu tư xây mới

15.000

15.000

Các nguồn vốn hợp pháp khác

8

PKĐK Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa

10

2016-2020

Đầu tư xây mới

15.000

15.000

Các nguồn vốn hợp pháp khác

-

Cải tạo, nâng cấp sửa chữa:

 

 

 

-

 

 

1

PKĐKKV Mường Luân, huyện Điện Biên

10

2016-2020

Cải tạo, nâng cấp

8.750

8.750

NSĐP

2

PKĐKKV Phình Sáng, huyện Tuần Giáo

12

2016-2020

Cải tạo, nâng cấp

8.750

8.750

NSĐP

3

PKĐKKV Nà Sáy, huyện Tuần Giáo

12

2016-2020

Cải tạo, nâng cấp

8.750

8.750

NSĐP

c

Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa TT Dân số - KHHGĐ các huyện:

 

 

 

-

 

 

*

Đầu tư xây mới:

 

 

 

 

 

 

 

TT Dân số - KHHGĐ huyện Mường Ảng

1

2016-2020

Đầu tư xây mới

5.000

5.000

NSĐP

 

TT Dân số - KHHGĐ huyện Nậm Pồ

1

2016-2020

Đầu tư xây mới

5.000

5.000

NSĐP

*

Nâng cấp, sửa chữa:

 

 

 

 

 

 

 

4 Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện (Mường Nhé, Tuần Giáo, Điện Biên, Thành phố) - Dự kiến 600 triệu đồng/1 TT

4

2016-2020

Cải tạo, nâng cấp

2.400

2.400

NSĐP

C

Tuyến xã

 

 

 

-

 

 

 

Trạm y tế xây mới (dự kiến 5 tỷ đồng/trạm)

58

2016-2020

58 trạm x 5.000 triệu đồng/trạm

290.000

290.000

NSTW, NSĐP, nguồn hợp pháp khác

 

Trạm y tế cải tạo, nâng cấp (dự kiến 980 triệu đồng/trạm)

35

2016-2020

35 trạm x 980 triệu đồng/trạm

34.300

34.300

NSĐP, nguồn hợp pháp khác

D

Đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế

 

 

 

 

 

 

-

Các dự án đã hoàn thành, nhưng còn thiếu

 

 

 

 

 

 

 

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh

 

2011-2014

Cải tạo, nâng cấp

1.479

1.479

NSĐP

 

Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải Bệnh viện đa khoa tỉnh

 

2012-2013

Cải tạo, nâng cấp

12.823

12.823

NSĐP

 

Đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn (theo TT58/2015)

 

2016-2020

170 hệ thống

82.800

82.800

NSTW, NSĐP, hợp pháp khác

 

PHỤ LỤC 07

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÁC TRẠM Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 216 - ĐẾN NĂM 2020, TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Kế hoạch số: 1576/KH-UBND ngày 3/6/2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Tên xã/huyện

Thực trạng các trạm y tế đến T4/2016

NHU CU ĐU 2016-2020

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Tổng cộng

Lng ghép PKĐ KKV

Chưa có nhà trạm

Nhà tạm

Xung Cấp nghiêm trọng/k

Xây mi

Sửa chữa

Xây mi

Sửa chữa

Xây mi

Sửa chữa

Xây mi

Sửa chữa

Xây mi

Sửa chữa

Xây mi

Sửa chữa

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

SL

KP

 

TNG CỘNG:

58

6

10

-

42

58

290.000

35

34.300

13

65.000

4

3.920

17

85.000

8

7.840

16

80.000

4

3.920

8

40.000

9

8.820

4

20.000

10

9.800

1

Huyn Mường Chà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hừa Ngài

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

2

Mường Tùng

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Thị Trấn Mường Chà

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

4

Xá Tổng

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

5

Mường Mơn

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

6

Huổi Lèng

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Pa Ham

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Na Sang

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Ma Thì Hồ

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Sa Lông

-

 

 

 

 

 

 

l

980

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Huổi Mí

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xã Nậm Nèn

1

1

 

 

 

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyn Mường Nhé

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Huổi Lếch

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chung Chải

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Mường Nhé

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Mường Toong

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sín Thầu

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Quảng Lâm

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Nậm Kè

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Trạm Y tế Nậm Vì

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Trạm Y tế Pá Mỳ

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Trạm Y tế Sen Thượng

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

11

Leng Su Sìn

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Huyện Nậm Pồ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Pa Tần

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chà Cang

1

1

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Nà Khoa

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Nà Bủng

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Nà Hỳ

1

1

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Trạm Y tế Na Cô Sa

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xã Nậm Tin

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Nậm Nhừ

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Nậm Chua

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Xã Vàng Đán

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Chà Tở

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Nậm Khăn

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Chà Nưa

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Si Pa Phìn

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

15

Phìn Hồ

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

4

Huyn Đin Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Noong Luông

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thanh Xương

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

3

Mường Phăng

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Mường Pồn

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Núa Ngam

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Thanh Yên

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

7

Thanh Luông

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

8

Thanh Chăn

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Noong Hẹt

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

10

Thanh An

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Thanh Nưa

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

12

Pa Thơm

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

13

Sam Mứn

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Na Ư

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

15

Mường Lói

1

 

1

 

 

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Mường Nhà

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Nà Nhạn

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Nà Tấu

1

1

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Thanh Hưng

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

20

Xã Hua Thanh

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Xã Pom Lót

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Xã Hẹ Muông

1

 

1

 

 

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Xã Na Tông

1

 

1

 

 

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

Xã Phu Luông

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Xã Pá khoang

1

 

1

 

 

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Huyn Tuần Giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quài Cang

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

TT Tuần Giáo

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chiềng Sinh

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

4

Mùn Chung

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Mường Mùn

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

6

Mường Thín

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Nà Sáy

1

 

 

 

1

1

5 000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Phình Sáng

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Pú Nhung

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Quài Nưa

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

11

Quài Tở

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

12

Ta Ma

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

13

Tênh Phông

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Tỏa Tình

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Xã Nà Tòng

1

 

1

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Xã Pú Xi

1

 

1

 

 

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Xã Rạng Đông

1

 

1

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Xã Chiềng Đông

1

 

1

 

 

1

5 000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Mường Khong

1

 

1

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Huyn Đin Biên Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Na Son

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xa Dung

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

3

Luân Giới

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5 000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phình Giàng

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phì Nhừ

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chiềng Sơ

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Pú Nhi

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

8

Háng Lìa

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Keo lôm

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Mường Luân

1

1

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Pú Hồng

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

12

Noong U

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

13

Tia Dinh

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Thị Trấn

1

 

1

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Thị xã Mường Lay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phường Na Lay

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phường Sông Đà

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xã Lay Nưa

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Huyện Tủa Chùa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

TT Tủa Chùa

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

2

Xã Huổi Só

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Lao Xả Phình

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Mường Báng

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

5

Mường Đun

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Tả Phình

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Tả Sìn Thàng

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Tủa Thàng

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

9

Trung Thu

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

10

Sín Chải

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Sính Phình

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xá Nhè

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

9

Huyn Mường Ảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ngối Cáy

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xuân Lao

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Nậm lịch

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

TT Mường Ảng

1

 

 

 

1

1

5000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Ẳng Cang

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Ẳng Nưa

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

7

Ẳng Tở

-

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

980

 

 

 

 

8

Búng Lao

1

1

 

 

 

1

5.000

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Mường Đăng

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Mường Lạn

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thành phố ĐBP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phường Him Lam

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phường Mường Thanh

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Phường Nam Thanh

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phường Noong Bua

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phường Tân Thanh

1

 

 

 

1

1

5.000

 

 

 

 

 

 

1

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Phường Thanh Bình

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

P. Thanh Trường

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Xã Thanh Minh

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Xã Tà Lèng

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 08

KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU KINH PHÍ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
Kèm theo Kế hoạch số: 1576/KH-UBND ngày 3/6/2016 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Số cơ sở y tế

Thực hiện đến hết 2015 (rà soát theo Thông tư 58/2015-BYT-BTNMT)

Mục tiêu đến 2020

Nhu cu đầu tư hệ thống chất thi 2016-2020

Ghi chú

Cơ s có hệ thống xử lý cht thải chưa đảm bảo qđ

Riêng đi với PKĐKKV + Trạm y tế

Tổng s cơ sở cn đầu tư

Trong đó:

Tổng số kinh phí

Tổng s

Mi có HT rn

Mi có HT lỏng

Chưa có HT rắn

Chưa có HT lỏng

Cơ sở đã có hệ thống x

Cơ sở có hệ thống xử lý chất thải chưa đm bảo

Đầu HT chất thải rắn

Đầu tư HT cht thải lỏng

Tổng số

lò đốt xử lý chất thải rắn

Có hố bê tông đ chôn lấp chất thải

Có hệ thống bê ng để xử lý chất thi lỏng

Tổng số

Ca có lò đốt xử lý chất thải rn

Chưa có hố bê tông để chôn lấp chất thải

Chưa có hệ thống bê ng đ xử lý chất thải lỏng

Có lò đốt xử lý chất thi rn

Có hố/b bê tông để chôn lấp chất

Có hệ thống bể lắng để xử lý chất thải lỏng

 

TNG SỐ CÁC CƠ SỞ Y T (phi có HT xử lý chất thi) = A+B+C+D+E+F

16

-

2

 

11

-

-

-

-

147

147

139

119

-

8

28

 

166

9

161

82.800

 

A

Các bnh vin tuyến tỉnh

2

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

2

1

5.200

 

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2016: đang đầu tư HT xử lý chất thải rắn - Cụm TP,HĐB

2

BVĐK.KV Tx Mường lay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

2.200

Đầu tư HT xử lý chất thải rắn thân thiện với MT

3

Bệnh viện Y học cổ truyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Bệnh viện Lao và bệnh phổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Bệnh viện Tâm thần

1

Đang là nhà tạm, xử lý nhờ BV Lao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

- Khu điều trị Phong

1

 

 

0

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

3.000

 

B

Các bnh vin tuyến huyện

5

0

2

5

3

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

7

7

3

29.600

 

1

Huyện ĐBĐông

1

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

2.200

Đầu tư tại BV huyện để xử lý chất thải rắn cho BV,PK,TYT/H.ĐBĐông

2

Huyện Mường Chà

1

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

6.000

Đầu tư tại BV huyện để xử lý chất thải rắn cho BV,PK,TYT/H.Mường Chà

3

Huyện Tủa Chùa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

2.200

Đầu tư tại BV huyện để xử lý chất thải rắn cho BV,PK,TYT/H.Tủa Chùa

4

Huyện Điện Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chất thải rắn theo cụm BV tỉnh

5

Huyện Tuần Giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

5.000

Đầu tư tại BV huyện để xử lý chất thải răn cho BV,PK,TYT/H.Tuần Giáo

6

Huyện Mường Ảng

1

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

6.000

Đầu tư tại BV huyện để xử lý chất thải rắn cho BV,PK,TYT/H.Mường Ảng

7

Huyện Mường Nhé

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

2.200

Đầu tư tại BV huyện để xử lý chất thải rắn cho BV,PK,TYT/H.Mường Nhé

8

Thành phố

1

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đang đầu tư 2 hệ thống 2016

9

Huyện Nậm Pồ

1

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

6.000

Đầu tư tại BV huyện để xử lý chất thải rắn cho BV,PK,TYT/H.Nậm Pồ

C

PKĐKKV:

0

0

0

0

0

0

0

0

0

17

12

12

9

0

5

8

 

18

0

18

9.000

Không đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn - Vì theo cụm của huyện

1

Huyện Điện Biên Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PKĐKKV Suối Lư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

500

 

 

PKĐKKV Mường luân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

500

 

2

Huyn Mường Chà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PKĐKKV Pa Ham

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

500

 

 

PKĐKXV Huổi Lèng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

500

 

3

Huyện Ta Chùa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PKĐKKV Sáng Nhè

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

1

1

 

1

 

1

500

 

 

PKĐKKV Tả Sìn Thàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

500

 

4

Huyn Đin Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PKĐKKV Nà Tấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

500

 

 

PKĐKXV Mường Nhà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

500

 

 

PKĐKKV Pú Tỉu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

500

 

5

Huyện Tun Giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PKĐKKV Huổi Loóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

500

 

 

PKĐKKV Rạng đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

500

 

 

PKĐKKV Nà Sáy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

500

 

6

Huyện Mường ng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PKĐKKV Búng Lao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

 

1

 

 

1

 

1

500

 

7

Huyện Mường Nhé

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PKĐKKV Mường Toong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

1

1

 

1

 

1

500

 

 

Thành lập PKĐKKV Leng Su Sìn - 2016 (đưa vào SD năm 2017)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

1

 

1

500

 

8

Thành ph

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PKĐKKV Thanh Trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

 

1

 

 

1

 

1

500

 

9

Huyện Nm Pồ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PKĐK Quân dân Y KV Ba Chà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

1

1

 

1

 

1

500

 

 

PKĐKKV Si Pa Phìn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

500

 

D

Tuyến xã:

0

0

0

0

0

0

0

0

0

130

130

127

110

0

3

20

 

130

0

130

26.000

Không đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn - Vì theo cụm của huyện

1

Huyện Mường Chà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hùa Ngài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Mường Tùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Thị Trấn Mường Chà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

4

Xá Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

5

Mường Mơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

6

Huổi Lèng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Pa Ham

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Na Sang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

9

Ma Thì Hồ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

10

Sa Lông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

 

1

 

 

1

 

1

200

 

11

Huổi Mí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

12

Xã Nậm Nèn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

2

Huyện Mường Nhé

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xã Huổi Lếch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

2

Chung Chải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Mường Nhé

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

4

Mường Toong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

5

Sín Thầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

6

Quảng Lâm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Nậm Kè

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Trạm Y tế Nặm Vì

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

9

Trạm Y tế Pá Mỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

10

Trạm Y tế Sen Thượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

1

 

1

 

1

200

 

11

Leng Su sìn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Huyện Nậm Pồ
Thành lp 2013

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Pa Tần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

2

Chà Cang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Nà Khoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

4

Nà Bủng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

5

Nà Hỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

6

Trạm Y tế Na Cô Sa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

7

Xã Nậm Tin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Xã Nậm Nhừ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

9

Xã Nậm Chua

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

10

Xã Vàng Đán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

11

Chà Tờ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

12

Nậm Khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

13

Chà Nưa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

14

Si Pa Phìn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

15

Phìn Hồ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

4

Huyện Đin Biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Noong Luông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

2

Thanh Xuong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Mường Phăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

4

Mường Pồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

5

Núa Ngam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

6

Thanh Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Thanh Luông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Thanh Chăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

9

Noong Hẹt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

10

Thanh An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

11

Thanh Nưa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

12

Pa Thơm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

13

Sam Mứn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

14

Na Ư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

15

Mường Lói

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

16

Mường Nhà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

17

Nà nhạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

18

Nà Tấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

19

Thanh Hưng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

20

Xã Hua Thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

21

Xã Pom Lót

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

22

Xã Hẹ Muông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

23

Xã Na Tông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

24

Xã Phu Luông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

25

Xã Pá khoang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

5

Huyện Tuần Giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quài Cang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

2

TT Tuần Giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Chiềng Sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

4

Mùn Chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

5

Mường Mùn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

6

Mường Thín

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Nà Sáy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Phình Sáng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

9

Pú Nhung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

10

Quài Nưa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

11

Quài Tở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

12

Ta Ma

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

13

Tênh Phông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

14

Tủa Tình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

15

Xã Nà Tòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

16

Xã Pú Xi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

17

Xã Rạng Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

18

Xã Chiềng Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

19

Mường Khong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

6

Huyện Điện Biên Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Na Son

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

2

Xa Dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Luân Giói

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

4

Phình Giàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

5

Phì Nhừ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

6

Chiêng Sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Pú Nhi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Háng Lìa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

9

Keo lôm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

10

Mường Luân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

11

Pú Hồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

12

Noong U

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

13

Tìa Dinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

14

Thị Trấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Thị xã Mường Lay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phường Na Lay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

2

Phường Sông Đà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

3

Xã Lay Nưa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Huyện Ta Chùa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

TT Tủa Chùa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

2

Xa Huổi Só

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Lao Xả Phình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

4

Mường Báng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

5

Mường Đun

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

6

Tả Phình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Tả Sìn Thàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Tủa Thàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

9

Trung Thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

10

Sín Chải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

11

Sính Phình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

12

Xá Nhè

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

9

Huyện Mường ng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ngối Cáy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

2

Xuân Lao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Nậm lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

4

TT Mường Áng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

5

Ẳng Cang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

 

1

 

 

1

 

1

200

 

6

Ẳng Nưa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Ẳng Tở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Búng Lao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

 

1

 

 

1

 

1

200

 

9

Mường Đăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

10

Mường Lạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

10

Thành phố ĐBP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phường Him Lam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

2

Phường Mường Thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

3

Phường Nam Thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

4

Phường Noong Bua

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

 

1

 

1

200

 

5

Phường Tân Thanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

6

Phường Thanh Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

7

Phường Thanh Trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

8

Xã Thanh Minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

9

Xã Tà Lèng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

1

 

 

 

 

1

 

1

200

 

E

8 Trung tâm chuyên khoa tuyến tnh:

8

-

-

-

8

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

8

-

8

11.000

 

1

Trung tâm Y tế dự phòng

1

 

 

Xử lý chất thải rắn + BVĐK tỉnh, BVYHCT

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

2.000

 

2

Trung tâm P/c sốt rét

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

1.000

 

3

Trung tâm Kiệm nghiệm

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

1.000

 

4

Trung tâm Giám định Y khoa

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

1.000

 

5

Trung tâm P/c HIV/AIDS

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

2.000

 

6

Trung tâm P/c Bệnh xã hội

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

2.000

 

7

Trung tâm Nội tiết

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

1.000

 

8

Trung tâm CSSKSS

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

1.000

 

F

Trường Cao đng y tế

1

 

 

Xử lý chất thải + BVĐK tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

2.000