- 1Nghị quyết số 48-NQ/TW về việc chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 2Luật Đặc xá 2007
- 3Luật thi hành án dân sự 2008
- 4Luật thi hành án hình sự 2010
- 5Luật giám định tư pháp 2012
- 6Hiến pháp 2013
- 7Kết luận 92-KL/TW năm 2014 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 8Luật Công chứng 2014
- 9Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 11Bộ luật dân sự 2015
- 12Bộ luật hình sự 2015
- 13Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 14Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 15Luật tố tụng hành chính 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/KH-UBND | Phú Yên, ngày 20 tháng 7 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM CÔNG TÁC CẢI CÁCH TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2018 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
Thực hiện Chương trình số 1087-CTr/BCSĐCP ngày 22/9/2016 của Ban cán sự Đảng Chính phủ về trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016-2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2018-2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xác định rõ định hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong việc tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp thể hiện tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị.
- Phân công và tổ chức thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ về cải cách tư pháp.
2. Yêu cầu
- Các nhiệm vụ cải cách phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh, các cấp ủy Đảng; bám sát nội dung của Nghị quyết số 49-NQ/TW, đồng bộ với việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
II. NỘI DUNG
1. Về tổ chức thi hành pháp luật
a) Tiếp tục tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; tổ chức thi hành có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, nhất là các đạo luật liên quan trực tiếp đến cải cách tư pháp như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, bảo đảm đồng bộ với việc triển khai các luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
b) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, bảo đảm chất lượng công tác xây dựng, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
2. Về hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp
Tiếp tục kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo các Đề án về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cho ý kiến; triển khai thực hiện hiệu quả đề án và chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Cơ quan tư pháp chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện.
3. Về công tác thi hành án
a) Thực hiện có hiệu quả Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá; có giải pháp triển khai hiệu quả các Đề án đầu tư, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Tiếp tục thi hành tốt Luật Thi hành án dân sự, Luật Tố tụng hành chính; nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, khắc phục án tồn đọng, tập trung giải quyết triệt để các vụ việc kéo dài, gây bức xúc trong dư luận; đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu được giao; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong chỉ đạo thi hành án dân sự.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
4. Về bổ trợ tư pháp
a) Nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh (được phê duyệt tại Quyết định số 2106/QĐ-UBND ngày 15/12/2011), phấn đấu đến năm 2020 phát triển đội ngũ luật sư đảm bảo số lượng, có phẩm chất đạo đức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn và kiến thức chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước, phát huy vai trò tự quản của Đoàn luật sư; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức luật sư.
b) Tiếp tục thực hiện Đề án “Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 -2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng kết thực tiễn thi hành; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác trợ giúp pháp lý; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của Nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đối tượng cần được trợ giúp, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng xã hội.
c) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Giám định tư pháp năm 2012, Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250); đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng mà trọng tâm là bảo đảm việc phán quyết của Tòa án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, đồng thời đẩy mạnh việc xã hội hóa theo mức độ, phạm vi và lộ trình phù hợp.
d) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng năm 2014, đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động công chứng, phát huy vai trò tự quản của các tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước để bảo đảm các tổ chức hành nghề công chứng hoạt động đúng pháp luật, bình đẳng, hiệu quả, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
5. Về xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ
Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp gắn với tiêu chuẩn, chức danh bảo đảm đáp ứng trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất chính trị; bố trí đủ số lượng cho các cơ quan tư pháp, trước hết là cơ quan tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã. Có cơ chế thu hút, thi tuyển, bổ nhiệm để tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, đủ tài vào làm việc tại các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội Vụ.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp, hoạt động tư pháp; các quy định, chính sách mới trong các đạo luật, bộ luật được Quốc hội thông qua. Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận trong nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp; gắn nhiệm vụ cải cách tư pháp với việc tổ chức thi hành pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện và định kỳ hàng quý, 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp).
b) Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm để triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021
- 3Kế hoạch 3248/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 19/KH-UBND về thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Quyết định 01/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp tỉnh Bình Định năm 2019
- 6Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện Chương trình công tác trọng tâm về cải cách tư pháp năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Quyết định 4881/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp tỉnh Bình Định năm 2020
- 8Quyết định 270/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2020 của tỉnh Hưng Yên
- 9Kế hoạch 940/KH-UBND về thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 1Nghị quyết số 48-NQ/TW về việc chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 2Luật Đặc xá 2007
- 3Luật thi hành án dân sự 2008
- 4Luật thi hành án hình sự 2010
- 5Luật giám định tư pháp 2012
- 6Hiến pháp 2013
- 7Kết luận 92-KL/TW năm 2014 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 8Luật Công chứng 2014
- 9Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 11Bộ luật dân sự 2015
- 12Bộ luật hình sự 2015
- 13Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 14Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 15Luật tố tụng hành chính 2015
- 16Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 17Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021
- 18Kế hoạch 3248/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 19Kế hoạch 19/KH-UBND về thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 20Quyết định 01/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp tỉnh Bình Định năm 2019
- 21Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện Chương trình công tác trọng tâm về cải cách tư pháp năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 22Quyết định 4881/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp tỉnh Bình Định năm 2020
- 23Quyết định 270/QĐ-UBND về Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2020 của tỉnh Hưng Yên
- 24Kế hoạch 940/KH-UBND về thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 153/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Hoàng Văn Trà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định