Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 149/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 09 năm 2016 |
ỨNG PHÓ SỰ CỐ ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/2/2015 của Thủ tướng chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; Quyết định 2711/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành kế hoạch ứng phó sự cố động đất, sóng thần trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 với các nội dung như sau:
Động đất rất khó dự báo trước, từ lúc xuất hiện các dấu hiệu xảy ra động đất đến khi xảy ra động đất chỉ trong thời gian rất ngắn nên rất khó cho các nhà khoa học để dự báo chính xác thời điểm và vị trí xảy ra động đất. Khả năng dự báo chỉ dựa vào tài liệu thống kê tần suất xảy ra động đất trong lịch sử.
Đối với sóng thần gây ra do động đất ở xa, thời gian lan truyền của sóng thần từ khu vực xảy ra động đất tới vùng bờ là thời gian tối đa để vận hành hệ thống cảnh báo và di tản người dân đến nơi an toàn.
Vì vậy, kế hoạch này tập trung xây dựng các tình huống cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ chung đối với các Sở ngành, đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện; tổ chức thông tin liên lạc; diễn tập các tình huống; tổ chức sơ tán di dời dân, đảm bảo hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, sóng thần nhằm chủ động ứng phó kịp thời trong mọi tình huống.
1. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả khi có động đất hoặc sóng thần xảy ra.
2. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch hành động riêng theo nhiệm vụ được phân công;
3. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
4. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân chủ động ứng phó có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có động đất, sóng thần xảy ra.
1. Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Năm tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ; tự quản tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
3. Tích cực, chủ động phòng ngừa, thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.
4. Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra thì người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.
5. Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
6. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các cấp trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.
7. Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh thành lân cận, các ngành, các tổ chức theo từng tình huống xảy ra.
GIAI ĐOẠN PHÒNG NGỪA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN
1. Hình thức tuyên truyền
a) Cơ quan, đơn vị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 15/6/2016; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 27/6/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Công văn số 197/UBND-NN ngày 10/01/2016 của UBND tỉnh nghiên cứu lắp đặt thiết bị quan trắc động đất tại các công trình đầu mối thủy điện, thủy lợi quan trọng trên địa bàn tỉnh.
Triển khai thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-BNN-TCTL ngày 11/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy hoạch chi tiết hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần.
Phối hợp với Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) triển khai đề tài nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, vận hành an toàn công trình thủy điện, thủy lợi và bảo tồn di tích.
b) Tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng kiến thức về động đất, sóng thần, kỹ năng tổ chức ứng phó, triển khai các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó thiên tai động đất, sóng thần.
c) Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo đài phát thanh, đài truyền hình, trang thông tin điện tử (internet).
d) Tuyên truyền nơi công cộng bằng các bảng hướng dẫn, tờ bướm.
2. Cơ quan chỉ đạo chính:
- Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện): UBND huyện, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện.
- Các xã, phường, thị trấn (cấp xã): UBND xã, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã.
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban, ngành huyện, thị xã, thành phố, xã phường thị trấn xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần gây ra.
3. Bố trí các lực lượng tuyên truyền:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền cho mọi người dân kiến thức cần thiết để tự thực hiện, tránh tâm lý hoảng loạn khi có động đất, sóng thần xảy ra.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) lắp đặt các bảng hướng dẫn những việc cần làm khi xảy ra động đất sóng thần để mọi người (kể cả khách du lịch, người tạm trú ngắn ngày) thường xuyên tiếp cận và thực hiện.
- Đôn đốc và hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng, thực hiện kế hoạch chi tiết về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần gây ra.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo các mạng điện thoại di động thiết lập tổng đài riêng để phát tin nhắn vào khách hàng khi có tin động đất hoặc động đất có cảnh báo sóng thần
- Công bố mẫu tin và số tổng đài nhằm ngăn ngừa với những tin giả mạo.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo:
Đưa kiến thức động đất, sóng thần và hướng dẫn xử lý tình huống khi có động đất, sóng thần xảy ra vào chương trình ngoại khóa cho học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông.
d) Sở Y tế:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo phổ biến kiến thức về phương pháp tự sơ cứu khi bị nạn.
e) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Văn hóa Thông tin thực hiện công tác tuyên truyền.
- Bố trí cán bộ sẵn sàng tham gia tuyên truyền.
f) Đài khí tượng thủy văn tỉnh:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về động đất, sóng thần.
g) Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, đề xuất hướng xử lý, giải quyết các công trình xuống cấp, không an toàn khi xảy ra động đất, sóng thần.
1. Nội dung diễn tập:
a) Huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị.
b) Diễn tập ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo các tình huống.
c) Diễn tập các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, không để kẻ địch, bọn tội phạm, phần tử xấu lợi dụng tình hình để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân khi xảy ra động đất, sóng thần.
2. Cơ quan chỉ đạo: Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chịu trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó.
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ trì, tổ chức huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị.
b) Chỉ đạo việc tổ chức diễn tập theo khu vực nội dung tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đến các huyện ven biển nhằm xử lý nhuần nhuyễn các tình huống giả định tùy theo tính chất, quy mô.
c) Chỉ đạo về sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong công tác diễn tập.
3. Bố trí lực lượng diễn tập:
a) UBND cấp huyện; UBND cấp xã:
Chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát PC&CC tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức diễn tập sơ tán dân, bố trí địa điểm sẵn sàng đối với những dư chấn động đất ứng với cấp động đất từ cấp VII trở lên.
Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Trà xây dựng kế hoạch di dời dân tại những khu vực xung yếu trên địa bàn xã ven biển đến nơi an toàn nhằm sẵn sàng thực hiện khi có lệnh yêu cầu di dời và chủ trì diễn tập sơ tán dân theo kế hoạch đối với trường hợp giả định có cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm.
b) Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Bố trí lực lượng nòng cốt tham gia diễn tập sơ tán dân đối với những dư chấn động đất ứng với cấp động đất từ cấp VII trở lên.
- Chủ trì huấn luyện cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị hiện có.
- Phối hợp với Ủy ban nhân huyện, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Tỉnh đoàn và Hội chữ thập đỏ tỉnh diễn tập, sơ tán dân trong khu vực ven biển vào đất liền trong trường hợp giả định có cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm, diễn tập sơ cấp cứu những người bị thương, tìm kiếm, phòng dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Bố trí lực lượng nòng cốt tham gia diễn tập sơ tán dân khu vực ven biển trong các tình huống có cảnh báo sóng thần nguy hiểm (cao độ cột sóng vào đất liền trên 2m).
- Xây dựng quy chế về bắn pháo hiệu đối với những tàu bè sắp cập bến quay trở ra vùng nước sâu xa bờ khi có tin cảnh báo sóng thần nguy hiểm.
- Chủ trì diễn tập bắn pháo hiệu theo quy chế.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành thực hiện đúng quy định về trang thiết bị thông tin liên lạc, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện tàu, thuyền.
d) Công an tỉnh:
- Tổ chức diễn tập, đảm bảo giao thông, an ninh trật tự nhằm ứng phó có hiệu quả đối với từng tình huống được giả định.
- Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
e) Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh:
- Tổ chức xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ; phối hợp với nhiều lực lượng của Cảnh sát PC&CC tỉnh thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp động đất, sóng thần.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ khác theo chức năng nhiệm vụ của Cảnh sát PC&CC.
- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
f) Hội Chữ thập đỏ tỉnh:
Tham gia diễn tập với các ban ngành có liên quan về cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu, đặc biệt diễn tập có quy mô lớn.
g) Tỉnh đoàn:
- Cử cán bộ tham gia lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
- Tham gia cùng với các Sở, ngành có chức năng diễn tập tìm kiếm cứu nạn.
h) Sở Y tế:
Bố trí lực lượng huy động từ các đơn vị y tế, đồng thời xây dựng và thực hiện kế hoạch diễn tập sơ cấp cứu, phòng chống dịch bệnh khi có sự cố động đất, sóng thần xảy ra.
i) Sở Giao thông vận tải:
Bố trí lực lượng, phương tiện tham gia diễn tập sơ tán dân khu vực ven biển trong trường hợp giả định có cảnh báo sóng thần nguy hiểm (cao độ cột sóng vào đất liền trên 2m).
GIAI ĐOẠN ỨNG PHÓ VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
a) Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tổ chức trực ban 24/24 giờ nhận và truyền tin khi nhận được thông tin động đất hoặc động đất có kèm sóng thần từ Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Truyền tin bằng điện thoại và bản thông báo qua hệ thống điện tử (fax) với các chế độ báo tin theo quy định tại “Quyết định 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần” cho các cơ quan, đơn vị sau:
- Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, VTV 8.
- Bộ CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Ngoại vụ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh Đoàn.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện
b) Phản hồi việc nhận được tin về Viện Vật lý địa cầu là tin chính xác.
(Đính kèm Phụ lục 2 - Mẫu tin động đất và Mẫu tin cảnh báo sóng thần)
2. Các cơ quan truyền thông:
Đài phát thanh Truyền hình tỉnh, VTV 8, khi nhận được tin, phản hồi và xác nhận tin chính xác từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, ngưng các chương trình đang phát thanh, truyền hình, thông báo tin động đất hoặc tin cảnh báo sóng thần và tin cuối cùng về động đất khi động đất không còn khả năng xảy ra dư chấn hoặc tin cuối cùng về sóng thần khi sóng thần không còn khả năng ảnh hưởng đến bờ biển.
3. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin động đất, cảnh báo sóng thần nhằm tham mưu xử lý sự cố do động đất, sóng thần gây ra.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Yêu cầu các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan hữu quan trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất hoặc động đất có kèm sóng thần gây ra.
b) Yêu cầu các doanh nghiệp thông tin di động chuyển thông tin về động đất, khả năng xảy ra dư chấn, tin cảnh báo sóng thần đến khách hàng khi có tin động đất, hoặc động đất có cảnh báo sóng thần dưới hình thức tin nhắn theo mẫu tin và số tổng đài đã được công bố.
c) Đảm bảo an toàn thông tin khi xảy ra động đất, động đất kèm sóng thần.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã:
- Chủ tịch UBND huyện, UBND xã chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện việc báo tin đến người dân ở địa phương.
- Đối với trường hợp động đất ảnh hưởng đến địa phương nào thì Ủy ban nhân dân địa phương đó có trách nhiệm báo tin cho người dân trong khu vực theo cơ chế huyện, thị xã, thành phố đến xã, phường, thị trấn theo đường dây nóng, đến người dân bằng cách phát loa và thông báo theo cụm, tổ dân phố.
6. Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, thị xã Hương Trà và các xã, thị trấn thuộc huyện:
Khi động đất có cảnh báo sóng thần, truyền tin đến Ủy ban nhân dân các xã, phường và thị trấn, Ủy ban nhân dân các xã, phường và thị trấn có đội ngũ sẵn sàng phát loa báo tin cho người dân ven biển khi có tin cảnh báo sóng thần.
7. Sở Ngoại vụ:
Chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế có khả năng cung cấp thông tin về động đất ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đối với khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế; trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ kỹ thuật trong việc báo tin động đất.
II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA
A. Tình huống 1: Động đất cấp độ 3 trở xuống không có cảnh báo sóng thần với chấn tâm huyện A Lưới, hoặc ảnh hưởng do tâm chấn ở khu vực lân cận.
1. Chỉ đạo thực hiện: UBND tỉnh
- Đối với tình huống này, mức độ ảnh hưởng nhẹ, không tổ chức sơ tán dân.
2. Hoạt động chính:
- Tổ chức trực và truyền tin cho đến khi nhận tin cuối cùng về động đất từ Viện Vật lý Địa cầu (Theo mục I, phần 2 kế hoạch này).
- Củng cố và chuẩn bị trang thiết bị cần thiết nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống động đất cấp mạnh hơn.
B. Tình huống 2: Động đất cấp độ 4 trở lên không có cảnh báo sóng thần với chấn tâm trung tâm huyện A Lưới:
1. Chỉ đạo thực hiện:
- Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
+ Điều hành các Sở, ngành tham gia sơ tán dân.
+ Chỉ đạo, điều động các lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có động đất để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
+ Chỉ đạo công tác ứng phó với lũ do động đất gây vỡ đập, hồ chứa từ thượng nguồn tràn xuống khu vực các huyện, thị xã, thành phố.
- Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
+ Chỉ đạo lực lượng địa phương tham gia sơ tán dân.
+ Chỉ đạo, điều động lực lượng địa phương trong công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
2. Lực lượng sơ tán dân
a) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn:
- Tổ chức trực ban 24/24 giờ chủ trì sơ tán dân, ngừng việc sơ tán, đưa dân trở về theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh khi có cảnh báo dư chấn.
- Huy động lực lượng kinh phí, vật tư, phương tiện tại chỗ sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán.
b) Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
Điều động cán bộ, chiến sỹ phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương các cấp và các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện sơ tán dân và đưa dân trở về an toàn.
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
- Điều động cán bộ, chiến sỹ phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương các cấp và các Sở ngành liên quan thực hiện sơ tán dân và đưa dân trở về an toàn.
d) Công an tỉnh:
- Cắm chốt tại những khu vực người dân di dời để bảo vệ tài sản người dân;
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự.
- Đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
- Điều động cảnh sát giao thông phối hợp phong tỏa các cầu cho đến khi có kết luận về độ an toàn sau động đất.
đ) Sở Giao thông vận tải:
- Huy động phương tiện phục vụ sơ tán dân từ cá nhân, các tổ chức tư nhân.
- Chỉ đạo phong tỏa cầu cạn, hầm đường bộ.
e) Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Chủ động cung cấp nhân sự phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông điều phối giao thông và phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương các cấp sơ tán dân.
III. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN TÌM KIẾM CỨU NẠN
1. Lực lượng:
a) Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Công an tỉnh, Bộ CHBĐ Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở xây dựng và Sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà cao tầng do động đất, huy động lực lượng, phương tiện tiến hành cứu người kẹt trong các đống đổ nát.
- Phối hợp với Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các vật liệu cháy nổ có thể còn sót lại; ứng phó với các tình huống hơi độc, hơi ngạt.
b) Công an tỉnh:
- Phối hợp với các Sở ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự nơi xảy ra sự cố và trong quá trình tìm kiếm cứu nạn.
- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện giám định Mẫu ADN khi có nạn nhân không rõ danh tính.
c) Sở Y tế:
- Chỉ đạo tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương.
- Có chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng. Lấy mẫu giám định ADN khi có nạn nhân không rõ danh tính.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm.
- Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
d) Hội Chữ thập đỏ tỉnh:
- Bố trí cán bộ, phương tiện sẵn sàng phục vụ công tác sơ cấp cứu người bị nạn.
- Tổ chức các đợt hiến máu cứu người.
e) Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh:
- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh trong việc tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ trì lực lượng Phòng cháy Chữa cháy tỉnh điều động xe bồn chở nước, các trang thiết bị chuyên dụng: thang dây, đệm hơi, bình chữa cháy, cát, nước... tại khu vực xảy ra cháy.
- Kiểm soát cháy.
- Phối hợp với Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ huy động thêm số lượng xe cứu thương, các phương tiện tìm kiếm cứu nạn (tùy theo mức độ lớn, nhỏ để huy động).
f) Sở Giao thông vận tải:
- Bảo đảm giao thông đường bộ, đường sắt nội đô được thông suốt phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Huy động phương tiện trong ngành giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, tổ chức kinh doanh) để phục vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất.
g) Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Cung cấp đội quân phối hợp với Hội chữ thập đỏ thành phố hiến máu cứu người.
h) Sở Ngoại vụ:
- Phối hợp với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và các cơ quan liên quan xây dựng phương thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất trong khu vực.
- Phối hợp với Công an tỉnh, lãnh sự quán, Cục Cảng hàng không với vai trò là cầu nối để bảo trợ, giải quyết cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài (ngoại kiều, Việt kiều).
i) Sở Xây dựng:
Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà cao tầng do động đất.
k) Ủy ban nhân dân Cấp huyện; cấp xã:
- Lực lượng địa phương thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo của Bộ CHQS tỉnh.
- Điều động phương tiện tại chỗ phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
l) Phương tiện: Có phụ lục kèm theo.
C. Tình huống 3: Sóng thần cấp độ 3 không có sức hủy diệt, nhưng có thể gây ra sóng lớn bất ngờ ở các vùng biển, các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Trà nhỏ hơn 1m.
1. Chỉ đạo thực hiện: UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Đối với tình huống này, mức độ ảnh hưởng nhẹ, không tổ chức sơ tán dân.
2. Hoạt động chính:
Tổ chức trực và truyền tin cho đến khi nhận tin cuối cùng về sóng thần từ Viện Vật lý địa cầu (Theo Mục I, Phần này).
Củng cố và chuẩn bị trang thiết bị cần thiết nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống có sóng thần với cột sóng cao hơn.
D. Tình huống 4: Sóng thần cấp độ 5 khi phát hiện sóng thần có sức hủy diệt lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển, các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Trà.
1. Chỉ đạo thực hiện:
a) Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Điều hành công tác sơ tán dân đối với trường hợp cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm.
- Chỉ đạo, điều động các lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có sóng thần để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
b) Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Chỉ đạo lực lượng địa phương tham gia sơ tán dân đối với trường hợp cảnh báo sóng thần mạnh đến nguy hiểm.
- Chỉ đạo điều động lực lượng địa phương trong công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.
c) Cơ quan chỉ huy:
Bộ CHQS tỉnh: Chủ trì phối hợp với các các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức lực lượng sơ tán nhân dân và đưa dân trở về sau khi hết cảnh báo động đất, sóng thần.
2. Lực lượng sơ tán dân:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Chủ trì, điều động lực lượng thực hiện sơ tán dân khu vực ven biển vào đất liền.
- Huy động lực lượng, kinh phí, vật tư, phương tiện tại chỗ vận chuyển người sơ tán lên các vùng an toàn đã bố trí trong trường hợp có cảnh báo sóng thần.
b) Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Chủ trì, điều cán bộ chiến sỹ thực hiện sơ tán dân khu vực ven biển.
- Huy động lực lượng, kinh phí, vật tư, phương tiện tại chỗ vận chuyển người sơ tán lên các vùng an toàn đã bố trí trong trường hợp có cảnh báo sóng thần
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Là lực lượng nòng cốt phối hợp với các lực lượng đứng chân trên địa bàn biên phòng và chính quyền địa phương sơ tán dân khu vực ven biển có nguy cơ trong trường hợp cảnh báo sóng thần nguy hiểm.
- Sử dụng thông tin TKCN và tổ chức bắn pháo hiệu đối với những tàu bè sắp cập bến quay trở ra vùng nước sâu xa bờ khi có tin cảnh báo sóng thần.
- Phối hợp với Công an tỉnh bảo vệ an ninh công cộng và trật tự an toàn xã hội khu vực biên biên giới biển.
d) Công an tỉnh:
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện công tác sơ tán dân.
- Cắm chốt tại những khu vực người dân di dời để bảo vệ tài sản người dân.
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, dân quân tự vệ... điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự.
Đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
e) Sở Y tế:
- Chỉ đạo tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương.
- Có chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng. Lấy mẫu giám định ADN khi có nạn nhân không rõ danh tính.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
f) Hội Chữ thập đỏ tỉnh:
- Bố trí cán bộ, phương tiện sẵn sàng phục vụ công tác sơ cấp cứu người bị nạn.
- Tổ chức các đợt hiến máu cứu người.
g) Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh:
- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh trong việc tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ trì lực lượng Phòng cháy Chữa cháy tỉnh điều động xe bồn chở nước, các trang thiết bị chuyên dụng: thang dây, đệm hơi, bình chữa cháy; cát, nước... tại khu vực xảy ra cháy. Kiểm soát cháy.
- Phối hợp với Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ thành phố huy động thêm số lượng xe cứu thương, các phương tiện tìm kiếm cứu nạn (tùy theo mức độ lớn, nhỏ để huy động).
h) Tỉnh Đoàn:
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Cung cấp đội quân phối hợp với Hội chữ thập đỏ thành phố hiến máu cứu người.
i) Sở Giao thông vận tải:
- Bảo đảm giao thông đường bộ, đường sắt nội đô được thông suốt phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
- Huy động phương tiện trong ngành giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, tổ chức kinh doanh) để phục vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất.
k) Sở Ngoại vụ:
- Phối hợp với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và các cơ quan liên quan xây dựng phương thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất trong khu vực.
- Phối hợp với Công an tỉnh, lãnh sự quán, Cục Cảng hàng không với vai trò là cầu nối để bảo trợ, giải quyết cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài (ngoại kiều, Việt kiều).
m) Sở Xây dựng:
Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà cao tầng do động đất.
n) Phương tiện: Có phụ lục kèm theo
GIAI ĐOẠN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. Tình huống 2: Động đất cấp độ 4 trở lên không có cảnh báo sóng thần với chấn tâm huyện A Lưới, hoặc ảnh hưởng do tâm chấn ở khu vực lân cận.
1. Chỉ đạo thực hiện:
a) Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Chỉ đạo, điều động lực lượng từ các sở, ban, ngành liên quan tham gia khắc phục hậu quả.
- Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết, ổn định sau tai biến do động đất gây ra.
b) Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Chỉ đạo, điều động lực lượng địa phương trong công tác khắc phục hậu quả.
2. Lực lượng thực hiện khắc phục hậu quả:
a) Bộ CHQS tỉnh:
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức lực lượng khắc phục hậu quả, ổn định nhân dân sau khi sơ tán trở về.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý sự cố môi trường đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Phối hợp với các lực lượng, phương tiện quan trắc đánh giá môi trường và xử lý làm sạch môi trường và khắc phục hậu quả sự cố động đất, sóng thần xảy ra.
c) Công ty Điện lực tỉnh:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất.
d) Công ty TNHH Một thành viên cấp nước tỉnh:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường ống bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống cấp nước ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất.
e) Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị:
- Thu gom, vận chuyển rác xây dựng từ các đống đổ nát do động đất.
- Tổ chức bảo quản, mai táng xác nạn nhân vô thừa nhận mất do động đất, sóng thần gây ra.
f) Công an tỉnh:
- Đảm bảo an ninh trật tự trong công tác xử lý hiện trường, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
- Bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN những nạn nhân thiệt mạng không nhận dạng được.
- Hỗ trợ lực lượng y tế khi có yêu cầu cưỡng chế điều trị.
g) Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh:
Tổ chức quyên góp từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng động đất để sớm khắc phục hậu quả.
h) Sở Công thương:
Huy động, vận động, điều phối doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh kịp thời cung ứng hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật tư...) đến khu vực chịu ảnh hưởng.
Huy động lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá tại khu vực chịu ảnh hưởng.
i) Sở Giao thông vận tải:
Chủ trì khôi phục hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh bảo đảm hoạt động ổn định sau động đất.
k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ đối tượng được trợ giúp đột xuất do hậu quả động đất gây ra:
Hộ gia đình có người chết, mất tích;
Hộ gia đình có người bị thương nặng;
Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, cháy, hỏng nặng;
Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;
Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp;
Người gặp rủi ro động đất ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.
l) Sở Tài chính:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn khắc phục hậu quả do động đất, khôi phục sản xuất.
m) Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh:
Đề xuất, triển khai các biện pháp khôi phục hệ thống thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau động đất.
n) Sở Xây dựng;
Đề xuất, triển khai các biện pháp thu dọn vật liệu đổ nát và khôi phục các công trình xây dựng sau động đất.
o) Sở Y tế:
Thực hiện chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
Phối hợp với Công an tỉnh trưng cầu giám định mẫu ADN của những nạn nhân vô danh bị thiệt mạng, không nhận dạng được.
Tổ chức kiểm tra, giám sát, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục nguồn nước tại các vùng trọng điểm.
Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
Phối hợp bảo quản xác nạn nhân vô thừa nhận mất do động đất gây ra.
p) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn:
Chủ trì, tổ chức hướng dẫn, bố trí chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập trong thời gian chờ khôi phục.
Thống kê thiệt hại, báo cáo, đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn mình quản lý.
II. Tình huống 4: Sóng thần cấp độ 5 khi phát hiện sóng thần có sức hủy diệt lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển, các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Trà.
1. Chỉ đạo thực hiện:
a) Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
Chỉ đạo điều động lực lượng khắc phục hậu quả.
Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo khắc phục hậu quả, ổn định sau tai biến do sóng thần gây ra.
Cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp huyện. Chỉ đạo điều động lực lượng địa phương trong công tác khắc phục hậu quả.
2. Lực lượng khắc phục hậu quả:
a) Bộ CHQS tỉnh:
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức lực lượng khắc phục hậu quả, ổn định nhân dân sau khi sơ tán trở về.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý sự cố môi trường đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
- Phối hợp với các lực lượng, phương tiện quan trắc đánh giá môi trường và xử lý làm sạch môi trường và khắc phục hậu quả sự cố động đất, sóng thần xảy ra.
c) Công ty Điện lực tỉnh:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất.
d) Công ty TNHH Một thành viên cấp nước tỉnh:
Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường ống bị hư hỏng, đảm bảo hệ thống cấp nước ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất.
e) Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị:
- Thu gom, vận chuyển rác xây dựng từ các đống đổ nát do động đất.
- Tổ chức bảo quản, mai táng xác nạn nhân vô thừa nhận mất do động đất, sóng thần gây ra.
f) Công an tỉnh:
- Đảm bảo an ninh trật tự trong công tác xử lý hiện trường, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.
- Bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN những nạn nhân thiệt mạng không nhận dạng được.
- Hỗ trợ lực lượng y tế khi có yêu cầu cưỡng chế điều trị.
g) Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh:
Tổ chức quyên góp từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng động đất để sớm khắc phục hậu quả.
h) Sở Công thương:
Huy động, vận động, điều phối doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh kịp thời cung ứng hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật tư...) đến khu vực chịu ảnh hưởng.
Huy động lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá tại khu vực chịu ảnh hưởng.
k) Sở Giao thông vận tải:
Chủ trì khôi phục hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh bảo đảm hoạt động ổn định sau động đất.
i) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ đối tượng được trợ giúp đột xuất do hậu quả động đất gây ra:
Hộ gia đình có người chết, mất tích;
Hộ gia đình có người bị thương nặng;
Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, cháy, hỏng nặng;
Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;
Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp;
Người gặp rủi ro động đất ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.
l) Sở Tài chính:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn khắc phục hậu quả do động đất, khôi phục sản xuất.
m) Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh:
Đề xuất, triển khai các biện pháp khôi phục hệ thống thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau động đất,
o) Sở Xây dựng:
Đề xuất, triển khai các biện pháp thu dọn vật liệu đổ nát và khôi phục các công trình xây dựng sau động đất.
p) Sở Y tế:
Thực hiện chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng.
Phối hợp với Công an tỉnh trưng cầu giám định mẫu ADN của những nạn nhân vô danh bị thiệt mạng, không nhận dạng được.
Tổ chức kiểm tra, giám sát, thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục nguồn nước tại các vùng trọng điểm.
Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
Phối hợp bảo quản xác nạn nhân vô thừa nhận mất do động đất gây ra.
q) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn:
Chủ trì, tổ chức hướng dẫn, bố trí chỗ ở tạm thời đối với những người dân nhà cửa bị đổ sập trong thời gian chờ khôi phục.
Thống kê thiệt hại, báo cáo, đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn mình quản lý.
Để kế hoạch được triển khai hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng từ khâu chỉ đạo đến khâu thực thi, các cơ quan ban ngành liên quan căn cứ vào vai trò, vị trí được nêu trong kế hoạch này tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức xây dựng kế hoạch hành động:
1. Các Sở, ban ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn căn cứ vào nội dung trong kế hoạch này bổ sung, xây dựng hoàn thiện kế hoạch hành động cụ thể cho từng ngành, đơn vị và địa phương mình, xây dựng kế hoạch ngân sách, kinh phí mua sắm, đầu tư trang thiết bị, phương tiện cần thiết hàng năm cho công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
2. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn tỉnh, huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn phải chịu sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương.
3. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức kiểm tra, triển khai thực hiện kế hoạch, có chế độ báo cáo theo quy định; xây dựng quy chế phối hợp trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai khu vực 2 đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khắc phục hậu quả khi cần thiết.
4. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh hàng năm phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng rà soát để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần đảm bảo cho công tác điều hành đạt hiệu quả./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1955/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 2Quyết định 64/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2016 về phân bổ hàng dự trữ quốc gia do Trung ương cấp để phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 4Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2016 ứng phó sự cố cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2020
- 5Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2018 về ứng phó sự cố động đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 6Kế hoạch 1872/KH-UBND năm 2018 về ứng phó sự cố động đất, sóng thần trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
- 7Quyết định 3205/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án "Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh"
- 1Quyết định 264/2006/QĐ-TTg về Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2195/QĐ-BNN-TCTL năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống các trạm trực canh cảnh báo sóng thần do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 1955/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 7Quyết định 64/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 1258/QĐ-UBND năm 2016 về phân bổ hàng dự trữ quốc gia do Trung ương cấp để phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 9Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác vận hành và đảm bảo an toàn cho vùng hạ du nhà máy thủy điện do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2016 ứng phó sự cố cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2016-2020
- 11Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2018 về ứng phó sự cố động đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 12Kế hoạch 1872/KH-UBND năm 2018 về ứng phó sự cố động đất, sóng thần trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
- 13Quyết định 3205/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án "Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh"
Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2016 ứng phó sự cố động đất, sóng thần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 149/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra