Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 03 tháng 10 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN MÔ HÌNH PHÒNG VÀ TRỊ LIỆU RỐI NHIỄU TÂM TRÍ TẠI TRUNG TÂM CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Thực hiện Quyết định 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011-2020; Thông tư liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18/7/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - TBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ kết quả triển khai thực hiện Quyết định 2382/QĐ-UBND ngày 29/7/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề án xây dựng mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2013- 2015 trên địa bàn tỉnh; Công văn số 246/BTXH-CTXH ngày 01/6/2016 của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc đề nghị duy trì hoạt động mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; Căn cứ kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 08/9/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn II (2016-2020);
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2844/TTr-SLĐTBXH ngày 12/9/2016; Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch thực hiện mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng. Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
- Huy động sự tham gia của xã hội đặc biệt là của gia đình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng bền vững; Phòng ngừa và giảm thiểu tỉ lệ người mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Giai đoạn 2017 - 2020 lựa chọn địa bàn xã, phường để triển khai các hoạt động của mô hình nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- 70% người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng được tư vấn về chăm sóc sức khỏe ban đầu, thăm khám, hướng dẫn phục hồi chức năng, điều trị rối loạn tâm lý, khủng hoảng tâm lý.
- 60% số người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác.
- 90% gia đình có người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng;
- 100% cán bộ tham gia mô hình, cộng tác viên và nhân viên công tác xã hội được tập huấn về các kỹ năng chăm sóc, trợ giúp cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung hoạt động
1.1. Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham gia mô hình
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tâm lý học, kỹ năng chuyên sâu về can thiệp trị liệu người trầm cảm, người rối nhiễu tâm trí và trẻ tự kỷ cho cán bộ, nhân viên Trung tâm tham gia mô hình.
- Tổ chức các khóa đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục trong công tác chăm sóc và trợ giúp người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
- Tổ chức tập huấn cho 2.500 cán bộ cấp xã, thôn/bản về hướng dẫn kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng điều trị, phục hồi chức năng, tư vấn và trợ giúp xã hội cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí (mỗi năm dự kiến 500 người).
Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020.
1.2. Hoạt động truyền thông
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội thông qua nhiều hình thức tuyên truyền như: phóng sự, panô, áp phích, tờ gấp và tuyên truyền trực tiếp về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của toàn xã hội đối với người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Nêu gương điển hình về những cá nhân, tập thể đã trợ giúp người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí vươn lên vượt qua khó khăn để hòa nhập cộng đồng.
Cụ thể:
- Phái hợp với các công ty truyền thông xây dựng 04 phóng sự (mỗi năm 01 phóng sự) giới thiệu về mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tới người dân trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức 50 hội nghị truyền thông trực tiếp tại cộng đồng cho cán bộ cấp xã, thôn và gia đình có người rối nhiễu tâm trí, tâm thần: tổ chức 10 hội nghị/năm cho 2.500 người (mỗi hội nghị 50 người). Giới thiệu về chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, kế hoạch triển khai Đề án của tỉnh, các chế độ chính sách đối với người tâm thần.
- Tổ chức 20 cuộc thi (5 cuộc thi/năm) tìm hiểu và phổ biến pháp luật về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020.
1.3. Hoạt động phòng ngừa rối nhiễu tâm trí
- Phối hợp với các cơ sở giáo dục để lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; triển khai chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện rối nhiễu tâm trí.
- Lựa chọn địa bàn đông dân cư có nguy cơ cao về rối nhiễu tâm trí, phối hợp với trường mầm non, trường tiểu học trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố tiến hành sàng lọc, đánh giá, nhằm phát hiện sớm, can thiệp sớm cho đối tượng đồng thời tư vấn cách chăm sóc và dấu hiệu nhận biết sớm cho gia đình. Dự kiến số người sàng lọc là 1.000 người (mỗi năm sàng lọc 250 người)
- Tổ chức 50 lớp (mỗi năm 10 lớp) tập huấn hướng dẫn cho gia đình đối tượng có người trầm cảm, người bị rối nhiễu tâm trí, cha mẹ và người chăm sóc trẻ rối nhiễu tâm trí kỹ năng nhận biết, cách chăm sóc và phòng ngừa nguy cơ rối nhiễu tâm trí.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020.
1.4. Hoạt động can thiệp trị liệu
1.4.1. Hoạt động can thiệp trị liệu tâm lý và hỗ trợ phục hồi chức năng cho đối tượng tại cộng đồng
Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương nơi có nhiều người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí sinh sống lập hồ sơ quản lý tiến hành xây dựng kế hoạch can thiệp sớm, hỗ trợ phục hồi chức năng giảm nguy cơ tái phát.
Thu thập thông tin lập hồ sơ quản lý, tổ chức việc thăm khám, hướng dẫn phục hồi chức năng, tư vấn về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho 2.000 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.
Thời gian triển khai: Từ năm 2017 - 2020.
1.4.2. Hoạt động can thiệp trị liệu tại Trung tâm
Tổ chức thăm khám, tư vấn trị liệu tâm lý cho người rối nhiễu tâm trí, người trầm cảm và trẻ tự kỷ trẻ có biểu hiện rối nhiễu tâm trí sau khi đã tiến hành sàng lọc đánh giá tại cộng đồng, số đối tượng trị liệu tại Trung tâm dự kiến là: 500 đối tượng (mỗi năm 100 đối tượng).
Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020
1.5. Hoạt động thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, giám sát
Thuê chuyên gia tư vấn, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ tham gia mô hình trong lĩnh vực trị liệu cho người trầm cảm, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí nhằm nâng cao kiến thức, nắm vững chuyên môn cho cán bộ thực hiện mô hình.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020.
1.6. Hoạt động tư vấn, kết nối và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực tâm thần cho đối tượng và người dân trên địa bàn toàn tỉnh
Các đối tượng và gia đình có người rối nhiễu tâm trí khi có nhu cầu tư vấn đến trực tiếp tại Trung tâm được cán bộ của khoa Tư vấn về các chính sách dành cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, các hình thức can thiệp trị liệu. Khi có nhu cầu sẽ kết nối đến các dịch vụ xã hội phù hợp. Hình thức tư vấn: Tư vấn trực tiếp hoặc qua tổng đài tư vấn của Trung tâm.
1.7. Mua sắm trang thiết bị, tài liệu phục vụ chuyên môn
- Mua các dụng cụ trị liệu tâm lý và hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ, trẻ rối nhiễu và người bị trầm cảm.
- Sách hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ.
Thời gian thực hiện: Năm 2017.
2. Kinh phí thực hiện
Hàng năm, Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt giao dự toán đầu năm để thực hiện (nguồn kinh phí: ngân sách nhà nước và nguồn huy động hợp pháp khác).
3. Giải pháp thực hiện
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp trong công tác phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí. Lựa chọn địa bàn có nhiều người bị tâm thần, rối nhiễu tâm trí để thực hiện các hoạt động can thiệp trị liệu, tư vấn tâm lý, trợ giúp xã hội và kết nối dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
- Phát triển nguồn lực trong lĩnh vực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham gia mô hình.
- Tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân trong việc xã hội hóa, đa dạng nguồn vốn; tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện chương trình; lồng ghép hoạt động trợ giúp người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành đoàn thể và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch đảm bảo tính hiệu quả, ổn định bền vững.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện hoạt động mô hình; hướng dẫn Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội hàng năm xây dựng kế hoạch kinh phí gửi Sở Tài chính xem xét, thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
- Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để đảm bảo các hoạt động của mô hình; kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
Có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ y tế trong điều trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng; hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ, chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành trên địa bàn phối hợp, giúp đỡ duy trì các hoạt động của Trung tâm trong việc chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí theo quy định.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các hoạt động tập huấn kỹ năng cho đội ngũ giáo viên các cấp từ mầm non đến trung học cơ sở về phát hiện sớm những trường hợp trẻ em bị sang chấn và rối nhiễu tâm trí để có kế hoạch trị liệu phù hợp.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ các nội dung Kế hoạch của UBND tỉnh để phân công cụ thể cho các phòng, ban chuyên môn và UBND cấp xã phối hợp với Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa triển khai nội dung hoạt động của mô hình đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng chương trình, thực hiện Kế hoạch trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện có gì vướng mắc các đơn vị có văn bản phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo đề xuất, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 639/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 42/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2015/QĐ-UBND quy định mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 56/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2017 áp dụng cơ chế một cửa trong cung cấp dịch vụ công tại Ban Phục vụ Lễ tang Hà Nội thuộc thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 2008/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Dương giai đoạn 2018-2020
- 6Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án xây dựng mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam
- 7Quyết định 1248/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án xây dựng "Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội" tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An
- 1Quyết định 1215/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 639/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 42/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 06/2015/QĐ-UBND quy định mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 56/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Long An
- 6Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn II (2016-2020)
- 7Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2017 áp dụng cơ chế một cửa trong cung cấp dịch vụ công tại Ban Phục vụ Lễ tang Hà Nội thuộc thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 2008/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Dương giai đoạn 2018-2020
- 9Quyết định 2338/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án xây dựng mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Quảng Nam
- 10Quyết định 1248/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án xây dựng "Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội" tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An
Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2016 thực hiện mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 147/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra