Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2019 |
Thực hiện Công văn số 6708/BNN-TCTL ngày 12/9/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chuẩn bị triển khai công tác phòng, chống xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 và căn cứ tình hình thực tế tại địa phương; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:
1. Mục đích
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, trách nhiệm của các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đảm bảo được triển khai kịp thời, thống nhất và hiệu quả.
- Rà soát tình hình, đánh giá khả năng tác động của hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2019-2020 đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt của nhân dân.
- Chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn phù hợp, có hiệu quả, bảo đảm an toàn nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
- Phối hợp công tác ngăn mặn, trữ ngọt để tạo nguồn nước ngọt cho các nhà máy nước tại các đô thị: Thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Kiên Hải và Phú Quốc.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất và đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô 2019-2020.
- Sử dụng tiết kiệm nước, chủ động nguồn nước để đảm bảo cung cấp cho vụ Đông Xuân 2019-2020 và Hè Thu 2020; đồng thời, phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cho diện tích sản xuất tôm- lúa.
- Chuẩn bị phương án, kế hoạch cấp nước, đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân vùng nông thôn, nhất là đối với người dân tại các khu vực khó khăn, vùng không có tuyến ống cấp nước, điều kiện giao thông đi lại không thuận lợi để lấy nước.
1. Nhận định tình hình khí tượng, thủy văn mùa khô 2019-2020
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kiên Giang:
- Hiện tượng ENSO duy trì trạng thái trung tính đến đầu năm 2020 và nghiêng về pha nóng. Khả năng mùa mưa năm 2019 kết thúc tương đương với trung bình nhiều năm (TBNN), lượng mưa các tháng 10-11/2019 và tháng 01- 03/2020 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN từ 10-30%; tuy nhiên, trong tháng 12/2019 có khả năng xuất hiện các đợt mưa diện rộng trên khu vực.
- Về thủy văn, xâm nhập mặn:
+ Hiện tại mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông tại Lào và miền Bắc Campuchia xuống nhanh ở mức thấp, thấp hơn cùng kỳ năm 2018 từ 2,80-3,90m, thấp hơn cùng kỳ 2015 từ 1,50-2,30m.
+ Mực nước các trạm đầu nguồn sông Cửu Long đang xuống nhanh, mực nước cao nhất ngày 06/10/2019 tại trạm Châu Đốc là 2,43 m, thấp hơn cùng kỳ 2018 là 1,05m, thấp hơn TBNN là 0,96m.
+ Mực nước các trạm nội đồng Kiên Giang xuống chậm đến giữa tháng 10/2019, sau đó xuống nhanh.
+ Mùa khô năm 2019-2020, khả năng xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm và sâu hơn mùa khô năm 2018-2019, ở mức cao hơn TBNN, khả năng ở mức xấp xỉ mùa khô 2015-2016. Độ mặn 4%0 trên sông Cái Lớn xâm nhập sâu khoảng 40Km trong tháng 01/2020, mặn bắt đầu tăng cao từ tháng 02/2020, trong tháng 3 và tháng 4/2020 độ mặn duy trì ở mức cao trong thời gian nhiều ngày, khả năng độ mặn cao nhất năm xuất hiện vào những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2020.
2. Xác định vùng có khả năng chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập, thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt
a) Đối với sản xuất nông nghiệp: Vùng ven biển từ thành phố Rạch Giá đến thành phố Hà Tiên; vùng ven sông Cái Lớn, sông Cái Bé; các huyện vùng U Minh Thượng.
b) Đối với nước sinh hoạt: Trung tâm thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên; trung tâm của các huyện, các khu dân cư trong tỉnh và vùng hải đảo.
c) Đối với diện tích đất rừng: Trọng tâm là Vườn Quốc gia Phú Quốc, Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
3. Giải pháp thực hiện
3.1 Giải pháp công trình
3.1.1. Đảm bảo nước sinh hoạt vùng nông thôn và trung tâm các thành phố, các huyện; xã, phường, thị trấn trong tỉnh
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện:
- Vận hành hệ thống cống trên địa bàn thành phố Rạch Giá, ven sông Cái Bé thuộc huyện Châu Thành có hiệu quả; giao Ban Quản lý Dự án đầu tư - xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai thi công đắp đập ngăn mặn bằng cừ Larsen tại kênh Nhánh, thành phố Rạch Giá để giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập sâu vào kênh Rạch Giá - Long Xuyên, đảm bảo có đủ nước ngọt cung cấp cho hồ Tà Tây, thành phố Rạch Giá trong suốt mùa khô.
- Vận hành cống Ba Hòn, kết hợp đắp đập ngăn mặn trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên tại xã Hòa Điền (đã thi công xong), đảm bảo cung cấp nước ngọt cho nhà máy nước trên địa bàn huyện Kiên Lương. Vận hành cống Hà Giang để ngăn mặn, đảm bảo nguồn nước cấp cho nhà máy nước Hà Tiên (hồ nước ngọt 1 triệu m3 tại huyện Giang Thành).
- Chủ động tích nước an toàn vào các hồ chứa: Dương Đông (huyện Phú Quốc), Bãi Nhà (huyện Kiên Hải) để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên đảo vào mùa khô. Khẩn trương hoàn thành đưa vào sử dụng các hồ chứa nước đang xây dựng.
- Có kế hoạch đảm bảo nước sinh hoạt vùng nông thôn, kể cả ở đất liền và hải đảo; cụ thể:
+ Thổi rửa các giếng hiện có tại các xã đảo: Hòn Tre, An Sơn, Lại Sơn, và Nam Du (huyện Kiên Hải) và các khu vực khó khăn về nguồn nước để tăng khả năng khai thác đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các trạm cấp nước và điểm cấp nước tập trung. Theo dõi và thường xuyên cập nhật nguồn nước và chất lượng nước tại các sông, kênh, rạch chủ động việc lấy nước cung cấp cho các trạm cấp nước nông thôn sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh.
+ Rà soát, thống kê các hộ dân ở phân tán ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa có trạm cấp nước hoặc chưa có tuyến ống đi qua, đầu tư hỗ trợ cấp nước nhỏ lẻ bằng bồn nhựa 2m3 chứa nước và hóa chất xử lý nước khẩn cấp (PAC) cho các hộ dân ở phân tán, những vùng khó khăn về nước sạch mà nguồn nước mặt có thể sử dụng được.
+ Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các Trạm cấp nước đang bị xuống cấp do xây dựng và sử dụng đã lâu và thiếu nguồn nước như: Hòn Nghệ, Hòn Tre, Tiên Hải, Thổ Chu, Rạch Đùng, Thuận Hòa, Đông Hưng,... Trong năm 2020 đầu tư 21 công trình (trong đó: Đầu tư mới: 05 công trình, nâng cấp, mở rộng: 16 công trình) theo kế hoạch với tổng vốn đầu tư khoảng 190 tỷ đồng.
3.1.2. Đảm bảo ngăn mặn - giữ ngọt, phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Các địa phương trong tỉnh tập trung rà soát lại những nơi có nguy cơ bị xâm nhập mặn để chủ động ứng phó. Thực hiện nạo vét kênh, mương để tăng cường khả năng trữ nước ngọt, sử dụng trong mùa khô.
- Theo dõi tình hình diễn biến mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, mực nước nội đồng trong tỉnh để triển khai điều tra xâm nhập mặn trên các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh.
- Vận hành hiệu quả hệ thống cống vùng Tứ giác Long Xuyên, ven biển An Biên - An Minh, đê bao U Minh Thượng và đê bao Ô Môn - Xà No để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Triển khai gia cố, đắp mới các đập ngăn mặn theo thời vụ để tăng cường bảo vệ lúa trong vụ Đông Xuân 2019-2020 và tiếp tục phòng, chống hạn, mặn cho vụ Hè Thu 2020.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp phương án đắp đập từ các đơn vị, địa phương, với tổng số đập là 173 đập; trong đó, 02 đập bằng cừ thép, 171 đập đất (68 gia cố đập cũ, 103 đập mới). Tổng kinh phí 34.301 triệu đồng; cụ thể như sau:
* Các đập hoàn thành trước ngày 15/12/2019:
+ Ban Quản lý Dự án đầu tư- xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang: 02 đập cừ Larsen tại Hòa Điền, kênh Nhánh; kinh phí 19.000 triệu đồng.
+ Huyện An Minh: Gia cố 10 đập, kinh phí: 1.770 triệu đồng.
+ Huyện An Biên: Gia cố 23 đập, kinh phí: 623 triệu đồng.
+ Huyện Giang Thành: Gia cố 01 đập, kinh phí: 100 triệu đồng.
+ Huyện Kiên Lương: Gia cố 02 đập, đắp mới 03 đập; kinh phí: 550 triệu đồng.
+ Huyện Gò Quao: Gia cố 32 đập, đắp mới 24 đập; kinh phí: 6.050 triệu đồng.
* Các đập dự phòng khi hạn, mặn sâu đến huyện Giồng Riềng, Gò Quao:
+ Huyện Gò Quao: Đắp mới 20 đập, kinh phí: 5.550 triệu đồng.
+ Huyện Giồng Riềng: Đắp mới 56 đập, kinh phí: 658 triệu đồng.
(Kèm theo Danh mục công trình đắp đập ngăn mặn phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt mùa khô 2019-2020).
Các khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn ít hơn, gồm các xã: Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam thuộc huyện Gò Quao; Bàn Tân Định, Bàn Thạch, thị trấn Giồng Riềng, Thạnh Hòa, Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Hòa Thuận thuộc huyện Giồng Riềng. Các địa phương này theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn từ sông Cái Bé, sông Cái Lớn đề sẵn sàng đắp đập ngăn mặn khi cần thiết.
3.2. Giải pháp phi công trình
- Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông, nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, yêu cầu kiểm soát mặn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân. Xây dựng các chương trình tập huấn, tăng cường vai trò của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền, cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm, hợp lý
- Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến mặn. Tăng cường công tác điều tra xâm nhập mặn trên các tuyến kênh chính, kịp thời thông báo cho các ngành, địa phương và nhân dân biết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo xuống giống sớm vụ Đông Xuân 2019- 2020 để đề phòng thiếu nước, xâm nhập mặn vào giai đoạn từ giữa đến cuối vụ.
Trên cơ sở đặc điểm nguồn nước của từng vùng, khu vực, hướng dẫn người dân bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ sản xuất hợp lý, khuyến cáo sử dụng giống lúa ngắn ngày; tăng cường thăm đồng, kết hợp kiểm tra các vùng sản xuất có khả năng bị ảnh hưởng mặn.
- Tổ chức hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, phòng trừ dịch hại và các kỹ thuật canh tác trong điều kiện hạn chế về nước tưới. Khuyến cáo nông dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới.
- Vận hành hệ thống cống trên tuyến đê biển để ngăn mặn, giữ ngọt hợp lý theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất từng khu vực. Đối với vùng ven biển An Biên- An Minh, một số khu vực cục bộ ở thành phố Rạch Giá, huyện Châu Thành, Gò Quao, Kiên Lương, Giang Thành bị xâm nhập mặn do hệ thống cống ngăn mặn chưa được xây dựng đồng bộ, cần sớm khảo sát, rà soát, nắm chắc tình hình có biện pháp gia cố, đắp mới các đập thời vụ tại các khu vực có khả năng bị nhiễm mặn. Thường xuyên kiểm tra, có giải pháp khắc phục ngay các điểm xâm nhập mặn, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt vùng nông thôn.
- Trường hợp nước đầu nguồn đổ về đồng bằng thấp trong thời gian dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang thống nhất lịch thực hiện lấy nước luân phiên trong vùng Tứ Giác Long Xuyên để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ sản xuất.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện từ các nguồn vốn:
- Nguồn vốn theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa: Đắp đập ngăn mặn.
- Nguồn vốn từ hỗ trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi: Nạo vét kênh, mương; duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi.
- Nguồn vốn từ Quỹ Phòng, chống thiên tai của tỉnh: Thực hiện công tác hộ đê.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban ngành và địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước. Thường xuyên tổng hợp tình hình, các đề xuất, kiến nghị của địa phương, kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để có hướng xử lý, giải quyết kịp thời.
- Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến khí tượng, thủy văn, cập nhật tình hình mực nước đầu nguồn tại Châu Đốc và các trạm nội đồng trên địa bàn tỉnh. Triển khai công tác điều tra xâm nhập mặn trên các tuyến sông, kênh trục chính; kịp thời thông báo tình hình mặn, diễn biến mực nước cho các ngành, địa phương và nhân dân biết để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt.
- Vận hành hiệu quả hệ thống cống trên tuyến đê biển để ngăn mặn, giữ ngọt phù hợp, theo yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất, từng khu vực. Phối hợp với các địa phương để thường xuyên kiểm tra, có giải pháp khắc phục ngay các điểm xâm nhập mặn, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt vùng nông thôn. Duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi theo kế hoạch để kịp thời đưa vào phục vụ sản xuất.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang để thống nhất lịch thực hiện lấy nước luân phiên trong vùng Tứ Giác Long Xuyên nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, bảo vệ sản xuất. Vận động người dân làm thủy lợi nội đồng ngay từ đầu mùa khô.
- Phối hợp cùng các địa phương, tập trung chỉ đạo chăm sóc diện tích lúa vụ Đông Xuân 2019-2020, đề phòng thiếu nước, xâm nhập mặn từ giữa đến cuối vụ. Đồng thời, trên cơ sở đặc điểm nguồn nước của từng vùng hướng dẫn, bố trí cơ cấu cây trồng, thời vụ sản xuất hợp lý; tăng cường thăm đồng, kết hợp kiểm tra các vùng sản xuất có khả năng bị ảnh hưởng mặn. Tổ chức hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, phòng trừ dịch hại và các kỹ thuật canh tác trong điều kiện hạn chế về nước tưới. Khuyến cáo nông dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới.
- Tăng cường công tác khuyến nông, thực hiện tuyên truyền, phổ biến lịch thời vụ sản xuất và các thông tin liên quan đến hạn hán, xâm nhập mặn. Hướng dẫn người dân về phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết, nguồn nước, chủ động tích trữ nước ở các hồ chứa (đặc biệt là các hồ chứa trên các đảo), bảo đảm an toàn công trình và kế hoạch cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn trong mùa khô; tập trung triển khai đầu tư xây dựng các công trình cấp nước theo kế hoạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ở vùng nông thôn, hải đảo. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cấp nước nông thôn để kịp thời phục vụ dân sinh trong mùa khô.
- Phối hợp cùng với các địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân hiểu rõ tình hình biến đổi khí hậu, khó khăn về nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô để nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước và chủ động dự trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin về dự báo, cảnh báo cháy rừng. Rà soát các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy, có phương án phòng, chữa cháy cụ thể cho từng địa bàn. Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác chuẩn bị tại cơ sở, kiểm tra, bảo dưỡng các trang thiết bị phòng, chữa cháy rừng, củng cố lực lượng, tăng cường dự báo cháy rừng. Tổ chức công tác ứng trực phòng cháy, chữa cháy rừng 24/24 giờ trong những tháng cao điểm của mùa khô và đảm bảo sẵn sàng thực hiện có hiệu quả theo phương châm “Bốn tại chỗ”.
- Tăng cường quan trắc môi trường để khuyến cáo kịp thời cho các doanh nghiệp, người dân nuôi trồng thủy sản có biện pháp chủ động đối phó, bảo vệ cho từng loại thủy sản. Phối hợp với các địa phương theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình xâm nhập mặn trên các tuyến sông, kênh, rạch, nhất là các khu vực tiếp giáp giữa ranh mặn và ngọt, các vùng mà hệ thống thủy lợi chưa khép kín, có thể ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.
2. Ban Quản lý Dự án đầu tư- xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh.
- Thi công hoàn thành đập kênh Nhánh trong tháng 12/2019.
- Khẩn trương hoàn thành các công trình xây dựng do Ban Quản lý Dự án đầu tư- xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh là chủ đầu tư để tạo nguồn tưới tiêu, ngăn mặn giữ ngọt, phục vụ sản xuất.
3. Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang
- Chủ động đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong phạm vi cấp nước của công ty tại các huyện, thành phố trong tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ độ mặn tại các kênh lấy nước vào các hồ để có kế hoạch trữ nước sử dụng trong mùa khô.
- Chuẩn bị phương án đảm bảo cấp nước dự phòng trong 20 ngày đối với khu vực thành phố Rạch Giá khi bị xâm nhập mặn, không lấy được nước ngọt vào hồ Tà Tây. Kiểm tra, vận hành thử hệ thống giếng khoan để sẵn sàng đưa vào sử dụng.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban ngành, địa phương liên quan để tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn để thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang
Phối hợp với các đơn vị có liên quan, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tải thông tin, nâng cao ý thức về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động thực hiện.
6. Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.
- Triển khai nạo vét kênh, mương; gia cố, đắp đập ngăn mặn; duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi phục vụ phòng, chống hạn mặn. Đề phòng các đợt triều cường, nước biển có khả năng dâng cao gây vỡ đập, nước mặn tràn qua đập.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, để vận động nhân dân chủ động duy tu, sửa chữa máy bơm, trạm bơm để kịp thời bơm tưới khi cần thiết; sử dụng nước tiết kiệm, thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
- Tuyên truyền, vận động người dân không xả rác thải vào các kênh, rạch nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, môi trường trong thời gian đóng cống ngăn mặn, giữ ngọt.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, đề nghị các sở, ban ngành chức năng và các địa phương kịp thời báo cáo, đề xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CÔNG TRÌNH ĐẬP NGĂN MẶN PHỤC VỤ SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT MÙA KHÔ 2019 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh Kiên Giang)
Số TT | Cấp tỉnh/cấp huyện | Địa điểm | Quy mô đập | Kết cấu | Kinh phí (triệu đồng) | Thời điểm đắp | Ghi chú | ||||
Dài (m) | Rộng (M) | Chiều cao đập/ cao trình đỉnh đập (m) | Đắp mới | Gia cố | Tổng | ||||||
TỔNG CỘNG: |
|
|
|
|
| 30,108 | 4,193 | 34,301 |
|
| |
|
|
|
| 23,900 | 4,193 | 28,093 |
|
| |||
A1 | Cấp tỉnh |
|
|
|
|
| 19,000.00 |
| 19,000.00 |
|
|
| Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thực hiện: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đập tạm trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên tại xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương | Xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương | 47.0 | 3.5 | Đỉnh đập: +2,0m | Cừ Larsen | 10,000.00 |
|
|
|
|
2 | Đập kênh Nhánh | TP Rạch Giá | 55.0 | 3.0 | Đỉnh đập: +2,0m | Cừ Larsen | 9,000.00 |
|
|
|
|
A2 | Cấp huyện |
|
|
|
|
| 4,900 | 4,193 | 9,093 |
|
|
I | An Minh |
|
|
|
|
|
| 1,770.00 | 1,770.00 | 10/2019 |
|
1 | Đập Xẻo Quao (Đê QP) | Thuận Hòa | 22 | 5 | 1.4 | Đập đất |
| 190 |
|
|
|
2 | Đập Thứ 9 | Thuận Hòa | 35 | 6 | 1.4 | Đập đất |
| 350 |
|
|
|
3 | Đập Xẻo Ngát | Tân Thạnh | 28 | 5 | 1.4 | Đập đất |
| 150 |
|
|
|
4 | Đập Xẻo Lúa | Tân Thạnh Đông Hưng A | 18 | 5 | 1.4 | Đập đất |
| 120 |
|
|
|
5 | Đập Xẻo Nhàu Tả | Tân Thạnh | 14 | 5 | 1.4 | Đập đất |
| 120 |
|
|
|
6 | Đập Thuồng Luồng | Đông Hưng A | 25 | 5 | 1.4 | Đập đất |
| 170 |
|
|
|
7 | Đập Rọ Ghe | Đông Hưng A | 28 | 5 | 1.4 | Đập đất |
| 450 |
|
|
|
8 | Đập Chà Tre | Vân Khánh Đông | 16 | 5 | 1.4 | Đập đất |
| 60 |
|
|
|
9 | Đập Mương Đào | Vân Khánh Đông | 27 | 6 | 1.4 | Đập đất |
| 100 |
|
|
|
10 | Đập Rạch Ông (Đê QP) | Vân Khánh Đông | 22 | 5 | 1.4 | Đập đất |
| 60 |
|
|
|
II | An Biên |
|
|
|
|
|
| 623.00 | 623.00 | 10/2019 |
|
1 | Đập kênh 500 Vườn Cau giáp Kiểm 1 | Xã Hưng Yên | 13 | 3 |
| Đập đất |
| 20 |
|
|
|
2 | Đập kênh Công Điền | Xã Hưng Yên | 13 | 3 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
3 | Đập kênh … HTX Thành Đông | TT Thứ Ba | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 25 |
|
|
|
4 | Đập kênh ông Tà | TT Thứ Ba | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 25 |
|
|
|
5 | Đập kênh ông Đô | TT Thứ Ba | 12 | 3 |
| Đập đất |
| 25 |
|
|
|
6 | Đập kênh ông Trạng | TT Thứ Ba | 12 | 3 |
| Đập đất |
| 25 |
|
|
|
7 | Đập kênh ông Chí Hùng | TT Thứ Ba | 15 | 3 |
| Đập đất |
| 25 |
|
|
|
8 | Đập kênh ông 7 Trà | TT Thứ Ba | 12 | 3 |
| Đập đất |
| 25 |
|
|
|
9 | Đập k. Hậu 500 (3 Xệ) | Xã Đông Yên | 12 | 3 |
| Đập đất |
| 30 |
|
|
|
10 | Đập k. ông 2 Binh (ông Mạnh) | Xã Đông Yên | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 60 |
|
|
|
11 | Đập k. 40 - k. ngang xã | Xã Đông Yên | 11 | 3 |
| Đập đất |
| 15 |
|
|
|
12 | Đập k. Nhà Lầu - k. ngang xã (B.Đông) | Xã Đông Yên | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 16 |
|
|
|
13 | Đập k. Nhà Lầu - k. ngang xã (B.Tây) | Xã Đông Yên | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 16 |
|
|
|
14 | Đập nhà ông Ngoan (nhà Lầu- Quản Di) | Xã Đông Yên | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 25 |
|
|
|
15 | Đập k. Họa Hình - k. ngang xã (B Đông) | Xã Đông Yên | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 25 |
|
|
|
16 | Đập k. Họa Hình - k. ngang xã (B Tây) | Xã Đông Yên | 12 | 3 |
| Đập đất |
| 20 |
|
|
|
17 | Đập k. Họa Hình (Quản Di) | Xã Đông Yên | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 20 |
|
|
|
18 | Đập k. Trung Thành-k.ngang xã (B. Đông) | Xã Đông Yên | 12 | 3 |
| Đập đất |
| 30 |
|
|
|
19 | Đập k.Trung Thành - k. ngang … | Xã Đông Yên | 11 | 3 |
| Đập đất |
| 30 |
|
|
|
20 | Đập k. Trung Thành (Quản Di) | Xã Đông Yên | 13 | 3 |
| Đập đất |
| 20 |
|
|
|
21 | Đập k. 15 - k. ngang xã (B. Đông) | Xã Đông Yên | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 60 |
|
|
|
22 | Đập k. 15 - k. Lung xẻo Đước | Xã Đông Yên | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 16 |
|
|
|
23 | Đập k. 15 - k. Ranh | Xã Đông Yên | 10 | 3 |
| Đập đất |
| 20 |
|
|
|
III | Giang Thành |
|
|
|
|
|
| 100.00 | 100.00 | 10/2019 |
|
1 | Đập Cái Đôi | Xã Phú Lợi | 20 | 2 | 2.0 | Đập đất |
| 100 |
|
|
|
IV | Kiên Lương |
|
|
|
|
| 450.00 | 100.00 | 550.00 | 11/2019 |
|
1 | Đập kênh 5 | Xã Hòa Điền | 10 | 5 | 2.5 | Đập đất |
| 50 |
|
|
|
2 | Đập kênh 7 | Xã Hòa Điền | 10 | 5 | 2.5 | Đập đất |
| 50 |
|
|
|
3 | Đập kênh 2 | Xã Bình Trị | 15 | 5 | 2.5 | Đập đất | 150 |
|
|
|
|
4 | Đập kênh 500 | Xã Bình Tri | 15 | 5 | 2.5 | Đập đất | 150 |
|
|
|
|
5 | Đập kênh 5 Thước | Xã Bình Trị | 15 | 5 | 2.5 | Đập đất | 150 |
|
|
|
|
V | Gò Quao |
|
|
|
|
| 4,450.00 | 1,600.00 | 6,050.00 |
|
|
1 | Đập kênh Ông Ga | Vĩnh Phước B | 12 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
2 | Đập kênh Lộ Chủ Mon | Vĩnh Phước B | 32 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
3 | Đập kênh 10 Nam | Vĩnh Phước B | 10 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
4 | Đập kênh xẻo Cá (P.Thọ) | Vĩnh Phước B | 14 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
5 | Đập kênh Xáng Lộ nhựa (Xáng cụt) | Vĩnh Phước B | 18 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
6 | Đập kênh Xẻo Cá (P.Đạt) | Vĩnh Phước B | 19 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
7 | Đập kênh Cóng Xéo | Vĩnh Phước B | 20 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
8 | Đập kênh Năm Mai | Vĩnh Phước B | 19 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
9 | Đập kênh Ba Ca | Vĩnh Phước B | 16 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
10 | Đập kênh 2 Ngươn | Vĩnh Phước B | 10 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
11 | Đập kênh Đai Bân (Cầu Đỏ) | Vĩnh Phước B | 15 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
12 | Đập kênh Cây Điệp | TT Gò Quao | 31 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
13 | Đập kênh Dân Quân | TT Gò Quao | 15 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
14 | Đập kênh Mương Lộ | TT Gò Quao | 21 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
15 | Đập kênh Ba Láng | TT Gò Quao | 26 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
16 | Đập kênh Tư | Thới Quản | 23 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
17 | Đập kênh Rán 1 | Thới Quản | 14 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
18 | Đập kênh Xẻo Mủi | Thới Quản | 20 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
19 | Đập kênh Ba Cao | Thới Quản | 15 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
20 | Đập kênh Xã Thanh | Thới Quản | 15 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
21 | Đập kênh Cầu Dừa | Thới Quản | 15 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
22 | Đập kênh Cả Bần | Thủy Liễu | 30 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
23 | Đập kênh Đường Ruồng | Thủy Liễu | 30 | 05 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
24 | Đập kênh Ông Huề | Thủy Liễu | 19 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
25 | Đập kênh Đường Tắc | Thủy Liễu | 18 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
26 | Đập kênh Giải Phóng | Thủy Liễu | 16 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
27 | Đập kênh Chống Mỹ | Thủy Liễu | 15 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
28 | Đập kênh Xáng cặp KH5 (đ1) | Định Hòa | 11 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
29 | Đập kênh Xáng cặp KH5 (đ2) | Định Hòa | 17 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
30 | Đập kênh Bần Bé | Định Hòa | 15 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
31 | Đập kênh Cặp lộ nhựa Bần Bé | Định Hòa | 16 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
32 | Đập kênh Tà Khoa | Định Hòa | 14 | 04 |
| Đập đất |
| 50 |
|
|
|
33 | Đập kênh Lò Rèn | Vĩnh Phước B | 22 | 05 |
| Đập đất | 190 |
|
|
|
|
34 | Đập kênh Tú Giờ | Vĩnh Phước B | 19 | 05 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
35 | Đập kênh Năm Phát | Vĩnh Phước B | 20 | 05 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
36 | Đập kênh Năm Dần | Vĩnh Phước B | 24 | 05 |
| Đập đất | 200 |
|
|
|
|
37 | Đập kênh Ranh giáp VHHN | Vĩnh Phước B | 20 | 05 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
38 | Đập kênh 2 | Vĩnh Tuy | 22 | 05 |
| Đập đất | 190 |
|
|
|
|
39 | Đập kênh 3 | Vĩnh Tuy | 24 | 05 |
| Đập đất | 200 |
|
|
|
|
40 | Đập kênh 3 Cường | Vĩnh Tuy | 15 | 05 |
| Đập đất | 150 |
|
|
|
|
41 | Đập kênh Cống Đá | Vĩnh Tuy | 24 | 05 |
| Đập đất | 200 |
|
|
|
|
42 | Đập kênh Gốc Tre | Vĩnh Tuy | 27 | 05 |
| Đập đất | 200 |
|
|
|
|
43 | Đập kênh Xã | Vĩnh Tuy | 27 | 05 |
| Đập đất | 200 |
|
|
|
|
44 | Đập kênh Trâm Bầu | Vĩnh Tuy | 25 | 05 |
| Đập đất | 200 |
|
|
|
|
45 | Đập kênh 5 Nam | Vĩnh Tuy | 15 | 05 |
| Đập đất | 150 |
|
|
|
|
46 | Đập kênh Lộ xe (Phà Cầu Đỏ) | Vĩnh Tuy | 35 | 08 |
| Đập đất | 450 |
|
|
|
|
47 | Đập kênh Ông Bảy Vệ | Vĩnh Thắng | 12 | 04 |
| Đập đất | 140 |
|
|
|
|
48 | Đập kênh Rọc 7 Bỉ | Vĩnh Thắng | 14 | 04 |
| Đập đất | 140 |
|
|
|
|
49 | Đập kênh Rọc Lộ Xe | Vĩnh Thắng | 12 | 04 |
| Đập đất | 140 |
|
|
|
|
50 | Đập kênh Rọc 2 Lác | Vĩnh Thắng | 14 | 04 |
| Đập đất | 140 |
|
|
|
|
51 | Đập kênh Chín Lùn | Vĩnh Thắng | 16 | 04 |
| Đập đất | 150 |
|
|
|
|
52 | Đập kênh Tám Lợi | Vĩnh Thắng | 22 | 05 |
| Đập đất | 190 |
|
|
|
|
53 | Đập kênh Sơn Ca | Vĩnh Thắng | 12 | 04 |
| Đập đất | 140 |
|
|
|
|
54 | Đập kênh Cái Nhẩn | Vĩnh Thắng | 14 | 04 |
| Đập đất | 140 |
|
|
|
|
55 | Đập Ngã 3 kênh Bảy | Vĩnh Thắng | 22 | 05 |
| Đập đất | 200 |
|
|
|
|
56 | Đập Ngã 3 kênh Ông Cai | Vĩnh Thắng | 22 | 04 |
| Đập đất | 200 |
|
|
|
|
|
|
|
| 6,208.00 | 0 | 6,208.00 |
|
|
| ||
1 | Gò Quao |
|
|
|
| 5,550.00 |
| 5,550.00 |
|
|
|
1 | Đập kênh Lộ xe (Phà Xáng Cụt) | Vĩnh Thắng | 36 | 08 |
| Đập đất | 450 |
|
|
|
|
2 | Đập kênh Ông Cả | VHH Bắc | 20 | 05 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
3 | Đập kênh Mới | VHH Bắc | 30 | 08 |
| Đập đất | 400 |
|
|
|
|
4 | Đập kênh Ngan Châu | VHH Bắc | 30 | 05 |
| Đập đất | 400 |
|
|
|
|
5 | Đập kênh Ba Huân | VHH Bắc | 25 | 07 |
| Đập đất | 220 |
|
|
|
|
6 | Đập kênh Thủy Lợi | VHH Bắc | 20 | 05 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
7 | Đập kênh Ngã Cạy | VHH Bắc | 30 | 05 |
| Đập đất | 400 |
|
|
|
|
8 | Đập kênh Ba Hưởng | VHH Bắc | 20 | 05 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
9 | Đập kênh Sáu Kim | VHH Bắc | 25 | 05 |
| Đập đất | 220 |
|
|
|
|
10 | Đập kênh Nhánh Bửng Đế | VHH Bắc | 15 | 04 |
| Đập đất | 150 |
|
|
|
|
11 | Đập kênh Năm Đồng | VHH Nam | 15 | 05 |
| Đập đất | 150 |
|
|
|
|
12 | Đập kênh Xẻo Giá Nhỏ | VHH Nam | 20 | 07 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
13 | Đập kênh Xẻo Giá Lớn | VHH Nam | 35 | 08 |
| Đập đất | 450 |
|
|
|
|
14 | Đập kênh Tài Phú | VHH Nam | 35 | 08 |
| Đập đất | 450 |
|
|
|
|
15 | Đập kênh Ấp Chiến Lược | VHH Nam | 20 | 05 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
16 | Đập kênh Ba Thướt | VHH Nam | 15 | 05 |
| Đập đất | 150 |
|
|
|
|
17 | Đập kênh Bốn Thướt | VHH Nam | 20 | 05 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
18 | Đập kênh Cả Trâm | VHH Nam | 30 | 05 |
| Đập đất | 400 |
|
|
|
|
19 | Đập kênh Công Điền | VHH Nam | 20 | 05 |
| Đập đất | 180 |
|
|
|
|
20 | Đập kênh Đường Mây | VHH Nam | 40 | 08 |
| Đập đất | 450 |
|
|
|
|
II | Giồng Riềng |
|
|
|
|
| 658.00 |
| 658.00 | 12/2019 - 4/2020 |
|
1 | Kênh Ông Cớ - Kênh Nước Mặn | Xã Bàn Tân Định | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
2 | Rạch Chàm Chẹt Nhỏ - Kênh Nước Mặn | Xã Bàn Tân Định | 14 | 1.5 | 2 | Đập đất | 14 |
|
|
|
|
3 | Rạch Chàm Chẹt Nhỏ - Kênh Chùa | Xã Bàn Tân Định | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
4 | Kênh Đường Trâu Lớn - Kênh Chùa | Xã Bàn Tân Định | 14 | 1.5 | 2 | Đập đất | 14 |
|
|
|
|
5 | Kênh Ông Cẩn - Kênh Chùa | Xã Bàn Tân Định | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
6 | Kênh Đường Trâu Nhỏ - Kênh Chùa | Xã Bàn Tân Định | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
7 | Kênh Ông Cớ - Kênh Chùa | Xã Bàn Tân Định | 15 | 1.5 | 2 | Đập đất | 15 |
|
|
|
|
8 | Kênh Lung Ông Tà - Kênh Na Thum | Xã Bàn Tân Định | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
9 | Kênh 9 Tăng - Kênh KH13 | Xã Ban Tân Định | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
10 | Kênh 6 Vút - Kênh KH13 | Xã Bàn Tân Định | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
11 | Kênh 6 Ức - Kênh KH13 | Xã Bàn Tân Định | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
12 | Kênh Cơi 3 hai đầu | Xã Bàn Tân Định | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
13 | Kênh Cây Gòn hai đầu | Xã Bàn Tân Định | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
14 | Kênh 7 Hòn - Rạch Tà Yểm | Xã Bàn Thạch | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
15 | Kênh Cò Ke - Rạch Ngã Bát | Xã Bàn Thạch | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
16 | Kênh 6 Thước hai đầu | Xã Bàn Thạch | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
17 | Kênh 3 Đông giáp kênh Rạch Chanh 1 | Thị trấn GR | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
18 | Kênh 3 tàu giáp kênh GR-BN | Thị trấn GR | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 11 |
|
|
|
|
19 | Kênh 8 Khúc - kênh Nước Mặn | Xã Thạnh Hòa | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
20 | Kênh 3 Nhựt - kênh Nước Mặn | Xã Thạnh Hòa | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
21 | Kênh 3 Nhựt - kênh Bờ Chuối | Xã Thạnh Hòa | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
22 | Kênh Út Trắng hai đầu | Xã Thạnh Hòa | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
23 | Kênh Bờ Cảng - kênh Tắc | Xã Thạnh Hòa | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
24 | Rạch Tà Mách - sông Cái Bé | Xã Long Thạnh | 15 | 1.5 | 2 | Đập đất | 15 |
|
|
|
|
25 | Kênh 10 Cồ - sông Cái Bé | Xã Long Thạnh | 15 | 1.5 | 2 | Đập đất | 15 |
|
|
|
|
26 | Kênh Xẻo Chát - sông Cái Bé | Xã Long Thạnh | 17 | 1.5 | 2 | Đập đất | 17 |
|
|
|
|
27 | Rạch Đường Trâu - K. Đường Xuồng | Xã Long Thạnh | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
28 | Rạch Tà Mách - K. Đường Xuồng | Xã Long Thạnh | 15 | 1.5 | 2 | Đập đất | 15 |
|
|
|
|
29 | Kênh Xẻo Chát - K. Đường Xuồng | Xã Long Thạnh | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
30 | Rạch Đường Trâu hai đầu | Xã Long Thạnh | 15 | 1.5 | 2 | Đập đất | 15 |
|
|
|
|
31 | Kênh 4 Tổng - sông Cái Bé | Xã Long Thạnh | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
32 | Kênh 9 Nhóm - kênh Đường Gỗ | Xã Long Thạnh | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
33 | Kênh Ngọn Đường Gỗ - kênh Đường Gỗ | Xã Long Thạnh | 15 | 1.5 | 2 | Đập đất | 15 |
|
|
|
|
34 | Kênh Ngọn Đường Gỗ - kênh 3 Định | Xã Long Thạnh | 15 | 1.5 | 2 | Đập đất | 15 |
|
|
|
|
35 | Kênh Ngọn Đường Gỗ - sông Cái Bé | Xã Long Thạnh | 15 | 1.5 | 2 | Đập đất | 15 |
|
|
|
|
36 | Kênh Dòng Sầm hai đầu | Xã Vĩnh Thạnh | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
37 | Kênh 8 Chi hai đầu | Xã Vĩnh Thạnh | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
38 | Kênh Bà Chủ hai đầu | Xã Vĩnh Thạnh | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
39 | Kênh Rạch Phong Lưu - K. 6 Nheo | Xã Vĩnh Thạnh | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
40 | Kênh ông Chủ hai đầu | Xã Vĩnh Thạnh | 14 | 1.5 | 2 | Đập đất | 14 |
|
|
|
|
41 | Kênh Xã - Rạch Cây Dừa | Xã Vĩnh Thạnh | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
42 | Lung Cái Nai - K.Lộ Xe | Xã Vĩnh Thạnh | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
43 | Lung Cái Nai - sông Cái Bé | Xã Vĩnh Thạnh | 13 | 1.5 | 2 | Đập đất | 13 |
|
|
|
|
44 | Kênh Cây Vông - Kênh KH5 | Xã Vĩnh Thạnh | 15 | 1.5 | 2 | Đập đất | 15 |
|
|
|
|
45 | Kênh 4 Hiểu - kênh Chùa xóm Giữa | Xã Vĩnh Phú | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
46 | Kênh 4 Liễu - kênh 2 Thái | Xã Vĩnh Phú | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
47 | Kênh 4 Hiểu - kênh KH6 | Xã Vĩnh Phú | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
48 | Kênh 2 Lái - kênh Sóc Ven | Xã Vĩnh Phú | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
49 | Kênh 3 Rập - kênh 6 Thước | Xã Vĩnh Phú | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
50 | Kênh ông Chương - kênh 2 Thái | Xã Vĩnh Phú | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
51 | Kênh Cây Vông - Kênh KH6 | Xã Hòa Thuận | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
52 | Kênh 5 Phu - Kênh KH6 | Xã Hòa Thuận | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
53 | Kênh Cùng - sông Cái Bé | Xã Hòa Thuận | 12 | 1.5 | 2 | Đập đất | 12 |
|
|
|
|
54 | Kênh 4 Tưng - sông Cái Bé | Xã Hòa Thuận | 14 | 1.5 | 2 | Đập đất | 14 |
|
|
|
|
55 | Kênh Mới - sông Cái Bé | Xã Hòa Thuận | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
56 | Kênh Mới - K.Xáng Ô Môn | Xã Hòa Thuận | 10 | 1.5 | 2 | Đập đất | 10 |
|
|
|
|
- 1Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp phòng chống hạn, nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2017 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng chống hạn, nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2018 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 triển khai giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn do tác động của hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong mùa khô năm 2018-2019
- 4Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2019 về tổ chức ra quân làm thủy lợi và tăng cường giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2020 về ứng phó xâm nhập mặn, hạn hán trên diện rộng do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7Quyết định 3735/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 2Chỉ thị 27/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp phòng chống hạn, nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2017 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng chống hạn, nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2018 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 triển khai giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn do tác động của hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong mùa khô năm 2018-2019
- 5Công văn 6708/BNN-TCTL về chuẩn bị triển khai công tác phòng, chống xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2019 về tổ chức ra quân làm thủy lợi và tăng cường giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 8Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2020 về ứng phó xâm nhập mặn, hạn hán trên diện rộng do tỉnh Phú Yên ban hành
- 9Quyết định 3735/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2019 về thực hiện giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Số hiệu: 146/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Mai Anh Nhịn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra