Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/KH-UBND

Sơn La, ngày 10 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG KHÁC KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Thông tư số 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chi tiết Điều 4, Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Quyết định số 586/QĐ-BNN-TT ngày 12/02/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đến năm 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác kết hợp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2020 với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện rà soát chuyển đổi diện tích lúa nước không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất, năng suất thấp và diện tích lúa nương sản xuất kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả, cây mầu hàng năm, nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải thành vùng, lựa chọn cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi đảm bảo hiệu quả hơn trồng cây lúa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ.

Thực hiện việc chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải đảm bảo với quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, nhằm khai thác tốt những tiềm năng lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên, lao động của địa phương; hình thành vùng sản xuất hàng hóa theo hướng đa dạng hóa cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt.

2. Yêu cầu

- Thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chuyển đổi đất lúa phải đi liền với bảo vệ đất lúa...

- Diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác phải nằm trong quy hoạch (hoặc kế hoạch) chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương, đảm bảo phục hồi lại hiện trạng ban đầu để trồng lúa trở lại khi cần thiết và việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

II. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI

1. Diện tích chuyển đổi

Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh là 1.442,06 ha, trong đó: chuyển sang trồng cây hằng năm là 763,54 ha, chuyển sang trồng cây lâu năm là 674,30 ha, chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản là 4,22 ha (Chi tiết có phụ lục số 01 kèm theo). Cụ thể như sau:

a) Năm 2019

- Diện tích thực hiện chuyển đổi theo kế hoạch năm 2019 là 856,46 ha, trong đó diện tích chuyển đổi sang cây hàng năm là 432,94 ha; diện tích chuyển đổi đất lúa sang trồng cây lâu năm (cây ăn quả) là 420,30ha; diện tích chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp là 3,22 ha.

(Chi tiết có phụ lục số 02 kèm theo)

b) Năm 2020

- Diện tích thực hiện chuyển đổi theo kế hoạch năm 2020 là 605,6 ha trong đó diện tích chuyển đổi sang trồng cây hằng năm là 330,6 ha, diện tích chuyển đổi sang trồng cây lâu năm (cây ăn quả) là 254 ha, diện tích chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp là 1 ha.

(Chi tiết có phụ lục số 03 kèm theo)

2. Thời gian thực hiện: Năm 2019 - 2020.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về tuyên truyền

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn thực hiện chủ trương việc chuyển đổi diện tích lúa nước không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất, năng suất thấp và diện tích lúa nương sản xuất kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn.

- Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất.

2. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với sâu bệnh; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

3. Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, đảm bảo chất lượng cây giống và các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia tiêu thụ nông sản của tỉnh.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư hỗ trợ nông dân hướng dẫn sản xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.

- Tổ chức liên kết trong sản xuất, liên kết giữa nông dân với nông dân thành vùng hàng hóa, liên kết nông dân với doanh nghiệp để cung ứng vật tư, thu mua tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường công tác sơ chế, chế biến, sấy khô sản phẩm, gia công... để nâng cao chất lượng nông sản, tăng tỷ trọng hàng chế biến bằng công nghệ mới.

4. Giải pháp về nguồn lực

- Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác như: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững (chương trình 30a, 135...); Quyết định số 3067/QĐ-UBND ngày 17/12/2013 của UBND tỉnh Sơn La Quy định một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021; Quyết định 490/QĐ-UBND ngày 28/2/2019 của UBND tỉnh Sơn La ban hành phương án hỗ trợ cho các Hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020.

- Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn về cơ cấu loại cây trồng chuyển đổi, các biện pháp kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm,...

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành theo dõi đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo có hiệu quả; hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa trước ngày 25/12 theo đúng quy định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác kết hợp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La theo đúng quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Đưa kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vào kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp hàng năm của tỉnh.

- Tham mưu, ưu tiên bố trí nguồn vốn của Trung ương và địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện cho các vùng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa theo hướng tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư liên kết với người dân sản xuất tập trung tạo thành vùng sản xuất hàng hóa.

- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh những chính sách liên quan đến việc hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

4. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu bố trí kinh phí, hướng dẫn lồng ghép các chính sách để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Đề xuất các dự án khoa học công nghệ về chuyển giao các cây trồng mới để bổ sung vào cơ cấu giống phục vụ chuyển đổi; xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; ưu tiên sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học hằng năm thực hiện các dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

6. Sở Công Thương

- Chủ trì thực hiện việc quản lý công nghiệp chế biến, các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến và vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch Đầu tư thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm để tiêu thụ, xuất khẩu.

7. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Hướng dẫn Hợp tác xã, thành viên hợp tác xã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn phù hợp với chủ trương, chính sách của tỉnh.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

- Lập và ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo đúng quy hoạch, đúng mục đích sử dụng đất và định hướng lựa chọn cây trồng phù hợp vào sản xuất.

- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải phù hợp với cơ cấu cây trồng tại địa phương, hướng dẫn các hộ dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa nước không đảm bảo nước tưới, hiệu quả thấp sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Công khai thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác tại địa phương để người dân có nhu cầu chuyển đổi dễ thực hiện.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn huyện, thành phố theo quy định.

- Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và nông dân ký hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Tổng hợp báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ trước ngày 15/12 hằng năm để Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo theo quy định.

UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các sở, ngành để triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị UBND các huyện, thành phố có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Cục Trồng trọt;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ;
- Liên minh hợp tác xã tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, Phú 25b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Minh Hùng

 

PHỤ LỤC SỐ 01

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG KHÁC GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

STT

Các huyện, thành phố

Tổng diện tích kế hoạch chuyển đổi

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Chuyển sang trồng lúa, kết hợp với nuôi trồng thủy sản

Tổng

Lúa 1 vụ

a 2 vụ

Lúa nương

Tổng

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

Lúa nương

Tổng

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

 

Tổng số

1.442,06

763,54

259,10

220,44

284,00

674,30

3,80

3,40

667,10

4,22

0,96

3,26

1

Thành Phố

40,04

39,84

-

39,84

-

0,20

0,20

-

-

-

-

-

2

Quỳnh Nhai

60,00

20,00

-

-

20,00

40,00

-

-

40,00

-

-

-

3

Thuận Châu

114,25

113,00

0,50

112,50

-

-

-

-

-

1,25

0,50

0,75

4

Mường La

4,00

4,00

4,00

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5

Bắc Yên

14,60

3,10

1,00

2,10

-

11,50

-

-

11,50

-

-

-

6

Phù Yên

113,00

106,00

40,00

66,00

-

7,00

3,60

3,40

-

-

-

-

7

Mộc Châu

100,00

-

-

-

-

100,00

-

-

100,00

-

-

-

8

Yên Châu

155,00

-

-

-

-

155,00

-

-

155,00

-

-

-

9

Mai Sơn

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

10

Sông Mã

556,71

272,60

8,60

-

264,00

281,60

-

-

281,60

2,51

-

2,51

11

Sốp Cộp

10,46

-

-

-

-

10,00

-

-

10,00

0,46

0,46

-

12

Vân Hồ

274,00

205,00

205,00

-

-

69,00

-

-

69,00

-

-

-

 

PHỤ LỤC SỐ 02:

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG KHÁC NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

STT

Các huyện, thành phố

Tổng diện tích kế hoạch chuyển đổi

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Chuyển sang trồng lúa, kết hợp với nuôi trồng thủy sản

Tổng

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

Lúa nương

Tổng

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

Lúa nương

Tổng

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

 

Tổng số

856,46

432,94

76,30

82,64

274,00

420,30

3,80

3,40

413,10

3,22

0,46

2,76

1

Thành Phố

10,74

10,54

 

10,54

 

0,20

0,20

 

 

0,00

 

 

2

Quỳnh Nhai

30,00

10,00

 

 

10,00

20,00

 

 

20,00

0,00

 

 

3

Thuận Châu

56,25

56,00

 

56,00

 

0,00

 

 

 

0,25

 

0,25

4

Mường La

0,00

0,00

 

 

 

0,00

 

 

 

0,00

 

 

5

Bắc Yên

14,60

3,10

1,00

2,10

 

11,50

 

 

11,50

0,00

 

 

6

Phù Yên

59,00

52,00

38,00

14,00

 

7,00

3,60

3,40

 

0,00

 

 

7

Mộc Châu

50,00

0,00

 

 

 

50,00

 

 

50,00

0,00

 

 

8

Yên Châu

40,00

0,00

 

 

 

40,00

 

 

40,00

0,00

 

 

9

Mai Sơn

0,00

0,00

 

 

 

0,00

 

 

 

0,00

 

 

10

Sông Mã

556,71

272,60

8,60

 

264,00

281,60

 

 

281,60

2,51

 

2,51

11

Sốp Cộp

10,46

0,00

 

 

 

10,00

 

 

10,00

0,46

0,46

 

12

Vân Hồ

28,70

28,70

28,70

 

 

0,00

 

 

 

0,00

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 03:

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG KHÁC NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

STT

Các huyện, thành phố

Tổng diện tích kế hoạch chuyển đổi

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Cây hàng năm

Cây lâu năm

Chuyển sang trồng lúa, kết hợp với nuôi trồng thủy sản

Tổng

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

Lúa nương

Tổng

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

Lúa nương

Tổng

Lúa 1 vụ

Lúa 2 vụ

 

Tổng số

585,60

330,60

182,80

137,80

10,00

254,00

0,00

0,00

254,00

1,00

0,50

0,50

1

Thành Phố

29,30

29,30

 

29,30

 

0,00

 

 

 

0,00

 

 

2

Quỳnh Nhai

30,00

10,00

 

 

10,00

20,00

 

 

20,00

0,00

 

 

3

Thuận Châu

58,00

57,00

0,50

56,50

 

 

 

 

 

1,00

0,50

0,50

4

Mường La

4,00

4,00

4,00

 

 

 

 

 

 

0,00

 

 

5

Bắc Yên

0,00

0,00

 

 

 

0,00

 

 

 

0,00

 

 

6

Phù Yên

54,00

54,00

2,00

52,00

 

0,00

 

 

 

0,00

 

 

7

Mộc Châu

50,00

0,00

 

 

 

50,00

 

 

50,00

0,00

 

 

8

Yên Châu

115,00

0,00

 

 

 

115,00

 

 

115,00

0,00

 

 

9

Mai Sơn

0,00

0,00

 

 

 

0,00

 

 

 

0,00

 

 

10

Sông Mã

0,00

0,00

 

 

 

0,00

 

 

 

0,00

 

 

11

Sốp Cộp

0,00

0,00

 

 

 

0,00

 

 

 

0,00

 

 

12

Vân Hồ

245,30

176,30

176,30

 

 

69,00

 

 

69,00

0,00

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2019 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang cây trồng khác kết hợp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2020

  • Số hiệu: 142/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 10/06/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Lò Minh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/06/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản