Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1367/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 01 tháng 04 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 124/QĐ-TTG NGÀY 16/01/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TIẾP TỤC CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014-2020”

Thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020; Kế hoạch số 1746/KH-BNV ngày 26/5/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cán bộ, công chức cấp xã); Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện và báo cáo Bộ Nội vụ xem xét, cho ý kiến để làm cơ sở tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

- Tiếp tục củng cố kiện toàn chính quyền cơ sở và đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã thuộc 06 huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Minh Long giai đoạn 2015-2020 của tỉnh Quảng Ngãi để nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian đến.

- Ngoài các nội dung đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ và theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của 06 huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Minh Long giáp các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có 3 huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ và 03 huyện Trà Bồng, Tây Trà, Minh Long được tỉnh và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đề nghị xin Trung ương bổ sung để hưởng theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ và đang chờ Trung ương phê duyệt; cụ thể giai đoạn từ 2015-2020 đào tạo bồi dưỡng văn hóa Trung học phổ thông cho 134 lượt người, bồi dưỡng trung cấp hành chính, trung cấp lý luận chính trị cho 603 lượt người; bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính, kiến thức Quốc phòng - An ninh, tin học cho 871 lượt người và bồi dưỡng tiếng dân tộc cho 201 lượt người.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Nhằm củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở 06 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Tiếp tục thực hiện các chính sách hiện hành

a) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở để đạt chuẩn và đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về vị trí việc làm;

b) Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ cơ sở, đặc biệt là người dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng yêu cầu về cán bộ, công chức cơ sở cho nhiệm kỳ 2016 - 2021 và những năm tiếp theo;

c) Tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức tăng cường về cơ sở, nhất là đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định tại Quyết định số 56/2006/QĐ- TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Thực hiện tốt Quyết định số 8738-QĐ/TU ngày 02/12/2008 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc ban hành Đề án đào tạo, tuyển chọn, chuẩn hóa cán bộ, chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 458/2008/QĐ-UBND ngày 26/12/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác ở cấp xã, phường, thị trấn.

2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định

a) Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2020:

- 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông;

- 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên;

- 100% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, 100% công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên;

- 85% trở lên cán bộ, công chức cấp xã là người Kinh công tác tại vùng dân tộc thiểu số sử dụng được một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác;

- 80% trở lên cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và kiến thức quốc phòng, an ninh, tin học văn phòng;

- 100% đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn được bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động để phát huy vai trò, chức năng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

b) Chỉ tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:

- Chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng: Từ nay đến năm 2020, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn cho 1.809 lượt người, trong đó: 134 lượt người có trình độ văn hóa trung học phổ thông, 268 lượt người có trình độ trung cấp về chuyên môn hoặc trung cấp quản lý hành chính nhà nước, 335 lượt người về lý luận chính trị, 201 lượt người về tiếng dân tộc và 871 lượt người về kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, kiến thức quốc phòng, an ninh, tin học văn phòng.

- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:

+ Về văn hóa Trung học phổ thông: Chú trọng đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Ở những vùng này, nếu cán bộ, công chức còn trẻ, có tiềm năng, là nguồn sử dụng lâu dài thì có thể đào tạo, bồi dưỡng các tiêu chuẩn còn thiếu để đảm bảo ổn định đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tại chỗ.

+ Về chuyên môn nghiệp vụ: Đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo đúng chuyên ngành liên quan tới nhiệm vụ quản lý tại địa bàn theo vị trí chức danh. Việc đào tạo đại học cho cán bộ, công chức cấp xã không đặt ra theo Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà thực hiện theo chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Về lý luận chính trị: Đào tạo trung cấp lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức cấp xã.

+ Về Quản lý nhà nước: Đào tạo trung cấp quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức chuyên môn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã

+ Về tiếng dân tộc: Theo Quyết định số 124/QĐ-TTg tập trung bồi dưỡng chủ yếu cho cán bộ, công chức là người Kinh đang công tác tại 06 huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc nhưng chưa biết tiếng dân tộc.

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và kiến thức quốc phòng, an ninh, tin học văn phòng cho cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh, vị trí việc làm.

3. Hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị

Đẩy mạnh, tăng cường cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt các hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở: Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc của các xã, thị trấn và trang bị cơ sở vật chất đủ điều kiện, trang thiết bị làm việc; xây dựng nhà hội họp, sinh hoạt văn hóa ở thôn, buôn, ... theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm; đẩy mạnh tin học hóa, internet nền hành chính cấp xã.

4. Các giải pháp

a) Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã giai đoạn 2015 - 2020 để nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ công vụ. Ngoài nội dung đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015, cũng như Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; từ nay đến năm 2020, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn cho 1.809 lượt người.

b) Thực hiện các đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng miền núi; chú trọng công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số đảm bảo đủ các tiêu chuẩn để bố trí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã, đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch và bố trí sử dụng, bảo đảm bố trí, sắp xếp tỷ lệ hợp lý cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc đổi mới, cải tiến nội dung, chương trình và phương thức đào tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng, từng chức danh. Tăng cường kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

c) Tiếp tục tăng cường, luân chuyển cán bộ về cơ sở đối với những nơi chưa chuẩn bị đủ nguồn cán bộ và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã trọng điểm về an ninh chính trị. Chế độ, chính sách đối với các đối tượng này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện tốt Quyết định số 8738-QĐ/TU ngày 02/12/2008 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc ban hành Đề án đào tạo, tuyển chọn, chuẩn hóa cán bộ, chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 458/2008/QĐ-UBND ngày 26/12/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác ở cấp xã, phường, thị trấn.

d) Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND cấp xã; đổi mới nội dung các kỳ họp, làm tốt chức năng quyết định và chức năng giám sát của HĐND cấp xã; thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành của UBND cấp xã trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Quan tâm công tác phát triển đảng viên, nhất là đảng viên người dân tộc thiểu số; thực hiện đưa Già làng, người có uy tín tham gia vào Mặt trận ở thôn hoặc làm trưởng, phó các thôn, buôn để phát huy tốt vai trò của Già làng, người có uy tín trong việc vận động quần chúng thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

e) Kết hợp nguồn vốn của Trung ương và ngân sách địa phương để tiếp tục thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản các xã, thị trấn có trụ sở làm việc được kiên cố hóa, đủ điều kiện làm việc; mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã có phòng làm việc riêng và được trang bị máy vi tính nối mạng internet; mỗi thôn, buôn, khu phố đều có trụ sở để sinh hoạt, hội họp.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự toán kinh phí thực hiện Đề án

Dự toán tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2015 - 2020 là 182.319.050.0000 đồng, trong đó:

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: 23.858.450.000 đồng (chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm).

- Kinh phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc xã, thị trấn: 152.000.000.000 đồng (chi tiết theo Phụ lục 2 kèm theo).

- Kinh phí mua sắm mới, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị làm việc: 6.460.600.000 đồng (chi tiết theo Phụ lục 3 kèm theo).

2. Phân kỳ kinh phí từng năm

Phân kỳ kinh phí từng năm và giai đoạn như sau:

Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT

Nội dung

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Giai đoạn 2015-2020

1

Đào tạo, bồi dưỡng

3.000.000

4.000.000

4.500.000

4.000.000

4.500.000

3.858.450

23.858.450

2

Xây dựng, sửa chữa trụ sở

16.000.000

24.000.000

32.000.000

36.000.000

24.000.000

20.000.000

152.000.000

3

Mua mới, sửa chữa trang thiết bị

1.100.000

1.100.000

1.100.000

1.100.000

1.100.000

960.600

6.460.600

Tổng cộng:

20.100.000

29.100.000

37.600.000

41.100.000

29.600.000

24.819.050

182.319.050

3. Nguồn kinh phí

a) Ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương là 70% nhu cầu đối với nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở từ nguồn chi sự nghiệp đào tạo của ngân sách trung ương; đồng thời, lồng ghép từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b) Ngân sách tỉnh bảo đảm 30% để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hằng năm và hỗ trợ trang, thiết bị cho các tổ chức trong hệ thống chính trị ở chính quyền cơ sở; đồng thời kết hợp nguồn kinh phí từ các chương trình, đề án, dự án quốc gia liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn vùng giáp Tây Nguyên.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với UBND 06 huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Minh Long và các ngành chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo từng năm, từng chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thực hiện tốt các chỉ tiêu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đề ra trong kế hoạch này.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch và những vướng mắc, kiến nghị, đề xuất trong quá trình thực hiện ở các địa phương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các địa phương liên quan rà soát, đề xuất kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc cấp xã và trang bị cơ sở vật chất đủ điều kiện làm việc; xây dựng nhà hội họp, sinh hoạt văn hóa ở thôn, buôn, khu phố.

3. Sở Tài chính

Chủ trì hướng dẫn sử dụng kinh phí, tổng hợp, quyết toán kinh phí thực hiện Đề án có hiệu quả.

4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh đối với đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở; tập trung xây dựng lực lượng công an cơ sở và dân quân tự vệ vững mạnh là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân ở cơ sở khu vực 06 huyện miền núi giáp Tây Nguyên của tỉnh Quảng Ngãi.

5. Đài phát thanh truyền hình Quảng Ngãi

Tăng cường thời lượng phát sóng tiếng dân tộc trên sóng phát thanh truyền hình của tỉnh.

6. UBND các huyện: Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Minh Long

- Chủ động phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này. Chú trọng công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt nhiệm kỳ 2016 - 2021.

- Báo cáo định kỳ hàng năm cho UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này ở địa phương mình quản lý.

- Tăng cường thời lượng phát sóng tiếng dân tộc trên sóng phát thanh của địa phương.

Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Quảng Ngãi. Kính đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xem xét, thống nhất và bố trí ngân sách hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi làm cơ sở tổ chức thực hiện theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (báo cáo);
- Bộ Tài chính (báo cáo);
- Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (báo cáo);
- Vụ Đào tạo, CQĐP- Bộ Nội vụ;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- UBND huyện: Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long, Tây Trà, Sơn Tây;
- VPUB: C, PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, NCnvhuy187.

CHỦ TỊCH




Lê Viết Chữ

 

PHỤ LỤC 01

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ

TT

Nội dung chi

Văn hóa (THPT)

Trung cấp hành chính

Trung cấp Lý luận chính trị

Bồi dưỡng tiếng dân tộc

Bồi dưỡng QLHCNN, QP-AN, tin học (9 lớp)

Định mức chi

Thành tiền

Định mức chi

Thành tiền

Định mức chi

Thành tiền

Định mức chi

Thành tiền

Định mức chi

Thành tiền

1

Học phí

300.000,đ/ người/tháng x 09 tháng/năm x 03 năm x 134 lượt người

1.085.400.000,

2.000.000,đ/ người/học kỳ x 02 học kỳ/năm x 02 năm x 268 lượt người

2.144.000.000,

2.000.000,đ/ người /học kỳ x 02 học kỳ x 335 lượt/người

1.340.000.000,

 

 

 

 

2

Tài liệu

300.000, đ/ người/năm x 03 năm x 134 lượt người

120.600,000,

500.000,đ/ người/năm x 02 năm x 268 lượt người

268.000.000,

500.000,đ/ người x 335 lượt/người

167.500,000,

200.000,đ/ người x 201 lượt người

40.200.000,

100.000,đ/ người x 871 lượt người

87.100.000,

3

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

50.000,đ/ người/ngày x 265, ngày (thực học)/ năm x 03 năm x 134 lượt người

5.326.500,000,

50.000,đ/ người/ ngày x 265, ngày (thực học) /năm x 02 năm x 268 lượt người

7.102.000.000,

50.000,đ/người /ngày x 160 ngày (thực học) x 335 lượt/ người

2.680.000.000,

50.000, đ/ người/ ngày x 72, ngày (thực học) x 201 lượt người

723.600.000,

50.000,đ/ người/ ngày x 15 ngày (thực học) x 871 lượt người

653,250.000

4

Khảo sát thực tế

 

 

 

 

3.500.000,đ/ người x 335 lượt/người

1.172,500.000,

 

 

 

 

5

Thù lao giảng viên

 

 

 

 

 

 

1.000.000, đ ngày x 72 ngày (thực học) x 2 lớp

144.000.000,

1.000.000,đ. ngày x 15 ngày (thực học) x 9 lớp

135.000.000

6

Thuê hội trường + VP phẩm, điện, nước...

 

 

 

 

 

 

2.000,000,đ/ ngày x 72 ngày (thực học) x 2 lớp

288.000.000,

2.000.000, đ/ngày x 15 ngày,(thực học) x 9 lớp

270.000.000,

7

Quản lý, phục vụ lớp học

 

 

 

 

 

 

100.000, đ/ người/ngày x 02,người x 72, ngày (thực học) x 2 lớp

28.800.000,

100.000,đ/ người/ngày x 02 người/lớp x 15 ngày (thực học) x 9 lớp

27.000.000,

8

Khai, bế giảng, cấp chứng chỉ

 

 

 

 

 

 

5.000.000,đ/ lớp x 2 lớp

10.000.000

5.000.000/ lớp x 9 lớp

45.000.000,

Cộng:

6.532.500.000,

9.514.000.000,

5.360.000.000,

1.234.600.000,

1.217.350.000,

Tổng cộng:

23.858.450,000,đ (Hai mươi ba tỷ, tám trăm năm mươi tám triệu bốn trăm năm mươi ngàn đồng)

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG, SỬA CHỮA, NÂNG CẤP TRỤ SỞ LÀM VIỆC

STT

Huyện/ Kinh phí

Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc xã

Năm 2015

Năm 2015

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Ba Ta

Ba Vì

Ba Lế

Ba Bích, Ba Thành

Ba Vinh, Ba Điền

Ba Liên

Ba Trung

2

Sơn Hà

Sơn Thượng

Sơn Trung

Sơn Hải

Sơn Hạ, Sơn cao

Sơn Linh

Sơn Giang

3

Sơn Tây

 

Sơn Bua

Sơn Lập

Sơn Dung

 

 

4

Minh Long

 

Long Mai

Long Sơn

Thanh An

Long Hiệp

 

5

Tây Trà

Trà Thanh

Trà Thọ

Trà Xinh

Trà Quân, Trà Trung

Trà Nham, Trà Lãnh

Trà Khê

6

Trà Bồng

Trà Lâm

Trà Bình

Trà Bùi, Trà Hiệp

Thị trấn Trà Xuân

Trà Thủy

Trà Phú, Trà Giang

 

Kinh phí:

16.000.000.000

24.000.000.000

32.000.000.000

36.000.000.000

24.000.000.000

20.000.000.000

 

Tổng cộng:

152.000.000.000 đ (Mt trăm năm mươi hai tỷ đồng).

 

PHỤ LỤC 3

DỰ TOÁN KINH PHÍ MUA MỚI, SỬA CHỮA TRANG THIẾT BỊ LÀM VIỆC

STT

Trang thiết bị

Mua mới

Sửa chữa

Cộng

Số lượng

Đơn giá (đồng/cái)

Thành tiền (đồng)

Số lượng

Đơn giá (đồng/cái)

Thành tiền (đồng)

1

Máy vi tính

213

9.000.000

1.917.000.000

71

1.500.000

106.500.000

2.023.500.000

2

Máy Photocopy

37

40.000.000

1.480.000.000

16

6.000.000

96.000.000

1.576.000.000

3

Tủ hồ sơ

346

4.000.000

1.384.000.000

105

1.000.000

105.000.000

1.489.000.000

4

Bàn làm việc

476

1.500.000

714.000.000

170

500.000

85.000.000

799.000.000

5

Ghế ngồi

1648

300.000

494.400.000

787

100.000

78.700.000

573.100.000

Tổng cộng:

6.460.600.000đ (Sáu tỷ, bốn trăm sáu mươi triệu sáu trăm nghìn đồng).

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1367/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 124/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020" do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

  • Số hiệu: 1367/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 01/04/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Lê Viết Chữ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản