ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1335/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 15 tháng 5 năm 2018 |
Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 06/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới.
- Chỉ đạo rà soát, củng cố tổ chức, hoạt động của các thiết chế văn hóa - thông tin ở cơ sở, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
- Kịp thời thông tin chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng nhiều thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.
- Chủ động tuyên truyền phản bác thông tin sai trái, xấu độc, xuyên tạc, góp phần củng cố sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở cơ sở và từ cơ sở.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban ngành, đơn vị triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch.
- Bảo đảm thông tin thiết yếu phải kịp thời, chính xác đến với người dân, chú trọng người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Thông tin chính xác, kịp thời tình hình thời sự, chính trị; chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh; góp phần tuyên truyền phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, củng cố khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội từ cơ sở.
1. Mục tiêu
- Sau khi Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành tất cả các huyện, thành phố các xã, phường, thị trấn triển khai xây dựng Kế hoạch hoạt động thông tin cơ sở
- Từ năm 2019, các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh có sản phẩm, nội dung thông tin phục vụ hoạt động thông tin cơ sở.
- Đến năm 2019, 100% cán bộ cấp xã được tiếp cận với các sản phẩm truyền thông phục vụ hoạt động thông tin cơ sở do các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh sản xuất.
- Đến năm 2020, hầu hết các xã xây dựng được Bản tin thông tin cơ sở điện tử (Trang thông tin điện tử).
- Phấn đấu đến năm 2020, các xã có Trạm Truyền thanh tự xây dựng nội dung sản xuất được các chương trình phát trên hệ thống Trạm Truyền thanh xã và cộng tác với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện.
- Đến năm 2020, tất cả các thôn, xóm trên địa bàn tỉnh có Bảng tin công cộng.
- Đến năm 2020, 100% số xã có hoạt động cung cấp thông tin cho người dân về những vấn đề chủ yếu sau đây:
+ Chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở.
+ Thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, bao gồm:
Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và các kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; thông tin liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương; về sự cố, các tình huống khẩn cấp xảy ra hoặc có ảnh hưởng đến địa phương; thông tin định hướng dư luận phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc, các biểu hiện vi phạm pháp luật; thông tin về gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; thông tin về các sản phẩm, hàng hóa nông sản tiêu biểu của địa phương, thị trường, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân địa phương.
+ Thông tin về sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở.
- Từ 2018, công chức văn hóa cấp xã, cán bộ vận hành Đài Truyền thanh xã và báo cáo viên chuyên ngành được tập huấn nghiệp vụ truyền thông cơ sở. Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ công chức, cán bộ này được tập huấn nghiệp vụ truyền thông cơ sở.
2. Nhiệm vụ
- Tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới và Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở trong toàn hệ thống chính trị, từ cấp tỉnh đến cơ sở. Đảm bảo toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của thông tin cơ sở trong tình hình mới.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin cơ sở ở các cấp, các ngành phù hợp với đặc điểm tình hình đơn vị, địa phương.
- Hướng dẫn thực hiện các hoạt động thông tin cơ sở cho các đơn vị và đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở các cấp.
- Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác thông tin cơ sở cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở các cấp.
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai các chỉ thị, quyết định, kế hoạch hoạt động thông tin cơ sở ở các cấp.
- Sơ kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác triển khai hoạt động thông tin cơ sở trong tình hình mới.
3. Hình thức thông tin
Tùy theo điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị có thể sử dụng các hình thức thông tin phù hợp để cung cấp nội dung thông tin đã nêu tại kế hoạch này, gồm:
- Sử dụng hệ thống Đài, Trạm Truyền thanh cấp xã.
- Xuất bản bản tin thông tin cơ sở.
- Xuất bản tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở.
- Thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
- Bảng tin công cộng.
- Đăng tải trên Trang thông tin điện tử cấp xã;
- Các hình thức thông tin cơ sở khác.
1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác thông tin cơ sở
Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí của tỉnh cần quán triệt, tuyên truyền những nội dung cơ bản Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư; Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở và các văn bản có liên quan đến công tác thông tin cơ sở nhằm nâng cao nhận thức về phạm vi, ý nghĩa, vai trò của công tác thông tin cơ sở, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
2. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ hiện đại cho hệ thống thông tin cơ sở
- Quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thông, truyền thông đa phương tiện cho hệ thống thông tin cơ sở. Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác đưa thông tin về cơ sở được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống truyền thanh cấp xã giúp người dân được tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.
- Cung cấp các sản phẩm truyền thông đa phương tiện phù hợp cho cơ sở như: Đĩa tiếng, đĩa hình, bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh, tờ rơi, tờ gấp phục vụ hoạt động thông tin cơ sở.
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Cung cấp dịch vụ viễn thông băng rộng đa dạng đến với người dân.
- Xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thông tin cơ sở vào các vùng đặc biệt khó khăn như lập mới các bảng tin công cộng để phục vụ lợi ích cho cả chính quyền người dân và doanh nghiệp ở cơ sở.
- Đẩy mạnh hoạt động của Cổng thông tin điện tử và các Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
- Sử dụng mạng thông tin nội bộ hoặc thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
- Lồng ghép cung cấp thông tin trong quá trình triển khai nhiệm vụ và các hình thức thông tin khác tại cơ sở.
3. Tăng cường công tác chỉ đạo, rà soát, củng cố hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở hiện có
Rà soát, nâng cao chất lượng hoạt động của các Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Trạm Truyền thanh cấp xã, đội tuyên truyền lưu động cấp huyện, điểm bưu điện - văn hóa xã, tủ sách pháp luật, cụm thông tin cổ động nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, thư viện, bảng tin công cộng...đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
4. Củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở từ tỉnh đến cơ sở về cả số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý
- Củng cố, ổn định và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở cấp huyện, xã. Hàng năm, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thông tin cơ sở từ tỉnh, huyện, xã. Chú trọng nâng cao kỹ thuật vận hành, khai thác và sử dụng hiệu quả Trạm Truyền thanh và các trang thiết bị tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở.
- Xây dựng, bổ sung chế độ, chính sách đối với đội ngũ làm công tác thông tin cơ sở cấp xã.
- Kinh phí thực hiện hoạt động thông tin cơ sở từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao trong dự toán hằng năm.
- Kinh phí từ các chương trình, dự án khác được lồng ghép để thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân đóng góp và các nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về thông tin cơ sở, gồm:
Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch, chính sách phát triển thông tin cơ sở của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và theo quy định của pháp luật.
Xây dựng, tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, các quy chế, quy định về thông tin cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở tại địa phương.
Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho nhân lực hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.
Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác thông tin ở cơ sở; bảo đảm quản lý thống nhất về hạ tầng thông tin ở cơ sở.
Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn đảm bảo hoạt động cung cấp các dịch vụ thông tin truyền thông, đáp ứng tốt nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Bộ Thông tin và Truyền thông để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở theo thẩm quyền.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động đội tuyên truyền lưu động cấp huyện, cụm thông tin cổ động nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thư viện...
Hướng dẫn thực hiện hoạt động thông tin cổ động trực quan trên địa bàn theo Quy hoạch quảng cáo ngoài trời của tỉnh.
Tổ chức nghiên cứu, đề xuất xây dựng hoặc thẩm định các nội dung tuyên truyền cổ động theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên địa bàn.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạch hoạt động tuyên truyền cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, thi sáng tác tranh cổ động, cụm cổ động; cung cấp tài liệu tuyên truyền cổ động, tranh cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền lưu động cấp huyện, cụm thông tin cổ động nhà văn hóa, tuyên truyền bằng hệ thống loa truyền thanh xã… cho công chức Phòng Văn hóa - Thông tin, viên chức Trung tâm văn hóa và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Hướng dẫn, kiểm tra việc trang trí, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.
3. Sở Nội vụ
Hướng dẫn rà soát, củng cố, tổ chức lại theo thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở hiện có (Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và Trạm Truyền thanh cơ sở, Đội tuyên truyền lưu động cấp huyện, điểm bưu điện - văn hóa xã, tủ sách pháp luật, Cụm thông tin cổ động nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, thư viện...) đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và phù hợp với thực tế địa phương trong tình hình mới.
4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tham mưu cho UBND tỉnh:
- Hướng dẫn công tác quản lý tài chính, kiểm tra thực hiện thanh quyết toán hoạt động thông tin cơ sở theo quy định hiện hành.
- Xem xét, quyết định phân bổ vốn để thực hiện kế hoạch từ các nguồn vốn do Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, quản lý.
5. Các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
- Xây dựng Kế hoạch đưa thông tin báo chí, thông tin chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh về cơ sở.
- Sản xuất các sản phẩm, chương trình truyền thông chuyên đề cơ sở theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân ở từng vùng, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào theo đạo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn ít có điều kiện tiếp cận thông tin.
6. Các Sở, ban, ngành
- Xây dựng, kiện toàn và phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn hoạt động, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.
- Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng bản tin thông tin cơ sở; bản tin thông tin cơ sở điện tử (trang thông tin điện tử), bảng tin công cộng; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở.
- Tổ chức biên soạn, cung cấp tài liệu tuyên truyền cho hoạt động thông tin cơ sở theo kế hoạch của tỉnh.
- Cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin và hoạt động thông tin cơ sở chuyên ngành (Tủ sách pháp luật, Trung tâm học tập cộng đồng...)
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở trực thuộc theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Sở Thông tin và Truyền thông để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn, có trách nhiệm:
- Xây dựng Kế hoạch cụ thể hoạt động thông tin cơ sở ở địa phương.
- Tổ chức thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch, chính sách phát triển thông tin cơ sở trên địa bàn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thông tin cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở trên địa bàn.
- Tổ chức cung cấp thông tin, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở của địa phương theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Sở Thông tin và Truyền thông để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Xây dựng Kế hoạch cụ thể hoạt động thông tin cơ sở ở cấp xã.
+ Tổ chức cung cấp thông tin thường xuyên, quản lý thời lượng phát sóng, chất lượng nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn. Quy định cụ thể nội dung chương trình, thời điểm, địa điểm, thời lượng, âm lượng phát thanh, truyền thanh của Trạm Truyền thanh xã, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; đảm bảo các yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của hệ thống thông tin cơ sở, đáp ứng nhu cầu thông tin tuyên truyền của người dân trên địa bàn, phù hợp với các quy định của pháp luật.
+ Quản lý việc lập bảng tin công cộng và nội dung thông tin trên bảng tin công cộng theo quy định của pháp luật; phối hợp, tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp lập bảng tin công cộng và cung cấp thông tin trên bảng tin công cộng trên địa bàn.
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở của địa phương theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch và chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin cơ sở theo đúng quy định. Định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 11) báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện (qua Sở Thông tin và Truyền thông).
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tăng cường phối hợp về công tác thông tin cơ sở.
3. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối theo dõi, phối hợp cùng các cơ quan liên quan giúp UBND tỉnh trong chỉ đạo, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình kết quả thực hiện cũng như các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh bổ sung, sửa đổi chính sách về công tác thông tin cơ sở trước ngày 15/12 hàng năm.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW về Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; và Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở; trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 3568/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án tổ chức, hoạt động Thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018–2020, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 43/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động thông tin cơ sở tại thành phố Hải Phòng
- 4Kế hoạch 792/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 52/2016/QĐ-TTg Quy chế Hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 5Kế hoạch 4937/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quy chế hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 6Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về tăng cường hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020-2025
- 7Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2020 về triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng Công nghệ Thông tin trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW về Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; và Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở; trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 3568/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án tổ chức, hoạt động Thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018–2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 43/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động thông tin cơ sở tại thành phố Hải Phòng
- 5Kế hoạch 792/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 52/2016/QĐ-TTg Quy chế Hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Kế hoạch 4937/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quy chế hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về tăng cường hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020-2025
- 8Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2020 về triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng Công nghệ Thông tin trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Kế hoạch 1335/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở do tỉnh Cao Bằng ban hành
- Số hiệu: 1335/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Trịnh Hữu Khang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định