Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1334/KH-UBND

Gia Lai, ngày 05 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2023

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021-2025;

Căn cứ Chương trình số 29-CTr/TU ngày 20/01/2022 của Tỉnh ủy Gia Lai về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Căn cứ Quyết định 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023;

Căn cứ Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Căn cứ Kế hoạch số 1290/KH-UBND ngày 01/6/2023 của UBND tỉnh về Sửa đổi, bổ sung Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023 (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2022

1. Đánh giá chung kết quả thực hiện Chương trình

Năm 2022 là năm đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Đây là một chính sách lớn với nhiều nội dung thành phần có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua một năm triển khai thực hiện, trong khi Trung ương chưa ban hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, song với sự quyết tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình. UBND tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình ở 3 cấp; Chủ động ban hành cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn để quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình theo quy định tại địa phương; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện Chương trình có hiệu quả, thiết thực, không chạy theo thành tích; tập trung vào nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân trong tổ chức thực hiện nhằm phát huy tối đa nội lực, tranh thủ nguồn lực của Trung ương nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, đến nay một số nội dung hướng dẫn, quy định của một số Bộ, ngành Trung ương còn chưa đầy đủ, rõ ràng, một số nội dung chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, chậm tiến độ giải ngân các nguồn vốn, một số địa phương còn lúng túng trong triển khai tổ chức thực hiện.

2. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra năm 2022

Tại Kế hoạch 2281/KH-UBND ngày 09/10/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022 đã đề ra 25 chỉ tiêu thực hiện để đạt mục tiêu của Chương trình. Đến thời điểm hiện tại, kết quả thực hiện có 23/25 chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình số 29-CTr/TU ngày 20/01/2022 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh trong năm 2023.

2. Yêu cầu

Bám sát các nội dung đã được phê duyệt và căn cứ nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh để chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong năm 2023.

Tập trung các nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới để tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản, giảm tỷ lệ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2023

- Về giảm nghèo: Giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là 3%.

- Về bố trí, sắp xếp ổn định dân cư: Giải quyết khoảng 50% số hộ thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Về hạ tầng: Phấn đấu đạt 99,43% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 98,95% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 86,6% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 99,99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; phấn đấu 92% người đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và 90% đồng bào dân tộc thiểu số được nghe phát thanh.

- Về giáo dục - đào tạo: Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 97,7%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 96,1%, học trung học cơ sở đạt 90,3%, học trung học phổ thông 47,5%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 78,2%.

- Về y tế: Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS&MN; huy động mọi nguồn lực hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người đồng bào dân tộc thiểu số phấn đấu đến cuối năm 2023 có 77% người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; đạt 84,8% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc được sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 17%.

- Về văn hóa: Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 55% di sản văn hóa truyền thống được kiểm kê, sưu tầm; 90% di tích xếp hạng được bảo vệ và chống xuống cấp; 10% điểm du lịch được hỗ trợ đầu tư, khai thác song song với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống; 10% hướng dẫn viên du lịch được đào tạo, tập huấn kiến thức về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn; 92,3% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 55% thôn có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

- Về lao động, việc làm: Phấn đấu 47,2% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số; phấn đấu đạt 81,8% người lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn sau khi học nghề.

- Về đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc: Đào tạo, quy hoạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ; trên 88% đơn vị hành chính cấp huyện có phòng Dân tộc.

IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi của Chương trình

Trên địa bàn các xã, thôn, làng vùng đồng bào DTTS&MN của tỉnh; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS&MN.

2. Đối tượng của Chương trình

- Xã, thôn, làng vùng đồng bào DTTS&MN; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số (DTTS); hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn, làng đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp, Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn, làng đặc biệt khó khăn.

- Các đối tượng, phạm vi, địa bàn thụ hưởng cụ thể của từng Dự án, Tiểu dự án, Nội dung thuộc Chương trình áp dụng theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thời gian thực hiện: Năm 2023.

V. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

Triển khai các nội dung thuộc Chương trình, bao gồm:

1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

- Nội dung 1: Hỗ trợ đất ở, giải quyết đất ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN chưa có đất ở.

- Nội dung 2: Hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng.

- Nội dung 3: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề

+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có đất sản xuất thì được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất.

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo quy định tại Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh thì được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

- Nội dung 4: Hỗ trợ nước sinh hoạt

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: Cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN có khó khăn về nước sinh hoạt thì được xem xét hỗ trợ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng (xóm, thôn, làng, xã thuộc vùng DTTS&MN) chưa có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phù hợp xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, địa bàn chưa được đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung thì được xem xét, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung. Trường hợp đã được hỗ trợ công trình nước sinh hoạt theo các chương trình, chính sách hỗ trợ khác nhưng hiện nay đã hư hỏng nặng, không sử dụng được thì được xem xét, đầu tư..

- Giao UBND cấp huyện tổ chức phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt để làm cơ sở thực hiện chính sách.

2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng một số hạng mục cơ sở hạ tầng đối với dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư tập trung và ổn định tại chỗ sau khi dự án được phê duyệt.

3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

a) Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

- Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo, cộng đồng dân cư thôn tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021.

- Hỗ trợ bảo vệ rừng cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo, cộng đồng dân cư thôn tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ.

- Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng.

(Chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo)

b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN

- Nội dung số 01: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Trong đó, ưu tiên thực hiện các nội dung sau:

. Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.

. Chuyển giao, ứng dụng những khoa học kỹ thuật mới; áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

. Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.

. Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, cộng đồng: Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các nội dung sau:

. Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm.

. Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.

. Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm.

(Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo)

- Nội dung số 02: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý

Năm 2023, chưa triển khai thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn tỉnh (Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có huyện, thị xã, thành phố đáp ứng các quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22/9/2022 của Bộ Y tế để tham gia triển khai, triển khai thực hiện dự án).

- Nội dung số 03: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN

+ Hỗ trợ các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS&MN.

+ Tổ chức truyền thông, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN.

+ Tổ chức cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào DTTS&MN.

+ Tổ chức biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công vùng đồng bào DTTS&MN.

+ Hỗ trợ xây dựng và thực hiện 01 mô hình tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào DTTS&MN.

+ Tham gia hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

+ Tổ chức các phiên chợ, hội chợ, hội thảo giao lưu kết nối, triển lãm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hội nghị xúc tiến đầu tư sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN.

+ Tổ chức các lớp tập huấn.

(Chi tiết tại Phụ lục 6 kèm theo)

4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc

a) Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN

- Nội dung

+ Nội dung số 01: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS&MN; ưu tiên đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn

. Đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản; trường, lớp học đạt chuẩn; các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán để phục vụ nhu cầu của cộng đồng;

. Đầu tư cứng hóa đường liên xã (từ trung tâm xã đến trung tâm xã) 22km;

. Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn và công trình cơ sở hạ tầng các xã, thôn đã đầu tư từ giai đoạn trước.

+ Nội dung số 02: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS&MN

b) Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc

Tỉnh Gia Lai không thực hiện vì không có đối tượng được quy định tại Tiểu dự án này.

5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có HSBT.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTNT, trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT.

- Xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS&MN

- Nội dung 01: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

+ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc:

. Tổ chức các lớp bồi dưỡng đối với các cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc nhóm đối tượng 3 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây viết tắt là Quyết định số 771/QĐ-TTg) được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.

. Tổ chức các lớp bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; bí thư chi bộ, trưởng thôn thuộc nhóm đối tượng 4 theo Quyết định số 771/QĐ-TTg và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.

+ Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

. Tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 ở cấp huyện, cấp xã theo Quyết định số 771/QĐ-TTg và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số.

(Chi tiết tại Phụ lục 7 kèm theo)

- Nội dung 02: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học

Đào tạo dự bị đại học, đại học, sau đại học cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức học tập và công tác trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN và trong các cơ quan công tác dân tộc được hỗ trợ đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học.

c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN

- Xây dựng các mô hình đào tạo nghề, giao nhiệm vụ/đặt hàng/đấu thầu đào tạo nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với giải quyết việc làm và hiệu quả việc làm sau đào tạo (dệt thổ cẩm, điêu khắc tạc tượng, đan lát, dệt may, cơ khí, xây dựng, điện,...).

- Hỗ trợ đào tạo nghề: Tổ chức đào tạo, tập trung đẩy mạnh đào tạo trình độ nghề sơ cấp, các ngành nghề chủ yếu gắn với nhu cầu thực tiễn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu thiết thực của người lao động trong phát triển sản xuất (sửa chữa máy cày công suất nhỏ, sửa chữa máy cắt cỏ cầm tay - máy phun thuốc trừ sâu, kỹ thuật xây dựng, sửa chữa xe gắn máy, lắp đặt và sửa chữa điện sinh hoạt,...; Các nghề nông nghiệp gắn với cơ cấu nông nghiệp đặc trưng của địa phương: Trồng cà phê, hồ tiêu, rau an toàn, trồng lúa, trồng nấm, mắc ca, chanh dây,...).

- Hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS&MN để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm. Cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số.

- Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy; xây dựng các bộ tiêu chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp; số hóa các chương trình, giáo trình, học liệu; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học; mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; kiểm tra, giám sát đánh giá; xây dựng bộ chỉ số (KPI) để làm cơ sở giám sát và đánh giá việc triển khai các nội dung theo mục tiêu của dự án và xây dựng phương pháp, cơ chế giám sát, đánh giá và đề xuất điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án.

d) Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

- Xây dựng, biên soạn tài liệu đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

- Tổ chức các Đoàn công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm trong, ngoài tỉnh cho các đối tượng trực tiếp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.

(Chi tiết tại Phụ lục 8 kèm theo)

6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch

- Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản truyền thống tiêu biểu của các DTTS.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN.

- Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.

- Hỗ trợ Nghệ nhân Ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến, truyền dạy văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

- Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể.

- Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

- Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các DTTS.

- Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

- Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống cấp huyện.

- Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào DTTS&MN kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hỗ trợ chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS.

- Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

- Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào DTTS&MN:

+ Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn.

+ Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã.

+ Đào tạo y học gia đình cho nhân viên trạm y tế xã.

+ Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản.

+ Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoài trạm.

- Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS&MN:

+ Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào DTTS&MN;

+ Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số nhanh.

+ Ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào DTTS&MN, khu vực biên giới.

+ Nâng cao năng lực quản lý dân số.

- Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số:

+ Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ lồng ghép trong chăm sóc trước, trong và sau sinh nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số.

+ Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ, trẻ em.

+ Tuyên truyền vận động, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em.

8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

- Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em

- Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị

- Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới (LGG) cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng

9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

a) Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế có thu hồi.

b) Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN

b1. Truyền thông, nâng cao nhận thức chuyên môn nghiệp vụ

+ Truyền thông nâng cao nhận thức

- Biên soạn, cung cấp tài liệu, tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình: Biên soạn tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, gia đình, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN; tài liệu hỏi đáp về hôn nhân, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, dân số và gia đình; biên soạn sổ tay, tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về hôn nhân và gia đình; sức khỏe sinh sản.

- Tổ chức các hội nghị lồng ghép, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, nhằm tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.

- Tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, về hôn nhân, về kết hôn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

+ Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.

- Cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện tuyên truyền và ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tham quan, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.

b2. Công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép

Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp, lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.

b3. Duy trì và triển khai mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao

Thực hiện triển khai nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN

+ Địa bàn, số lượng, quy mô thực hiện

- Địa bàn thực hiện mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.

- Số lượng: căn cứ vào tình hình thực tế để các địa phương triển khai thực hiện mô hình.

+ Hoạt động của mô hình

- Tổ chức tập huấn thực hiện Mô hình cho cán bộ và các đối tượng tham gia thực hiện Mô hình.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở.

- Thành lập các điểm truyền thông vận động, câu lạc bộ, các nhóm nòng cốt như người có uy tín trong cộng đồng, nhóm phụ nữ; thanh niên, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tại các thôn bản, trường học để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cả cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Thành lập tổ tư vấn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính cho các đối tượng thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số.

- Biên soạn, in ấn, cung cấp sản phẩm truyền thông phù hợp phục vụ các hoạt động tuyên truyền của mô hình.

b4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết

- Tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết Dự án.

10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

a) Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030

- Nội dung số 01: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín

+ Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN;

+ Triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN;

+ Xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, lựa chọn, quản lý, sử dụng lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

+ Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp tài liệu, thông tin, gặp mặt, tọa đàm, hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trang bị phương tiện nghe nhìn phù hợp cho lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN nhằm nâng cao năng lực, khả năng tiếp nhận thông tin, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao;

+ Hỗ trợ, kịp thời động viên và có biện pháp bảo vệ phù hợp trong công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN; Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến. Định kỳ tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, vinh danh đối với các điển hình tiên tiến (Già làng, trưởng bản, người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác) trong vùng đồng bào DTTS&MN;

+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo, hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm, gặp mặt, tọa đàm, tặng quà, biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội theo khu vực, vùng miền.

+ Xây dựng, triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS&MN.

- Nội dung số 02: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền gồm các hoạt động: Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thi (bằng các hình thức phù hợp với vùng miền, địa phương cấp huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc), nói chuyện chuyên đề, xây dựng mô hình điểm, câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật; lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chuyên trang, chuyên mục đặc thù (bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số), tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành tài liệu (tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài liệu khác) bằng chữ phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số.

+ Thực hiện việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn.

+ Thực hiện thông tin đối ngoại vùng đồng bào DTTS&MN theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

+ Tuyên truyền, truyền thông, vận động Nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN, biên giới tham gia tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030.

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền gồm các hoạt động: Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thi (bằng các hình thức phù hợp với vùng miền, địa phương cấp huyện, tỉnh, khu vực và toàn quốc), nói chuyện chuyên đề, xây dựng mô hình điểm, câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật; lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chuyên trang, chuyên mục đặc thù (bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số), tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn, phát hành tài liệu (tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài liệu khác) bằng chữ phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số.

- Nội dung số 03: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS&MN

+ Nâng cao nhận thức trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng bào DTTS&MN;

+ Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào vùng DTTS&MN;

+ Xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số phủ sóng trên địa bàn tỉnh;

+ Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng tại vùng đồng bào DTTS&MN;

+ Biên soạn, cung cấp các tài liệu truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.

b) Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN

- Triển khai nội dung xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào DTTS&MN.

- Triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030.

- Tổ chức tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý Chương trình các cấp và các đối tượng thụ hưởng Chương trình.

- Nội dung “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự” thuộc Tiểu dự án 2 - Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN triển khai thực hiện khi có hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

c) Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh. Thời gian tổ chức từ quý II đến quý IV năm 2023.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá do các cơ quan cấp tỉnh, đơn vị cấp huyện triển khai thực hiện Chương trình. Thời gian tổ chức từ quý II đến quý IV năm 2023.

- Tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình.

- Tổ chức giám sát phản biện xã hội đối với các chính sách của Chương trình.

- Tham gia các lớp tập huấn, hội nghị về cơ chế kiểm tra, giám sát hoặc liên quan đến việc kiểm tra, giám sát Chương trình do trung ương, các bộ, ngành, tỉnh tổ chức.

VI. KẾ HOẠCH VỀ NGUỒN VỐN

Vốn xây dựng tại Kế hoạch là 1.011.869 triệu đồng (bằng chữ: Một nghìn không trăm mười một tỷ tám trăm sáu mươi chín triệu đồng) trong đó:

a. Vốn ngân sách trung ương: 777.091 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn đầu tư: 327.609 triệu đồng;

- Vốn sự nghiệp: 449.482 triệu đồng.

b. Vốn ngân sách địa phương: 86.163 triệu đồng, bao gồm:

- Vốn đầu tư: 35.718 triệu đồng;

- Vốn sự nghiệp: 50.445 triệu đồng.

c. Vốn vay tín dụng chính sách: 142.827 triệu đồng;

d. Vốn huy động hợp pháp khác: 5.788 triệu đồng.

e. Vốn chưa phân bổ: 110.522 triệu đồng (trong đó: Vốn đầu tư 55.555 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 54.967 triệu đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

VII. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì ban hành văn bản hướng dẫn, phân cấp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai ở các cấp đối với cấp tỉnh và cấp huyện để tránh trùng lặp, lãng phí nguồn lực.

- Chịu trách nhiệm đôn đốc tiến độ thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai các nội dung trong Kế hoạch này định kỳ theo quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.

- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra giám sát và báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương trình theo yêu cầu của UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền phân bổ số vốn còn lại đảm bảo đúng quy định; các sở, ban, ngành, chủ đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm nếu để chậm trễ, mất vốn.

3. Các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh

- Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được phân công chủ trì tại Kế hoạch số 1602/KH-UBND ngày 21/7/2022 của UBND tỉnh và các nội dung trong Kế hoạch này đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

- Tiếp tục tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các cơ chế, chính sách, quy định và hướng dẫn cụ thể các nội dung thực hiện các Dự án thuộc Chương trình theo lĩnh vực ngành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và đặc thù của tỉnh.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ... phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Chương trình trong kế hoạch năm 2023.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền Chương trình; đẩy mạnh công tác giám sát việc thực hiện Chương trình ở địa phương.

5. UBND cấp huyện

- Căn cứ Kế hoạch này và Kế hoạch thực hiện Chương trình cấp huyện năm 2023 để phối hợp tổ chức, thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Chương trình trên phạm vi địa bàn quản lý.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Chương trình theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao trên địa bàn có hiệu quả, không để thất thoát; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức phân bổ vốn theo quy định; chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định về tài chính hiện hành;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện ở cấp xã, nhất là về cơ chế, chính sách sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư công.

- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình năm 2023 ở địa phương và báo cáo các Sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh có liên quan theo quy định.

VIII. VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Chương trình và Kế hoạch này về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp) theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc về Quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các
tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- NHNN Việt Nam CN tỉnh Gia Lai;
- Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh;
- UBND các huyện, Tx, Tp;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, KGVX, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Mah Tiệp

 

PHỤ LỤC 1

ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 1334/KH-UBND ngày 05/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

STT

Mục tiêu

Chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025

Chỉ tiêu Năm 2022

Mức độ hoàn thành đến thời điểm đánh giá

Đánh giá so với KH năm 2022

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Về giảm nghèo

 

 

 

 

 

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số

Bình quân >3%/năm

>3%

4,32%

V

2

Về thu nhập

 

 

 

 

 

Phấn đấu tăng mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số

Tăng >2 lần so với năm 2020

-

-

 

2

Về bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

 

 

 

 

 

Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư

100%

-

-

 

 

Sắp xếp, bố trí ổn định hộ di cư không theo quy hoạch

95%

-

-

 

 

Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

100%

14%

1%

3

Về hạ tầng

 

 

 

 

 

Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa

100%

97,62%

99,43%

V

 

Tỷ lệ thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa

100%

89,14%

98,95%

V

 

Tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố

100%

79,90%

80,20%

V

 

Tỷ lệ trạm y tế được xây dựng kiên cố

100%

-

-

 

 

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp

100%

99,90%

99,99%

V

 

Tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

100%

89%

91,06%

V

 

Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe phát thanh

 

 

 

 

-

Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình

100%

100%

100%

Đ

-

Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được nghe phát thanh

100%

85%

85%

Đ

4

Về giáo dục - đào tạo

 

 

 

 

 

Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường

>98%

97,5%

97,52%

V

 

Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học

>97%

95,6%

95,90%

V

 

Tỷ lệ học học sinh trong độ tuổi học trung học cơ sở

>95%

87,90%

88,20%

V

 

Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học trung học phổ thông

>60%

41,1%

41,11%

Đ

 

Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông

>90%

72,2%

72,2%

Đ

5

Về y tế

 

 

 

 

 

Tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế

98%

90,0%

72,0%

 

Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc được sự trợ giúp của cán bộ y tế

>85%

84,6%

84,6%

Đ

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

<15%

18,0%

18,0%

Đ

6

Về văn hóa

 

 

 

 

 

Tỷ lệ di sản văn hóa truyền thống được kiểm kê, sưu tầm

65%

50%

50%

Đ

 

Tỷ lệ di tích xếp hạng được bảo vệ và chống xuống cấp

100%

80%

81%

V

 

Tỷ lệ điểm du lịch được hỗ trợ đầu tư, khai thác song song với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

30%

-

-

 

 

Tỷ lệ hướng dẫn viên du lịch được đào tạo, tập huấn kiến thức về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn

30%

-

-

 

 

Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng

>93%

91,90%

97,80%

V

 

Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng

65%

50%

50%

Đ

7

Về lao động, việc làm

 

 

 

 

 

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số

50%

45,80%

55,00%

V

 

Tỷ lệ người lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn sau khi học nghề

83%

81,20%

82,04%

V

8

Về đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc

 

 

 

 

 

Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp huyện có phòng Dân tộc

>88%

88,24%

88,24%

Đ

 

Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có cán bộ phụ trách công tác dân tộc

100%

100%

100%

Đ

Ghi chú:

- V: Vượt chỉ tiêu đề ra;

- Đ: Đạt chỉ tiêu đề ra;

- KĐ: Không đạt chỉ tiêu đề ra.

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 1334/KH-UBND ngày 05/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Danh mục nhiệm vụ

Tổng cộng kinh phí năm 2023 (triệu đồng)

Phân bổ nguồn vốn (triệu đồng)

Ghi chú

NSTW

NSĐP

Vốn tín dụng

Vốn lồng ghép, huy động khác

Tổng cộng kinh phí TW

Vốn ĐT

Vốn SN

Tổng cộng kinh phí ĐP

Vốn ĐT

Vốn SN

(1)

(2)

(5)=6+9+12+ 13

(6)=7+8

(7)

(8)

(9)=10+11

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

I

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

211.089

59.638

29.993

29.645

14.848

14.848

0

136.603

 

 

1

Nội dung 1: Hỗ trợ đất ở

9.106

120

120

0

4.136

4.136

0

4.850

 

2

Nội dung 2: Hỗ trợ nhà ở

43.234

11.882

11.882

0

10.712

10.712

0

20.640

 

3

Nội dung 3: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề

135.262

24.149

6.189

17.960

0

0

0

111.113

 

3.1

Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất

27.502

6.189

6.189

0

0

0

0

21.313

 

3.2

Chuyển đổi nghề

107.760

17.960

0

17.960

0

0

0

89.800

 

4

Nội dung 4: Hỗ trợ nước sinh hoạt

23.487

23.487

11.802

11.685

0

0

0

0

 

4.1

Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán

11.685

11.685

0

11.685

0

0

0

0

 

4.2

Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung

11.802

11.802

11.802

0

0

0

0

0

 

II

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

139.470

120.000

120.000

0

19.470

19.470

0

0

 

 

1

Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

123.090

107.090

107.090

0

16.000

16.000

0

0

 

 

2

Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, bố trí ổn định, phát triển dân cư khu vực biên giới

16.380

12.910

12.910

0

3.470

3.470

0

0

 

 

III

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

133.336

115.568

0

115.568

5.756

0

5.756

6.224

5.788

 

1

Tiểu dự án 1: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân

55.371

55.371

 

55.371

0

0

0

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN

77.965

60.197

0

60.197

5.756

0

5.756

6.224

5.788

 

2.1

Nội dung 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

56.258

51.348

0

51.348

4.910

0

4.910

6.224

5.788

 

2.2

Nội dung 2: Đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý

0

0

0

0

0

0

0

 

 

 

2.3

Nội dung 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và MN

9.695

8.849

0

8.849

846

0

846

 

 

 

IV

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

197.574

190.165

168.471

21.694

7.409

0

7.409

 

 

 

1

Tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và MN

197.574

190.165

168.471

21.694

7.409

0

7.409

 

 

 

1.1

Nội dung 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS&MN; ưu tiên đối với các xã ĐBKK, thôn, làng ĐBKK

192.574

185.165

163.471

21.694

7.409

0

7.409

 

 

 

1.2

Nội dung 2: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS&MN

5.000

5.000

5.000

0

0

0

0

 

 

 

2.

Tiểu dự án 2: Đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc

0

0

0

0

0

0

0

 

 

 

V

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

175.682

151.865

0

151.865

23.817

0

23.817

0

0

 

1

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS

36.717

12.900

0

12.900

23.817

0

23.817

0

0

 

2

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS

18.545

18.545

0

18.545

0

0

0

0

0

 

2.1

Nội dung 1: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

9.270

9.270

0

9.270

0

0

0

0

0

 

2.2

Nội dung 2: Đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học

9.275

9.275

0

9.275

0

0

0

0

0

 

3

Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và MN

108.928

108.928

0

108.928

0

0

0

0

0

 

4

Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

11.492

11.492

0

11.492

0

0

0

0

0

 

VI

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

19.444

10.288

5.345

4.943

9.156

1.400

7.756

0

0

 

VII

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

11.924

10.784

0

10.784

1.140

0

1.140

0

0

 

VIII

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

25.269

22.855

0

22.855

2.414

0

2.414

0

0

 

IX

Dự án 9: Đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

69.778

69.214

0

69.214

564

0

564

0

0

 

1

Tiểu dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

63.818

63.818

0

63.818

0

 

 

0

0

0

0

 

2

Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN

5.960

5.396

0

5.396

564

0

564

0

0

 

X

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

28.303

26.714

3.800

22.914

1.589

0

1.589

0

0

 

1

Tiểu dự án 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030

18.359

17.063

0

17.063

1.296

0

1.296

0

0

 

1.1

Nội dung 1: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín

15.523

14.398

 

14.398

1.125

 

1.125

 

 

 

1.2

Nội dung 2: Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS

1.918

1.812

 

1.812

106

 

106

 

 

 

1.3

Nội dung số 3: Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS&MN

918

853

 

853

65

 

65

 

 

 

2

Tiểu dự án 2: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN

5.800

5.800

3.800

2.000

0

0

0

0

0

 

3

Tiểu dự án 3: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình

4.144

3.851

0

3.851

293

0

293

0

0

 

Tổng cộng

1.011.869

777.091

327.609

449.482

86.163

35.718

50.445

142.827

5.788

0

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC DỰ ÁN 2: QUY HOẠCH, SẮP XẾP, BỐ TRÍ ỔN ĐỊNH DÂN CƯ Ở NHỮNG NƠI CẦN THIẾT NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 1334/KH-UBND ngày 05/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Danh mục dự án/ phương án

Số dự án, phương án

Địa điểm (xã)

Hình thức (TT, XG, TC)

Loại DA, PA (ĐCĐC, DCTD, BG, ĐBKK)

Dự kiến số hộ được sắp xếp ổn định (hộ)

Tổng mức đầu tư

Năm 2023

Ghi chú

 

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

 

Tổng cộng

Vốn đầu tư

Sự nghiệp

 

Cộng

NSTW

NSĐP

Tổng số

Vốn đầu tư

Sự nghiệp

Tổng số

Vốn đầu tư

Sự nghiệp

 

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

Tổng cộng

16

 

 

 

2.131

592.718

591.331

354.936

236.395

1.387

120.000

120.000

-

19.470

19.470

-

 

 

Huyện Chư Păh

2

 

 

 

222

61.290

61.116

57.760

3.356

174

22.140

22.140

-

 

 

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Díp xã Ia Kreng

1

Xã Ia Kreng

TC, TT

ĐBKK

147

40.743

40.656

37.300

3.356

87

16.000

16.000

 

 

 

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Bui xã Ia Ka

1

Xã Ia Ka

TC, TT

ĐBKK

75

20.547

20.460

20.460

-

87

6.140

6.140

 

 

 

 

 

 

Huyện Chư Pưh

2

 

 

 

290

79.334

79.160

79.160

-

174

28.870

28.870

-

-

-

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định các hộ dân tộc thiểu số du canh, du cư làng Ia Jol và Ia Brêl, xã Ia Le

1

Xã Ia Le

TT

ĐCĐC

139

38.047

37.960

37.960

 

87

16.510

16.510

 

 

 

 

 

 

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư thôn Tông Kek, làng Mung, xã Ia Hia và làng Kuăi, xã Ia Blứ

1

Xã Ia Hia và xã Ia Blứ

TC, TT

ĐBKK

151

41.287

41.200

41 200

 

87

12.360

12.360

 

-

-

 

 

 

Huyện Chư Prông

3

 

 

 

549

152.359

152.103

78.950

73.153

256

23.560

23.560

-

6.340

6.340

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư khu vực biên giới xã Ia Púch

1

Xã Ia Púch

TC, TT

BG

143

40.124

40.037

12.530

27.507

87

3.640

3.640

 

2.060

2.060

 

BG

 

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư làng Hlang Ngol, làng Ỏ, làng Siu, làng Doách

1

Xã Ia Vê

TC, TT

ĐBKK

168

46.736

46.651

27.510

19.141

85

8.250

8.250

 

1.910

1.910

 

 

 

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư làng Phung, thôn Piơr 1

1

Xã Ia Piơr

TC, TT

ĐBKK

238

65.499

65.415

38.910

26.505

84

11.670

11.670

 

2.370

2.370

 

 

 

Huyện Đak Đoa

1

 

 

 

85

23.449

23.362

13.900

9.462

87

3.580

3.580

-

680

680

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư xã Hà Đông

1

Xã Hà Đông

TC, TT

ĐBKK

85

23.449

23.362

13.900

9.462

87

3.580

3.580

 

680

680

 

 

 

Huyện Đức Cơ

1

 

 

 

105

29.050

28.963

17.230

11.733

87

5.290

5.290

-

930

930

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Le 2

1

Xã Ia Lang

TC, TT

ĐBKK

105

29.050

28.963

17.230

11.733

87

5.290

5.290

 

930

930

 

 

 

Huyện Ia Pa

1

 

 

 

160

44.097

44.010

26.180

17.830

87

9.560

9.560

-

1.410

1.410

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư xã Pờ Tô

1

Xã Pờ Tô

TC, TT

ĐBKK

160

44.097

44.010

26.180

17.830

87

9.560

9.560

 

1.410

1.410

 

 

 

Huyện Ia Grai

2

 

 

 

208

57.637

57.463

34.180

23.283

174

11.940

11.940

-

2.020

2.020

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư khu vực biên giới xã Ia O

1

Xã Ia O

TC

BG

153

42.604

42.517

25.290

17.227

87

9.270

9.270

 

1.410

1.410

 

BG

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Yom

1

Xã Ia Khai

TC, TT

ĐBKK

55

15.033

14.946

8.890

6.056

87

2.670

2.670

 

610

610

 

 

 

Huyện Krông Pa

1

 

 

 

62

17.102

17.015

10.120

6.895

87

3.700

3.700

-

540

540

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định các hộ dân tộc thiểu số du canh, du cư Buôn Ma Giai

1

Xã Đất Bằng

TT

ĐBKK

62

17.102

17.015

10.120

6.895

87

3.700

3.700

 

540

540

 

 

 

Huyện Mang Yang

1

 

 

 

153

42.216

42.042

25.010

17.032

174

8.290

8.290

-

1.700

1.700

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu, làng Đê Bơ Tơk, làng Đê Kôn

1

Xã Lơ Pang, xã Đak Jơ Ta, xã H'ra

TT

ĐBKK

153

42.216

42.042

25.010

17.032

174

8.290

8.290

 

1.700

1.700

 

 

 

Huyện Phú Thiện

1

 

 

 

76

21.069

20.982

12.446

8.536

87

3.070

3.070

-

850

850

 

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư xã Chư A Thai

1

Xã Chư A Thai

TT

ĐBKK

76

21.069

20.982

12.446

8.536

87

3.070

3.070

 

850

850

 

 

 

Huyện Khang

1

 

 

 

221

65.115

65.115

-

65.115

-

-

-

-

5.000

5.000

-

 

 

Dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Tăng Lăng, làng Hro, làng Sơ Lam, làng Klếch

1

Xã Krong

TC, TT

ĐBKK

221

65.115

65.115

 

65.115

 

 

 

 

5.000

5.000

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ TIỂU DỰ ÁN 1 - DỰ ÁN 3 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS&MN NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 1334/KH-UBND ngày 05/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

STT

Các đơn vị

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ (ha)

Hỗ trợ bảo vệ rừng quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình (ha)

Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung (ha)

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, khai thác kinh tế dưới tán rừng và phát triển LSNG (ha)

Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ (ha)

Hỗ trợ gạo trồng rừng cho hộ nghèo tham gia trồng rừng sản xuất, phát triển LSNG, rừng phòng hộ (tấn gạo)

TỔNG CỘNG (I)+(II)

51.019,11

20.218,58

0

1.134,45

0

1.294,28

I

Các địa phương

16.966,58

20.218,58

0

1.134,45

0

1.294,28

1

Pleiku

0

0

0

0

0

0

2

An Khê

0

0

0

0

0

0

3

Ayun Pa

0

0

0

0

0

0

4

Chư Sê

0

0

0

0

0

0

5

Kbang

0

0

0

120,00

0

30,600

6

Đak Đoa

0

0

0

75,00

0

0

7

Chư Păh

3.012,960

3.029,710

0

0

0

147,420

8

Ia Grai

0

0

0

0

0

0

9

Mang Yang

2.640,760

7.744,750

0

256,75

0

0

10

Kông Chro

6.635,120

2.570,420

0

260,00

0

297,180

11

Đức Cơ

0

27,260

0

10,00

0

16,920

12

Chư Prông

0

115,750

0

50,00

0

46,800

13

Đăk Pơ

0

29,690

0

17,30

0

5,220

14

Ia Pa

0

2.123,480

0

86,00

0

10,440

15

Krông Pa

4.677,740

4.344,100

0

200,00

0

505,695

16

Phú Thiện

0

208,810

0

0

0

0

17

Chư Pưh

0

24,610

0

59,40

0

234,000

II

Các đơn vị chủ rừng

34.052,53

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

1

Ban QLRPH Nam Sông Ba

2.449,86

0

0

0

0

0

2

Ban QLRPH Bắc Biển Hồ

2.000,00

0

0

0

0

0

3

Ban QLRPH Đông Bắc Chư Păh

4.036,00

0

0

0

0

0

4

Ban QLRPH Ia Rsai

2.621,98

0

0

0

0

0

5

Ban QLRPH Hà Ra

3.714,98

0

0

0

0

0

6

Ban QLRPH Ya Hội

1.570,30

0

0

0

0

0

7

Ban QLRPH la Puch

2.788,00

0

0

0

0

0

8

Ban QLRPH Mang Yang

1.160,41

0

0

0

0

0

9

Ban QLRPH Chư Sê

938,51

0

0

0

0

0

10

Ban QLRPH Ia Ly

2.834,49

0

0

0

0

0

11

Ban QLRPH Chư Mố

1.990,35

0

0

0

0

0

12

Ban QLRPH Đăk Đoa

4.525,37

0

0

0

0

0

13

Ban QLRPH Nam Phú Nhơn

2.114,64

0

0

0

0

0

14

Ban QLRPH Xã Nam

851,14

0

0

0

0

0

15

Cty TNHH MTV LN Krông Pa

456,50

0

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC 5

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ (ND 1, TDA 2, DA3) THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐBDTTS&MN NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 1334/KH-UBND ngày 05/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

Stt

Tên dự án/huyện, thị xã

Kế hoạch thực hiện 2023

Ghi chú

Tổng số

Vốn Sự nghiệp TW

Vốn Sự nghiệp ĐP

Vốn vay tín dụng chính sách

Vốn huy động khác

1

2

6

7

8

9

10

11

 

TỔNG SỐ

68.270

51.348

4.910

6.224

5.788

 

1

Thị xã An Khê

471

334

32

0

105

 

2

Huyện Chư Prông

5.098

4.230

404

0

464

 

3

Huyện Chư Pưh

2.953

1.913

183

574

283

 

4

Huyện Chư Păh

4.832

4.200

402

0

230

 

5

Huyện Chư Sê

1.845

1.604

153

0

88

 

6

Huyện Đak Pơ

2.062

1.792

171

0

99

 

7

Huyện Đức Cơ

8.712

3.240

310

4.750

412

 

8

Huyện Đak Đoa

3.956

3.439

329

0

188

 

9

Huyện Ia Pa

4.282

3.722

356

0

204

 

10

Huyện Ia Grai

896

779

75

0

42

 

11

Huyện Kông Chro

10.196

8.485

811

0

900

 

12

Huyện Kbang

4 905

3.354

321

0

1.230

 

13

Huyện Krông Pa

8.000

6.954

665

0

381

 

14

Huyện Mang Yang

5.794

5.022

480

0

292

 

15

Huyện Phú Thiện

4.268

2.280

218

900

870

 

 

PHỤ LỤC 6

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ THÚC ĐẨY KHỞI SỰ KINH DOANH, KHỞI NGHIỆP VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI (ND 3, TDA 2, DA 3) THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS&MN NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 1334/KH-UBND ngày 05/6/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

Stt

Tên Hoạt động/Nội dung thực hiện/Đơn vị

Kế hoạch thực hiện 2023

Ghi chú

Tổng

Vốn SN TW

Vốn SN ĐP

1

2

3

6

7

8

 

TỔNG CỘNG

9.695

8.849

846

 

A

Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

3.898

3.571

327

 

1

Huyện Ia Pa

369

337

32

 

-

Hỗ trợ 02 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

2

Huyện Kông Chro

670

612

58

 

-

Hỗ trợ 04 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

3

Huyện Phú Thiện

249

225

24

 

-

Hỗ trợ 02 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

4

Huyện Đak Pơ

30

27

3

 

-

Hỗ trợ 01 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

5

Huyện Kbang

282

256

26

 

-

Hỗ trợ 02 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

6

Huyện Đức Cơ

165

150

15

 

-

Hỗ trợ 01 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

7

Huyện Chư Păh

215

195

20

 

-

Hỗ trợ 02 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

8

Huyện Krông Pa

780

714

66

 

-

Hỗ trợ 03 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

9

Huyện Chư Pưh

165

150

15

 

-

Hỗ trợ 01 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

10

Huyện Chư Sê

198

180

18

 

-

Hỗ trợ 05 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

11

Huyện Mang Yang

565

515

50

 

-

Hỗ trợ 04 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

12

Huyện Đak Đoa

210

210

0

 

-

Hỗ trợ 01 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

 

 

 

 

B

Tổ chức hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩy và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN

5.797

5.278

519

 

I

Các sở, ban, ngành

3.393

3.097

296

 

1

Ban Dân tộc tỉnh

776

708

68

 

-

Tuyên truyền sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (xây dựng phóng sự, tin bài, bài viết,...) trên Đài Phát thanh, truyền hình tỉnh.

112

112

0

 

-

Tổ chức 05 lớp tập huấn tại thành phố Pleiku

664

596

68

 

2

Hội Nông dân tỉnh

290

265

25

 

-

Tổ chức Phiên chợ nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Chư Păh

98

89

9

 

-

Chi truyền thông nhằm quảng bá các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (xây dựng phóng sự truyền thông hoặc in ấn tờ rơi, băng rôn, pa nô, áp phích..)

32

29

3

 

-

Tổ chức 05 lớp tập huấn trên địa bàn tỉnh

160

147

13

 

3

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh

290

265

25

 

-

Tổ chức cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

100

91

9

 

-

Tổ chức biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

98

89

9

 

-

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn thanh niên vùng dân tộc thiểu số khởi nghiệp, lập nghiệp

92

85

7

 

4

Liên minh Hợp tác xã tinh

290

265

25

 

-

Tổ chức 02 lớp tập huấn tại thành phố Pleiku

290

265

25

 

5

Sở Công Thương

1.747

1.594

153

 

-

Hỗ trợ xây dựng và thực hiện 01 mô hình tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

150

150

0

 

-

Tổ chức hội chợ triển lãm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn thương mại với du lịch trên địa bàn tỉnh

962

949

13

 

-

Tổ chức 02 phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

300

300

0

 

-

Tham gia 02 hội chợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vùng Tây Bắc

140

0

140

 

-

Tổ chức 01 hội thảo giao lưu kết nối tiêu thụ sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

100

100

0

 

-

Tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

95

95

0

 

II

Các huyện, thị xã

2.404

2.181

223

 

1

Thị xã An Khê

41

37

4

 

-

Tham gia phiên chợ nông sản thị xã

41

37

4

 

2

Huyện Ia Pa

88

80

8

 

-

Tổ chức 01 Hội nghị xúc tiến đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

44

40

4

 

-

Tổ chức 01 Hội chợ nông sản, thực phẩm an toàn

44

40

4

 

3

Huyện Kông Chro

371

338

33

 

-

Tổ chức 02 hội chợ

210

192

18

 

-

Tổ chức Hội nghị thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

161

146

15

 

4

Huyện Phú Thiện

30

30

0

 

-

Tổ chức 01 Hội nghị xúc tiến đầu tư

10

10

0

 

-

Truyền thông, quảng bá sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

20

20

0

 

5

Huyện Đăk Pơ

190

174

16

 

-

Tổ chức 02 hội chợ giao lưu văn hóa, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

190

174

16

 

6

Huyện Chư Prông

519

474

45

 

-

Tổ chức 03 hội chợ thu hút đầu tư, triển khai thúc đẩy và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

519

474

45

 

7

Huyện Ia Grai

95

87

8

 

-

Tổ chức hội chợ triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

95

87

8

 

8

Huyện Kbang

130

120

10

 

-

Tổ chức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

40

40

0

 

-

Tổ chức hoạt động thu hút đầu tư, tổ chức hội chợ

90

80

10

 

9

Huyện Đức Cơ

233

213

20

 

-

Tổ chức 01 hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư

55

50

5

 

-

Tổ chức 04 Hội chợ

178

163

15

 

10

Huyện Chư Păh

301

276

25

 

-

Tổ chức 03 hội nghị xúc tiến đầu tư

153

141

12

 

-

Lồng ghép tổ chức Hội chợ nông sản, thực phẩm an toàn phiên chợ văn hóa, giới thiệu nét đẹp văn hóa và các sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với thương mại và du lịch

132

120

12

 

-

Truyền thông quảng bá phát triển mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

16

15

1

 

11

Huyện Krông Pa

73

65

8

 

-

Tổ chức 01 hội chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

73

65

8

 

12

Huyện Mang Yang

52

48

4

 

-

Tổ chức Hội chợ

32

30

2

 

-

Truyền thông nhằm quảng bá sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

20

18

2

 

13

Huyện Đak Đoa

212

175

37

 

-

Tổ chức hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm, các phiên chợ văn hóa,..

152

115

37

 

-

Chi truyền thông quảng bá sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

60

60

0

 

14

Huyện Chư Pưh

69

64

5

 

-

Tổ chức Hội chợ

69

64

5

 

* Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã: Trên cơ sở kinh phí giao, tổ chức triển khai thực hiện đúng theo quy định.

 

PHỤ LỤC 7

BIỂU PHÂN BỔ HỌC VIÊN

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc và dạy tiếng dân tộc thiểu số thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023

(Kèm theo Kế hoạch số: 1334/KH-UBND ngày 05/6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

STT

Đơn vị

Dự kiến số lượng đối tượng được bồi dưỡng

Ghi chú

Dạy tiếng dân tộc thiểu số (người)

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Đối tượng 3 (người)

Đối tượng 4

Có hưởng lương từ NSNN (người)

Không hưởng lương từ NSNN (người)

1

2

3

4

5

6

7

1

Thành phố Pleiku

400

14

70

70

 

2

Thị xã An Khê

9

 

3

Huyện Đak Pơ

17

 

4

Thị xã Ayun Pa

23

 

5

Huyện Chư Păh

34

40

40

 

6

Huyện Chư Pưh

23

40

40

 

7

Huyện Chư Prông

41

40

40

 

8

Huyện Chư Sê

40

40

40

 

9

Huyện Đak Đoa

43

40

40

 

10

Huyện Đức Cơ

28

40

40

 

11

Huyện Ia Pa

28

40

40

 

12

Huyện Ia Grai

32

40

40

 

13

Huyện K'Bang

33

40

40

 

14

Huyện Kông Chro

37

40

40

 

15

Huyện Krông Pa

32

40

40

 

16

Huyện Mang Yang

30

40

40

 

17

Huyện Phú Thiện

36

40

40

 

 

Tổng cộng:

400

500

590

590

 

Ghi chú: Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có sự phát sinh tăng, giảm số học viên, số lớp; Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan điều chỉnh tăng, giảm số lớp, học viên cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đúng đối tượng, nội dung, không vượt tổng số vốn được giao và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng quy định.

 

PHỤ LỤC 8

KẾ HOẠCH

Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình các cấp thuộc tiểu dự án 4, dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023

(Kèm theo Kế hoạch số: 1334/KH-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

 

Đơn vị, địa phương

Tổng kinh phí thực hiện

Trong đó (Vốn sự nghiệp) (triệu đồng)

Nội dung, nhiệm vụ thực hiện

Ghi chú

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực

Học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nước

Tổng cộng

Đối tượng cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp

Đối tượng cộng đồng

Lớp

Người

Lớp

Người

Lớp

Người

Chuyến

Người

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

TỔNG CỘNG (I)+(II)

11.492

11.492

0

190

11.591

25

1.290

165

10.301

12

403

 

I

Cấp tỉnh

2.000

2.000

 

8

560

4

280

4

280

2

80

 

1

Ban Dân tộc

2.000

2.000

 

8

560

4

280

4

280

2

80

 

II

Các huyện

9.492

9.492

 

182

11.031

21

1.010

161

10.021

10

323

 

1

An Khê

47

47

 

2

81

 

 

2

81

 

 

 

2

Chư Sê

279

279

 

14

516

 

 

14

516

 

 

 

3

Kbang

527

527

 

15

750

 

 

15

750

1

30

 

4

Đak Đoa

651

651

 

13

800

2

140

11

660

1

29

 

5

Chư Păh

807

807

 

8

624

 

 

8

624

 

 

 

6

Ia Grai

109

109

 

3

210

 

 

3

210

 

 

 

7

Mang Yang

977

977

 

25

1.500

 

 

25

1.500

1

20

 

8

Kông Chro

1.691

1.691

 

28

1.960

 

 

28

1.960

 

 

 

9

Đức Cơ

512

512

 

9

540

 

 

9

540

1

40

 

10

Chư Prông

589

589

 

16

640

8

320

8

320

 

 

 

11

Đăk Pơ

310

310

 

6

300

 

 

6

300

1

35

 

12

Ia Pa

744

744

 

9

720

 

 

9

720

1

45

 

13

Krông Pa

1.489

1.489

 

22

1.430

11

550

11

880

2

60

 

14

Phú Thiện

434

434

 

6

360

 

 

6

360

2

64

 

15

Chư Pưh

326

326

 

6

600

 

 

6

600

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1334/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2023

  • Số hiệu: 1334/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 05/06/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Dương Mah Tiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản