Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 4 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN ngày 01/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2668/SNN-CNTY ngày 28/10/2021; thực hiện Thông báo số 61/TB-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh về Kết luận giao ban UBND tỉnh ngày 14/3/2022; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như sau:
1. Tổ chức sản xuất chăn nuôi hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân.
2. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời, tổ chức chăn nuôi truyền thống theo hướng an toàn, hiệu quả. Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, đảm bảo truy xuất thông tin, nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đối với các sản phẩm chăn nuôi chủ lực để nâng cao giá trị gia tăng.
3. Ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất chăn nuôi; tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình thực hành sản xuất tốt và tương đương; thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
4. Tập trung phát triển đối tượng vật nuôi có lợi thế, tổ chức chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.
1. Mục tiêu chung
1.1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 đạt mục tiêu chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, phát triển an toàn, bền vững; sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo thu nhập cho người dân.
1.2. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất trong các trang trại bảo đảm an toàn dịch bệnh, sản xuất theo quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi được giết mổ tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mức tăng trưởng giá trị sản xuất: Giai đoạn 2022-2025 trung bình đạt 2,5 - 3,5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình đạt 2 - 3%/năm.
2.2. Tổng đàn gia súc, gia cầm:
- Đến năm 2025: Tổng đàn lợn có mặt thường xuyên đạt trên 430.000 con, trong đó chăn nuôi quy mô trang trại chiếm trên 60%; đàn bò đạt trên 175.000 con, trong đó, tỷ lệ bò lai Zêbu, bò chất lượng cao chiếm khoảng 60%; đàn trâu đạt 65.000 - 70.000 con; đàn gia cầm đạt trên 11 triệu con, trong đó chăn nuôi quy mô trang trại trên 20%; đàn hươu đạt trên 40.000 con.
- Đến năm 2030: Tổng đàn lợn có mặt thường xuyên đạt trên 460.000 con, trong đó chăn nuôi quy mô trang trại chiếm trên 65%; đàn bò đạt trên 185.000 con; đàn gia cầm có mặt thường xuyên trên 12,5 triệu con, trong đó gia cầm được nuôi quy mô trang trại khoảng 30%; đàn hươu đạt trên 46.500 con.
2.3. Sản phẩm chăn nuôi:
- Đến năm 2025: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 125.000 tấn, trong đó: Thịt lợn đạt 75.000 tấn, chiếm trên 60%; thịt bò đạt 13.000 tấn, chiếm trên 10%; thịt gia cầm trên 31.500 tấn, chiếm 25%; sản lượng trứng hơn 360 triệu quả; nhung hươu trên 19 tấn.
- Đến năm 2030: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 135.000 tấn, trong đó: Thịt lợn đạt 82.000 tấn, chiếm 60%; thịt bò đạt 15.000 tấn, chiếm 11%; thịt gia cầm trên 35.000 tấn, chiếm 27%; sản lượng trứng trên 400 triệu quả; nhung hươu đạt trên 22 tấn.
2.4. Giá trị chăn nuôi chiếm 55% tỷ trọng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
2.5. Tỷ lệ gia súc được giết mổ tập trung: Năm 2025 đạt trên 70%, năm 2030 đạt trên 80%.
2.6. Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Năm 2025 xây dựng được trên 50 cơ sở, năm 2030 xây dựng được trên 100 cơ sở.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN 2045
1. Định hướng đến năm 2030
- Phát triển sản xuất chăn nuôi trang trại, công nghiệp, liên kết sản xuất đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Sử dụng các giống vật nuôi cao sản có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; ứng dụng chuyển đổi số, số hóa, kinh tế số trong công tác quản lý dữ liệu ngành, phát triển sản xuất chăn nuôi.
- Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, tổ chức khống chế, xử lý hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi và các loại dịch bệnh có nguy cơ truyền lây sang người.
- Nâng cao tỷ lệ giết mổ tập trung bảo đảm, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến và chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi.
- Kiểm soát chặt chẽ môi trường chăn nuôi đảm bảo theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, bảo vệ môi trường. Các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có giải pháp kiểm soát môi trường phù hợp, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
2. Tầm nhìn đến năm 2045
Đến năm 2045, phấn đấu ngành đưa chăn nuôi tỉnh Hà Tĩnh phát triển theo hướng trang trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn, đảm bảo điều kiện chăn nuôi, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
1. Hoàn thiện các nhóm chính sách phát triển chăn nuôi
1.1. Chính sách đất đai:
- Rà soát, bố trí quỹ đất đưa vào Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2022-2030 để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi phù hợp quy định của Luật Chăn nuôi, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, an toàn dịch bệnh và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Ưu tiên giao đất, thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định đối với các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại công nghiệp đủ điều kiện, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến sản phẩm chăn nuôi.
1.2. Chính sách tài chính và tín dụng
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn theo chính sách ưu đãi của nhà nước để đầu tư con giống, cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, giết mổ, bảo quản, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định.
1.3 Chính sách thương mại
- Tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hiệu quả, thông qua siêu thị, chợ đầu mối, và các chương trình bình ổn, xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ đầu mối, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá giống vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm chủ lực, có lợi thế, thương hiệu, gắn với các chuỗi liên kết truy xuất nguồn gốc.
2. Nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
- Nhập nội bổ sung các nguồn giống vật nuôi cao sản, giống chất lượng, lai tạo giống phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, tập quán, trình độ chăn nuôi; đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình thụ tinh nhân tạo nhằm cải tiến nâng cao tầm vóc, năng suất, chất lượng đàn vật nuôi đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất.
- Chọn tạo nâng cao năng suất, chất lượng, sự đồng nhất về sản phẩm của các giống vật nuôi trong sản xuất phù hợp với từng vùng, từng phương thức chăn nuôi và phân khúc thị trường.
- Quan tâm công tác quản lý giám định, bình tuyển giống vật nuôi, loại thải, thay thế để nâng cao năng suất chất lượng giống vật nuôi.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng, nhất là các chỉ tiêu an toàn đối với thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, áp dụng công nghệ khoa học trong sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.
3. Ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến nông
- Khuyến khích ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học, chuyển đổi số vào lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và truy xuất nguồn gốc động vật, giết mổ, chế biến, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường chăn nuôi.
- Quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ sinh sản, nâng cao chất lượng giống hươu. Bảo tồn, khai thác các đặc tính sinh học quý của hươu sao để phát triển giống chất lượng, mang thương hiệu của tỉnh.
- Phát triển công nghệ chuồng trại hiện đại phù hợp với từng loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển vật nuôi và bảo vệ môi trường; áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong tổ chức sản xuất chăn nuôi và kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Đẩy mạnh chương trình khuyến nông chăn nuôi theo chuỗi khép kín, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật để sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả, chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ, trang trại phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và vùng sinh thái.
4. Phòng, chống và kiểm soát tốt dịch bệnh gia súc, gia cầm
- Triển khai hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch Quốc gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm gia súc, gia cầm trên địa bàn.
- Chủ động công tác giám sát các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.
- Tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhằm bảo vệ tốt đàn vật nuôi, ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi.
- Khuyến khích, hướng dẫn xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trước mắt xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn giống an toàn đối với các loại bệnh như LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn cổ điển, v.v.; xây dựng thí điểm các vùng an toàn bệnh Dại gắn với các địa phương phát triển về du lịch, khu công nghiệp.
- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật đảm bảo công tác kiểm soát dịch bệnh, vận chuyển lưu thông trên địa bàn.
5. Nâng cao năng lực giết mổ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
- Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm chăn nuôi gắn với truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh, chủ lực và đặc trưng từng vùng.
6. Bảo vệ môi trường chăn nuôi
- Tăng cường kiểm soát môi trường và nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi. Kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động sản xuất chăn nuôi, công tác quan trắc môi trường đối với các dự án chăn nuôi.
- Đẩy mạnh ứng dụng các loại công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ, sản xuất năng lượng tái tạo, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.
- Quản lý công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thông qua điều kiện chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và quy định về bảo vệ môi trường.
7. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi, thú y
- Kiện toàn năng lực tổ chức bộ máy và thể chế, chính sách quản lý ngành chăn nuôi, thú y tinh gọn, chuyên nghiệp, đảm bảo công tác chăn nuôi, thú y trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, thủ tục hành chính và nội dung liên quan theo quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tham mưu, hướng dẫn công tác quản lý, phát triển chăn nuôi trên địa bàn.
- Thường xuyên thực hiện tuyên truyền Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các chương trình, đề án trọng điểm về chăn nuôi, thú y của tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức và áp dụng quy trình sản xuất, chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh.
- Quan tâm công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chăn nuôi và Thú y từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời nâng cao trình độ, nhận thức cho người chăn nuôi.
- Nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.
- Lồng ghép nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA (nếu có).
- Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân đầu tư và các nguồn vốn huy động khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; tham mưu xây dựng các chương trình, đề án có liên quan; đề xuất, kiến nghị, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Làm đầu mối phối hợp, trao đổi thông tin với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo cho UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Tài chính:
Tham mưu huy động nguồn lực tài chính từ các chương trình và ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước; phối hợp đề xuất, hoàn thiện các chính sách về tài chính để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi theo quy định; tăng cường quản lý nhà nước các dự án phát triển chăn nuôi trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan tham mưu ban hành các chính sách nhằm thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi; triển khai chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và các địa phương để triển khai các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng và các giải pháp, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển chăn nuôi theo định hướng của Kế hoạch.
5. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy thị trường, xúc tiến thương mại cho sản phẩm chăn nuôi.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của cấp tỉnh, cấp huyện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, chủ trì phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương lập Kế hoạch sử dụng đất hàng năm để tổ chức thực hiện theo đúng quy định pháp luật đất đai hiện hành; hướng dẫn về thủ tục đất đai cho tổ chức, cá nhân thuê để phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản và chế biến công nghiệp; hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong về lĩnh vực đất đai, môi trường, tài nguyên nước; định kỳ kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và chỉ đạo triển khai chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người chăn nuôi và chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân phù hợp với yêu cầu sản xuất.
8. Sở Nội vụ:
Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh kiện toàn lại hệ thống ngành chăn nuôi, thú y các cấp theo đúng Luật Thú y, đảm bảo đủ nhân lực thực hiện có hiệu quả công tác chuyên ngành.
9. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh:
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai kịp thời các chính sách tín dụng liên quan đến hoạt động phát triển chăn nuôi theo chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh.
Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo chỉ đạo của địa phương (nếu có) để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Kế hoạch.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh chỉ đạo phối hợp các ngành chức năng và địa phương cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, người chăn nuôi từng bước thay đổi nhận thức và các thói quen, kinh nghiệm không phù hợp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Căn cứ nội dung Kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 của tỉnh, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phù hợp với điều kiện địa phương; kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện ở cơ sở.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện, định kỳ gửi kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 4010/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 1520/QĐ-TTg và Quyết định 1368/QĐ-BNN-CN về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 1520/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Kế hoạch 896/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 3Quyết định 2692/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 1520/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 664/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch “Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh An Giang”
- 5Quyết định 985/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi, thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Kế hoạch 281/KH-UBND năm 2022 về phát triển ngành hàng vịt tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
- 9Quyết định 41/2022/QĐ-UBND quy định Chính sách khuyến khích nuôi gà thả đồi trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022-2026
- 10Kế hoạch 275/KH-UBND năm 2022 hành động thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 11Kế hoạch 14/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045
- 1Luật thú y 2015
- 2Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 3Luật Chăn nuôi 2018
- 4Quyết định 1520/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1368/QĐ-BNN-CN năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 1520/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 4010/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 1520/QĐ-TTg và Quyết định 1368/QĐ-BNN-CN về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 1520/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Kế hoạch 896/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 8Quyết định 2692/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 1520/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9Quyết định 664/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch “Thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh An Giang”
- 10Quyết định 985/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi, thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 12Quyết định 210/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 13Kế hoạch 281/KH-UBND năm 2022 về phát triển ngành hàng vịt tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025
- 14Quyết định 41/2022/QĐ-UBND quy định Chính sách khuyến khích nuôi gà thả đồi trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022-2026
- 15Kế hoạch 275/KH-UBND năm 2022 hành động thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 16Kế hoạch 14/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045
Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 131/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Đặng Ngọc Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra