Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/KH-UBND | Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2018 |
Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của Hội đồng nhân dân Thành phố về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 của Thành phố Hà Nội, đã xác định việc phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn là một khâu đột phá nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 100%.
Thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố, UBND Thành phố đã ban hành các Kế hoạch: số 133/KH-UBND ngày 01/6/2017 về việc nâng cao chất lượng hệ thống cấp nước sạch ở khu đô thị và các vùng nông thôn thành phố Hà Nội; số 148/KH-UBND ngày 23/6/2017 về việc cấp nước an toàn, chống thất thoát thất thu nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm 2018, UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 20 Nhà đầu tư thực hiện 31 dự án cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố với mật độ phủ mạng lưới đạt 88%; Khu vực còn lại, tiếp tục kêu gọi đầu tư, đảm bảo đến năm 2020, 100% người dân khu vực đô thị và nông thôn đều được tiếp cận sử dụng nước sạch cùng tiêu chuẩn.
Để thực hiện mục tiêu trên, UBND Thành phố ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ cụ thể phát triển hệ thống nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, như sau:
- Làm cơ sở để các sở, ban, ngành Thành phố, chính quyền các cấp phối hợp với các đơn vị cấp nước hoạt động trên địa bàn Thành phố thực hiện các chỉ tiêu cấp nước theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; Phối hợp thực hiện chương trình cấp nước an toàn.
- Xác định danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2020; Huy động và tập trung các nguồn lực cho hoạt động phát triển hệ thống nước sạch trên địa bàn Thành phố; Đảm bảo đến năm 2020 phấn đấu 100% người dân khu vực đô thị và nông thôn đều được tiếp cận sử dụng nước sạch cùng tiêu chuẩn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước đô thị và nông thôn; Từng bước hiện đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý và kinh doanh nước sạch; Góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới tại các huyện, thị xã, nâng cao đời sống nhân dân.
- Giảm dần khai thác nước ngầm, tăng cường sử dụng nguồn nước mặt, giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch, đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước.
- Thực hiện Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 20/12/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, Điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, các Quy hoạch xây dựng liên quan và điều kiện thực tế phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô;
- Tập trung kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư và cung cấp nước; Triển khai đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả;
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh, bổ sung công nghệ xử lý nước hiện đại; Thống nhất về chất lượng nước đạt tiêu chuẩn đô thị; Vận hành hệ thống cấp nước đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực theo quy hoạch.
- Thời gian thực hiện: năm 2018, 2019, 2020.
1. Đầu tư phát triển nguồn tập trung:
a. Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đang triển khai thực hiện, hoàn thành trong năm 2018 (04 dự án), tăng công suất thêm: 335.000m3/ngđ:
- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước Dương Nội - Hà Đông công suất 30.000 m3/ngđ: Dự kiến đưa vào hoạt động trong quý II/2018;
- Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Nhà máy nước Bắc Thăng Long - Vân Trì nâng công suất lên 150.000 m3/ngđ (trong đó nước mặt là 130.000 m3/ngđ): đưa vào hoạt động đầu quý II/2018;
- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Nhà máy nước mặt sông Đuống công suất 300.000 m3/ngđ- Giai đoạn 1 (trong đó cấp cho Hà Nội 240.000 m3/ngđ): Đảm bảo tháng 10/2018 đưa vào hoạt động công suất 150.000m3/ngđ;
- Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II nâng công suất từ 300.000m3/ngđ lên 600.000m3/ngđ: Dự kiến năm 2018 nâng công suất cấp cho Hà Nội từ 220.000m3/ngđ lên 300.000m3/ngđ.
b. Các dự án hoàn thành giai đoạn 2019, 2020 (07 dự án), tăng công suất thêm: 1.015.000 m3/ngđ:
- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Nhà máy nước mặt sông Đuống công suất 300.000 m3/ngđ - Giai đoạn 2 (trong đó cấp cho Hà Nội 240.000 m3/ngđ): Hoàn thành công trình trước năm 2020;
- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Nhà máy nước mặt sông Hồng công suất 300.000 m3/ngđ: Đến năm 2020 hoàn thành công trình;
- Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II nâng công suất từ 300.000m3/ngđ lên 600.000m3/ngđ: Năm 2019-2020 cấp nước cho Thành phố công suất 600.000m3/ngđ;
- Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai công suất 300.000m3/ngđ (Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước sạch lấy nguồn cấp từ sông Đà đặt tại tỉnh Hòa Bình, được thực hiện theo dự án riêng): Kế hoạch năm 2018 hoàn thành bước chuẩn bị đầu tư và khởi công dự án; Năm 2019 tập trung thực hiện dự án và hoàn thành giai đoạn 1 công trình công suất 150.000m3/ngđ và tuyến truyền dẫn, đưa vào sử dụng năm 2020;
- Dự án nhà máy nước Phú Sơn, huyện Ba Vì nâng công suất lên 60.000-100.000 m3/ngđ: Kế hoạch năm 2018 chuẩn bị đầu tư và tổ chức triển khai thi công; Năm 2019 hoàn thành nâng công suất lên 60.000; Năm 2020 nâng công suất lên 100.000m3/ngđ;
- Xây dựng nhà máy nước tại xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh công suất 25.000m3/ngđ sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng (chuẩn bị đầu tư và tổ chức triển khai thi công năm 2018, hoàn thành trong năm 2019) để cấp nước sạch cho 12 xã: Văn Khê, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thịnh, Vạn Yên, Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Tam Đồng, Kim Hoa của huyện Mê Linh;
- Nghiên cứu sử dụng nguồn nước hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức để phục vụ cấp nước sinh hoạt.
2. Các dự án phát triển mạng lưới cấp nước:
a. Các dự án đã xây dựng trong năm 2017 (14 dự án) với quy mô 34 xã, 70.391 hộ, 281.564 người: Hoàn thành đầu tư mạng lưới cấp nước phân phối, dịch vụ đảm bảo sẵn sàng đấu nối cấp nước cho người dân thuộc các dự án:
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho các xã trong vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500-1000m từ khu LHXLCT Sóc Sơn (quy mô 3 xã; 2.088 hộ; 8.352 người);
- Tiếp nhận, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước sạch xã Ninh Hiệp, Gia Lâm (quy mô 1 xã; 4.500 hộ; 1.800 người);
- Tiếp nhận, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước sạch xã Kim Lan, Gia Lâm (quy mô 1 xã; 1.800 hộ; 7.200 người);
- Nối mạng, cấp nước 02 xã: An Thượng, Vân Côn, huyện Hoài Đức (quy mô 2 xã; 7.348 hộ; 29.392 người);
- Phục hồi trạm cấp nước số 1 thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa (quy mô 2 xã; 1.700 hộ; 6.800 người);
- Hoàn thiện dây chuyền công nghệ trạm cấp nước Phú Lương Thượng, Cầu Bầu xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (quy mô 2 xã; 2.500 hộ; 10.000 người);
- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (cấp nước cho 1 xã; 2.000 hộ; 8.000 người);
- Nối mạng cấp nước sạch cho 02 xã Văn Phú, Văn Bình và bổ sung một số tuyến ống cấp nước trong thị trấn Thường Tín từ nhà máy nước thị trấn Thường Tín (quy mô 2 xã; 4.500 hộ; 18.000 người);
- Nối mạng, cấp nước 04 xã: Ngọc Liệp, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu, Nghĩa Hương huyện Quốc Oai (quy mô 5 xã; 10.000 hộ; 40.000 người);
- Xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nước sạch cho 08 xã (giai đoạn 1) của huyện Quốc Oai gồm các xã: Yên Sơn, Phượng Cách, Sài Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành (quy mô 8 xã; 17.455 hộ; 69.820 người);
- Cải tạo, nâng công suất nhà máy nước Văn Điển công suất 5000m3/ngđ, đấu nối cấp nước xã Vĩnh Quỳnh (quy mô 2 xã; 7.700 hộ; 30.800 người);
- Hoàn thành nối mạng, cấp nước xã Thạch Thán và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai (quy mô 2 xã; 5.300 hộ; 21.200 người);
- Hoàn thành nối mạng, cấp nước xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai (quy mô 1 xã; 3.000 hộ; 12.000 người);
- Xây dựng mạng lưới cấp nước thuộc Dự án nâng công suất hệ thống cấp nước Sơn Tây lên 30.000m3/ngđ cấp nước cho thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ (quy mô 3 xã; 5.000 hộ; 20.000 người).
b. Các dự án triển khai thực hiện xây dựng trong năm 2018 (09 dự án) với quy mô 78 xã, 168.295 hộ, 673.180 người: Đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước đồng bộ với các dự án phát triển nguồn tập trung hoàn thành năm 2018 để nâng tỷ lệ khu vực nông thôn được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch lên khoảng 55% thuộc các dự án:
- Xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 05 xã: Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Xuân Canh và Đông Hội, huyện Đông Anh (quy mô 5 xã; 14.909 hộ; 59.636 người);
- Hoàn thiện mạng lưới cấp nước cho 4 xã Tiền Phong, Tráng Việt, Mê Linh và Đại Thịnh thuộc huyện Mê Linh thuộc Dự án nâng công suất nhà máy Bắc Thăng Long lên 150.000m3/ngđ (quy mô 4 xã; 12.000 hộ; 48.000 người);
- Xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nước sạch cho 03 xã (giai đoạn 2) của huyện Quốc Oai gồm: Hòa Thạch, Phú Cát, Đông Yên và các cơ quan đơn vị trên địa bàn dự án (quy mô 3 xã; 6.545 hộ; 26.180 người);
- Hoàn thành dự án Nối mạng, cấp nước 10 xã, thị trấn: Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình Phú, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Cần Kiệm, Kim Quan và thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất (quy mô 10 xã; 24.000 hộ; 96.000 người);
- Hoàn thành dự án Nối mạng, cấp nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức (quy mô 15 xã; 25.120 hộ; 100.480 người);
- Hoàn thành hệ thống cấp nước sạch nông thôn huyện Ba Vì gồm các xã Thái Hoà, Đồng Thái, Phú Sơn, Vật Lại, Cẩm Lĩnh, Chu Minh, Đông Quang và một số xã lân cận (quy mô 7 xã; 20375hộ; 81.500 người);
- Đấu nối cấp nước sinh hoạt cho 4 xã thu hồi đất phục vụ dự án mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ gồm các xã Thái Hòa, Phú Sơn, Cẩm Lĩnh, Vật Lại; xã lân cận là xã Đồng Thái và xã Tản Lĩnh bị ảnh hưởng bởi bãi rác khu vực (quy mô 6 xã; 18.167 hộ; 72.667 người);
- Hoàn thành 50% mạng cấp nước thuộc Dự án cấp nước cho 28 đơn vị hành chính huyện Phú Xuyên và vùng phục cận (quy mô 28 xã; 53.750 hộ; 215.000 người);
- Hoàn thành mạng cấp nước của 9 xã của huyện Đông Anh, và 5 xã của huyện Gia Lâm thuộc Dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn (18 xã), Đông Anh (9 xã), Gia Lâm (5 xã), Hà Nội (quy mô 14 xã; 20.307hộ; 201.228 người);
c. UBND Thành phố xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án phát triển mạng lưới cấp nước cho các xã chưa có hệ thống nước sạch trên địa bàn các huyện: Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, phấn đấu trong năm 2018, 100% các xã đều có Nhà đầu tư nghiên cứu triển khai dự án cấp nước sạch.
d. Các dự án dự kiến hoàn thành giai 2019, 2020:
- Chủ đầu tư các dự án cấp nước khẩn trương đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước từ nguồn nước tập trung giai đoạn đến năm 2020, phù hợp với tiến độ đầu tư xây dựng các nhà máy nước theo quy hoạch; Phấn đấu phát triển mạng cấp nước khu vực nông thôn đến năm 2019 đạt trên 80%; Phấn đấu hoàn thiện mạng lưới cấp nước phân phối dịch vụ khu vực nông thôn đảm bảo người dân được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch đạt 100% vào năm 2020.
(Chi tiết các dự án phát triển mạng tại phụ lục đính kèm).
- Thực hiện các chỉ tiêu định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 2055/QĐ-TTg ngày 20/12/2017 về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
Cụ thể: Đến năm 2020: Tỷ lệ dân cư đô thị Trung tâm được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn Bộ Y tế đạt 100% với tiêu chuẩn dùng nước 150-160l/ngày; tỷ lệ dân cư đô thị vệ tinh đạt 90-100% với tiêu chuẩn dùng nước 120-140 lít /ngày; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 90-100% với tiêu chuẩn dùng nước 100-110 lít /người ngày.
- Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2020 đạt dưới 18%.
e. Các Nhà đầu tư hoàn thiện quy trình quản lý, vận hành, rà soát; Thực hiện bổ sung hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn nước sạch uống tại vòi; Bảo dưỡng, xúc rửa, nâng cấp hệ thống đường ống dẫn nước, đảm bảo vận hành ổn định; Hoàn thiện đấu nối cấp nước bổ sung cho các hộ dân có nhu cầu trong khu vực các dự án đã đầu tư xây dựng mạng cấp nước với lộ trình thực hiện đến năm 2020.
3. Điều chỉnh, bổ sung công nghệ xử lý nước hiện đại:
Các công ty kinh doanh nước sạch, các nhà đầu tư đã đầu tư nguồn tập trung, mạng lưới cấp nước trước đây thực hiện rà soát thực trạng các nhà máy nước, các trạm cấp nước để xây dựng kế hoạch, lộ trình điều chỉnh, bổ sung công nghệ xử lý nước hiện đại, triển khai xúc xả, thay thế đường ống đã xuống cấp đảm bảo chất lượng nước cấp đạt tiêu chuẩn uống tại vòi; báo cáo Sở Xây dựng tổng hợp trước ngày 31/10/2018. Sở Xây dựng kiểm tra, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 30/11/2018.
4. Tiêu chuẩn nước uống tại vòi trên địa bàn Thành phố:
Đề nghị Bộ Y tế, Cục Quản lý Môi trường Y tế hướng dẫn, ban hành tiêu chuẩn về nước sạch uống trực tiếp tại vòi với lộ trình thực hiện đến năm 2020.
1. Sở Xây dựng:
- Là cơ quan thường trực, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện Kế hoạch này; Là đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư các dự án giải quyết các vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, khai thác hệ thống cấp nước, đôn đốc các đơn vị, nhà đầu tư báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch; Định kỳ hàng tháng, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.
- Chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án cấp nước theo quy định, trình UBND Thành phố quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, Thị xã rà soát các xã chưa có nước sạch, chưa có dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước để tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu xây dựng hệ thống cấp nước đồng bộ. Phấn đấu trong năm 2018, 100% các xã đều có nhà đầu tư triển khai dự án cấp nước sạch.
- Chủ trì, phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; báo cáo UBND Thành phố, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Sở Y tế:
- Là đầu mối thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Xây dựng xác định tiêu chuẩn nước cấp thống nhất trên toàn Thành phố;
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan và Nhà đầu tư các dự án cấp nước tổ chức kiểm tra, lấy mẫu phân tích chất lượng nước sau xử lý theo định kỳ; Hướng dẫn Nhà đầu tư các dự án cấp nước đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế và yêu cầu của kế hoạch này, báo cáo UBND Thành phố.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư cấp nước trên địa bàn Thành phố.
4. Sở Tài chính:
- Tổ chức thẩm định phương án giá nước, trợ giá nước sạch theo từng giai đoạn đảm bảo hài hòa lợi ích người dân và doanh nghiệp, trình UBND Thành phố phê duyệt; Thẩm định, phê duyệt hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoặc trình UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng kiểm tra, đôn đốc việc hoàn trả ngân sách hỗ trợ ứng trước từ khấu hao cơ bản đối với các dự án, hạng mục cấp nước đã được hoàn thành, đưa vào khai thác kinh doanh theo Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND của UBND Thành phố về quản lý, thu hồi vốn đầu tư từ các dự án cấp nước và hạng mục cấp nước.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Hướng dẫn các chủ đầu tư về các thủ tục cấp phép khai thác và thẩm định, phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường hoặc trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định; Giải quyết thủ tục thu hồi đất để xây dựng các công trình cấp nước theo hướng cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết. Tăng cường quản lý, kiểm tra xử lý các vi phạm trong việc khai thác nguồn tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
6. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Sở Xây dựng và các Công ty kinh doanh nước sạch xây dựng Chương trình truyền thông phổ biến tầm quan trọng của nước sạch, hướng dẫn sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích.
7. UBND các huyện, thị xã:
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân biết về tầm quan trọng của nước sạch, sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích. Chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong công tác GPMB các dự án cấp nước trên địa bàn hoặc báo cáo UBND Thành phố những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai các dự án cấp nước sạch và việc quản lý, sử dụng nước sạch trên địa bàn; Đề xuất thay thế các nhà đầu tư triển khai dự án không đảm bảo tiến độ, chất lượng; Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng gửi báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
8. Các đơn vị đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cấp nước:
- Chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung đẩy nhanh các dự án theo tiến độ được duyệt; Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung công nghệ lọc nước tiên tiến; Xây dựng kế hoạch sản xuất cấp nước, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng cấp nước; Kế hoạch triển khai thay thế đường ống đã xuống cấp, đảm bảo yêu cầu chất lượng nước của Bộ Y tế, chất lượng nước uống tại vòi.
- Quản lý, vận hành, khai thác công trình đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn, an toàn và hiệu quả; Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; Lập kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện công tác giảm thất thoát, thất thu nước sạch, bảo vệ nguồn nước; Phối hợp các lực lượng Thanh tra xây dựng, Công an trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý các vi phạm hệ thống cấp nước.
9. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan:
- Theo chức năng nhiệm vụ, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này, hướng dẫn các Nhà đầu tư thực hiện các dự án cấp nước được giao đảm bảo tiến độ, chất lượng.
- Định kỳ ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thành phố.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ảnh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI NƯỚC SẠCH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 11/6/2018 của UBND Thành phố)
Stt | Phạm vi và đơn vị thực hiện dự án | Số xã | Quy mô (người) | Kế hoạch thực hiện | ||
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||
I | Khu vực Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn | |||||
1 | Công ty nước sạch Hà Nội | |||||
Dự án xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 05 xã: Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Xuân Canh và Đông Hội, huyện Đông Anh | 5 | 59.636 | 59.636 |
|
| |
Dự án nâng công suất nhà máy Bắc Thăng Long lên 150.000m3/ngđ cấp nước cho 4 xã Tiền Phong, Tráng Việt, Mê Linh, Đại Thịnh, huyện Mê Linh | 4 | 48.000 | 48.000 |
|
| |
2 | Công ty nước sạch số 2 Hà Nội | |||||
Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ trong vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 500-1000m từ khu LHXLCT Sóc Sơn. | 3 | 8.352 | Hoàn thành năm 2017 |
|
| |
3 | Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Hải | |||||
Tiếp nhận, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước sạch xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm | 1 | 45.000 | Hoàn thành năm 2017 |
|
| |
Tiếp nhận, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước sạch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm | 1 | 18.000 |
|
| ||
4 | Công ty cổ phần nước Aqua One | |||||
Dự án phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Sóc Sơn (18 xã), Đông Anh (9 xã), Gia Lâm (5 xã), Hà Nội | 32 | 453.430 | 201.228 | 136.029 | 116.173 | |
Huyện Sóc Sơn: 18 xã: Đông Xuân, Phú Minh, Xuân Giang, Đức Hòa, Việt Long, Xuân Thu, Kim Lũ, Thanh Xuân, Hiền Ninh, Phú Cường, Tân Hưng, Bắc Phú, Quang Tiến, Minh Trí, Tân Dân, Trung Giã, Phù Linh, Tân Minh; | ||||||
Huyện Đông Anh: 9 xã: Thụy Lâm, Vân Hà, Liên Hà, Việt Hùng, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm, Bắc Hồng, Nam Hồng; | ||||||
Huyện Gia Lâm: 5 xã: Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Trung Mầu và Văn Đức; | ||||||
II | Khu vực Hoài Đức, Thạch Thất, Đan Phượng, Quốc Oai, Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây | |||||
1 | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông | |||||
Nối mạng, cấp nước 02 xã: An Thượng, Vân Côn, huyện Hoài Đức | 2 | 29.392 | Hoàn thành năm 2017 |
|
| |
2 | Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam | |||||
Nối mạng, cấp nước 04 xã: Ngọc Liệp, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu, Nghĩa Hương huyện Quốc Oai | 5 | 40.000 | Hoàn thành năm 2017 |
|
| |
Xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Quốc Oai: | 11 | 96.000 |
|
|
| |
08 xã giai đoạn 1 gồm các xã: Yên Sơn, Phượng Cách, Sài Sơn, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành và các cơ quan đơn vị trên địa bàn dự án. |
| 69.820 | Hoàn thành năm 2017 |
|
| |
03 xã giai đoạn 2 gồm các xã: Hòa Thạch, Phú Cát, Đông Yên () và các cơ quan đơn vị trên địa bàn dự án |
|
| 26.180 |
|
| |
Nối mạng, cấp nước 10 xã, thị trấn: Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình Phú, Hương Ngải, Canh Nậu, Dị Nậu, Cần Kiệm, Kim Quan và thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất | 10 | 96.000 | 96.000 |
|
| |
3 | Công ty CP hạ tầng kỹ thuật VTS (CT CP nước sạch Tây Hà Nội - Wadaco) | |||||
Nối mạng, cấp nước 15 xã, thị trấn: Lại Yên, Song Phương, Tiền Yên, Đắc Sở, Đức Giang, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức | 15 | 100.480 | 100.480 |
|
| |
4 | Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Ngọc Hải | |||||
Nối mạng, cấp nước 02 xã: Thạch Thán, và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai | 2 | 21.200 | Hoàn thành 2017 |
|
| |
Nối mạng, cấp nước xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai | 1 | 12.000 |
|
| ||
5 | Công ty CP Đầu tư và tư vấn thiết kế công trình xây dựng Việt Nam | |||||
Nối mạng, cấp nước 03 xã: Xuân Phú, Vân Nam, Vân Phúc, huyện Phúc Thọ | 3 | 22.800 |
| 6.840 | 15.960 | |
6 | Công ty cổ phần Kỹ thuật môi trường Việt | |||||
Xây dựng hệ thống cấp nước 2 xã Long Xuyên, Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ | 2 | 15.916 |
| 6.366 | 9.550 | |
7 | Công ty TNHH cấp nước Sơn Tây | |||||
Dự án nâng công suất hệ thống cấp nước Sơn Tây lên 30.000m3/ngđ cấp nước cho thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ | 3 | 20.000 | Hoàn thành 2017 |
|
| |
Dự án cấp nước cho 2 xã Cổ Đông và Sơn Đồng thị xã Sơn Tây (sử dụng nguồn từ nhà máy nước Sơn Tây) | 2 | 31.600 |
| 31.600 |
| |
8 | Công ty CP Thương mại dịch vụ nước sạch Tuấn Minh | |||||
Tiếp nhận, đầu tư cải tạo nâng cấp công trình cấp nước sạch Bảo Lộc, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ | 1 | 18.700 |
| 18.700 |
| |
9 | Liên danh Công ty CP Ao Vua và Công ty CP đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì | |||||
Nhà máy, hệ thống cấp nước sạch nông thôn huyện Ba Vì (các xã Thái Hoà, Đồng Thái, Phú Sơn, Vật Lại, Cẩm Lĩnh, Chu Minh, Đông Quang và một số xã lân cận). | 7 | 81.500 | 81.500 |
|
| |
10 | UBND huyện Ba Vì | |||||
Cấp nước sinh hoạt cho 4 xã thu hồi đất phục vụ dự án mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ gồm các xã Thái Hòa, Phú Sơn, Cẩm Lĩnh, Vật Lại; xã lân cận là xã Đồng Thái và xã Tản Lĩnh bị ảnh hưởng bởi bãi rác khu vực | 6 | 72.667 | 72.667 |
|
| |
III | Khu vực Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức | |||||
1 | Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông | |||||
Phục hồi trạm cấp nước số 1 thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa | 2 | 6.800 | Hoàn thành 2017 |
|
| |
Hoàn thiện dây chuyền công nghệ trạm cấp nước Phú Lương Thượng, Cầu Bầu xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa | 2 | 10.000 | Hoàn thành 2017 |
|
| |
2 | CT TNHH ĐT Nhất Phát | |||||
Xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Cự Khê, huyện Thanh Oai | 1 | 8.000 | Hoàn thành 2017 |
|
| |
IV | Khu vực Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên | |||||
1 | Công ty cổ phần Viwaco | |||||
Dự án cấp nước xã Vĩnh Quỳnh | 1 | 30.800 | Hoàn thành 2017 |
|
| |
2 | Công ty CP Đầu tư xây dựng VIETCOM | |||||
Nối mạng cấp nước sạch cho 02 xã Văn Phú, Văn Bình và bổ sung một số tuyến ống cấp nước trong thị trấn Thường Tín từ nhà máy nước thị trấn Thường Tín | 2 | 18.000 | Hoàn thành năm 2017 |
|
| |
3 | Công ty Aqua One | |||||
Dự án Xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng lưới mạng lưới phân phối nước sạch cho một các xã Đại Áng, Ngọc Hồi, Liên Ninh thuộc huyện Thanh Trì. | 3 | 42.800 |
| 17.120 | 25.680 | |
Dự án đầu tư phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai. | 90 | 698.583 |
| 279.433 | 419.150 | |
+ Huyện Thường Tín: 26 xã: Ninh Sở, Nhị Khê, Duyên Thái, Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang, Hồng Vân, Vân Tảo, Liên Phương, Tự Nhiên, Tiền Phong, Hà Hồi, Thư Phú, Nguyễn Trãi, Quất Động, Chương Dương, Lê Lợi, Thắng Lợi, Tân Minh, Dũng Tiến, Thống Nhất, Nghiêm Xuyên, Tô Hiệu, Văn Tự, Vạn Điểm, Minh Cường. | ||||||
+ Huyện Mỹ Đức: 20 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá. | ||||||
+ Huyện Ứng Hòa: 27 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Liên Bạt, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội. | ||||||
+ Huyện Thanh Oai: 17 xã: Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Văn, Xuân Dương. | ||||||
4 | Công ty Cổ phần cấp nước Hà Nam | |||||
Dự án cấp nước cho 28 đơn vị hành chính huyện Phú Xuyên và vùng phục cận. | 8 | 215.000 | 107.500 | 107.500 |
| |
IV | Triển khai các dự án phát triển mạng đang xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, triển khai thực hiện giai đoạn 2019-2020 |
|
|
|
|
|
1 | Xây dựng hệ thống Cấp nước sạch cho 12 xã : Văn Khê, Hoàng Kim, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thịnh, Vạn Yên, Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Tam Đồng, Kim Hoa của huyện Mê Linh | 12 | 150.000 | Chuẩn bị đầu tư | 50.000 | 100.000 |
2 | Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 3 xã Đồng Tháp, Phương Đình và Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng | 3 | 28.980 | Chuẩn bị đầu tư | 28.980 |
|
3 | Xây dựng hệ thống cấp nước cho 08 xã (Trung Châu, Thọ An, Thọ Xuân, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung), huyện Đan Phượng | 8 | 84.000 | Chuẩn bị đầu tư | 20.000 | 64.000 |
4 | Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã còn lại của huyện Ba Vì: thị trấn Tây Đằng, các xã (Cam Thượng, Châu Sơn, Ba Trại, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Sơn Đà, Tản Hồng, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vạn Thắng), huyện Ba Vì. | 14 | 135.751 | Chuẩn bị đầu tư | 30.000 | 105.751 |
5 | Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã còn lại của huyện Phúc Thọ (Cẩm Đình, Hát Môn, Thanh Đa, Vân Hà, Phương Độ, Tam Thuấn) huyện Phúc Thọ | 6 | 30.000 | Chuẩn bị đầu tư | 10.000 | 20.000 |
6 | Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã còn lại của huyện Thạch Thất gồm (Bình Yên, Cẩm Yên, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Thạch Hòa, Tiến Xuân, Tân Xã, Yên Bình, Yên Trung) huyện Thạch Thất | 9 | 35.000 | Chuẩn bị đầu tư | 15.000 | 20.000 |
7 | Xây dựng mạng lưới cấp nước các xã còn lại của huyện Chương Mỹ gồm các xã: Lam Điền, Quảng Bị, Thượng Vực, Tốt Động, Đồng Phú, Hòa Chính, Đồng Lạc, Hữu Văn, Đông Sơn, Thanh Bình, Thụy Hương, Phụng Châu, Hoàng Diệu, Phú Nam An, Hồng Phong) | 16 | 110.000 | Chuẩn bị đầu tư | 20.000 | 90.000 |
- 1Quyết định 228/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về xã hội hóa đầu tư phát triển, quản lý kinh doanh khai thác hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1005/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện Đề án phát triển hệ thống cấp nước sạch đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt 95% trở lên
- 3Quyết định 2550/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh quy hoạch (lần 13) hệ thống cấp nước sạch tập trung khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012 đến 2020
- 1Quyết định 228/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về xã hội hóa đầu tư phát triển, quản lý kinh doanh khai thác hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý, thu hồi vốn ngân sách Thành phố đầu tư tại dự án cấp nước hoặc hạng mục cấp nước, điện bàn giao cho đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng sau đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 1005/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện Đề án phát triển hệ thống cấp nước sạch đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt 95% trở lên
- 4Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 2550/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh quy hoạch (lần 13) hệ thống cấp nước sạch tập trung khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012 đến 2020
- 6Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
- 7Quyết định 2055/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2018 về triển khai nhiệm vụ cụ thể phát triển hệ thống nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020
- Số hiệu: 131/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/06/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra